Nhận định của ba linh mục thừa sai Ý về một số điều kiện giúp giảm nạn nghèo đói trên thế giới
Sáng ngày 16-11-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm trụ sở của tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, ở Roma, nhân dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức về an ninh lương thực, kéo dài cho tới ngày 18-11-2009 với sự tham dự của 67 vị nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và hàng trăm đại diện của các quốc gia thành viên trên thế giới.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến thảm trạng nạn đói trên thế giới và những nguyên nhân sâu xa gây ra tệ trạng này. Ngài cũng đề nghị một số nguyên tắc góp phần giải quyết vấn đề. Trước hết Đức Thánh Cha ghi nhận sự kiện số người đói gia tăng một cách thê thảm trên thế giới, vì cuộc khủng hoảng kinh kinh tế tài chánh, giá cả lương thực gia tăng, sự suy giảm khả năng kinh tế của dân nghèo, sự thu hẹp khả năng gia nhập thị trường và lương thực. Nhưng trái đất có khả năng nuôi sống tất cả mọi người trên thế giới... Nạn đói không do sự gia tăng dân số, nhưng do việc phá hủy lương thực để bảo tồn lợi tức. Nạn đói không tùy thuộc sự thiếu tài nguyên vật chất cho bằng thiếu các tài nguyên xã hội, và nhất là thiếu cơ chế. Cần loại bỏ các nguyên nhân cơ cấu gây ra tình trạng đói kém, thăng tiến phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, đầu tư vào các cơ cấu hạ tầng ở nông thôn, với hệ thống dẫn thủy nhập điền, chuyên chở, tổ chức thị trường, huấn luyện và phổ biến các kỹ thuật canh tác thích hơp, nghĩa là có khả năng sử dụng tốt đẹp nhân lực, cũng như tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh tế xã hội tại địa phương, làm sao bảo đảm cho chúng có được nguồn lợi kinh tế lâu bền và dài hạn... Ngoài ra cần phải có sự cộng tác và liên đới quốc tế dung hợp với nguyên tắc phụ đới, ý thức đồng trách nhiệm trong việc hiện diện tháp tùng và tôn trọng làm sao để các cộng đồng địa phương dấn thân lựa chọn và quyết định về việc sử dụng đất đai canh tác vv...
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn vài nhận định của 3 linh mục Ý làm việc thừa sai bên Kenya, Phi Luật Tân và Brasil về một số điều kiện giúp giảm nạn nghèo đói trên thế giới.
Trước hết là cha Alfonso Poppi. Sau 25 năm làm việc tại Uganda, từ năm 1997 cha là cha sở giáo xứ Thánh Giuse trong thủ đô Nairobi bên Kenya.
Hỏi: Thưa cha Poppi, có các tương đồng nào giữa tình trạng cụ thể bên Kenya và những gì Đức Thánh Cha nói trước hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế tại Roma ngày 16 tháng 11 vừa qua không?
Đáp: Kenya là một quốc gia rất mầu mỡ, hơn 20% tổng số đất đai có thể trồng trọt được, nhưng chỉ có 8% được khai thác một cách thiếu sót. Cũng không thiếu nước, chỉ trừ trong 3 tháng qua trời không mưa nên gây ra cảnh khó khăn cho người dân và nền kinh tế. Nói chung như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trái đất có đủ lương thực để nuôi sống con người. Tại Kenya cũng thế, thành ra vấn đề không phải là thiếu chất liệu, nhưng thiếu các phương tiện và các dụng cụ để làm ruộng, bên này người ta còn dùng cuốc, và không có các cơ cấu hạ tầng và một trợ giúp kỹ thuật và máy móc tối thiểu. Nhưng còn có một thiếu sót lớn nhất đó là thiếu giáo dục lao động.
Hỏi: Cha muốn nói gì khi nói thiếu giáo dục lao động?
Đáp: Tôi muốn nói tới hai khía cạnh: thứ nhất là thiếu việc giáo dục cho dân chúng biết phải làm việc như thế nào. Chẳng hạn dân chúng không biết đến các ý niệm căn bản về lao động. Họ cũng không biết rằng các vườn trồng rau cần thiết cho một hệ thống thực phẩm đúng đắn. Họ không biết các luật lệ giúp gia tăng sản xuất.
