“Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn gốc niềm vui”
VATICAN(Zebit. Org).- Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêro ngày thứ Tư 11/4/2012.
* * *
Anh Chị Em thân mến,
Sau những cử hành trọng thể Lễ Phục Sinh, cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay được tràn đầy niềm vui thiêng liêng; cho dầu các bầu trời trên cao vẫn xám xịt, trong những tâm hồn chúng ta, chúng ta mang niềm vui Phục Sinh và sự chắc chắn về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã dứt khoát thắng sự chết. Trước hết, tôi muốn lập lại những lời chào Phục Sinh chân tình của tôi cho mỗi người của anh chị em: trong mỗi gia đình và mổi tâm hồn, mong sao sự loan báo vui mừng về việc Phục Sinh của Chúa Kitô van dội, mang lại niềm hy vọng mới.
Trong bài Giáo lý này, tôi muốn chứng tỏ sự biến đổi lễ Phục Sinh mang lại trong các môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy bắt đầu với buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ bị nhốt kín trong nhà nơi các ông đang ở vì sợ người Do Thái (x. Gioan 20:19). Sự sợ siết chặt tâm hồn các ông và ngăn chận không cho các ông ra ngoài gặp những kẻ khác, gặp sự sống. Thầy đi rồi. Kỷ niệm về sự Thương Khó của Người kích thích thêm sự không chắc chắn của các ông. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhớ tới những kẻ thuộc về Người và nghỉ phải làm trọn lời hứa Người đã hứa với các ông trong bữa Tiệc Cuối: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi; Thầy đến cùng anh em” ( Gioan 14: 18); và Người cũng nói như vậy với chúng ta, cả khi các thời gian là u ám: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.”
Tình huống áy náy của các môn đệ thay đổi triệt để với sự đến của Chúa Giêsu. Người đi vào qua cửa đóng, Người đứng giữa các ông và ban cho các ông sự bình an làm các ông được vui mừng Bình an cho anh em” ( Gioan 20:19b). Đó là một lời chào bình thường, nhưng bây giờ nó có một ý nghĩa mới, vì nó thực hiện một sự biến đối nội tâm; đó là lời chào Phục Sinh, thắng tất cả sự sợ của các môn đệ. Bình an mà Chúa Giêsu mang đến là ơn cứu rỗi, mà Người đã hứa trong lời từ biệt của Người :” Thầy để lại bình an cho anh em; Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Lòng anh em đùng xao xuyến cũng đừng sợ hãi (Gioan 14: 27). Trong ngày Phục Sinh này, Người ban nó đầy đủ, và đối với cộng đồng nó trở thành một nguồn vui mừng, sự chác chắn chiến thắng và an ninh trong khi cậy dựa vào Chúa. “ Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hải” (Gioan 14 :27b), Người cũng nói như vậy với chúng ta.
Sau lời chào này Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ Người các vết thương trong tay và cạnh sườn Người ( Gioan 20:20), những dấu của điều đã đi trước và sẽ không bao giờ bị tẩy xoá. Nhân tánh vinh hiển của Người sẽ bị “thương tich mãi mãi?”. Hành vi này là có ý củng cố thực tại mới về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng bây giờ đang đứng giữa các môn đệ Người là một con người thật, cũng là một Giêsu trước đây ba ngày bị đóng đinh trên Thập Giá. Như vậy đó là điều, trong sự sáng chói của sự Phục Sinh, trong việc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ bắt được ý nghĩa cứu chuộc về sự thương khó và sự chết của Người. Lúc đó các ông đi qua từ sự buồn thảm và sợ hãi cho tới sự tràn đày niềm vui. Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn vui. Sự vui sinh ra trong những tâm hồn các ông đến từ việc “thấy Chúa” ( Gioan 20:20). Người lại nói với các ông: “ Bình an cho anh em” (c.21).
Cho tới điểm này, rõ ràng đó không chỉ là một sự chào. Đó là một ân huệ. Ân huệ của Đấng Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, và đồng thời đó là một sự trao tay: sự bình an này, mà Chúa Kitô đạt được bằng máu mình, là cho các ông mà cũng cho mọi người, và các Các môn đệ sẽ phải mang đi khắp thế giới. Trên thật tế , Người nói thêm: “ Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (ibid).
