27. Điểm chính của năng động tính đang điều chỉnh các thị trường tài chánh là mức độ đánh thuế tiền lời liên quan đến các khoản vay liên ngân hàng (LIBOR), mà việc đo lường được dùng để hướng dẫn lãi suất trên thị trường tiền tệ, cũng như trong tỷ giá hối đoái chính thức của các loại tiền tệ khác nhau do các ngân hàng xử lý.
Đây là một số thông số quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ hệ thống kinh tế - tài chánh khi chúng ảnh hưởng hàng ngày đến việc chuyển tiền đáng kể giữa các bên phê duyệt hợp đồng thực sự dựa trên số đo của các tỷ giá này. Việc thao túng cách đo lường các tỷ giá này cấu thành một hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng với các hậu quả có tầm rộng rãi.
Sự kiện điều này có thể xảy ra mà không bị trừng phạt trong nhiều năm qua cho thấy hệ thống tài chánh khi không được kiểm soát đầy đủ theo quy định và thiếu các biện pháp trừng phạt tương xứng đối với các vi phạm mà các bên liên quan thường gặp phải thì mong manh và cận kề với gian lận xiết bao. Trong môi trường này, việc thành lập các “mạng lưới” thông đồng thực sự, giữa những người thay vì được sắp xếp cho việc ấn định chính xác những tỷ giá này, thì thực tế đã tạo ra, một cách trùng hợp ngẫu nhiên, một hiệp hội tội ác, đặc biệt có hại cho ích chung, gây ra một vết thương nguy hiểm cho sức khỏe của hệ thống kinh tế. Hiện tượng này phải bị trừng phạt bằng các hình phạt thỏa đáng và làm nản việc lặp đi lặp lại.
28. Ngày nay, các tác nhân chính hoạt động trong thế giới tài chánh, và đặc biệt các ngân hàng, phải được trang bị bằng các bộ phận nội bộ giúp bảo đảm chức năng tuân thủ, tự kiểm soát tính hợp pháp trong các bước chính của diễn trình ra quyết định và các sản phẩm chính do công ty cung cấp. Tuy nhiên, nên gi nhận rằng, ít nhất cho đến những năm rất gần đây, việc thực hành hệ thống kinh tế-tài chính đôi khi dựa vào một phán đoàn hoàn toàn “tiêu cực” về chức năng này, nghĩa là, trên một sự tôn trọng hoàn toàn có tính hình thức các giới hạn do pháp luật hiện hành ấn định. Thật không may, từ điều này thường xuyên phát sinh ra các tình huống trốn tránh trên thực tế các luật lệ kiểm soát, nghĩa là các hành động có xu hướng lẩn tránh các nguyên tắc hiện hành, nhưng vẫn lo sao để đừng trực diện đi ngược lại các qui định nói lên các nguyên tắc này, để khỏi chịu các chế tài sau đó.
Để tránh điều trên, điều cần là phán đoán tuân thủ phải khảo sát tận tường các nghiệp vụ khác nhau kể cả các nghiệp vụ “tích cực”, nhằm bảo đảm chúng tôn trọng một cách hữu hiệu các nguyên tắc hướng dẫn luật lệ hiện hành. Theo nhiều người, việc thực thi chức năng theo cách này sẽ được tạo điều kiện nếu nó giúp tổ chức các Ủy ban Đạo đức, hoạt động cùng với các Hội đồng Quản trị, có thể cấu thành một đối tác tự nhiên được tạo thành từ những người cần đảm bảo, trong hoạt động cụ thể của ngân hàng, sự phù hợp của hành vi đối với các chỉ tiêu hiện có.
Theo nghĩa trên, cần phải dự liệu một số hướng dẫn trong công ty giúp tạo thuận lợi cho một phán đoán tuân thủ, để người ta có thể biện phân được những nghiệp vụ nào, có thể đạt được về kỹ thuật, là hợp pháp một cách cụ thể và có thể thể hiện được về mặt luân lý (thí dụ, câu hỏi này có thể tự đặt ra một cách chủ yếu liên quan tới các thực hành trốn thuế). Do đó, người ta có thể chuyển từ một sự tuân thủ hình thức qua một sự tuân thủ có thực chất trong việc áp dụng các quy định.
Ngoài ra, điều đáng mong ước là trong hệ thống định chuẩn, vốn chi phối thế giới tài chánh, nên dự liệu một điều khoản tổng quát; điều khoản này sẽ tuyên bố là bất hợp pháp mọi hành động mà mục đích trổi vượt là trốn tránh các qui định hiện hành, với việc nhận chịu hậu quả tội lỗi bằng các di sản của tất cả những bên liên hệ.