Thứ hai là thiếu giáo dục phát xuất từ kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giúp hiểu tầm quan trọng của sự dấn thân và tinh thần trách nhiệm đối với chính mình và đối với người khác, đối với công ích. Thật là không thể tin được khả năng chia sẻ của người trẻ mà chúng tôi dậy dỗ làm các việc tay chân trong giáo xứ. Họ muốn chia sẻ điều học hỏi được với các người khác, với các người cần được trợ giúp nhất.
Hỏi: Như thế có nghĩa là giáo dục làm việc trở thành giáo dục sống tình liên đới, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đúng thế. Và trong điểm này có một điều cụ thể khác thành hình và được Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế.
Hỏi: Đó là điểm nào vậy thưa cha?
Đáp: Đó là tiền bạc và một loại trợ giúp nào đó không ích lợi gì cả. Chúng không ích lợi bởi vì chúng không huy động được gì hết. Khi có hàng tấn lương thực cứu trợ tới, chúng được phân phát đồng đều cho cho 500 hay 1.000 gia đình, nhưng chúng không thay đổi gì cả. Lương thực đó sẽ hết và người dân lại đói. Nhưng lương thực đó có thể trở thành dịp giáo dục đối với người nghèo, nếu họ được lôi cuốn vào trong việc phân phát, và nếu chúng ta giao cho họ nhiệm vụ đem đến cho những người cần hơn và chia sẻ với họ, ăn chung với nhau. Lương thực cũng sẽ hết đấy, nhưng chúng ta đã dậy cho họ sự tương trợ và ý niệm về thiện ích chung, về tình liên đới. Đây mới chính là điều mà Phi châu đang đói khát.
Tiếp theo đây là một vài nhận định của cha Giovanni Re, thuộc Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, làm việc thừa sai bên Phi Luật Tân từ năm 1981 cho tới nay.
Hỏi: Thưa cha Re, có điểm nào trong diễn văn của Đức Thánh Cha tại trụ sở Lương Nông Quốc Tế đã đánh động cha nhất?
Đáp: Đó là sự kiện Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nạn đói bắt nguồn từ việc thiếu các cơ cấu và chính yếu là thiếu các lựa chọn chính trị. Tôi thường nghe nói là vì thiếu ngân qũy, và nạn đói là vấn đề của sự thờ ờ và ích kỷ của của người khác. Tuy nhiên cần phải lưu ý điểm này đó là nếu có đúng thật là các trợ giúp không đủ, thì cũng có sự phung phí vì nạn gian tham hối lộ. Trước hết phải nói rằng cần phải thỏa mãn các quyền căn bản của con người như quyền có đủ lương thực. Có lẽ đó là điều đương nhiên, nhưng thực tế lại khác hẳn. Tại Phi Luật Tân là một quốc gia nông nghiệp, từ bao lâu nay người ta lại không ý thức được các cần thiết của nghề nông. Vì thế cần phải trao trả lại cho nông nghiệp một giá trị lớn hơn, trả lại phẩm giá cho các nông dân, và ý nghĩa công việc nặng nhọc thường ngày của họ. Không được coi họ như là các người sản xuất mà là các bản vị con người.
Hỏi: Hiện nay cha sống trong thực tại thành thị như thực tại của thủ đô Manila. Nạn đói có hiện diện trong môi trường này không thưa cha?
Đáp: Khó mà nói được. Vì có nhiều yếu tố khiến cho nạn đói là thực tại, nhưng trong một nghĩa nào đó cũng che dấu nó. Người dân Phi có khả năng thích ứng và tự lo liệu rất là tài, nhưng cũng có sự giòn mỏng của họ. Dĩ nhiên đối với người sống tại đồng quê thì cũng dễ xoay sở hơn, nhưng đối với người sống tại thành phố, khi không có công ăn việc làm viễn tượng đói là điều cụ thể. Tôi có cảm tưởng là trong thời gian qua nói chung người dân gặp khó khăn hơn. Nhưng các khó khăn được giải tỏa bởi việc di cư.
Hỏi: Đâu là các lý do khiến cho Phi Luật Tân hiện nay trở thành quốc gia nhập cảng nhiều gạo nhất tại Á châu?
