Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh
Các Xem Xét Để Biện Phân Về Đạo Đức Một Số Khía Cạnh Của Hệ Thống Kinh Tế Hiện Nay
I. Dẫn Nhập
1. Ngày nay hơn bao giờ hết, các vấn đề kinh tế và tài chính đang thu hút sự chú ý của chúng ta, do ảnh hưởng ngày càng tăng của thị trường đối với phúc lợi vật chất của một phần lớn nhân loại. Điều này đòi hỏi, một mặt, một quy định công bằng về các năng động tính của chúng và mặt khác, một nền tảng đạo đức rõ ràng có thể bảo đảm cho phúc lợi đạt được một phẩm chất nhân bản trong các mối tương quan mà các cơ chế kinh tế không thể tự sản xuất được một cách tương xứng. Ngày nay, một nền tảng đạo đức như vậy được đòi hỏi từ mọi phía, đặc biệt là từ những người đang làm việc trong hệ thống kinh tế và tài chính. Chính ở đây, điều đã trở nên hiển nhiên là sự cần thiết phải có một liên minh giữa hiểu biết kĩ thuật và túi khôn nhân bản, nếu không muốn thấy bất cứ hành động nhân bản nào trở thành đồi bại. Ngược lại, liên minh này làm cho nó có thể tiến bộ trên con đường dẫn đến một phúc lợi thật sự và toàn diện của con người.
2. Việc phát huy toàn diện mỗi con người nhân bản, tất cả cộng đồng nhân bản và mọi con người là chân trời tối hậu của ích chung mà Giáo Hội, "bí tích cứu rỗi phổ quát" [1], tự đề xuất để đạt tới. Trong tính toàn diện của điều thiện này, được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kytô, ta thấy mục tiêu tối hậu của mọi hoạt động của Giáo Hội. Nguồn gốc và sự thành đạt tối hậu của hoạt động này là ở trong Thiên Chúa, Đấng đã tóm lược mọi sự trong Người (xem Ep. 1, 10).
Điều thiện trên trổ bông như một dự ứng về vương quốc của Thiên Chúa mà Giáo Hội được kêu gọi để công bố và thành lập trong mọi lĩnh vực hoạt động nhân bản [2]; nó là hoa trái đặc biệt của đức ái này, một đức ái, vì là con đường hoàng gia của hành động giáo hội, cũng đã được kêu gọi tự biểu hiện mình trong tình yêu xã hội, dân sự và chính trị. Tình yêu này "tự biểu hiện trong mọi hành động nhằm cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu đối với xã hội và cam kết đối với ích chung là một hình thức tuyệt vời của đức ái, không những liên quan đến mối tương quan giữa các cá nhân, mà còn liên quan đến "các mối tương quan vĩ mô: tức các liên hệ xã hội, kinh tế, chính trị". Đây là lý do tại sao Giáo Hội đã đề xuất với thế giới lý tưởng về một "nền văn minh của tình yêu" [3]. Tình yêu đối với sự thiện toàn diện, một tình yêu không thể tách rời khỏi tình yêu đối với chân lý, là chìa khóa cho sự phát triển chân chính.
3. Đó là mục tiêu theo đuổi, với sự chắc chắn rằng trong tất cả các nền văn hóa, có nhiều điểm hội tụ về đạo đức, nói lên một túi khôn luân lý chung [4], mà trên trật tự khách quan của nó, nhân phẩm được đặt nền tảng. Các quyền và nhiệm vụ căn bản của con người dựa trên cái nền vững chắc và bất khả xâm phạm của trật tự này, một trật tự đề ra các nguyên tắc chung rõ ràng, mà nếu không có nó, việc kiểm soát và lạm dụng của kẻ mạnh nhất kết cục sẽ thống trị toàn diện đời sống nhân sinh. Trật tự đạo đức này, bắt rễ từ túi khôn của Thiên Chúa Tạo Dựng, do đó, là nền tảng không thể thiếu để xây dựng một cộng đồng thực sự của con người, một cộng đồng được cai trị bởi luật lệ đặt căn bản trên công lý đích thực. Điều này còn chân thực hơn chính con người, là những người, tuy hết mình mong ước điều thiện và điều chân thật, nhưng thường sa ngã, khi đối diện với lợi ích đảng phái, lạm dụng và thực hành không công bằng, gây đau khổ trầm trọng cho toàn thể nhân loại, đặc biệt cho những người yếu nhất và cho những người không có khả năng tự vệ.
