VATICAN – Những giá trị luân lý phải chiến thắng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay cũng như để tiêu diệt nghèo đói và để thúc đẩy sự phát triển chân chính của tất cả các dân tộc trên thế giới, ĐTC Benedict XVI đã nói đến trong tông huấn mới của Ngài.

Tài liệu, Caritas in Veritate, đề ngày 29 tháng Sáu và ban hành tại Vatican ngày 7 tháng Bảy.

Chân lý điều mà Thiên Chúa là người sáng tạo sự sống loài người, điều mà mỗi sự sống là thiêng liêng, bất khả xâm, điều mà hành tinh Trái Đất được ban cho nhân loại để dùng và bảo vệ và điều mà Thiên Chúa có ý định cho mỗi một con người phải được tôn trọng trong những chương trình phát triển và trong những nỗ lực khôi phục kinh tế nếu chúng có lợi ích thực sự và lâu dài, ĐTC nói.

Lòng bác ái, hoặc yêu thương không phải là sự lực chọn đối với những Ki-tô hữu, Ngài nói, và “thực thi bác ái trong chân lý giúp người ta hiểu rằng sự trung thành với những giá trị Ki-tô giáo không chỉ là lợi ích, mà chủ yếu để xây dựng một xã hội tốt đẹp và vì một nền phát triển hoàn toàn trung thực,” Ngài viết.

Đề cập đến sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự chịu đựng cảnh cùng khổ của những nước nghèo nhất thế giới, Ngài nói, “của cải tích lũy quan trọng bậc nhất được bảo vệ và coi trọng là con người, con người thuộc tính người trong sự vẹn toàn của nam hoặc nữ.”

Phạm vi toàn cầu của sự khủng hoàng tài chính là biểu lộ sự thất bại đạo đức của những chuyên gia tài chính và những nhà đầu tư tham lam, thiếu sự giám sát của các chính quyền quốc gia và sự thiếu hiểu biết rằng nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi một cách quốc tế khả năng điều hành bao gồm toàn bộ nhận thức, ĐTC nói.

“Đứng trước sự phát triển không ngừng đối với sự phụ thuộc toàn cầu, đòi hỏi phải có một sự cảm thông mãnh liệt, thậm chí giữa một cuộc suy thoái toàn cầu, vì sự canh tân của tổ chức Liên Hiệp Quốc, và tương tự đối với những tổ chức công tác xã hội và tài chính quốc tế, để khái niệm đại gia đình dân tộc có thể đạt được hiệu quả đích thực,” ĐTC viết.

“Để quản lý nền kinh tế toàn cầu; đề phục hồi những nền kinh tế; để phục hồi những nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng; để tránh bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và những mất cân đối trầm trọng hơn mà có thể dẫn đến; để làm rõ việc giải trừ quân bị toàn bộ và đúng lúc, bảo toàn thực phẩm và hòa bình; để bảo đảm việc bảo vệ môi trường và để chỉnh đốn sự di dân: đối với tất cả vấn đề này cần phải có yêu cầu cấp bách một quyền lực chính trị đúng đắn.”

ĐTC Benedict khẳng định rằng ý tưởng của những quốc gia giàu nhất thế giới giảm sự phát triển viện trợ trong khi tập trung vào sự phục hồi kinh tế của riêng họ đã không để tâm đến những phúc lợi kinh tế dựa trên quan hệ lâu dài của sự đoàn kết và tuyệt đối không có nghĩa vụ đạo đức Ki-tô giáo và nhân loại để giúp đỡ người nghèo.

“Trong việc tìm kiếm những giải pháp cho sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, tăng trưởng viện trợ cho những quốc gia nghèo phải được coi như một cách hiệu lực tạo ra sự thịnh vượng cho toàn thể,” Ngài nói.

Sự phát triển kinh tế của những nước nghèo hơn và những đòi hỏi của công dân nước họ về hàng tiêu dùng và những sản phẩm giúp ích một cách thực tế trong những quốc gia giàu có hơn của thế giới, Ngài nói.

ĐTC đã đề cập đến lương thực và nguồn nước là “những quyền lợi chung cho tất cả sự sống loài người không có sự phân biệt và đối xử phân biệt” và chúng là phần căn bản đối với đời sống. Ngài cũng nói rằng phò sự sống có nghĩa là bảo vệ sự sống, nhất là đã đem đến sự gắn liền giữa tình trạng nghèo khổ và số tử vong sơ sinh, và rằng cách duy nhất để thúc đẩy sự phát triển thực sự của con người là đẩy mạnh một nền văn hóa trong mỗi đời sống con người được đón mừng và coi trọng.

“Chấp nhận cuộc sống củng cố sức mạnh đạo đức và tạo cho con người có khuynh hướng giúp đỡ lẫn nhau,” Ngài nói.

Ngài nói môi trường, đời sống, tình dục, hôn nhân và quan hệ xã hội không thể thoát khỏi tính liên kết. Nếu xã hội không tôn trọng đời sống con người từ lúc thụ thai của nó đến lúc kết liễu tự nhiên của nó, “nếu sự thụ thai loài người, thời kỳ thai nghén và ra đời được làm ra bởi nhân tạo, nếu những phôi thai con người bị hy sinh để nghiên cứu, lương tâm của xã hội cuối cùng đánh mất khái niệm thuộc sinh thái học và, cùng với nó, điều đó thuộc về sinh thái môi trường,” Ngài nói.

Những chương trình phát triển và cung cấp viện trợ để cổ vũ những biện pháp kiểm soát hạn chế dân số và đôn đốc việc phá thai không có cái thiện của con người trong tâm hồn và giới hạn sự kích thích của nhân vật để trở thành những nghệ nhân trong sự phát triển và tiến bộ của cá nhân họ, ĐTC nói. Ngoài ra tinh thần chống sự sống trong những nước giàu nhất được liên kết tắc trách đối với người nghèo.

“Chúng ta phải ngạc nhiên bởi những thể hiện khác nhau hướng tới những tình huống của sự thoái hóa biến chất con người khi sự khác nhau như vậy kéo dài thậm chí đối với thái độ của chúng ta hướng tới cái gì là người và cái gì không còn là người như thế nào?”

“Trong lúc người nghèo của thế giới vẫn tiếp tục gõ cửa người giàu, thế giới của sự giàu có chạy trốn sự rủi ro, bất trắc không còn nghe những ai gõ cửa giá trị của lương tâm có thể không còn phân biệt cái gì là con ngưới,” Ngài nói.

ĐTC Benedict cũng nhấn mạnh sự giáo huấn giáo hội rằng việc làm ra tiền và sống giàu có không phải là tội lỗi, nhưng cách làm ra đồng tiền và cách sử dụng nó mới có thể sinh ra tội lỗi.

ĐTC đã kêu gọi “một phương thức mới mạnh mẽ về sự hiểu biết kinh doanh,” mà để hiểu được rằng những nhà đầu tư không phải là người giữ tiền đặt cược duy nhất của công ty, không có vấn đề việc doanh thương được cấp vốn và tổ chức như thế nào. Người làm công, những người sản xuất hàng loạt hàng hóa, những người mà phải sống trong những cộng đồng nơi công ty là căn bản, nơi mà những sản phẩm của nó bắt nguồn và nơi mà những sản phẩm của nó được bán tất cả có một cột mốc trong kinh doanh, ĐTC đã đề cập đến.