29. Không còn có thể bỏ qua một số hiện tượng trên thế giới, như sự phổ biến các hệ thống ngân hàng thế chấp (hệ thống ngân hàng trong bóng tối). Những hệ thống này, mặc dù được hiểu rõ ngay bên trong bản thân chúng, và cũng là các loại trung gian mà việc vận hành xem ra không bị bác bỏ ngay lập tức, nhưng thực ra, đã dẫn đến việc mất quyền kiểm soát đối với hệ thống về phía các cơ quan khác nhau của chứng khoán quốc gia. Do đó, họ đã cố ý ủng hộ việc sử dụng điều gọi là cấp vốn sáng tạo trong đó mục đích chính của việc đầu tư các tài nguyên tài chánh là trước hết có đặc tính đầu cơ, nếu không là cướp bóc trấn lột, chứ không phải là một việc phục vụ nền kinh tế thực sự. Ví dụ, nhiều người đồng ý rằng sự hiện hữu của các hệ thống "bóng tối" này có thể là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển và truyền lan khắp hoàn cầu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gần đây, bắt đầu từ Hoa Kỳ với các khoản thế chấp dưới chuẩn vào mùa hè 2007.
30. Ý định đầu cơ này, trong đó thế giới tài chánh hải ngoại (offshore finance) phát triển mạnh, trong khi cũng cung cấp các dịch vụ hợp pháp khác, thông qua các kênh trốn thuế khắp thế giới, nếu không trực tiếp trốn thuế và tái chế biến tiền bạc phát sinh từ tội phạm, đã góp phần làm nghèo thêm hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ thông thường. Thật khó mà phân biệt được liệu nhiều tình huống như thế có nuôi sống các điển hình vô luân cận kề hay tức khắc không. Chắc chắn, cho đến nay, rõ ràng là khi bất chính lấy mất chất dinh dưỡng chủ yếu khỏi nền kinh tế thực chất, các thực tại như thế khó có thể được biện minh cả trên quan điểm đạo đức lẫn trên quan điểm hiệu năng hoàn cầu của chính hệ thống kinh tế.
Ngược lại, xem ra càng hiển nhiên hơn nữa là mức độ tương quan không đáng kể giữa các hành vi phi đạo đức của những người điều hành và các vụ phá sản hiện có của hệ thống trong sự phức tạp của nó. Bây giờ, không thể phủ nhận rằng sự hiếm hoi đạo đức càng làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết của các cơ chế thị trường [46].
Trong hậu bán thế kỷ vừa qua, thị trường ngoài nước của đồng euro, không gian trao đổi tài chánh bên ngoài mọi khuôn khổ quy phạm chính thức, đã ra đời. Thị trường mở rộng từ một nước châu Âu quan trọng đến các nước khác trên thế giới, đang dọn đường cho một mạng lưới tài chính thay thế thực sự cho hệ thống tài chính chính thức và các khu vực pháp chế bảo vệ chúng.
Về phương diện này, cần nói rằng nếu lý do chính thức được đưa ra để hợp pháp hóa sự hiện diện của các địa điểm ở ngoài nước là cho phép các định chế đầu tư không phải chịu thuế kép, trước hết ở đất nước họ cư trú và thứ hai ở các quốc gia nơi đặt vốn của họ, thì trong thực tế, những nơi này, đến một mức độ đáng kể, đã trở thành cơ hội cho hoạt động tài chánh giáp ranh giới (border line), nếu không nói là vượt ranh giới, cả theo quan điểm về tính hợp pháp của chúng dưới góc độ qui định lẫn theo quan điểm đạo đức, nghĩa là một nền văn hóa kinh tế, lành mạnh và không có ý định trốn thuế.
Ngày nay, hơn một nửa thế giới thương mại được điều hợp bởi những con người đáng lưu ý từng cắt giảm gánh nặng thuế khóa của họ bằng cách di chuyển doanh thu từ địa điểm này sang địa điểm khác tùy theo sự thuận tiện của họ, chuyển doanh lợi qua những nước trốn thuế và các chi phí qua các nước đánh thuế cao hơn. Rõ ràng tất cả những người này đã chuyển nhiều tài nguyên có tính quyết định ra khỏi nền kinh tế thực sự và góp phần tạo ra các hệ thống kinh tế xây dựng trên bất bình đẳng. Hơn nữa, không thể bỏ qua sự kiện này là các địa điểm ngoài nước này, trong nhiều dịp hơn, đã trở thành những nơi thông thường để biến chế tiền bạc bẩn thỉu, vốn là hoa trái của thu nhập bất hợp pháp (trộm cắp, gian lận, tham nhũng, hiệp hội tội ác, mafia, chiến lợi phẩm vv.)
Do đó, qua việc che dấu sự kiện các hoạt động gọi là ngoài nước này diễn ra tại các địa điểm tài chánh chính thức của họ, một số quốc gia đã đồng ý nhận lợi nhuận từ cả tội phạm, nhưng lại nghĩ mình không có trách nhiệm nào vì tội ác đã không chính thức diễn ra dưới quyền tài phán của họ. Theo quan điểm đạo đức, điều này thể hiện một hình thức giả hình hiển nhiên.