Trong số các nhiệm vụ chính của mình, Giáo hội cũng nhìn nhận nhiệm vụ nhắc nhở mọi người, với một sự chắc chắn khiêm nhường, nhớ một số nguyên tắc đạo đức hiển nhiên, để giải phóng mỗi lĩnh vực hành động nhân bản khỏi rối loạn đạo đức thường xuyên gây khổ cho họ. Về phương diện này, chính lý trí của con người, vốn đặc điểm hóa mỗi con người bằng con dấu không thể xóa nhòa của nó, đòi phải có sự biện phân khôn ngoan. Thực thế, trong chân lý và công lý, tinh thần con người luôn tìm kiếm nền tảng vững chắc cho các công trình của nó, vì nhận thức rằng không có cơ sở này, ngay định hướng của nó cũng sẽ thiếu sót [5].
4. Định hướng đúng đắn của lý trí này không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực hành động nhân bản nào. Theo cách này, không một không gian nào, trong đó con người hành động, lại có thể tự cho phép mình xa lạ, hoặc không thể thẩm thấu vào một nền đạo đức xây dựng trên tự do, chân lý, công lý và liên đới [6]. Điều này cũng áp dụng cho các lĩnh vực trong đó các luật lệ chính trị và kinh tế có hiệu lực: "Hôm nay, suy nghĩ về ích chung, chúng ta có nhu cầu cấp bách này là chính trị và kinh tế, khi đối thoại với nhau, phải cương quyết đặt mình vào việc phục vụ sự sống, nhất là sự sống của con người "[7].
Thật vậy, tất cả các hoạt động nhân bản đều được kêu gọi sản sinh ra các hoa trái, bằng cách xếp đặt cách hào phóng và bình đẳng mọi ơn phúc mà từ nguyên thủy, Thiên Chúa vốn xếp đặt cho mọi người được hưởng dùng; nó cũng phải phát triển, với một niềm hy vọng chắc chắn, những hạt giống thiện ích vốn có sẵn trong mọi sáng thế như một lời hứa về khả năng sinh sản. Lời kêu gọi này tạo thành một lời mời vĩnh viễn cho việc triển khai tự do nhân bản, cho dù tội lỗi luôn sẵn sàng làm suy yếu kế hoạch thần linh từ nguyên thủy này.
Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đến gặp con người trong Chúa Giêsu Kytô. Người khiến chúng ta tham gia vào biến cố tuyệt vời là sự phục sinh của Người; Người "không những cứu chuộc cá nhân mà còn cả các tương quan xã hội" nữa [8]; Người làm việc cho một trật tự mới trong các mối tương quan xã hội được xây dựng trên Chân lý và Tình yêu, một chất men phong phú làm biến đổi lịch sử. Như thế, Người dự ứng Vương quốc Thiên đàng mà Người đã đến để công bố và khai mở nơi con người của Người trong diễn trình thời gian.
5. Mặc dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu chắc chắn gia tăng trong hậu bán thế kỷ hai mươi, với một mức độ và tốc độ chưa bao giờ thấy trước đây, nhưng cần lưu ý rằng, song song, các bất bình đẳng cũng đã gia tăng nơi nhiều quốc gia khác [9], cũng như giữa các quốc gia. Nhiều người tiếp tục sống trong tình trạng nghèo nàn cùng cực.
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đáng lẽ đã là cơ hội để khai triển một nền kinh tế mới biết chú ý nhiều hơn đến các nguyên tắc đạo đức và để quy định mới mẻ hoạt động tài chính, bằng cách loại trừ các khía cạnh ăn cướp và đầu cơ và tăng cường việc phục vụ nền kinh tế chân thực. Mặc dù ở các bình diện khác nhau, nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện, được hoan nghênh và đánh giá cao, nhưng không có phản ứng nào giúp suy nghĩ lại các tiêu chuẩn lỗi thời này, những tiêu chuẩn tiếp tục thống trị thế giới [10]. Trái lại, dường như một sự ích kỷ mù quáng đang chiếm ưu thế, trong ngắn hạn; coi thường ích chung, nó loại khỏi chân trời mối bận tâm không những để tạo ra mà còn để chia sẻ sự giàu có và loại bỏ các bất bình đẳng quá sắc nét ngày nay.