Đáp: Chắc chắn là do cuộc khủng hoảng lương thực của năm ngoái và vật giá leo thang khiến cho tình trạng càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nặng đã xảy ra dưới thời của nhà độc tài Marcos kết thúc năm 1986.
Từ đó trở đi chính quyền đã lựa chọn ưu tiên cho việc sản xuất gạo để xuất cảng nên tình hình đã thay đổi. Nhưng tiếp theo đó giới chức chính trị lại không chú ý tới việc phát triển nông nghiệp thực phẩm nữa, mà lại để tâm tới các sản xuất thương mại mới như sản xuất các chất đốt sinh học. Điều này đã khiến cho nông nghiệp truyền thống bị phá hủy. Thêm vào đó giới nông dân không được khích lệ sống tại đồng quê để duy trì nông nghiệp, vì hiện nay nhập cảng gạo thì rẻ hơn là sản xuất gạo.
Hỏi: Giáo Hội và các cứ điểm truyền giáo có thể nắm giữ vai trò nào trong tình hình hiện nay thưa cha?
Đáp: Giáo Hội cũng như Hội Đồng Giám Mục và từng Giám Mục riêng rẽ nhấn mạnh trên việc bảo vệ môi sinh và các quyền của những ai sống và hoạt động trong đó. Lập trường của Giáo Hội đã khiến cho chính phủ Phi gia hạn cuộc cải cách ruộng đất thêm vài năm nữa. Nhưng trên bình diện giáo phận riêng rẽ người ta có cảm tưởng việc kết hợp giới nông dân là điều rất vất vả. Chiến tranh du kích, quân sự hóa, các nghi ngờ, việc thiếu nguồn tài chánh và nhiều lý do khác thúc đẩy dân chúng sống trong cả các vùng xa xôi hẻo lánh tìm câu trả lới bằng cách di cư.
Thứ ba là một vài nhận xét của cha Ignazio Lastrico. Sau nhiều năm làm việc trong vùng Amazzonia từ năm 2008 cha về làm việc cho dân chúng khu xóm ổ chuột của thành phố Sao Paolo.
Hỏi: Tại sao Brasil là một cường quốc kinh tế đang lên mà người dân lại phải đói thưa cha?
Đáp: Lý do là vì thiếu các cơ cấu, và nhất là vì tài sản quốc gia nằm trong tay một thiểu số người giầu. Thiểu số giầu này không tái đầu tư vào đất đai và không biết tới tình liên đới, mà chỉ muốn xây tường chung quanh các khu xóm ổ chuột. Tại đồng quê thì còn có thể trông nhờ vào thiên nhiên. Tại các khu xóm ổ chuột chạy dài hàng chục cây số với các căn nhà bằng gỗ, bằng cạc tông và mọi thứ chất liệu có thể che chắn được, hay các căn nhà lụp xụp bằng gạch, nơi không có một bóng cây, thì lấy chỗ đâu mà làm vườn. Nếu không có thực phẩm thì không có thôi, chứ không có sự lựa chọn nào khác.
Hỏi: Sao Paolo là một thành phố tân tiến với các nhà chọc trời, các dinh thự giầu có sang trọng với các hồ tắm và xe hơi gắn máy điều hòa không khí, mà cũng có nạn đói sao thưa cha?
Đáp: Ở đây cũng thế, như Đức Thánh Cha đã nói cái đói không tùy thuộc việc thiếu tài nguyên vật chất. Trong giáo xứ Chúa Kitô phục sinh của chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi đều tổ chức quyên thực phẩm cho người nghèo. Và những người cho và cho nhiều là các anh chị em nghèo nhất. Đó là bằng chứng cho thấy những người gặp may mắn hơn không được giáo dục đối với công ích và không biết liên đới cho đi. Vì thế giáo xứ chúng tôi là cây cầu nối kết hai thế giới thiểu số người giầu và đại đa số người nghèo. Chúng tôi tổ chức các buổi hội họp, các khóa giáo dục thực phẩm, huấn luyện nghề nghiệp, nhất là giáo dục biết nghĩ tới người khác và chia sẻ với người khác.
Tuy nhiên còn có một khía cạnh khác quan trọng đó là chiều kích tôn giáo giúp thăng tiến phẩm giá con người. Cần phải biết thừa nhận giá trị siêu việt của con người để nhổ tận gốc rễ nạn đói kém và bần cùng trên thế giới.
