Đức Thánh Cha cống hiến những suy tư trong buổi tiếp kiến chung
VATICAN - Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã suy tư về Tam Nhật Vượt Qua trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 8/4, điều mà ngài gọi là “điểm tựa của toàn năm phụng vụ.”
Tuần thánh, Đức Giáo Hoàng nói, “cống hiến chúng ta cơ hội gìm mình trong những biến cố trung tâm sự Cứu Chuộc, hầu sống lại Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm lớn nhất của đức tin.”
“Tuyệt diệu dường nào, và đồng thời kinh hoàng dường nào, là mầu nhiệm này,” Đức Thánh Cha nói. “Chúng ta không bao giờ có thể suy nghĩ cho đủ về thực tại này. Chúa Giêsu, mặc dầu là Thiên Chúa, không muốn chiếm lấy những đặc ân thần linh của Người làm một vật sỡ hữu riêng mình; Người không muốn sử dụng sự làm Chúa của Người, phẩm giá và quyền năng vinh hiển của Người, như là một dụng cụ chiến thắng và như dấu xa cách chúng ta.
“Ngược lại, “Người đã trút bỏ mình’ bằng cách chấp nhận điều kiện khốn nạn và yếu hèn nhân bản của chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận rằng tam nhật Phục Sinh bắt đầu vào chiều Thứ Năm với Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa: “ Giáo Hội kỷ niệm việc thiết lập Thánh Thể, chức linh mục thừa tác và điều răn mới bác ái, được Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ Người.”
Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nói, là “một lời mời đổi mới tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ cao cả nhất Thánh Thể, phải được nhận lãnh với lòng sốt sắng và được thờ lạy với đức tin sống động.”
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói tiếp, là “ngày Thương Khó và đóng đinh của Chúa. Mỗi năm, đặt mình trong thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh trên gỗ thánh giá, chúng ta nhận ra đầy tình yêu là dường nào những lời Người đã công bố trong ngày áp, trong Bữa Tiệc Cuối.”
“Chúa Giêsu đã muốn hiến mạng sống của Người làm hy lễ chuộc tội nhân loại,” Đức Thánh Cha suy niệm. “Đúng như trước Thánh Thể, cũng vậy trước sự Thương Khó và sự Chết của Chúa Giêsu trên thánh giá mầu nhiệm trí khôn không thể hiểu được. Chúng ta được đặt trước một sự gì xem ra vô lý về mặt nhân bản: một Thiên Chúa không những làm người với tất cả những nhu cầu con người, không những Người chịu đau khổ hầu cứu chuộc con người, đặt một gánh nặng lên mình với tất cả thảm kịch của nhân loại, mà còn chết vì con người.
“Sự chết của Chúa Kitô nhắc lại sự tích lũy những đau buồn và những sự dữ bao vây nhân loại của mọi thời đải: gánh nặng áp đảo của sự chết chúng ta, hận thù và bạo lực hằng ngày làm vấy máu trái đất chúng ta. Sự Thương Khó của Chúa tiếp tục trong đau khổ của con người.”
Ngài nói thêm, “Nếu ngày Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày đầy đau buồn, thì đồng thời là một ngày càng thuận lợi hơn để tái thức tỉnh đức tin chúng ta, tăng cường hy vọng và sự can đảm chúng ta nhờ vậy mỗi người chúng ta sẽ vác thánh giá mình cách khiêm tốn, tin cẩn và phó thác trong Chúa, vì chắc chắn về sự nâng đỡ và chiến thắng của Người.”
“Hy vọng,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “được nuôi dưỡng trong thinh lặng lớn của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, chờ đợi sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trong ngày này các nhà thờ bị lột trần và không thực hiện những nghi thức phụng vụ đặc biệt nào. Giáo Hội tỉnh thức trong sự cầu nguyện như Đức Maria, và cùng với Đức Maria, chia sẻ cũng những cảm giác đau buồn và tin tưởng nơi Thiên Chúa.
“Được khuyên cách chính đáng phải giữ suốt ngày một bầu khí cầu nguyện, thuận tiện cho việc suy gẫm và hoà giải; các tín hữu được khuyến khích tới gần bí tích sám hối, hầu có khả năng tham gia trong nhũng cử hành Phục Sinh, sau khi được đổi mới thật sự.”
Tiếp theo sự “tỉnh tâm và thinh lặng của Ngày Thứ bảy Tuần Thánh” là Vọng trọng thể Phục Sinh, điều mà Đức Giáo Hoàng gọi là “mẹ của mọi ngày vọng.”
“Một lần nữa sẽ công bố sự chiến thắng của ánh sáng trên sự tối tăm, của sự sống trên sự chết, và Giáo Hội sẽ vui mừng trong sự gặp gỡ với Chúa mình,” ngài nói thêm. Như vậy chúng ta sẽ đi vào trong bầu khí Lễ Phục Sinh.”