6. Điều có liên quan là phúc lợi thực sự của hầu hết đàn ông và đàn bà trên hành tinh của chúng ta, những người có nguy cơ càng ngày càng bị gạt ra ngoài lề nhiều hơn, nếu không muốn nói là “bị loại trừ và bác bỏ" [11] khỏi sự tiến bộ và thịnh vượng thực sự, trong khi một thiểu số bóc lột và tự giành cho mình những nguồn tài nguyên mênh mông và sự giàu có, trong sự thờ ơ trước thân phận của đại đa số. Do đo, đã đến lúc phải hỗ trợ việc phục hồi những gì đích thực là nhân bản, phải mở rộng chân trời tinh thần và tâm hồn, để nhận ra một cách trung thực những gì xuất phát từ các đòi hỏi của sự chân và sự thiện, những điều mà không có chúng, bất cứ hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế nào nhất định sẽ phá sản, thất bại và về lâu dài, sụp đổ. Lòng ích kỷ, cuối cùng, không mang lại gì, nhưng nó khiến mọi người phải trả giá quá cao; do đó, nếu chúng ta muốn phúc lợi thực sự cho nhân loại, "tiền bạc phải phục vụ chứ không thống trị!" [12].
Về vấn đề này, trước hết, các nhà điều hành có năng quyền và có trách nhiệm phải khai triển các hình thức kinh tế và tài chính mới mà việc thực hành và quy tắc của chúng phải nhắm sự tiến bộ của ích chung cũng như việc tôn trọng nhân phẩm, bằng cách dựa vào cái nền vững chắc là giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên, Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, mà năng quyền cũng bao gồm các vấn đề về bản chất luân lý, hợp tác với Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện, muốn đề xuất, bằng văn kiện này, các xem xét căn bản cũng như các điểm tham chiếu để hỗ trợ sự tiến bộ này và bảo vệ phẩm giá này [13]. Đặc biệt, người ta nhận ra sự cần thiết phải thực hiện một cuộc suy tư đạo đức về một số khía cạnh của việc làm trung gian tài chánh mà sự vận hành khi bị tách khỏi cơ sở nhân học và luân lý công chính, không những tạo ra các lạm dụng và bất công hiển nhiên, mà còn tự chứng tỏ có khả năng tạo ra các cuộc khủng hoảng có hệ thống trên qui mô hoàn cầu. Việc biện phân này được cung cấp cho mọi người nam nữ có thiện chí.
Kỳ Sau: II. Những Xem Xét Nền Tảng
Các Xem Xét Để Biện Phân Về Đạo Đức Một Số Khía Cạnh Của Hệ Thống Kinh Tế Hiện Nay
I. Dẫn Nhập
1. Ngày nay hơn bao giờ hết, các vấn đề kinh tế và tài chính đang thu hút sự chú ý của chúng ta, do ảnh hưởng ngày càng tăng của thị trường đối với phúc lợi vật chất của một phần lớn nhân loại. Điều này đòi hỏi, một mặt, một quy định công bằng về các năng động tính của chúng và mặt khác, một nền tảng đạo đức rõ ràng có thể bảo đảm cho phúc lợi đạt được một phẩm chất nhân bản trong các mối tương quan mà các cơ chế kinh tế không thể tự sản xuất được một cách tương xứng. Ngày nay, một nền tảng đạo đức như vậy được đòi hỏi từ mọi phía, đặc biệt là từ những người đang làm việc trong hệ thống kinh tế và tài chính. Chính ở đây, điều đã trở nên hiển nhiên là sự cần thiết phải có một liên minh giữa hiểu biết kĩ thuật và túi khôn nhân bản, nếu không muốn thấy bất cứ hành động nhân bản nào trở thành đồi bại. Ngược lại, liên minh này làm cho nó có thể tiến bộ trên con đường dẫn đến một phúc lợi thật sự và toàn diện của con người.
2. Việc phát huy toàn diện mỗi con người nhân bản, tất cả cộng đồng nhân bản và mọi con người là chân trời tối hậu của ích chung mà Giáo Hội, "bí tích cứu rỗi phổ quát" [1], tự đề xuất để đạt tới. Trong tính toàn diện của điều thiện này, được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kytô, ta thấy mục tiêu tối hậu của mọi hoạt động của Giáo Hội. Nguồn gốc và sự thành đạt tối hậu của hoạt động này là ở trong Thiên Chúa, Đấng đã tóm lược mọi sự trong Người (xem Ep. 1, 10).