(Avvenire 19-11-2009)
Sáng ngày 16-11-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm trụ sở của tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, ở Roma, nhân dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức về an ninh lương thực, kéo dài cho tới ngày 18-11-2009 với sự tham dự của 67 vị nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và hàng trăm đại diện của các quốc gia thành viên trên thế giới.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến thảm trạng nạn đói trên thế giới và những nguyên nhân sâu xa gây ra tệ trạng này. Ngài cũng đề nghị một số nguyên tắc góp phần giải quyết vấn đề. Trước hết Đức Thánh Cha ghi nhận sự kiện số người đói gia tăng một cách thê thảm trên thế giới, vì cuộc khủng hoảng kinh kinh tế tài chánh, giá cả lương thực gia tăng, sự suy giảm khả năng kinh tế của dân nghèo, sự thu hẹp khả năng gia nhập thị trường và lương thực. Nhưng trái đất có khả năng nuôi sống tất cả mọi người trên thế giới... Nạn đói không do sự gia tăng dân số, nhưng do việc phá hủy lương thực để bảo tồn lợi tức. Nạn đói không tùy thuộc sự thiếu tài nguyên vật chất cho bằng thiếu các tài nguyên xã hội, và nhất là thiếu cơ chế. Cần loại bỏ các nguyên nhân cơ cấu gây ra tình trạng đói kém, thăng tiến phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, đầu tư vào các cơ cấu hạ tầng ở nông thôn, với hệ thống dẫn thủy nhập điền, chuyên chở, tổ chức thị trường, huấn luyện và phổ biến các kỹ thuật canh tác thích hơp, nghĩa là có khả năng sử dụng tốt đẹp nhân lực, cũng như tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh tế xã hội tại địa phương, làm sao bảo đảm cho chúng có được nguồn lợi kinh tế lâu bền và dài hạn... Ngoài ra cần phải có sự cộng tác và liên đới quốc tế dung hợp với nguyên tắc phụ đới, ý thức đồng trách nhiệm trong việc hiện diện tháp tùng và tôn trọng làm sao để các cộng đồng địa phương dấn thân lựa chọn và quyết định về việc sử dụng đất đai canh tác vv...
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn vài nhận định của 3 linh mục Ý làm việc thừa sai bên Kenya, Phi Luật Tân và Brasil về một số điều kiện giúp giảm nạn nghèo đói trên thế giới.
Trước hết là cha Alfonso Poppi. Sau 25 năm làm việc tại Uganda, từ năm 1997 cha là cha sở giáo xứ Thánh Giuse trong thủ đô Nairobi bên Kenya.
Hỏi: Thưa cha Poppi, có các tương đồng nào giữa tình trạng cụ thể bên Kenya và những gì Đức Thánh Cha nói trước hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế tại Roma ngày 16 tháng 11 vừa qua không?
Đáp: Kenya là một quốc gia rất mầu mỡ, hơn 20% tổng số đất đai có thể trồng trọt được, nhưng chỉ có 8% được khai thác một cách thiếu sót. Cũng không thiếu nước, chỉ trừ trong 3 tháng qua trời không mưa nên gây ra cảnh khó khăn cho người dân và nền kinh tế. Nói chung như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trái đất có đủ lương thực để nuôi sống con người. Tại Kenya cũng thế, thành ra vấn đề không phải là thiếu chất liệu, nhưng thiếu các phương tiện và các dụng cụ để làm ruộng, bên này người ta còn dùng cuốc, và không có các cơ cấu hạ tầng và một trợ giúp kỹ thuật và máy móc tối thiểu. Nhưng còn có một thiếu sót lớn nhất đó là thiếu giáo dục lao động.
Hỏi: Cha muốn nói gì khi nói thiếu giáo dục lao động?
Đáp: Tôi muốn nói tới hai khía cạnh: thứ nhất là thiếu việc giáo dục cho dân chúng biết phải làm việc như thế nào. Chẳng hạn dân chúng không biết đến các ý niệm căn bản về lao động. Họ cũng không biết rằng các vườn trồng rau cần thiết cho một hệ thống thực phẩm đúng đắn. Họ không biết các luật lệ giúp gia tăng sản xuất.
