“Chúng ta hãy đón nhận ân huệ hoà bình Chúa Giêsu Phục Sinh cống hiến cho ta”
VATICAN >/b> Zenit.org).-Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày Chúa Nhật trước và sau khi đọc Kinh Regina Caeli trưa với những người qui tụ trong quảng Trường Thánh Phêrô.
Anh Chị em thân mến!
Hằng năm, khi cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta sống lại trải nghiệm của các môn đệ đầu tiến của Chúa Giêsu, trải nghiệm về việc gặp Chúa Giêsu Phục Sinh: Tin Mừng Gioan nói các ông thấy Người hiện ra đứng giữa các ông, trong phòng Tiệc, vào chiều Phục Sinh, “ngày thứ nhất trong tuần,” và lúc đó là tám ngày sau” (x.Gioan 20: 19, 26). Ngày này, rốt cục được gọi là “ Ngày của Chúa,”là ngày của cộng đồng, của cộng đồng Kito hữu tập họp làm việc thờ phượng riêng của mình, tức là cử hành Thánh Thể, sự thờ phượng mới khác với sự thờ phượng Do Thái ngày Sabbath ngay từ đầu. Trên thực tế, sự cử hành Ngày của Chúa là bằng chứng hùng hồn sự sống lại của Chuá Kito bởi vì chỉ trong một biến cố bất thường và gây cú sốc mới có thể đưa những người Kitô hữu đầu tiên thành lập một hình thức thờ phượng khác với ngày Sabbath Do Thái.
Lúc đó cũng như bây giờ, sự thờ phượng Kitô hữu không chỉ là một sự kỷ niệm những biến cố đã qua, cũng không phải là một trải nghiệm nội tâm mầu nhiệm đặc biệt, nhưng đó chính là môt sự gặp gỡ với Chúa phục sinh, Đấng sống trong Thiên Chua, bên kia không gian và thời gian, và Đấng mặc dầu vậy vẫn làm cho mình hiện diện thật sự ở giữa cộng đồng, nói cho chúng ta trong Kinh Thánh và bẻ Bánh sự sống đời đời cho chúng ta. Qua những dấu này chúng ta sống điều các môn đệ trải nghiệm, tức là, sự kiện thấy Chúa Kitô và đồng thời không nhận ra Người; đụng tới thân xác Người, một xác thật, thoát khỏi mọi ràn buộc dưới thế.
Điều Tin Mừng nói là quan trọng, nghĩa là, Chúa Giêsu trong hai lần hiện ra với các môn đệ qui tụ trong phòng tiệc, lập lại “Bính an cho anh em” (John 20: 19; 21:26). Lời chào truyền thống “Shalom,” “bình an “ trở thành một cái gì mới mẻ ở đây: nó trở thành ân huệ hoà bình chỉ Chúa Giêsu có thể ban cho mà thôi, bởi vì đó là hoa quả sự chiến thắng triệt để của Người trên sự dữ. “Hoà bình” mà Chúa Giêsu cống hiến co các môn đệ Người là hoa quả của tình yêu của Chúa hướng Ngưới đến sự chết trên thánh giá, đỗ máu mình ra, như là con Chiên hiền lành và khiêm tốn. “đầy ân sủng và chân lý” ( Gioan 1:14).
Đó là lý do Chân Phước Gioan Phaolo II muốn gọi Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Thương Xót,với một hình vẻ quyết định: cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu từ đó máu và nước chảy ra theo chứng tai nghe mắt thấy của Gioan (x. Gioan 19: 34-37). Nhưng Chúa Giêsu bây giờ đã sống lại và từ Người như đang sống chảy ra các Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể: những ai tới gần Người với đức tin nhận lãnh ân huệ sự sống đời đời.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy chào đón ân huệ hoà bình Chúa Giêsu phục sinh hiến cho chúng ta, chúng ta hãy đễ lòng chúng ta tràn đầy với lòng thương xót này! Nhờ vậy, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trổi dậy tứ kẻ chết, chúng ta cũng có thể đem những ân huệ này tới những kẻ khác. Xin Đức Maria Chí Thánh, Mẹ Thương Xót, thực hiện sự này cho chúng ta.
[Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha ngõ những lời này với những người hiện diện trong Quảng Trường Thánh Phêrô bằng nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói: ]
Anh Chị Em thân mến,
Tôi muốn chào những người hành hương tham gia trong Thành Lễ chủ sự do Hồng Y Đại Diện Agostino Vallini trong nhà thờ Santo Spirito tại Sassia- xin chào! Nhà thờ này là nơi đặc biệt để Cung kính Sự Thương Xót của Chúa, nơi Thánh Faustina Kowalska và Chân Phước Gioan Phaolo II được cung kính cách riêng. Tôi hy vọng mọi người anh chị em sẽ là những chứng nhân tình yêu thương xót của Chúa Kito. Cám ơn anh chị em vì sự hiện hiện anh chị em.
[Bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói:]
Tôi vui mừng chào tất cả những người hành hương và thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện hôm nay. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ Người và phá tan những nghi nan của Thomas. Qua sự thương xót Thần Linh của Người, mong sao chúng ta luôn luôn tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kito và, khi tin, mong sao chúng ta có sự sống nhân danh Người. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành đồi dào của Thiên Chúa Toàn Năng.