Trong một thời gian ngắn, một thị trường như vậy đã trở thành nơi chuyển vốn lớn, vì cấu hình của nó tượng trưng cho phương pháp thực hiện các hình thức tránh thuế khác nhau và thiết yếu một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng việc nội bộ hóa tư cách hải ngoại của nhiều hiệp hội quan trọng can dự vào thị trường là điều rất được thèm muốn và thực hành.
31. Chắc chắn, hệ thống thuế của nhiều quốc gia khác nhau dường như không phải lúc nào cũng bình đẳng. Về phương diện này, điều có liên quan là nên ghi nhớ sự bất bình đẳng như vậy thường bất lợi cho những người yếu kém về kinh tế và ủng hộ những người được ưu đãi nhiều hơn, và có khả năng gây ảnh hưởng trên cả các hệ thống quy định vốn điều chỉnh cùng các loại thuế này. Thực thế, việc áp đặt các loại thuế, nếu bình đẳng, thực hiện được chức năng căn bản trong việc bình đẳng hóa và tái phân phối sự thịnh vượng không chỉ có lợi cho những người cần trợ cấp thích hợp, mà còn hỗ trợ các khoản đầu tư và sự tăng trưởng của nền kinh tế thực sự.
Việc trốn thuế ở phía những người có quyền lợi chính, tức các trung gian tài chánh lớn, những người thúc đẩy thị trường, cho thấy một sự di chuyển bất hợp pháp các tài nguyên ra khỏi nền kinh tế thực sự, và điều này gây thiệt hại cho xã hội dân sự như một toàn thể.
Do tính không minh bạch của các hệ thống đó, rất khó thiết lập chính xác số lượng tài sản được giao dịch trong chúng. Tuy nhiên, người ta tính ra rằng thuế tối thiểu đánh trên các giao dịch được thực hiện ngoài nước ấy đủ để giải quyết một phần lớn vấn đề đói kém trên thế giới: tại sao chúng ta không thể can đảm thực hiện phương cách của một sáng kiến tương tự?
Hơn nữa, người ta đã xác định rằng sự hiện hữu của các địa điểm ngoài nước cũng đã khuyến khích một lượng vốn khổng lồ chạy ra khỏi nhiều nước có thu nhập thấp, do đó tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị, cản trở họ cuối cùng đảm nhiệm con đường tăng trưởng và phát triển lành mạnh.
Vì lý do này, điều đáng nhắc đến là các định chế quốc tế khác nhau, thường xuyên hơn, đã tố cáo các thực hành này và nhiều chính phủ đã rất đúng khi cố gắng hạn chế sự lưu chuyển của các cơ sở tài chánh ngoài nước. Nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện về phương diện này, đặc biệt trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, cho đến nay, họ vẫn không thành công áp đặt được các thỏa thuận và quy định đủ hữu hiệu. Ngược lại, các khuôn khổ qui định được ngay các tổ chức có thẩm quyền quốc tế đề xuất về phương diện này thường không được áp dụng, hoặc bị làm cho vô hiệu, vì ảnh hưởng đáng chú ý mà các căn cứ này có khả năng gây ra nơi nhiều quyền lực chính trị, nhờ vào số vốn lớn thuộc quyền sở hữu của họ.
Tất cả những điều trên, trong khi góp phần gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thực chất có thể vận hành tốt, cho thấy một cấu trúc, như nó được hình thành ngày nay, dường như hoàn toàn không thể chấp nhận được theo quan điểm đạo đức. Do đó, cần thiết và cấp bách phải chuẩn bị ở bình diện quốc tế các biện pháp thích hợp để chữa trị các hệ thống bất công này. Trên hết, thực hành sự minh bạch tài chánh ở mọi bình diện, (như phải báo cáo công khai các công ty đa quốc về các hoạt động liên hệ và các loại thuế trả ở mỗi quốc gia mà họ hoạt động thông qua các nhóm công ty con của họ) cùng với những chế tài nghiêm ngặt, áp đặt lên các quốc gia nào lặp đi lặp lại các thực hành bất lương (trốn thuế và tránh thuế, tái chế biến tiền bạc bẩn thỉu) đã đề cập ở trên.
