Những từ ngữ năng dùng nhất
Theo bản tin Zenit ngày 13 tháng Mười, tại Thượng Hội Đồng về Châu Phi, hiện đang tiếp tục diễn ra tại Vatican, chữ “hòa bình” được nhắc tới nhiều nhất: 402 lần, mặc dù nó đứng hàng cuối cùng trong 3 thuật ngữ quan trọng: Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình của chủ đề cuộc họp. Sau đó mới đến chữ “công lý”: 345 lần, thua tên “Chúa Kitô” 1 lần với tên “Giêsu” được nhắc thêm 119 lần nữa.
Chữ “chiến tranh” được nhắc tới 158 lần trong khi chữ “yêu thương” chỉ được nhắc tới 122 lần. “Bạo lực” được nhắc tới 40 lần nhưng mất “hy vọng” được nhắc tới 57 lần.
Sự quan trọng của “đối thoại” được khẳng định 85 lần, còn tầm quan trọng của giáo dục được nhắc đi nhắc lại 76 lần. “Trẻ em” được nhắc tới 60 lần, trong đó có bốn lần nhắc tới “lính trẻ em”. “Đức giáo hoàng” được nhắc tới 65 lần, trong đó Đức Bênêđíctô XVI được đích danh nhắc tới 39 lần. “Hồi giáo” được nhắc đến 33 lần; “AIDS” 27 lần; “phụ nữ” 20 lần; “kinh tế” 14 lần; “trừ qủy” 12 lần; “đĩ điếm” và “các tôn giáo cổ truyền” 6 lần và nhà tù 3 lần.
Đức Giáo Hoàng và an toàn thực phẩm
Thiển nghĩ bảng lượm lặt trên đây hẳn không đầy đủ, vì nói tới Châu Phi mà không nói tới nạn đói hay sự đe dọa của nạn đói thì quả là điều bất thường đối với các nghị phụ có tâm huyết. Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm cho Châu Phi, cho nên ngài sẽ đi thăm trụ sở cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc hiện đặt tại Rôma, để tham dự ngày khai mạc cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về An Toàn Thực Phẩm, được dự định tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một năm nay. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ diễn ra ngay trước hội nghị toàn thể của FAO 3 ngày.
Tòa Thánh vừa cho công bố tin trên, một ngày sau khi ông Jacque Diouf, tổng giám đốc FAO, đọc diễn văn trước Thượng Hội Đồng về Châu Phi
Nhiều việc phải làm
Diễn văn trước Thượng Hội Đồng của ông Diouf làm nổi bật tình hình khá đen tối của lục địa Châu Phi. Ông đưa ra một cái nhìn bao quát trước nhiều vấn đề đang đè nặng lên Châu Phi. Ông nói: “Tại Châu Phi, bất chấp các tiến bộ quan trọng do nhiều quốc gia thực hiện, tình trạng bất ổn về lương thực là điều hết sức đáng lo ngại. Hiện nay, lục địa này đếm được 271 triệu người thiếu ăn uống, chiếm 24% tổng dân số, tăng 12% so với một năm trước đó. Trong 30 quốc gia trên thế giới hiện đang trong trạng huống khủng hoảng thực phẩm cần được trợ giúp khẩn cấp, 20 quốc gia hiện diện tại Châu Phi”.
Lục địa này cần phải “hiện đại hóa các phương tiện và hạ tầng cơ sở của mình” để sản xuất nông nghiệp. Ông Diouf nhận định như thế. Theo ông, nông nghiệp chiếm 11% xuất khẩu, 17% tổng sản lượng của lục địa, và quan trọng hơn cả là sử dụng 57% lực lượng lao động.
Ông còn nhấn mạnh tới tình thế phát triển rất nghèo nàn: chỉ có 16 kílô phân bón cho một hécta đất có thể trồng trọt, so với 194 kílô tại Châu Á và 152 Kílô tại Nam Mỹ. Số lượng ấy còn thấp hơn nữa tại vùng Hạ Sahara: chỉ có 5 kílô cho một hécta.
Vấn đề nghiêm trọng khác là việc thiếu một hệ thống kiểm phẩm hạt giống, vì chỉ có 1/3 hạt giống được đánh giá và chọn lựa mà thôi.
Thêm vào đó, còn là thiếu hạ tầng cơ sở cho việc vận chuyển, lưu trữ và đóng gói. Ông cho hay: “Đường xá nông thôn hiện đang ở mức của Ấn Độ vào đầu thập niên 1970. Các thất thoát gặt hái lên từ 40% tới 60% đối với một số nông phẩm”.