[Kết thúc bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói:]
Hãy có được một ngày Chúa Nhật tốt!
VATICAN >/b> Zenit.org).-Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày Chúa Nhật trước và sau khi đọc Kinh Regina Caeli trưa với những người qui tụ trong quảng Trường Thánh Phêrô.
Anh Chị em thân mến!
Hằng năm, khi cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta sống lại trải nghiệm của các môn đệ đầu tiến của Chúa Giêsu, trải nghiệm về việc gặp Chúa Giêsu Phục Sinh: Tin Mừng Gioan nói các ông thấy Người hiện ra đứng giữa các ông, trong phòng Tiệc, vào chiều Phục Sinh, “ngày thứ nhất trong tuần,” và lúc đó là tám ngày sau” (x.Gioan 20: 19, 26). Ngày này, rốt cục được gọi là “ Ngày của Chúa,”là ngày của cộng đồng, của cộng đồng Kito hữu tập họp làm việc thờ phượng riêng của mình, tức là cử hành Thánh Thể, sự thờ phượng mới khác với sự thờ phượng Do Thái ngày Sabbath ngay từ đầu. Trên thực tế, sự cử hành Ngày của Chúa là bằng chứng hùng hồn sự sống lại của Chuá Kito bởi vì chỉ trong một biến cố bất thường và gây cú sốc mới có thể đưa những người Kitô hữu đầu tiên thành lập một hình thức thờ phượng khác với ngày Sabbath Do Thái.
Lúc đó cũng như bây giờ, sự thờ phượng Kitô hữu không chỉ là một sự kỷ niệm những biến cố đã qua, cũng không phải là một trải nghiệm nội tâm mầu nhiệm đặc biệt, nhưng đó chính là môt sự gặp gỡ với Chúa phục sinh, Đấng sống trong Thiên Chua, bên kia không gian và thời gian, và Đấng mặc dầu vậy vẫn làm cho mình hiện diện thật sự ở giữa cộng đồng, nói cho chúng ta trong Kinh Thánh và bẻ Bánh sự sống đời đời cho chúng ta. Qua những dấu này chúng ta sống điều các môn đệ trải nghiệm, tức là, sự kiện thấy Chúa Kitô và đồng thời không nhận ra Người; đụng tới thân xác Người, một xác thật, thoát khỏi mọi ràn buộc dưới thế.
Điều Tin Mừng nói là quan trọng, nghĩa là, Chúa Giêsu trong hai lần hiện ra với các môn đệ qui tụ trong phòng tiệc, lập lại “Bính an cho anh em” (John 20: 19; 21:26). Lời chào truyền thống “Shalom,” “bình an “ trở thành một cái gì mới mẻ ở đây: nó trở thành ân huệ hoà bình chỉ Chúa Giêsu có thể ban cho mà thôi, bởi vì đó là hoa quả sự chiến thắng triệt để của Người trên sự dữ. “Hoà bình” mà Chúa Giêsu cống hiến co các môn đệ Người là hoa quả của tình yêu của Chúa hướng Ngưới đến sự chết trên thánh giá, đỗ máu mình ra, như là con Chiên hiền lành và khiêm tốn. “đầy ân sủng và chân lý” ( Gioan 1:14).
Đó là lý do Chân Phước Gioan Phaolo II muốn gọi Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Thương Xót,với một hình vẻ quyết định: cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu từ đó máu và nước chảy ra theo chứng tai nghe mắt thấy của Gioan (x. Gioan 19: 34-37). Nhưng Chúa Giêsu bây giờ đã sống lại và từ Người như đang sống chảy ra các Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể: những ai tới gần Người với đức tin nhận lãnh ân huệ sự sống đời đời.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy chào đón ân huệ hoà bình Chúa Giêsu phục sinh hiến cho chúng ta, chúng ta hãy đễ lòng chúng ta tràn đầy với lòng thương xót này! Nhờ vậy, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trổi dậy tứ kẻ chết, chúng ta cũng có thể đem những ân huệ này tới những kẻ khác. Xin Đức Maria Chí Thánh, Mẹ Thương Xót, thực hiện sự này cho chúng ta.
[Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha ngõ những lời này với những người hiện diện trong Quảng Trường Thánh Phêrô bằng nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói: ]
Anh Chị Em thân mến,
Tôi muốn chào những người hành hương tham gia trong Thành Lễ chủ sự do Hồng Y Đại Diện Agostino Vallini trong nhà thờ Santo Spirito tại Sassia- xin chào! Nhà thờ này là nơi đặc biệt để Cung kính Sự Thương Xót của Chúa, nơi Thánh Faustina Kowalska và Chân Phước Gioan Phaolo II được cung kính cách riêng. Tôi hy vọng mọi người anh chị em sẽ là những chứng nhân tình yêu thương xót của Chúa Kito. Cám ơn anh chị em vì sự hiện hiện anh chị em.
[Bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói:]
Tôi vui mừng chào tất cả những người hành hương và thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện hôm nay. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ Người và phá tan những nghi nan của Thomas. Qua sự thương xót Thần Linh của Người, mong sao chúng ta luôn luôn tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kito và, khi tin, mong sao chúng ta có sự sống nhân danh Người. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành đồi dào của Thiên Chúa Toàn Năng.
[Kết thúc bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói:]
Hãy có được một ngày Chúa Nhật tốt!