Điều thiện trên trổ bông như một dự ứng về vương quốc của Thiên Chúa mà Giáo Hội được kêu gọi để công bố và thành lập trong mọi lĩnh vực hoạt động nhân bản [2]; nó là hoa trái đặc biệt của đức ái này, một đức ái, vì là con đường hoàng gia của hành động giáo hội, cũng đã được kêu gọi tự biểu hiện mình trong tình yêu xã hội, dân sự và chính trị. Tình yêu này "tự biểu hiện trong mọi hành động nhằm cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu đối với xã hội và cam kết đối với ích chung là một hình thức tuyệt vời của đức ái, không những liên quan đến mối tương quan giữa các cá nhân, mà còn liên quan đến "các mối tương quan vĩ mô: tức các liên hệ xã hội, kinh tế, chính trị". Đây là lý do tại sao Giáo Hội đã đề xuất với thế giới lý tưởng về một "nền văn minh của tình yêu" [3]. Tình yêu đối với sự thiện toàn diện, một tình yêu không thể tách rời khỏi tình yêu đối với chân lý, là chìa khóa cho sự phát triển chân chính.
3. Đó là mục tiêu theo đuổi, với sự chắc chắn rằng trong tất cả các nền văn hóa, có nhiều điểm hội tụ về đạo đức, nói lên một túi khôn luân lý chung [4], mà trên trật tự khách quan của nó, nhân phẩm được đặt nền tảng. Các quyền và nhiệm vụ căn bản của con người dựa trên cái nền vững chắc và bất khả xâm phạm của trật tự này, một trật tự đề ra các nguyên tắc chung rõ ràng, mà nếu không có nó, việc kiểm soát và lạm dụng của kẻ mạnh nhất kết cục sẽ thống trị toàn diện đời sống nhân sinh. Trật tự đạo đức này, bắt rễ từ túi khôn của Thiên Chúa Tạo Dựng, do đó, là nền tảng không thể thiếu để xây dựng một cộng đồng thực sự của con người, một cộng đồng được cai trị bởi luật lệ đặt căn bản trên công lý đích thực. Điều này còn chân thực hơn chính con người, là những người, tuy hết mình mong ước điều thiện và điều chân thật, nhưng thường sa ngã, khi đối diện với lợi ích đảng phái, lạm dụng và thực hành không công bằng, gây đau khổ trầm trọng cho toàn thể nhân loại, đặc biệt cho những người yếu nhất và cho những người không có khả năng tự vệ.
Trong số các nhiệm vụ chính của mình, Giáo hội cũng nhìn nhận nhiệm vụ nhắc nhở mọi người, với một sự chắc chắn khiêm nhường, nhớ một số nguyên tắc đạo đức hiển nhiên, để giải phóng mỗi lĩnh vực hành động nhân bản khỏi rối loạn đạo đức thường xuyên gây khổ cho họ. Về phương diện này, chính lý trí của con người, vốn đặc điểm hóa mỗi con người bằng con dấu không thể xóa nhòa của nó, đòi phải có sự biện phân khôn ngoan. Thực thế, trong chân lý và công lý, tinh thần con người luôn tìm kiếm nền tảng vững chắc cho các công trình của nó, vì nhận thức rằng không có cơ sở này, ngay định hướng của nó cũng sẽ thiếu sót [5].
4. Định hướng đúng đắn của lý trí này không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực hành động nhân bản nào. Theo cách này, không một không gian nào, trong đó con người hành động, lại có thể tự cho phép mình xa lạ, hoặc không thể thẩm thấu vào một nền đạo đức xây dựng trên tự do, chân lý, công lý và liên đới [6]. Điều này cũng áp dụng cho các lĩnh vực trong đó các luật lệ chính trị và kinh tế có hiệu lực: "Hôm nay, suy nghĩ về ích chung, chúng ta có nhu cầu cấp bách này là chính trị và kinh tế, khi đối thoại với nhau, phải cương quyết đặt mình vào việc phục vụ sự sống, nhất là sự sống của con người "[7].
Thật vậy, tất cả các hoạt động nhân bản đều được kêu gọi sản sinh ra các hoa trái, bằng cách xếp đặt cách hào phóng và bình đẳng mọi ơn phúc mà từ nguyên thủy, Thiên Chúa vốn xếp đặt cho mọi người được hưởng dùng; nó cũng phải phát triển, với một niềm hy vọng chắc chắn, những hạt giống thiện ích vốn có sẵn trong mọi sáng thế như một lời hứa về khả năng sinh sản. Lời kêu gọi này tạo thành một lời mời vĩnh viễn cho việc triển khai tự do nhân bản, cho dù tội lỗi luôn sẵn sàng làm suy yếu kế hoạch thần linh từ nguyên thủy này.
Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đến gặp con người trong Chúa Giêsu Kytô. Người khiến chúng ta tham gia vào biến cố tuyệt vời là sự phục sinh của Người; Người "không những cứu chuộc cá nhân mà còn cả các tương quan xã hội" nữa [8]; Người làm việc cho một trật tự mới trong các mối tương quan xã hội được xây dựng trên Chân lý và Tình yêu, một chất men phong phú làm biến đổi lịch sử. Như thế, Người dự ứng Vương quốc Thiên đàng mà Người đã đến để công bố và khai mở nơi con người của Người trong diễn trình thời gian.
5. Mặc dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu chắc chắn gia tăng trong hậu bán thế kỷ hai mươi, với một mức độ và tốc độ chưa bao giờ thấy trước đây, nhưng cần lưu ý rằng, song song, các bất bình đẳng cũng đã gia tăng nơi nhiều quốc gia khác [9], cũng như giữa các quốc gia. Nhiều người tiếp tục sống trong tình trạng nghèo nàn cùng cực.
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đáng lẽ đã là cơ hội để khai triển một nền kinh tế mới biết chú ý nhiều hơn đến các nguyên tắc đạo đức và để quy định mới mẻ hoạt động tài chính, bằng cách loại trừ các khía cạnh ăn cướp và đầu cơ và tăng cường việc phục vụ nền kinh tế chân thực. Mặc dù ở các bình diện khác nhau, nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện, được hoan nghênh và đánh giá cao, nhưng không có phản ứng nào giúp suy nghĩ lại các tiêu chuẩn lỗi thời này, những tiêu chuẩn tiếp tục thống trị thế giới [10]. Trái lại, dường như một sự ích kỷ mù quáng đang chiếm ưu thế, trong ngắn hạn; coi thường ích chung, nó loại khỏi chân trời mối bận tâm không những để tạo ra mà còn để chia sẻ sự giàu có và loại bỏ các bất bình đẳng quá sắc nét ngày nay.
6. Điều có liên quan là phúc lợi thực sự của hầu hết đàn ông và đàn bà trên hành tinh của chúng ta, những người có nguy cơ càng ngày càng bị gạt ra ngoài lề nhiều hơn, nếu không muốn nói là “bị loại trừ và bác bỏ" [11] khỏi sự tiến bộ và thịnh vượng thực sự, trong khi một thiểu số bóc lột và tự giành cho mình những nguồn tài nguyên mênh mông và sự giàu có, trong sự thờ ơ trước thân phận của đại đa số. Do đo, đã đến lúc phải hỗ trợ việc phục hồi những gì đích thực là nhân bản, phải mở rộng chân trời tinh thần và tâm hồn, để nhận ra một cách trung thực những gì xuất phát từ các đòi hỏi của sự chân và sự thiện, những điều mà không có chúng, bất cứ hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế nào nhất định sẽ phá sản, thất bại và về lâu dài, sụp đổ. Lòng ích kỷ, cuối cùng, không mang lại gì, nhưng nó khiến mọi người phải trả giá quá cao; do đó, nếu chúng ta muốn phúc lợi thực sự cho nhân loại, "tiền bạc phải phục vụ chứ không thống trị!" [12].
Về vấn đề này, trước hết, các nhà điều hành có năng quyền và có trách nhiệm phải khai triển các hình thức kinh tế và tài chính mới mà việc thực hành và quy tắc của chúng phải nhắm sự tiến bộ của ích chung cũng như việc tôn trọng nhân phẩm, bằng cách dựa vào cái nền vững chắc là giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên, Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, mà năng quyền cũng bao gồm các vấn đề về bản chất luân lý, hợp tác với Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện, muốn đề xuất, bằng văn kiện này, các xem xét căn bản cũng như các điểm tham chiếu để hỗ trợ sự tiến bộ này và bảo vệ phẩm giá này [13]. Đặc biệt, người ta nhận ra sự cần thiết phải thực hiện một cuộc suy tư đạo đức về một số khía cạnh của việc làm trung gian tài chánh mà sự vận hành khi bị tách khỏi cơ sở nhân học và luân lý công chính, không những tạo ra các lạm dụng và bất công hiển nhiên, mà còn tự chứng tỏ có khả năng tạo ra các cuộc khủng hoảng có hệ thống trên qui mô hoàn cầu. Việc biện phân này được cung cấp cho mọi người nam nữ có thiện chí.
Kỳ Sau: II. Những Xem Xét Nền Tảng