Ngoài ra, Châu Phi hiện quá lệ thuộc vào mưa, vì dẫn thủy nhập điền chỉ áp dụng cho 7% đất đai có thể canh tác được mà thôi. “Tuy nhiên, Châu Phi chỉ sử dụng có 4% dự trữ nước của mình so với 20% tại Á Châu”.
Phí tổn
Ông Diouf cho rằng muốn giải quyết các vấn đề trên và nhiều vấn đề khác, điều quan yếu là tài nguyên tài chánh. Ông nói: “Thực ra, vấn đề bất ổn về lương thực trên thế giới chủ yếu là vấn đề huy động ở bình diện chính trị cao nhất để có được các tài nguyên tài chánh cần thiết”. Và nói cho cùng đây là “vấn đề ưu tiên”: “ta nên nhớ: hàng năm, qũy dành cho canh nông tại các nước phát triển là 365 tỷ mỹ kim, nhưng chi phí cho vũ khí trên toàn thế giới mỗi năm lên tới 1,340 tỷ mỹ kim”.
Ông Diouf cho rằng “trước nhất, tài nguyên để phát triển nền canh nông Châu Phi phải phát xuất từ các ngân sách quốc gia. Tại Maputo hồi tháng Bẩy năm 2003, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ Châu Phi đã cam kết: ít nhất trong năm năm tới, sẽ gia tăng 10% phần ngân sách quốc gia hàng năm dành cho canh nông”. Tuy nhiên, “cho đến nay, mới chỉ có 5 quốc gia tôn trọng cam kết ấy, bất kể đã có một số tiến bộ tại 16 quốc gia khác”.
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, Ông Diouf vẫn có cái nhìn lạc quan riêng cũng như nhiều lý do để hy vọng. Ông tin tưởng rằng: mai đây, nhờ đầu tư và huấn luyện, người Châu Phi sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi cho một tương lai sáng lạn, nhiều công ăn việc làm và thịnh vượng cho những người từ lâu vốn bị đẩy qua bên lề, để chính những người này, nhất là phụ nữ, sẽ góp phần mình vào việc dưỡng nuôi thế giới. Theo Ông “một hành tinh thoát khỏi nạn đói vẫn là điều mà phép lạ của niềm tin không lay chuyển vào sự thông biết khôn lường của Thiên Chúa cũng như niềm tin không bao giờ đào ngũ vào nhân loại sẽ dẫn tới”.
Về cái nhìn lạc quan, Ông Diouf nói thêm: ông rất vui vì Hội Nghị G8, diễn ra hồi tháng Bẩy vừa qua tại Aquila, lần đầu tiên đã nhấn mạnh tới việc phát triển nông nghiệp trung và dài hạn, có lợi cho các tiểu nông gia tại các nước đang phát triển, bởi lẽ các kế hoạch ngắn hạn không đủ đảm bảo lương thực hàng ngày cho cho hàng tỉ con người đang đói trên thế giới. Hội nghị cam kết sẽ huy động 21 tỉ mỹ kim, trong vòng 3 năm, để tạo an toàn thực phẩm. Ông hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện cụ thể và mau chóng. Hứng khởi trước sáng kiến của G8, Hội Đồng FAO đã quyết định triệu tập cuộc họp thượng đỉnh về an toàn thực phẩm cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ vào cuối tháng Mười Một này, cuộc họp mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ đích thân tham dự.
Thảm kịch lớn nhất
Ông tổng giám đốc FAO cho rằng: “trong tất cả các đau khổ mà lục địa Châu Phi đang kinh qua, nạn đói vẫn là thảm kịch hàng đầu, một thảm kịch không ai chịu nổi. Mọi cam kết đối với công lý và hòa bình tại Châu Phi phải được cột chặt vào nhu cầu tiến bộ để thực hiện cho bằng được quyền thực phẩm cho mọi người”. Về điểm này, Ông nhắc lại lời Đức Bênêđíctô XVI ngỏ với Hội Nghị FAO Cấp Cao về an ninh thực phẩm được tổ chức hồi tháng Sáu 2008: “nạn đói và thiếu dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới mà trên thực tế có đủ trình độ sản xuất, tài nguyên và kiến thức để chấm dứt các thảm họa đó và các hậu quả của chúng”.
Ông cũng ghi nhận: trong thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Giáo Hoàng cho rằng bất cứ quyết định kinh tế nào cũng có hậu quả luân lý, “kinh tế bao giờ cũng cần đạo đức mới vận hành đúng đắn được; nhưng không phải bất cứ thứ đạo đức nào mà phải là thứ đạo đức lấy con người làm trung tâm”. Ông bảo đó chính là mục tiêu của FAO. Và ông cho rằng nhiều quốc gia Châu Phi đã cương quyết dấn thân giảm đói, như Cameroon, Congo, Ethiopia, Ghana, Nigeria, Malawi, Mozambique và Uganda. Ông cũng nhân dịp này ca ngợi việc làm của Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu vớt những người nghèo hơn hết của thế giới, qua hàng ngũ các nhà truyền giáo, các nam nữ tu sĩ, cũng như nhiều cộng đồng khác.