32. Hệ thống hải ngoại kết cục cũng đã làm cho tình trạng nợ công của các nước có nền kinh tế kém phát triển xấu thêm. Thực thế, người ta quan sát thấy sự giầu có riêng do một số phần tử ưu tú tích lũy tại các sào huyệt (havens) trốn thuế gần bằng với nợ công của các quốc gia liên hệ. Điều này, trên thực tế, đã làm nổi bật sự kiện, ở nguồn gốc của khoản nợ đó, thường có những tổn thất kinh tế được các tư nhân tạo ra và được trút lên vai hệ thống công cộng. Hơn nữa, cần lưu ý rằng những người giữ vai trò kinh tế quan trọng có khuynh hướng theo đuổi, thường là với sự thông đồng của các chính trị gia, thói quen xã hội hóa các tổn thất.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh: nợ công thường hay bị tạo ra bởi một sự quản trị bất cẩn (incautious), nếu không muốn nói là gian lận, của hệ thống hành chính công. Những khoản nợ này, những tổn thất tài chánh này gây gánh nặng cho nhiều quốc gia khác nhau, ngày nay đặt ra một trong những trở ngại chính cho sự vận hành và tăng trưởng tốt của các nền kinh tế quốc gia khác nhau. Thực vậy, nhiều nền kinh tế quốc gia oằn lưng bởi việc phải đối phó với việc trả tiền lời, vốn phát sinh từ khoản nợ đó, và do đó phải thực hiện các điều chỉnh cơ cấu một cách ngoan ngoãn để đáp ứng nhu cầu này.
Đứng trước tất cả các điều trên, một mặt, các quốc gia riêng lẻ được kêu gọi tự bảo vệ mình bằng một chính sách quản trị thích đáng hệ thống công cộng qua việc cải cách cơ cấu một cách khôn ngoan, phân bổ các chi phí hợp lý và đầu tư thận trọng. Mặt khác, trên bình diện quốc tế, cần phải đặt mọi quốc gia đứng trước trách nhiệm không thể tránh được của nó là cho phép và ủng hộ các đường thoát hợp lý ra khỏi các khoản nợ cứ tăng lên hoài hoài, chứ không đặt nó trên vai các nhà nước, và do đó, lên vai các công dân của họ, nghĩa là lên vai hàng triệu gia đình mang những gánh nặng tài chính không ai chịu đựng được.
Vì vậy, nỗ lực cũng phải có về phía chính trị, bằng cách giảm nợ công một cách hợp lý và đồng tình, đặc biệt là các loại nợ của những thực thể có nền kinh tế vững chắc, có khả năng cung cấp nó [47]. Các giải pháp tương tự cũng được yêu cầu cho cả sức khỏe của hệ thống kinh tế quốc tế nhằm tránh sự lây lan của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng có hệ thống, cũng như cho việc theo đuổi lợi ích chung của mọi người.
33. Tất cả những điều chúng ta đã nói đến từ trước đến nay không những chỉ là công việc của một thực thể hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, mà còn trong phạm vi trách nhiệm của chúng ta nữa. Điều này có nghĩa: chúng ta có trong tầm tay các công cụ quan trọng có khả năng góp phần hướng tới việc giải quyết nhiều vấn đề. Thí dụ, các thị trường sống nhờ việc cung và cầu hàng hóa. Về phương diện này, mọi người chúng ta có thể ảnh hưởng một cách quyết định bằng cách lên khung cho nhu cầu đó.
Do đó, điều trở nên hiển nhiên là thao tác tiêu thụ và tiết kiệm một cách có phê phán và có trách nhiệm là điều thực sự quan trọng và có trách nhiệm đến chừng nào. Mua sắm, chẳng hạn, một việc hàng ngày nhờ đó, chúng ta cung cấp các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, cũng là một hình thức chọn lựa mà chúng ta thực hiện giữa các sản phẩm khác nhau được thị trường cung cấp. Đó là một chọn lựa qua đó chúng ta thường lựa, một cách vô thức, các hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có thể diễn ra qua dây chuyền cung cấp, trong đó việc vi phạm các nhân quyền căn bản nhất được coi là chuyện bình thường hoặc nhờ công việc của các công ty mà nền đạo đức, trên thực tế, không biết bất cứ lợi ích nào khác ngoài lợi nhuận của các cổ đông với bất cứ giá nào.
Cần phải rèn luyện bản thân để thực hiện việc lựa chọn các hàng hóa mà trên vai chúng có cuộc hành trình xứng đáng theo quan điểm đạo đức, vì cũng nhờ cử chỉ này, bề ngoài có vẻ không quan trọng, nhưng thực ra, chúng ta đã biểu hiện một nền đạo đức và được kêu gọi có một lập trường trước điều tốt hay điều xấu đối với một con người có thực. Có người đã đưa ra đề nghị “bỏ phiếu bằng ví tiền của bạn”. Điều này có ý nói đến việc bỏ phiếu hàng ngày ở các thị trường có lợi cho bất cứ điều gì hỗ trợ phúc lợi cụ thể của mọi người chúng ta, và bác bỏ bất cứ điều gì làm hại họ [48].
Những cân nhắc trên cũng phải áp dụng tương tự vào việc quản lý tiền tiết kiệm, chẳng hạn như hướng chúng vào các doanh nghiệp nào chịu hoạt động với các tiêu chuẩn rõ ràng lấy cảm hứng từ đạo đức, biết tôn trọng toàn diện con người nhân bản, và mỗi con người đặc thù, trong chân trời trách nhiệm xã hội [49]. Hơn nữa, nói chung, mỗi người được kêu gọi trau dồi các thủ tục sản xuất của cải nhất quán với bản chất tương quan của chúng ta và có xu hướng ủng hộ sự phát triển con người toàn diện và không thể thiếu được.