Chúa Giêsu Phục Sinh trở lại giữa các môn đệ Người hầu sai họ đi. Ngươi hoàn thành công trình của Người trong thế giới; bây giờ tới phiên họ gieo đức tin trong các tâm hồn, ngõ hầu Chúa Cha—được biết và được yêu—có thể qui tụ tất cả con cái Người đang tản mát. Tuy nhiên, Chúa Giêsu biết rằng những môn đệ Người còn rất sợ, luôn luôn. Do đó, Người thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khi của Người (x. Gioan 20:22); hành động này là dấu sự tái sáng tạo. Trên thật tế, một thế giới mới bắt đầu bằng ân huệ Chúa Thánh Thần, điều này đến từ Chúa Kitô Phục Sinh.
Với việc sai các môn đệ Người đi làm nhiệm vụ, cuộc hành trình của dân giao ước mới bắt đầu, dân tin tưởng vào Người và vào công trình cứu chuộc của Người, dân minh chứng cho sự thật Phục Sinh của Người. Sự mới mẻ này của một sự sống không bao giờ chết__ mà Lễ Phục Sinh mang lại—nhằm mục tiêu lan rộng khắp nơi, hầu những gai tội lỗi đâm con tim con người có thể mở đàng cho những chồi Ân Sủng, cho sự hiện diện của Chúa và tình yêu của Người, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Các bạn thân mến, hôm nay cũng vậy Đấng Phục Sinh đi vào trong nhà chúng ta và trong tâm hồn chúng ta, mặc dầu thỉnh thoảng những cửa đóng. Người đi vào, ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng, những ân huệ chúng ta cần cho sự tái sinh nhân bản và thiêng liêng của chúng ta. Miễn là Người có thể lăn ra những tảng đá mộ này mà chúng ta thường đặt trên những tâm tình chúng ta, những tương quang của chúng ta và cách ở của chúng ta; những tản đá phê chuẩn sự chết : những sự chia rẽ, sự hận thù, những sự oán giận, hững sự ganh tị, sự bất tín và vô tư. Một mình Người, Đấng hằng sống, có thể ban ý nghĩa sự sống, và ban khả năng cho kẻ mỏi mệt và buồn thảm, ngã lòng và tuyệt vọng, tiếp tục cuộc hành trình.
Đó là điều hai môn đệ trải nghiệm, những môn đệ đang đi trong ngày Phục Sinh từ Jerusalem tới làng Emmau (x. Luca 24:13-35). Họ nói về Chúa Giêsu, nhưng “những gương mặt buồn thảm của họ” (x. c.17) diễn tả những sự thất vọng, sự không chắc và sự u sầu. Hai ông đã bỏ quê hương mình để theo Chúa Giêsu với các bạn của Người, và đã khám phá một thực tại mới nơi sự tha thứ và tình yêu không còn là những lời suông nhưng cụ thể chạm tới những sự sống của các ông. Đức Giêsu thành Nadareth đã làm mọi sự mới; Người đã biến đổi sự sống của họ. Nhưng bây giờ Người đã chết và mọi sự xem ra đã chấm dứt.
Tuy nhiên, thình lình, không còn hai mà ba người đi. Chúa Giêsu tới gần hai môn đệ và đi với họ, nhưng họ không thể nhận ra Người. Chắc chắn, họ đã nghe những tiếng đồn về sự Phục Sinh của Người; họ qui chiếu về sự đó: “Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo Người còn sống” ( LC 24 :22-23). Nhưng chính điều này không đủ thuyết phục họ, vì chính Người thì họ không thấy “ (c. 24).
Lúc đó, Chúa Giêsu, kiên nhẫn, “khởi sự với Maisen và tất cả các tiên tri, giải thích cho các ông trong tất cả Kinh Thánh những sự liên hệ chính mình” ( c.27). Đấng Phục Sinh giải thích Kinh Thánh cho các môn đệ, cống hiến chìa khoá cơ bản cho cách hiểu của các ông ; tưc là, Chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người: Kinh Thánh làm chứng về Người (x. Gioan 5 :39-47). Ý nghĩa của mọi sự--của Luật, của các Tiên Tri và các Thánh Vịnh—liền được mở ra và sáng tỏ trước mắt các ông. Chúa Gie6su mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (x. Luca 24: 45).-
Lúc đó, họ tới làng, có lẽ một nhà của hai người. Người khách lạ “làm như còn phải đi xa hơn nữa” (c. 28), nhưng lúc đó ông dừng lại, vì họ nài nỉ ông, “Mời ông ở lại với chúng tôi” (c.29) Chúng ta cũng vậy, luôn luôn, chúng ta sẽ nài nỉ Chúa: “Xin mời Chúa ở lại với chúng con”.