Theo Ông, thật là một tin vui khi càng ngày càng có nhiều hội tụ giữa học lý của các tôn giáo, nhất là giữa Giáo Hội Công Giáo và Hồi Giáo, nhằm điều hướng việc quản trị hợp lý các các tài nguyên trên căn bản hành động mà vẫn tôn trọng được con người và sự việc của thế giới, tránh xa hoa lãng phí. Các học lý này nhấn mạnh tới vai trò thiết yếu của trách nhiệm xã hội, nhất là âu lo chăm sóc những người nghèo khổ nhất. Theo Ông, học thuyết xã hội của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết.
Một giải pháp cho Sudan
Hy vọng rằng: sau bài thuyết trình của Ông Tổng Giám Đốc FAO, sẽ có nhiều nghị phụ đề cập tới vấn đề an toàn thực phẩm. Làm thế nào để cái an toàn ấy đi đúng theo các nguyên tắc của học thuyết xã hội mà Ông Diouf vừa nhắc tới. Hy vọng này có cơ sở, vì tiếp theo lời phát biểu của Ông Rodolphe Adada, cựu đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và là cựu chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur, Sudan, vào ngày 11 tháng Mười, các nghị phụ đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới vấn đề hòa bình, một hạn từ được nhắc tới nhiều nhất trong mấy ngày qua.
Ông Adada, lúc còn là ngoại trưởng của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đã được chứng kiến nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa Châu Phi đến tận nền tảng, trong đó cuộc khủng hoảng Darfur được liệt vào hàng đầu. Ông càng nhìn kỹ các vấn đề này hơn khi Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-Moon cử ông cầm đầu sứ bộ đặc biệt tại vùng này.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Darfur một phần là do phản ứng đầy bạo lực của chính phủ Sudan nhằm triệt hạ cuộc nổi loạn của Abdulwahid Mohammed Al Nur. Hậu quả quả là hãi hùng: hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người di tản, rất nhiều vụ xâm phạm nhân quyền đã xẩy ra. Khiến có người sử dụng cả thuât ngữ “diệt chủng” áp dụng cho cuộc tranh chấp này.
Thực ra, theo Ông, cuộc khủng hoảng Darfur có nguồn gốc sâu xa từ chính lịch sử Sudan. Việc đẩy khu vực chung quanh Darfur qua bên lề khiến chúng thiếu phát triển, việc xuống cấp hệ sinh thái, tất cả đều có góp phần. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng của Sudan xẩy ra tại Darfur. Ngay trước năm 2003, cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt đầu bằng cuộc nội chiến giữa người Fur và người Ả Rập. Phe nào cũng cho rằng phe kia diệt chủng. Yếu tố sắc tộc rất nổi trong cuộc khủng hoảng này.
Tổ chức quốc tế đầu tiên can thiệp là Liên Hiệp Châu Phi, tổ chức đã đem lại ngưng bắn giữa các phe và việc thành lập ra Sứ Bộ Liên Hiệp Châu Phi tại Sudan (MUAS). Sứ bộ này gồm 60 quan sát viên và 300 binh sĩ, sau tăng lên 7,000. Sứ bộ này mau chóng gây ra nhiều tranh cãi và bị truyền thông Phương Tây chỉ trích nặng nề. Theo Ông, lời chỉ trích này không đúng và không công bằng, vì sứ bộ này tạo nên nhiều thành quả đáng ca ngợi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005, Liên HIệp Châu Phi đành phải nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giải quyết, nhưng bị chính phủ Sudan cực lực phản đối. Mãi cuối năm 2006, với một sứ bộ hỗn hợp gồm cả Liên Hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc, do Kofi Annan đề ra, chính phủ Sudan mới nguôi ngoai. Đó là Sứ Bộ Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur (MINUAD). Sứ bộ này gồm 20,000 binh sĩ, 6,000 cảnh sát và cũng bằng ấy nhân viên dân sự, biến nó thành sứ bộ duy trì hòa bình lớn nhất trên thế giới, với đầy đủ trang bị để hoàn thành sứ mệnh trao phó.