Thứ hai là thiếu giáo dục phát xuất từ kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giúp hiểu tầm quan trọng của sự dấn thân và tinh thần trách nhiệm đối với chính mình và đối với người khác, đối với công ích. Thật là không thể tin được khả năng chia sẻ của người trẻ mà chúng tôi dậy dỗ làm các việc tay chân trong giáo xứ. Họ muốn chia sẻ điều học hỏi được với các người khác, với các người cần được trợ giúp nhất.
Hỏi: Như thế có nghĩa là giáo dục làm việc trở thành giáo dục sống tình liên đới, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đúng thế. Và trong điểm này có một điều cụ thể khác thành hình và được Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Lương Nông Quốc Tế.
Hỏi: Đó là điểm nào vậy thưa cha?
Đáp: Đó là tiền bạc và một loại trợ giúp nào đó không ích lợi gì cả. Chúng không ích lợi bởi vì chúng không huy động được gì hết. Khi có hàng tấn lương thực cứu trợ tới, chúng được phân phát đồng đều cho cho 500 hay 1.000 gia đình, nhưng chúng không thay đổi gì cả. Lương thực đó sẽ hết và người dân lại đói. Nhưng lương thực đó có thể trở thành dịp giáo dục đối với người nghèo, nếu họ được lôi cuốn vào trong việc phân phát, và nếu chúng ta giao cho họ nhiệm vụ đem đến cho những người cần hơn và chia sẻ với họ, ăn chung với nhau. Lương thực cũng sẽ hết đấy, nhưng chúng ta đã dậy cho họ sự tương trợ và ý niệm về thiện ích chung, về tình liên đới. Đây mới chính là điều mà Phi châu đang đói khát.
Tiếp theo đây là một vài nhận định của cha Giovanni Re, thuộc Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, làm việc thừa sai bên Phi Luật Tân từ năm 1981 cho tới nay.
Hỏi: Thưa cha Re, có điểm nào trong diễn văn của Đức Thánh Cha tại trụ sở Lương Nông Quốc Tế đã đánh động cha nhất?
Đáp: Đó là sự kiện Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nạn đói bắt nguồn từ việc thiếu các cơ cấu và chính yếu là thiếu các lựa chọn chính trị. Tôi thường nghe nói là vì thiếu ngân qũy, và nạn đói là vấn đề của sự thờ ờ và ích kỷ của của người khác. Tuy nhiên cần phải lưu ý điểm này đó là nếu có đúng thật là các trợ giúp không đủ, thì cũng có sự phung phí vì nạn gian tham hối lộ. Trước hết phải nói rằng cần phải thỏa mãn các quyền căn bản của con người như quyền có đủ lương thực. Có lẽ đó là điều đương nhiên, nhưng thực tế lại khác hẳn. Tại Phi Luật Tân là một quốc gia nông nghiệp, từ bao lâu nay người ta lại không ý thức được các cần thiết của nghề nông. Vì thế cần phải trao trả lại cho nông nghiệp một giá trị lớn hơn, trả lại phẩm giá cho các nông dân, và ý nghĩa công việc nặng nhọc thường ngày của họ. Không được coi họ như là các người sản xuất mà là các bản vị con người.
Hỏi: Hiện nay cha sống trong thực tại thành thị như thực tại của thủ đô Manila. Nạn đói có hiện diện trong môi trường này không thưa cha?
Đáp: Khó mà nói được. Vì có nhiều yếu tố khiến cho nạn đói là thực tại, nhưng trong một nghĩa nào đó cũng che dấu nó. Người dân Phi có khả năng thích ứng và tự lo liệu rất là tài, nhưng cũng có sự giòn mỏng của họ. Dĩ nhiên đối với người sống tại đồng quê thì cũng dễ xoay sở hơn, nhưng đối với người sống tại thành phố, khi không có công ăn việc làm viễn tượng đói là điều cụ thể. Tôi có cảm tưởng là trong thời gian qua nói chung người dân gặp khó khăn hơn. Nhưng các khó khăn được giải tỏa bởi việc di cư.
Hỏi: Đâu là các lý do khiến cho Phi Luật Tân hiện nay trở thành quốc gia nhập cảng nhiều gạo nhất tại Á châu?
Đáp: Chắc chắn là do cuộc khủng hoảng lương thực của năm ngoái và vật giá leo thang khiến cho tình trạng càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nặng đã xảy ra dưới thời của nhà độc tài Marcos kết thúc năm 1986.