Kỳ cuối: Kết luận và ghi chú
Đây là một số thông số quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ hệ thống kinh tế - tài chánh khi chúng ảnh hưởng hàng ngày đến việc chuyển tiền đáng kể giữa các bên phê duyệt hợp đồng thực sự dựa trên số đo của các tỷ giá này. Việc thao túng cách đo lường các tỷ giá này cấu thành một hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng với các hậu quả có tầm rộng rãi.
Sự kiện điều này có thể xảy ra mà không bị trừng phạt trong nhiều năm qua cho thấy hệ thống tài chánh khi không được kiểm soát đầy đủ theo quy định và thiếu các biện pháp trừng phạt tương xứng đối với các vi phạm mà các bên liên quan thường gặp phải thì mong manh và cận kề với gian lận xiết bao. Trong môi trường này, việc thành lập các “mạng lưới” thông đồng thực sự, giữa những người thay vì được sắp xếp cho việc ấn định chính xác những tỷ giá này, thì thực tế đã tạo ra, một cách trùng hợp ngẫu nhiên, một hiệp hội tội ác, đặc biệt có hại cho ích chung, gây ra một vết thương nguy hiểm cho sức khỏe của hệ thống kinh tế. Hiện tượng này phải bị trừng phạt bằng các hình phạt thỏa đáng và làm nản việc lặp đi lặp lại.
28. Ngày nay, các tác nhân chính hoạt động trong thế giới tài chánh, và đặc biệt các ngân hàng, phải được trang bị bằng các bộ phận nội bộ giúp bảo đảm chức năng tuân thủ, tự kiểm soát tính hợp pháp trong các bước chính của diễn trình ra quyết định và các sản phẩm chính do công ty cung cấp. Tuy nhiên, nên gi nhận rằng, ít nhất cho đến những năm rất gần đây, việc thực hành hệ thống kinh tế-tài chính đôi khi dựa vào một phán đoàn hoàn toàn “tiêu cực” về chức năng này, nghĩa là, trên một sự tôn trọng hoàn toàn có tính hình thức các giới hạn do pháp luật hiện hành ấn định. Thật không may, từ điều này thường xuyên phát sinh ra các tình huống trốn tránh trên thực tế các luật lệ kiểm soát, nghĩa là các hành động có xu hướng lẩn tránh các nguyên tắc hiện hành, nhưng vẫn lo sao để đừng trực diện đi ngược lại các qui định nói lên các nguyên tắc này, để khỏi chịu các chế tài sau đó.
Để tránh điều trên, điều cần là phán đoán tuân thủ phải khảo sát tận tường các nghiệp vụ khác nhau kể cả các nghiệp vụ “tích cực”, nhằm bảo đảm chúng tôn trọng một cách hữu hiệu các nguyên tắc hướng dẫn luật lệ hiện hành. Theo nhiều người, việc thực thi chức năng theo cách này sẽ được tạo điều kiện nếu nó giúp tổ chức các Ủy ban Đạo đức, hoạt động cùng với các Hội đồng Quản trị, có thể cấu thành một đối tác tự nhiên được tạo thành từ những người cần đảm bảo, trong hoạt động cụ thể của ngân hàng, sự phù hợp của hành vi đối với các chỉ tiêu hiện có.
Theo nghĩa trên, cần phải dự liệu một số hướng dẫn trong công ty giúp tạo thuận lợi cho một phán đoán tuân thủ, để người ta có thể biện phân được những nghiệp vụ nào, có thể đạt được về kỹ thuật, là hợp pháp một cách cụ thể và có thể thể hiện được về mặt luân lý (thí dụ, câu hỏi này có thể tự đặt ra một cách chủ yếu liên quan tới các thực hành trốn thuế). Do đó, người ta có thể chuyển từ một sự tuân thủ hình thức qua một sự tuân thủ có thực chất trong việc áp dụng các quy định.
Ngoài ra, điều đáng mong ước là trong hệ thống định chuẩn, vốn chi phối thế giới tài chánh, nên dự liệu một điều khoản tổng quát; điều khoản này sẽ tuyên bố là bất hợp pháp mọi hành động mà mục đích trổi vượt là trốn tránh các qui định hiện hành, với việc nhận chịu hậu quả tội lỗi bằng các di sản của tất cả những bên liên hệ.