Phải nhận đây là một sứ bộ duy trì hòa bình khá đặc biệt. Phần lớn các sứ bộ duy trì hòa bình được phái tới một quốc gia trong tình trạng trong đó bộ máy chính trị và hành chánh gần như không có, và do đó, nó thay thế cho bộ máy kia. Nhưng ở Sudan thì khác, chính phủ Sudan vẫn còn đó, và bởi thế gây khó khăn cho sứ bộ không ít, vì chính phủ này nhìn bất cứ tổ chức ngoại lai nào như một đe dọa nhằm lật đổ mình. Vì vậy, Liên Hiệp Quốc phải áp dụng một lối hành sử đặt nặng “cách mạng văn hóa”. MINUAD cũng bị chính những người di tản chống đối. Tất cả chỉ an tâm, khi một Uỷ Ban tam phương (Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Chính Phủ Sudan) được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc triển khai MINUAD.
Ngày nay, MINUAD hiện diện khắp nơi tại Darfur, tiếp xúc với mọi phe phái, mọi tổ chức dân sự và dân chúng nói chung, giải quyết thành công cả những tranh chấp có tính địa phương.
Suốt 26 tháng cầm đầu sứ bộ MINUAD, Ông Adada thấy tình hình an ninh tại Darfur đã cải tiến nhiều, mặc dù dai dẳng vẫn có hai đe dọa lớn: một mặt vẫn có những trận đánh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy, mặt khác, liên hệ giữa Sudan và nước láng giềng Chad càng ngày càng xấu đi. Chưa kể những tranh chấp bộ lạc cũng như trộm cướp, xuất hiện phần lớn cho sự suy sụp của luật lệ và trật tự.
Tuy tình thế đã khả quan hơn, nhưng hiện vẫn còn hàng triệu người di tản trong các trại tạm cư, họ vẫn chưa trở về cố hương được. Và một thỏa hiệp hoà bình bao gồm mọi phe phái vẫn chưa đạt tới. Ông Adada cho rằng nếu tình hình này cứ thế kéo dài, thì quả là không có hòa bình để mà duy trì. Giải pháp quân sự mà thôi không bao giờ giải quyết được cuộc khủng hoảng Darfur vì không ai có đủ phương tiện để có được một chiến thắng quân sự tại đây. Cho nên giải pháp thực sự phải là một giải pháp chính trị nhằm giải quyết mọi khía cạnh của vấn đề: khía cạnh địa phương, vùng, chính trị, kinh tế xã hội và không được quên khía cạnh nhân đạo.
Các cố gắng thương thuyết khác nhau từ năm 2003 vẫn chưa đạt được một giải pháp nào. Hiệp định Abuja, ký ngày 5 tháng 5 năm 2006, không có tính bao gồm nên đã bị đa số người Darfur bác bỏ. Liên HIệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Phi cần phải lưu ý điều đó để mời gọi sự tham gia của mọi phía liên hệ.
Ông Adada cho hay: hai năm tới sẽ là chủ yếu đối với Sudan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong tháng Tư năm 2010 và qua năm 2011, sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của Nam Sudan, trong đó có phần đóng góp của Darfur. Vấn đề Darfur vì thế cần phải giải quyết ngay từ bây giờ.
Theo Ông, muốn có hòa bình phải có công lý. Công tố viên của Tòa Hình Sự Liên Hiệp Quốc (IPC) đang xin trát để bắt giam tổng thống Sudan. Đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Darfur. Nhưng yêu cầu ấy đang bị Liên Hiệp Châu Phi trì hoãn. Hiện nay, vấn đề Darfur đang được một Hội Đồng Cao Cấp Liên Hiệp Châu Phi gồm các nguyên tổng thống một số nước Châu Phi trong đó có Nam Phi, Nigeria và Burundi nghiên cứu.
Đối với Ông Adada, MINUAD cũng như các cố gắng khác nhằm vãn hồi hòa bình ở Sudan cần được hỗ trợ của mọi giới, mọi thành phần. Sudan là quốc gia lớn nhất tại Châu Phi, nó là ngã tư của hai thế giới: thế giới Châu Phi và thế giới Ả Rập; nó chung biên giới với 9 quốc gia Châu Phi. Nhưng từ ngày được độc lập năm 1956, nó chỉ hưởng được một nền hòa bình tạm bợ. Và trong khi bạo lực có vẻ giảm tại Darfur, thì chém giết lại bắt đầu xẩy ra ở Miền Nam. Sudan chỉ là một. Cộng đồng quốc tế phải nhìn Sudan chứ không phải chỉ nhìn Darfur. Ông Adada cho rằng với cái nhìn toàn bộ, Giáo Hội Công Giáo phải có vai trò chính tại Sudan đa phức, giữa một miền Nam Kitô Giáo và một miền Bắc Hồi Giáo tức Darfur.
