ROME (Zenit.org) – Trước cuộc họp của Nhóm G-8 vào tháng 7 tới đây tại Ý, các nhà lãnh đạo tôn giáo của 8 quốc gia trong nhóm này cũng khai mạc cuộc họp thượng đỉnh của riêng họ để xem xét các chiều kích tôn giáo trong cùng những vấn đề sẽ được hội nghị G-8 thảo luận.
Cuộc họp của G-8 sẽ được tổ chức tại L’Aquila (nước Ý) từ ngày 8 đến 10 tháng 7. Còn nhà lãnh đạo các tôn giáo thì đã bắt đầu cuộc hội nghị lần thứ tư tại Roma hôm 16 tháng 6; theo thông lệ, một cuộc họp thượng đỉnh về tôn giáo được tổ chức song song với cuộc họp của G-8.
Hơn 80 vị lãnh đạo tôn giáo cùng thảo luận nhằm đưa ra một văn bản tóm lược và các đề nghị để trình bày cho quốc gia chủ đạo tổ chức cũng như cho hội nghị chính trị thượng đỉnh.
Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch ủy ban đối thoại liên tôn giáo và đại kết thuộc Hội đồng giám mục Ý, phát biểu trong buổi trình bầy phiên họp tại văn phòng của Đài Phát thanh Vatican.
Giám mục Vincenzo Paglia giải thích rằng “chiều kích tôn giáo là cốt yếu cho sự phát triển, sống chung và cho hòa bình giữa các dân tộc.”
Cuộc họp thượng đỉnh hai ngày này sẽ thảo luận một số vấn đề chính yếu của G-8 đặt ra cho năm 2009, gồm có việc cung cấp nước, quyền được có thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an ninh và hòa bình. Họ sẽ đăc biệt chú ý tới châu Phi và tới tình trạng kinh tế toàn cầu.
Giám mục Paglia tuyên bố: “Sức mạnh của tôn giáo không phải là một “sức mạnh” ở bên ngoài, nhưng hoàn toàn ở bên trong vì nó đặt căn bản trong trái tim, trong những lực lượng tinh thần nằm phía sau lịch sử, nhưng không có nó, các sức mạnh khác có nguy cơ được xây dựng trên cát.”
Cuộc họp thượng đỉnh tôn giáo khai mạc bằng một buổi thăm viếng L'Aquila, vùng đất này bị ảnh hưởng do cuộc động đất hồi tháng tư vừa qua. Các tham dự viên hôm nay cũng được Tổng thống Ý tiếp kiến.
Ngài Abuna Paulos, thượng phụ Giáo hội Chính thống Ethiopia là người khai mạc hội nghị. Các tham dự viên khác gồm có: Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; ông Andrea Riccardi, người sáng lập Cộng đồng Sant'Egidio; ngài Aram I, thượng phụ Cilicia của người Armenians; ông Mordechai Piron, cựu giáo trưởng các lực lượng quốc phòng Do thái; ông Mustafa Ceric, đại giáo trưởng Hồi giáo tại Sarajevo; và ông Nichiko Niwano, chủ tịch phong trào cư sĩ Phật giáo Nhật bản Risshō Kōsei Kai.
Cuộc họp của G-8 sẽ được tổ chức tại L’Aquila (nước Ý) từ ngày 8 đến 10 tháng 7. Còn nhà lãnh đạo các tôn giáo thì đã bắt đầu cuộc hội nghị lần thứ tư tại Roma hôm 16 tháng 6; theo thông lệ, một cuộc họp thượng đỉnh về tôn giáo được tổ chức song song với cuộc họp của G-8.
Hơn 80 vị lãnh đạo tôn giáo cùng thảo luận nhằm đưa ra một văn bản tóm lược và các đề nghị để trình bày cho quốc gia chủ đạo tổ chức cũng như cho hội nghị chính trị thượng đỉnh.
Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch ủy ban đối thoại liên tôn giáo và đại kết thuộc Hội đồng giám mục Ý, phát biểu trong buổi trình bầy phiên họp tại văn phòng của Đài Phát thanh Vatican.
Giám mục Vincenzo Paglia giải thích rằng “chiều kích tôn giáo là cốt yếu cho sự phát triển, sống chung và cho hòa bình giữa các dân tộc.”
Cuộc họp thượng đỉnh hai ngày này sẽ thảo luận một số vấn đề chính yếu của G-8 đặt ra cho năm 2009, gồm có việc cung cấp nước, quyền được có thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an ninh và hòa bình. Họ sẽ đăc biệt chú ý tới châu Phi và tới tình trạng kinh tế toàn cầu.
Giám mục Paglia tuyên bố: “Sức mạnh của tôn giáo không phải là một “sức mạnh” ở bên ngoài, nhưng hoàn toàn ở bên trong vì nó đặt căn bản trong trái tim, trong những lực lượng tinh thần nằm phía sau lịch sử, nhưng không có nó, các sức mạnh khác có nguy cơ được xây dựng trên cát.”
Cuộc họp thượng đỉnh tôn giáo khai mạc bằng một buổi thăm viếng L'Aquila, vùng đất này bị ảnh hưởng do cuộc động đất hồi tháng tư vừa qua. Các tham dự viên hôm nay cũng được Tổng thống Ý tiếp kiến.
Ngài Abuna Paulos, thượng phụ Giáo hội Chính thống Ethiopia là người khai mạc hội nghị. Các tham dự viên khác gồm có: Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; ông Andrea Riccardi, người sáng lập Cộng đồng Sant'Egidio; ngài Aram I, thượng phụ Cilicia của người Armenians; ông Mordechai Piron, cựu giáo trưởng các lực lượng quốc phòng Do thái; ông Mustafa Ceric, đại giáo trưởng Hồi giáo tại Sarajevo; và ông Nichiko Niwano, chủ tịch phong trào cư sĩ Phật giáo Nhật bản Risshō Kōsei Kai.