Từ đó trở đi chính quyền đã lựa chọn ưu tiên cho việc sản xuất gạo để xuất cảng nên tình hình đã thay đổi. Nhưng tiếp theo đó giới chức chính trị lại không chú ý tới việc phát triển nông nghiệp thực phẩm nữa, mà lại để tâm tới các sản xuất thương mại mới như sản xuất các chất đốt sinh học. Điều này đã khiến cho nông nghiệp truyền thống bị phá hủy. Thêm vào đó giới nông dân không được khích lệ sống tại đồng quê để duy trì nông nghiệp, vì hiện nay nhập cảng gạo thì rẻ hơn là sản xuất gạo.
Hỏi: Giáo Hội và các cứ điểm truyền giáo có thể nắm giữ vai trò nào trong tình hình hiện nay thưa cha?
Đáp: Giáo Hội cũng như Hội Đồng Giám Mục và từng Giám Mục riêng rẽ nhấn mạnh trên việc bảo vệ môi sinh và các quyền của những ai sống và hoạt động trong đó. Lập trường của Giáo Hội đã khiến cho chính phủ Phi gia hạn cuộc cải cách ruộng đất thêm vài năm nữa. Nhưng trên bình diện giáo phận riêng rẽ người ta có cảm tưởng việc kết hợp giới nông dân là điều rất vất vả. Chiến tranh du kích, quân sự hóa, các nghi ngờ, việc thiếu nguồn tài chánh và nhiều lý do khác thúc đẩy dân chúng sống trong cả các vùng xa xôi hẻo lánh tìm câu trả lới bằng cách di cư.
Thứ ba là một vài nhận xét của cha Ignazio Lastrico. Sau nhiều năm làm việc trong vùng Amazzonia từ năm 2008 cha về làm việc cho dân chúng khu xóm ổ chuột của thành phố Sao Paolo.
Hỏi: Tại sao Brasil là một cường quốc kinh tế đang lên mà người dân lại phải đói thưa cha?
Đáp: Lý do là vì thiếu các cơ cấu, và nhất là vì tài sản quốc gia nằm trong tay một thiểu số người giầu. Thiểu số giầu này không tái đầu tư vào đất đai và không biết tới tình liên đới, mà chỉ muốn xây tường chung quanh các khu xóm ổ chuột. Tại đồng quê thì còn có thể trông nhờ vào thiên nhiên. Tại các khu xóm ổ chuột chạy dài hàng chục cây số với các căn nhà bằng gỗ, bằng cạc tông và mọi thứ chất liệu có thể che chắn được, hay các căn nhà lụp xụp bằng gạch, nơi không có một bóng cây, thì lấy chỗ đâu mà làm vườn. Nếu không có thực phẩm thì không có thôi, chứ không có sự lựa chọn nào khác.
Hỏi: Sao Paolo là một thành phố tân tiến với các nhà chọc trời, các dinh thự giầu có sang trọng với các hồ tắm và xe hơi gắn máy điều hòa không khí, mà cũng có nạn đói sao thưa cha?
Đáp: Ở đây cũng thế, như Đức Thánh Cha đã nói cái đói không tùy thuộc việc thiếu tài nguyên vật chất. Trong giáo xứ Chúa Kitô phục sinh của chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi đều tổ chức quyên thực phẩm cho người nghèo. Và những người cho và cho nhiều là các anh chị em nghèo nhất. Đó là bằng chứng cho thấy những người gặp may mắn hơn không được giáo dục đối với công ích và không biết liên đới cho đi. Vì thế giáo xứ chúng tôi là cây cầu nối kết hai thế giới thiểu số người giầu và đại đa số người nghèo. Chúng tôi tổ chức các buổi hội họp, các khóa giáo dục thực phẩm, huấn luyện nghề nghiệp, nhất là giáo dục biết nghĩ tới người khác và chia sẻ với người khác.
Tuy nhiên còn có một khía cạnh khác quan trọng đó là chiều kích tôn giáo giúp thăng tiến phẩm giá con người. Cần phải biết thừa nhận giá trị siêu việt của con người để nhổ tận gốc rễ nạn đói kém và bần cùng trên thế giới.
(Avvenire 19-11-2009)