Theo bản tin Zenit ngày 13 tháng Mười, tại Thượng Hội Đồng về Châu Phi, hiện đang tiếp tục diễn ra tại Vatican, chữ “hòa bình” được nhắc tới nhiều nhất: 402 lần, mặc dù nó đứng hàng cuối cùng trong 3 thuật ngữ quan trọng: Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình của chủ đề cuộc họp. Sau đó mới đến chữ “công lý”: 345 lần, thua tên “Chúa Kitô” 1 lần với tên “Giêsu” được nhắc thêm 119 lần nữa.
Chữ “chiến tranh” được nhắc tới 158 lần trong khi chữ “yêu thương” chỉ được nhắc tới 122 lần. “Bạo lực” được nhắc tới 40 lần nhưng mất “hy vọng” được nhắc tới 57 lần.
Sự quan trọng của “đối thoại” được khẳng định 85 lần, còn tầm quan trọng của giáo dục được nhắc đi nhắc lại 76 lần. “Trẻ em” được nhắc tới 60 lần, trong đó có bốn lần nhắc tới “lính trẻ em”. “Đức giáo hoàng” được nhắc tới 65 lần, trong đó Đức Bênêđíctô XVI được đích danh nhắc tới 39 lần. “Hồi giáo” được nhắc đến 33 lần; “AIDS” 27 lần; “phụ nữ” 20 lần; “kinh tế” 14 lần; “trừ qủy” 12 lần; “đĩ điếm” và “các tôn giáo cổ truyền” 6 lần và nhà tù 3 lần.
Đức Giáo Hoàng và an toàn thực phẩm
Thiển nghĩ bảng lượm lặt trên đây hẳn không đầy đủ, vì nói tới Châu Phi mà không nói tới nạn đói hay sự đe dọa của nạn đói thì quả là điều bất thường đối với các nghị phụ có tâm huyết. Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm cho Châu Phi, cho nên ngài sẽ đi thăm trụ sở cơ quan FAO (Thực Phẩm và Canh Nông) của Liên Hiệp Quốc hiện đặt tại Rôma, để tham dự ngày khai mạc cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về An Toàn Thực Phẩm, được dự định tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một năm nay. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ diễn ra ngay trước hội nghị toàn thể của FAO 3 ngày.
Tòa Thánh vừa cho công bố tin trên, một ngày sau khi ông Jacque Diouf, tổng giám đốc FAO, đọc diễn văn trước Thượng Hội Đồng về Châu Phi
Nhiều việc phải làm
Diễn văn trước Thượng Hội Đồng của ông Diouf làm nổi bật tình hình khá đen tối của lục địa Châu Phi. Ông đưa ra một cái nhìn bao quát trước nhiều vấn đề đang đè nặng lên Châu Phi. Ông nói: “Tại Châu Phi, bất chấp các tiến bộ quan trọng do nhiều quốc gia thực hiện, tình trạng bất ổn về lương thực là điều hết sức đáng lo ngại. Hiện nay, lục địa này đếm được 271 triệu người thiếu ăn uống, chiếm 24% tổng dân số, tăng 12% so với một năm trước đó. Trong 30 quốc gia trên thế giới hiện đang trong trạng huống khủng hoảng thực phẩm cần được trợ giúp khẩn cấp, 20 quốc gia hiện diện tại Châu Phi”.
Lục địa này cần phải “hiện đại hóa các phương tiện và hạ tầng cơ sở của mình” để sản xuất nông nghiệp. Ông Diouf nhận định như thế. Theo ông, nông nghiệp chiếm 11% xuất khẩu, 17% tổng sản lượng của lục địa, và quan trọng hơn cả là sử dụng 57% lực lượng lao động.
Ông còn nhấn mạnh tới tình thế phát triển rất nghèo nàn: chỉ có 16 kílô phân bón cho một hécta đất có thể trồng trọt, so với 194 kílô tại Châu Á và 152 Kílô tại Nam Mỹ. Số lượng ấy còn thấp hơn nữa tại vùng Hạ Sahara: chỉ có 5 kílô cho một hécta.
Vấn đề nghiêm trọng khác là việc thiếu một hệ thống kiểm phẩm hạt giống, vì chỉ có 1/3 hạt giống được đánh giá và chọn lựa mà thôi.
Thêm vào đó, còn là thiếu hạ tầng cơ sở cho việc vận chuyển, lưu trữ và đóng gói. Ông cho hay: “Đường xá nông thôn hiện đang ở mức của Ấn Độ vào đầu thập niên 1970. Các thất thoát gặt hái lên từ 40% tới 60% đối với một số nông phẩm”.