29. Không còn có thể bỏ qua một số hiện tượng trên thế giới, như sự phổ biến các hệ thống ngân hàng thế chấp (hệ thống ngân hàng trong bóng tối). Những hệ thống này, mặc dù được hiểu rõ ngay bên trong bản thân chúng, và cũng là các loại trung gian mà việc vận hành xem ra không bị bác bỏ ngay lập tức, nhưng thực ra, đã dẫn đến việc mất quyền kiểm soát đối với hệ thống về phía các cơ quan khác nhau của chứng khoán quốc gia. Do đó, họ đã cố ý ủng hộ việc sử dụng điều gọi là cấp vốn sáng tạo trong đó mục đích chính của việc đầu tư các tài nguyên tài chánh là trước hết có đặc tính đầu cơ, nếu không là cướp bóc trấn lột, chứ không phải là một việc phục vụ nền kinh tế thực sự. Ví dụ, nhiều người đồng ý rằng sự hiện hữu của các hệ thống "bóng tối" này có thể là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển và truyền lan khắp hoàn cầu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gần đây, bắt đầu từ Hoa Kỳ với các khoản thế chấp dưới chuẩn vào mùa hè 2007.
30. Ý định đầu cơ này, trong đó thế giới tài chánh hải ngoại (offshore finance) phát triển mạnh, trong khi cũng cung cấp các dịch vụ hợp pháp khác, thông qua các kênh trốn thuế khắp thế giới, nếu không trực tiếp trốn thuế và tái chế biến tiền bạc phát sinh từ tội phạm, đã góp phần làm nghèo thêm hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ thông thường. Thật khó mà phân biệt được liệu nhiều tình huống như thế có nuôi sống các điển hình vô luân cận kề hay tức khắc không. Chắc chắn, cho đến nay, rõ ràng là khi bất chính lấy mất chất dinh dưỡng chủ yếu khỏi nền kinh tế thực chất, các thực tại như thế khó có thể được biện minh cả trên quan điểm đạo đức lẫn trên quan điểm hiệu năng hoàn cầu của chính hệ thống kinh tế.
Ngược lại, xem ra càng hiển nhiên hơn nữa là mức độ tương quan không đáng kể giữa các hành vi phi đạo đức của những người điều hành và các vụ phá sản hiện có của hệ thống trong sự phức tạp của nó. Bây giờ, không thể phủ nhận rằng sự hiếm hoi đạo đức càng làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết của các cơ chế thị trường [46].
Trong hậu bán thế kỷ vừa qua, thị trường ngoài nước của đồng euro, không gian trao đổi tài chánh bên ngoài mọi khuôn khổ quy phạm chính thức, đã ra đời. Thị trường mở rộng từ một nước châu Âu quan trọng đến các nước khác trên thế giới, đang dọn đường cho một mạng lưới tài chính thay thế thực sự cho hệ thống tài chính chính thức và các khu vực pháp chế bảo vệ chúng.
Về phương diện này, cần nói rằng nếu lý do chính thức được đưa ra để hợp pháp hóa sự hiện diện của các địa điểm ở ngoài nước là cho phép các định chế đầu tư không phải chịu thuế kép, trước hết ở đất nước họ cư trú và thứ hai ở các quốc gia nơi đặt vốn của họ, thì trong thực tế, những nơi này, đến một mức độ đáng kể, đã trở thành cơ hội cho hoạt động tài chánh giáp ranh giới (border line), nếu không nói là vượt ranh giới, cả theo quan điểm về tính hợp pháp của chúng dưới góc độ qui định lẫn theo quan điểm đạo đức, nghĩa là một nền văn hóa kinh tế, lành mạnh và không có ý định trốn thuế.
Ngày nay, hơn một nửa thế giới thương mại được điều hợp bởi những con người đáng lưu ý từng cắt giảm gánh nặng thuế khóa của họ bằng cách di chuyển doanh thu từ địa điểm này sang địa điểm khác tùy theo sự thuận tiện của họ, chuyển doanh lợi qua những nước trốn thuế và các chi phí qua các nước đánh thuế cao hơn. Rõ ràng tất cả những người này đã chuyển nhiều tài nguyên có tính quyết định ra khỏi nền kinh tế thực sự và góp phần tạo ra các hệ thống kinh tế xây dựng trên bất bình đẳng. Hơn nữa, không thể bỏ qua sự kiện này là các địa điểm ngoài nước này, trong nhiều dịp hơn, đã trở thành những nơi thông thường để biến chế tiền bạc bẩn thỉu, vốn là hoa trái của thu nhập bất hợp pháp (trộm cắp, gian lận, tham nhũng, hiệp hội tội ác, mafia, chiến lợi phẩm vv.)
Do đó, qua việc che dấu sự kiện các hoạt động gọi là ngoài nước này diễn ra tại các địa điểm tài chánh chính thức của họ, một số quốc gia đã đồng ý nhận lợi nhuận từ cả tội phạm, nhưng lại nghĩ mình không có trách nhiệm nào vì tội ác đã không chính thức diễn ra dưới quyền tài phán của họ. Theo quan điểm đạo đức, điều này thể hiện một hình thức giả hình hiển nhiên.