VATICAN - Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã suy tư về Tam Nhật Vượt Qua trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 8/4, điều mà ngài gọi là “điểm tựa của toàn năm phụng vụ.”
Tuần thánh, Đức Giáo Hoàng nói, “cống hiến chúng ta cơ hội gìm mình trong những biến cố trung tâm sự Cứu Chuộc, hầu sống lại Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm lớn nhất của đức tin.”
“Tuyệt diệu dường nào, và đồng thời kinh hoàng dường nào, là mầu nhiệm này,” Đức Thánh Cha nói. “Chúng ta không bao giờ có thể suy nghĩ cho đủ về thực tại này. Chúa Giêsu, mặc dầu là Thiên Chúa, không muốn chiếm lấy những đặc ân thần linh của Người làm một vật sỡ hữu riêng mình; Người không muốn sử dụng sự làm Chúa của Người, phẩm giá và quyền năng vinh hiển của Người, như là một dụng cụ chiến thắng và như dấu xa cách chúng ta.
“Ngược lại, “Người đã trút bỏ mình’ bằng cách chấp nhận điều kiện khốn nạn và yếu hèn nhân bản của chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận rằng tam nhật Phục Sinh bắt đầu vào chiều Thứ Năm với Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa: “ Giáo Hội kỷ niệm việc thiết lập Thánh Thể, chức linh mục thừa tác và điều răn mới bác ái, được Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ Người.”
Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nói, là “một lời mời đổi mới tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ cao cả nhất Thánh Thể, phải được nhận lãnh với lòng sốt sắng và được thờ lạy với đức tin sống động.”
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói tiếp, là “ngày Thương Khó và đóng đinh của Chúa. Mỗi năm, đặt mình trong thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh trên gỗ thánh giá, chúng ta nhận ra đầy tình yêu là dường nào những lời Người đã công bố trong ngày áp, trong Bữa Tiệc Cuối.”
“Chúa Giêsu đã muốn hiến mạng sống của Người làm hy lễ chuộc tội nhân loại,” Đức Thánh Cha suy niệm. “Đúng như trước Thánh Thể, cũng vậy trước sự Thương Khó và sự Chết của Chúa Giêsu trên thánh giá mầu nhiệm trí khôn không thể hiểu được. Chúng ta được đặt trước một sự gì xem ra vô lý về mặt nhân bản: một Thiên Chúa không những làm người với tất cả những nhu cầu con người, không những Người chịu đau khổ hầu cứu chuộc con người, đặt một gánh nặng lên mình với tất cả thảm kịch của nhân loại, mà còn chết vì con người.
“Sự chết của Chúa Kitô nhắc lại sự tích lũy những đau buồn và những sự dữ bao vây nhân loại của mọi thời đải: gánh nặng áp đảo của sự chết chúng ta, hận thù và bạo lực hằng ngày làm vấy máu trái đất chúng ta. Sự Thương Khó của Chúa tiếp tục trong đau khổ của con người.”
Ngài nói thêm, “Nếu ngày Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày đầy đau buồn, thì đồng thời là một ngày càng thuận lợi hơn để tái thức tỉnh đức tin chúng ta, tăng cường hy vọng và sự can đảm chúng ta nhờ vậy mỗi người chúng ta sẽ vác thánh giá mình cách khiêm tốn, tin cẩn và phó thác trong Chúa, vì chắc chắn về sự nâng đỡ và chiến thắng của Người.”
“Hy vọng,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “được nuôi dưỡng trong thinh lặng lớn của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, chờ đợi sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trong ngày này các nhà thờ bị lột trần và không thực hiện những nghi thức phụng vụ đặc biệt nào. Giáo Hội tỉnh thức trong sự cầu nguyện như Đức Maria, và cùng với Đức Maria, chia sẻ cũng những cảm giác đau buồn và tin tưởng nơi Thiên Chúa.
“Được khuyên cách chính đáng phải giữ suốt ngày một bầu khí cầu nguyện, thuận tiện cho việc suy gẫm và hoà giải; các tín hữu được khuyến khích tới gần bí tích sám hối, hầu có khả năng tham gia trong nhũng cử hành Phục Sinh, sau khi được đổi mới thật sự.”
Tiếp theo sự “tỉnh tâm và thinh lặng của Ngày Thứ bảy Tuần Thánh” là Vọng trọng thể Phục Sinh, điều mà Đức Giáo Hoàng gọi là “mẹ của mọi ngày vọng.”
“Một lần nữa sẽ công bố sự chiến thắng của ánh sáng trên sự tối tăm, của sự sống trên sự chết, và Giáo Hội sẽ vui mừng trong sự gặp gỡ với Chúa mình,” ngài nói thêm. Như vậy chúng ta sẽ đi vào trong bầu khí Lễ Phục Sinh.”