Ngoài ra, Châu Phi hiện quá lệ thuộc vào mưa, vì dẫn thủy nhập điền chỉ áp dụng cho 7% đất đai có thể canh tác được mà thôi. “Tuy nhiên, Châu Phi chỉ sử dụng có 4% dự trữ nước của mình so với 20% tại Á Châu”.
Phí tổn
Ông Diouf cho rằng muốn giải quyết các vấn đề trên và nhiều vấn đề khác, điều quan yếu là tài nguyên tài chánh. Ông nói: “Thực ra, vấn đề bất ổn về lương thực trên thế giới chủ yếu là vấn đề huy động ở bình diện chính trị cao nhất để có được các tài nguyên tài chánh cần thiết”. Và nói cho cùng đây là “vấn đề ưu tiên”: “ta nên nhớ: hàng năm, qũy dành cho canh nông tại các nước phát triển là 365 tỷ mỹ kim, nhưng chi phí cho vũ khí trên toàn thế giới mỗi năm lên tới 1,340 tỷ mỹ kim”.
Ông Diouf cho rằng “trước nhất, tài nguyên để phát triển nền canh nông Châu Phi phải phát xuất từ các ngân sách quốc gia. Tại Maputo hồi tháng Bẩy năm 2003, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ Châu Phi đã cam kết: ít nhất trong năm năm tới, sẽ gia tăng 10% phần ngân sách quốc gia hàng năm dành cho canh nông”. Tuy nhiên, “cho đến nay, mới chỉ có 5 quốc gia tôn trọng cam kết ấy, bất kể đã có một số tiến bộ tại 16 quốc gia khác”.
Cái nhìn lạc quan
Tuy nhiên, Ông Diouf vẫn có cái nhìn lạc quan riêng cũng như nhiều lý do để hy vọng. Ông tin tưởng rằng: mai đây, nhờ đầu tư và huấn luyện, người Châu Phi sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi cho một tương lai sáng lạn, nhiều công ăn việc làm và thịnh vượng cho những người từ lâu vốn bị đẩy qua bên lề, để chính những người này, nhất là phụ nữ, sẽ góp phần mình vào việc dưỡng nuôi thế giới. Theo Ông “một hành tinh thoát khỏi nạn đói vẫn là điều mà phép lạ của niềm tin không lay chuyển vào sự thông biết khôn lường của Thiên Chúa cũng như niềm tin không bao giờ đào ngũ vào nhân loại sẽ dẫn tới”.
Về cái nhìn lạc quan, Ông Diouf nói thêm: ông rất vui vì Hội Nghị G8, diễn ra hồi tháng Bẩy vừa qua tại Aquila, lần đầu tiên đã nhấn mạnh tới việc phát triển nông nghiệp trung và dài hạn, có lợi cho các tiểu nông gia tại các nước đang phát triển, bởi lẽ các kế hoạch ngắn hạn không đủ đảm bảo lương thực hàng ngày cho cho hàng tỉ con người đang đói trên thế giới. Hội nghị cam kết sẽ huy động 21 tỉ mỹ kim, trong vòng 3 năm, để tạo an toàn thực phẩm. Ông hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện cụ thể và mau chóng. Hứng khởi trước sáng kiến của G8, Hội Đồng FAO đã quyết định triệu tập cuộc họp thượng đỉnh về an toàn thực phẩm cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ vào cuối tháng Mười Một này, cuộc họp mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ đích thân tham dự.
Thảm kịch lớn nhất
Ông tổng giám đốc FAO cho rằng: “trong tất cả các đau khổ mà lục địa Châu Phi đang kinh qua, nạn đói vẫn là thảm kịch hàng đầu, một thảm kịch không ai chịu nổi. Mọi cam kết đối với công lý và hòa bình tại Châu Phi phải được cột chặt vào nhu cầu tiến bộ để thực hiện cho bằng được quyền thực phẩm cho mọi người”. Về điểm này, Ông nhắc lại lời Đức Bênêđíctô XVI ngỏ với Hội Nghị FAO Cấp Cao về an ninh thực phẩm được tổ chức hồi tháng Sáu 2008: “nạn đói và thiếu dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới mà trên thực tế có đủ trình độ sản xuất, tài nguyên và kiến thức để chấm dứt các thảm họa đó và các hậu quả của chúng”.
Ông cũng ghi nhận: trong thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Giáo Hoàng cho rằng bất cứ quyết định kinh tế nào cũng có hậu quả luân lý, “kinh tế bao giờ cũng cần đạo đức mới vận hành đúng đắn được; nhưng không phải bất cứ thứ đạo đức nào mà phải là thứ đạo đức lấy con người làm trung tâm”. Ông bảo đó chính là mục tiêu của FAO. Và ông cho rằng nhiều quốc gia Châu Phi đã cương quyết dấn thân giảm đói, như Cameroon, Congo, Ethiopia, Ghana, Nigeria, Malawi, Mozambique và Uganda. Ông cũng nhân dịp này ca ngợi việc làm của Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu vớt những người nghèo hơn hết của thế giới, qua hàng ngũ các nhà truyền giáo, các nam nữ tu sĩ, cũng như nhiều cộng đồng khác.