Trong một thời gian ngắn, một thị trường như vậy đã trở thành nơi chuyển vốn lớn, vì cấu hình của nó tượng trưng cho phương pháp thực hiện các hình thức tránh thuế khác nhau và thiết yếu một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng việc nội bộ hóa tư cách hải ngoại của nhiều hiệp hội quan trọng can dự vào thị trường là điều rất được thèm muốn và thực hành.
31. Chắc chắn, hệ thống thuế của nhiều quốc gia khác nhau dường như không phải lúc nào cũng bình đẳng. Về phương diện này, điều có liên quan là nên ghi nhớ sự bất bình đẳng như vậy thường bất lợi cho những người yếu kém về kinh tế và ủng hộ những người được ưu đãi nhiều hơn, và có khả năng gây ảnh hưởng trên cả các hệ thống quy định vốn điều chỉnh cùng các loại thuế này. Thực thế, việc áp đặt các loại thuế, nếu bình đẳng, thực hiện được chức năng căn bản trong việc bình đẳng hóa và tái phân phối sự thịnh vượng không chỉ có lợi cho những người cần trợ cấp thích hợp, mà còn hỗ trợ các khoản đầu tư và sự tăng trưởng của nền kinh tế thực sự.
Việc trốn thuế ở phía những người có quyền lợi chính, tức các trung gian tài chánh lớn, những người thúc đẩy thị trường, cho thấy một sự di chuyển bất hợp pháp các tài nguyên ra khỏi nền kinh tế thực sự, và điều này gây thiệt hại cho xã hội dân sự như một toàn thể.
Do tính không minh bạch của các hệ thống đó, rất khó thiết lập chính xác số lượng tài sản được giao dịch trong chúng. Tuy nhiên, người ta tính ra rằng thuế tối thiểu đánh trên các giao dịch được thực hiện ngoài nước ấy đủ để giải quyết một phần lớn vấn đề đói kém trên thế giới: tại sao chúng ta không thể can đảm thực hiện phương cách của một sáng kiến tương tự?
Hơn nữa, người ta đã xác định rằng sự hiện hữu của các địa điểm ngoài nước cũng đã khuyến khích một lượng vốn khổng lồ chạy ra khỏi nhiều nước có thu nhập thấp, do đó tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị, cản trở họ cuối cùng đảm nhiệm con đường tăng trưởng và phát triển lành mạnh.
Vì lý do này, điều đáng nhắc đến là các định chế quốc tế khác nhau, thường xuyên hơn, đã tố cáo các thực hành này và nhiều chính phủ đã rất đúng khi cố gắng hạn chế sự lưu chuyển của các cơ sở tài chánh ngoài nước. Nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện về phương diện này, đặc biệt trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, cho đến nay, họ vẫn không thành công áp đặt được các thỏa thuận và quy định đủ hữu hiệu. Ngược lại, các khuôn khổ qui định được ngay các tổ chức có thẩm quyền quốc tế đề xuất về phương diện này thường không được áp dụng, hoặc bị làm cho vô hiệu, vì ảnh hưởng đáng chú ý mà các căn cứ này có khả năng gây ra nơi nhiều quyền lực chính trị, nhờ vào số vốn lớn thuộc quyền sở hữu của họ.
Tất cả những điều trên, trong khi góp phần gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thực chất có thể vận hành tốt, cho thấy một cấu trúc, như nó được hình thành ngày nay, dường như hoàn toàn không thể chấp nhận được theo quan điểm đạo đức. Do đó, cần thiết và cấp bách phải chuẩn bị ở bình diện quốc tế các biện pháp thích hợp để chữa trị các hệ thống bất công này. Trên hết, thực hành sự minh bạch tài chánh ở mọi bình diện, (như phải báo cáo công khai các công ty đa quốc về các hoạt động liên hệ và các loại thuế trả ở mỗi quốc gia mà họ hoạt động thông qua các nhóm công ty con của họ) cùng với những chế tài nghiêm ngặt, áp đặt lên các quốc gia nào lặp đi lặp lại các thực hành bất lương (trốn thuế và tránh thuế, tái chế biến tiền bạc bẩn thỉu) đã đề cập ở trên.
32. Hệ thống hải ngoại kết cục cũng đã làm cho tình trạng nợ công của các nước có nền kinh tế kém phát triển xấu thêm. Thực thế, người ta quan sát thấy sự giầu có riêng do một số phần tử ưu tú tích lũy tại các sào huyệt (havens) trốn thuế gần bằng với nợ công của các quốc gia liên hệ. Điều này, trên thực tế, đã làm nổi bật sự kiện, ở nguồn gốc của khoản nợ đó, thường có những tổn thất kinh tế được các tư nhân tạo ra và được trút lên vai hệ thống công cộng. Hơn nữa, cần lưu ý rằng những người giữ vai trò kinh tế quan trọng có khuynh hướng theo đuổi, thường là với sự thông đồng của các chính trị gia, thói quen xã hội hóa các tổn thất.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh: nợ công thường hay bị tạo ra bởi một sự quản trị bất cẩn (incautious), nếu không muốn nói là gian lận, của hệ thống hành chính công. Những khoản nợ này, những tổn thất tài chánh này gây gánh nặng cho nhiều quốc gia khác nhau, ngày nay đặt ra một trong những trở ngại chính cho sự vận hành và tăng trưởng tốt của các nền kinh tế quốc gia khác nhau. Thực vậy, nhiều nền kinh tế quốc gia oằn lưng bởi việc phải đối phó với việc trả tiền lời, vốn phát sinh từ khoản nợ đó, và do đó phải thực hiện các điều chỉnh cơ cấu một cách ngoan ngoãn để đáp ứng nhu cầu này.