Theo Ông, thật là một tin vui khi càng ngày càng có nhiều hội tụ giữa học lý của các tôn giáo, nhất là giữa Giáo Hội Công Giáo và Hồi Giáo, nhằm điều hướng việc quản trị hợp lý các các tài nguyên trên căn bản hành động mà vẫn tôn trọng được con người và sự việc của thế giới, tránh xa hoa lãng phí. Các học lý này nhấn mạnh tới vai trò thiết yếu của trách nhiệm xã hội, nhất là âu lo chăm sóc những người nghèo khổ nhất. Theo Ông, học thuyết xã hội của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết.
Một giải pháp cho Sudan
Hy vọng rằng: sau bài thuyết trình của Ông Tổng Giám Đốc FAO, sẽ có nhiều nghị phụ đề cập tới vấn đề an toàn thực phẩm. Làm thế nào để cái an toàn ấy đi đúng theo các nguyên tắc của học thuyết xã hội mà Ông Diouf vừa nhắc tới. Hy vọng này có cơ sở, vì tiếp theo lời phát biểu của Ông Rodolphe Adada, cựu đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và là cựu chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur, Sudan, vào ngày 11 tháng Mười, các nghị phụ đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới vấn đề hòa bình, một hạn từ được nhắc tới nhiều nhất trong mấy ngày qua.
Ông Adada, lúc còn là ngoại trưởng của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đã được chứng kiến nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa Châu Phi đến tận nền tảng, trong đó cuộc khủng hoảng Darfur được liệt vào hàng đầu. Ông càng nhìn kỹ các vấn đề này hơn khi Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-Moon cử ông cầm đầu sứ bộ đặc biệt tại vùng này.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Darfur một phần là do phản ứng đầy bạo lực của chính phủ Sudan nhằm triệt hạ cuộc nổi loạn của Abdulwahid Mohammed Al Nur. Hậu quả quả là hãi hùng: hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người di tản, rất nhiều vụ xâm phạm nhân quyền đã xẩy ra. Khiến có người sử dụng cả thuât ngữ “diệt chủng” áp dụng cho cuộc tranh chấp này.
Thực ra, theo Ông, cuộc khủng hoảng Darfur có nguồn gốc sâu xa từ chính lịch sử Sudan. Việc đẩy khu vực chung quanh Darfur qua bên lề khiến chúng thiếu phát triển, việc xuống cấp hệ sinh thái, tất cả đều có góp phần. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng của Sudan xẩy ra tại Darfur. Ngay trước năm 2003, cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt đầu bằng cuộc nội chiến giữa người Fur và người Ả Rập. Phe nào cũng cho rằng phe kia diệt chủng. Yếu tố sắc tộc rất nổi trong cuộc khủng hoảng này.
Tổ chức quốc tế đầu tiên can thiệp là Liên Hiệp Châu Phi, tổ chức đã đem lại ngưng bắn giữa các phe và việc thành lập ra Sứ Bộ Liên Hiệp Châu Phi tại Sudan (MUAS). Sứ bộ này gồm 60 quan sát viên và 300 binh sĩ, sau tăng lên 7,000. Sứ bộ này mau chóng gây ra nhiều tranh cãi và bị truyền thông Phương Tây chỉ trích nặng nề. Theo Ông, lời chỉ trích này không đúng và không công bằng, vì sứ bộ này tạo nên nhiều thành quả đáng ca ngợi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005, Liên HIệp Châu Phi đành phải nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giải quyết, nhưng bị chính phủ Sudan cực lực phản đối. Mãi cuối năm 2006, với một sứ bộ hỗn hợp gồm cả Liên Hiệp Châu Phi lẫn Liên Hiệp Quốc, do Kofi Annan đề ra, chính phủ Sudan mới nguôi ngoai. Đó là Sứ Bộ Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Phi tại Darfur (MINUAD). Sứ bộ này gồm 20,000 binh sĩ, 6,000 cảnh sát và cũng bằng ấy nhân viên dân sự, biến nó thành sứ bộ duy trì hòa bình lớn nhất trên thế giới, với đầy đủ trang bị để hoàn thành sứ mệnh trao phó.
Phải nhận đây là một sứ bộ duy trì hòa bình khá đặc biệt. Phần lớn các sứ bộ duy trì hòa bình được phái tới một quốc gia trong tình trạng trong đó bộ máy chính trị và hành chánh gần như không có, và do đó, nó thay thế cho bộ máy kia. Nhưng ở Sudan thì khác, chính phủ Sudan vẫn còn đó, và bởi thế gây khó khăn cho sứ bộ không ít, vì chính phủ này nhìn bất cứ tổ chức ngoại lai nào như một đe dọa nhằm lật đổ mình. Vì vậy, Liên Hiệp Quốc phải áp dụng một lối hành sử đặt nặng “cách mạng văn hóa”. MINUAD cũng bị chính những người di tản chống đối. Tất cả chỉ an tâm, khi một Uỷ Ban tam phương (Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Chính Phủ Sudan) được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc triển khai MINUAD.
Ngày nay, MINUAD hiện diện khắp nơi tại Darfur, tiếp xúc với mọi phe phái, mọi tổ chức dân sự và dân chúng nói chung, giải quyết thành công cả những tranh chấp có tính địa phương.
Suốt 26 tháng cầm đầu sứ bộ MINUAD, Ông Adada thấy tình hình an ninh tại Darfur đã cải tiến nhiều, mặc dù dai dẳng vẫn có hai đe dọa lớn: một mặt vẫn có những trận đánh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy, mặt khác, liên hệ giữa Sudan và nước láng giềng Chad càng ngày càng xấu đi. Chưa kể những tranh chấp bộ lạc cũng như trộm cướp, xuất hiện phần lớn cho sự suy sụp của luật lệ và trật tự.
Tuy tình thế đã khả quan hơn, nhưng hiện vẫn còn hàng triệu người di tản trong các trại tạm cư, họ vẫn chưa trở về cố hương được. Và một thỏa hiệp hoà bình bao gồm mọi phe phái vẫn chưa đạt tới. Ông Adada cho rằng nếu tình hình này cứ thế kéo dài, thì quả là không có hòa bình để mà duy trì. Giải pháp quân sự mà thôi không bao giờ giải quyết được cuộc khủng hoảng Darfur vì không ai có đủ phương tiện để có được một chiến thắng quân sự tại đây. Cho nên giải pháp thực sự phải là một giải pháp chính trị nhằm giải quyết mọi khía cạnh của vấn đề: khía cạnh địa phương, vùng, chính trị, kinh tế xã hội và không được quên khía cạnh nhân đạo.
Các cố gắng thương thuyết khác nhau từ năm 2003 vẫn chưa đạt được một giải pháp nào. Hiệp định Abuja, ký ngày 5 tháng 5 năm 2006, không có tính bao gồm nên đã bị đa số người Darfur bác bỏ. Liên HIệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Phi cần phải lưu ý điều đó để mời gọi sự tham gia của mọi phía liên hệ.
Ông Adada cho hay: hai năm tới sẽ là chủ yếu đối với Sudan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong tháng Tư năm 2010 và qua năm 2011, sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của Nam Sudan, trong đó có phần đóng góp của Darfur. Vấn đề Darfur vì thế cần phải giải quyết ngay từ bây giờ.
Theo Ông, muốn có hòa bình phải có công lý. Công tố viên của Tòa Hình Sự Liên Hiệp Quốc (IPC) đang xin trát để bắt giam tổng thống Sudan. Đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Darfur. Nhưng yêu cầu ấy đang bị Liên Hiệp Châu Phi trì hoãn. Hiện nay, vấn đề Darfur đang được một Hội Đồng Cao Cấp Liên Hiệp Châu Phi gồm các nguyên tổng thống một số nước Châu Phi trong đó có Nam Phi, Nigeria và Burundi nghiên cứu.
Đối với Ông Adada, MINUAD cũng như các cố gắng khác nhằm vãn hồi hòa bình ở Sudan cần được hỗ trợ của mọi giới, mọi thành phần. Sudan là quốc gia lớn nhất tại Châu Phi, nó là ngã tư của hai thế giới: thế giới Châu Phi và thế giới Ả Rập; nó chung biên giới với 9 quốc gia Châu Phi. Nhưng từ ngày được độc lập năm 1956, nó chỉ hưởng được một nền hòa bình tạm bợ. Và trong khi bạo lực có vẻ giảm tại Darfur, thì chém giết lại bắt đầu xẩy ra ở Miền Nam. Sudan chỉ là một. Cộng đồng quốc tế phải nhìn Sudan chứ không phải chỉ nhìn Darfur. Ông Adada cho rằng với cái nhìn toàn bộ, Giáo Hội Công Giáo phải có vai trò chính tại Sudan đa phức, giữa một miền Nam Kitô Giáo và một miền Bắc Hồi Giáo tức Darfur.