Đứng trước tất cả các điều trên, một mặt, các quốc gia riêng lẻ được kêu gọi tự bảo vệ mình bằng một chính sách quản trị thích đáng hệ thống công cộng qua việc cải cách cơ cấu một cách khôn ngoan, phân bổ các chi phí hợp lý và đầu tư thận trọng. Mặt khác, trên bình diện quốc tế, cần phải đặt mọi quốc gia đứng trước trách nhiệm không thể tránh được của nó là cho phép và ủng hộ các đường thoát hợp lý ra khỏi các khoản nợ cứ tăng lên hoài hoài, chứ không đặt nó trên vai các nhà nước, và do đó, lên vai các công dân của họ, nghĩa là lên vai hàng triệu gia đình mang những gánh nặng tài chính không ai chịu đựng được.
Vì vậy, nỗ lực cũng phải có về phía chính trị, bằng cách giảm nợ công một cách hợp lý và đồng tình, đặc biệt là các loại nợ của những thực thể có nền kinh tế vững chắc, có khả năng cung cấp nó [47]. Các giải pháp tương tự cũng được yêu cầu cho cả sức khỏe của hệ thống kinh tế quốc tế nhằm tránh sự lây lan của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng có hệ thống, cũng như cho việc theo đuổi lợi ích chung của mọi người.
33. Tất cả những điều chúng ta đã nói đến từ trước đến nay không những chỉ là công việc của một thực thể hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, mà còn trong phạm vi trách nhiệm của chúng ta nữa. Điều này có nghĩa: chúng ta có trong tầm tay các công cụ quan trọng có khả năng góp phần hướng tới việc giải quyết nhiều vấn đề. Thí dụ, các thị trường sống nhờ việc cung và cầu hàng hóa. Về phương diện này, mọi người chúng ta có thể ảnh hưởng một cách quyết định bằng cách lên khung cho nhu cầu đó.
Do đó, điều trở nên hiển nhiên là thao tác tiêu thụ và tiết kiệm một cách có phê phán và có trách nhiệm là điều thực sự quan trọng và có trách nhiệm đến chừng nào. Mua sắm, chẳng hạn, một việc hàng ngày nhờ đó, chúng ta cung cấp các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, cũng là một hình thức chọn lựa mà chúng ta thực hiện giữa các sản phẩm khác nhau được thị trường cung cấp. Đó là một chọn lựa qua đó chúng ta thường lựa, một cách vô thức, các hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có thể diễn ra qua dây chuyền cung cấp, trong đó việc vi phạm các nhân quyền căn bản nhất được coi là chuyện bình thường hoặc nhờ công việc của các công ty mà nền đạo đức, trên thực tế, không biết bất cứ lợi ích nào khác ngoài lợi nhuận của các cổ đông với bất cứ giá nào.
Cần phải rèn luyện bản thân để thực hiện việc lựa chọn các hàng hóa mà trên vai chúng có cuộc hành trình xứng đáng theo quan điểm đạo đức, vì cũng nhờ cử chỉ này, bề ngoài có vẻ không quan trọng, nhưng thực ra, chúng ta đã biểu hiện một nền đạo đức và được kêu gọi có một lập trường trước điều tốt hay điều xấu đối với một con người có thực. Có người đã đưa ra đề nghị “bỏ phiếu bằng ví tiền của bạn”. Điều này có ý nói đến việc bỏ phiếu hàng ngày ở các thị trường có lợi cho bất cứ điều gì hỗ trợ phúc lợi cụ thể của mọi người chúng ta, và bác bỏ bất cứ điều gì làm hại họ [48].
Những cân nhắc trên cũng phải áp dụng tương tự vào việc quản lý tiền tiết kiệm, chẳng hạn như hướng chúng vào các doanh nghiệp nào chịu hoạt động với các tiêu chuẩn rõ ràng lấy cảm hứng từ đạo đức, biết tôn trọng toàn diện con người nhân bản, và mỗi con người đặc thù, trong chân trời trách nhiệm xã hội [49]. Hơn nữa, nói chung, mỗi người được kêu gọi trau dồi các thủ tục sản xuất của cải nhất quán với bản chất tương quan của chúng ta và có xu hướng ủng hộ sự phát triển con người toàn diện và không thể thiếu được.
Kỳ cuối: Kết luận và ghi chú