Khi Chúa vào bàn với họ, Người cầm lấy bánh và làm phép, và bẻ ra và trao cho các ông “ (c.30). Sự qui chiếu về những hành động Chúa Giêsu thực hiện tại buổi Tiệc Cuối là rõ ràng: “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (c.31). Sự hiện diện của Chúa Giêsu—trước bằng lời nói của Người, sau đó bằng việc bẻ bánh—cho phép các môn đệ nhận ra Người, và họ có khả năng nghe trong một cách mới tất cả những gì họ đã trải nghiệm trong lúc đi đàng với Người: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “ (c.32).
Tình tiết này chỉ cho chúng ta hai “chỗ” đặc ân nơi chúng ta có thể gặp Đấng Phục Sinh, Người biến đổi sự sống chúng ta: sự nghe Lời trong sự hiệp thông vói Chúa Kitô, và sự bẻ Bánh; hai “chỗ liên kết sâu sắc vì “Lơi và Thánh Thể ràng buộc sâu xa với nhau đến nổi chúng ta không thể hiểu một mà không có cái kia: Lời của Chúa qua cách Thánh Thể lấy thịt trong biến cố Thánh Thể (Tông huấn hậu thượng hội đồng (VERBUM DOMINI, 54--55).
Sau cuộc gặp gỡ này, ngay lúc ấy , hai môn đệ “đứng dậy,quay trở lại Jerusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “ Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon.”’ (C.33-34). Tại Jerusalem họ nghe những tin tức về sự Phục Sinh của Chúa Giesu. Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, được đốt cháy bởi tình yêu với Đấng Phục Sinh, Đấng đã mở ra lòng họ cho một niềm vui không thể kiềm chế. Như Thánh Phero nói : Họ được “tái sinh cho một hy vọng sống động qua sự phục sinh của Chúa Giesu Kitô từ cõi chết” (I Peter 1:30). Thật tế, sự hăng say vì đức tin, vì tình yêu cộng đồng và nhu cầu loan báo những tin mừng được tái sinh trong họ. Thầy đã sống lại, và với Người tất cả sự sống nở hoa; việc làm chứng cho biến cố này trở nên cho họ một nhu cầu không thể nén được.
Các bạn thân mến, mong sao mùa Phục Sinh, đối với tất cả chúng ta , là dịp tiện để tái khám phá cách vui vẻ và hăng say nguồn đức tin, sự hiện diện của Đấng Phục Sinh giữa chúng ta. Đều đó có nghĩa là theo cũng một con đường Chúa Giesu có hai môn đệ Emmaus đi, nhờ sự tái khám phá về Lời Chúa và Thánh Thể; nói cách khác, nó có nghĩa là đi với Chúa và để cho Người mở mắt chúng ta cho ý nghĩa thật của Kinh Thánh và sự hiện diện của Người trong sự bẻ bánh. Đỉnh điểm của hành trình này, hôm nay cũng như lúc đó, là sự Hiệp Thông Thánh Thể: trong Sự Rước Lễ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta với Mình và Máu Người để Người hiện diện trong những sự sống chúng ta, hầu chúng ta nên mới, được sống động bởi quyền của Chúa Thánh Thần.
Để kết thúc, kinh nghiệm của các môn đệ này mời chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa Phục Sinh cho chúng ta. Chúng ta hãy để mình được Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ! Người, sống động và thật, là luôn luôn hiện diện giữa chúng ta; Người đi với chúng ta hầu dẫn đời sống chúng ta và mở mắt chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng Một Đấng Phục Sinh, Người có quyền ban sự sống, và ban cho chúng ta sự tái sinh như Con Chúa, có khả năng tin và yêu. Đức Tin vào Người biến đổi những sự sống chúng ta; Đức tin đó giải thoát chúng khỏi sự sợ, ban cho chúng hy vọng chắc chắn và làm sống động chúng bằng điếu ban sự sống đầy đủ ý nghĩa, là tình yêu của Chúa. Cám ơn anh chị em.
VATICAN(Zebit. Org).- Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêro ngày thứ Tư 11/4/2012.
* * *
Anh Chị Em thân mến,
Sau những cử hành trọng thể Lễ Phục Sinh, cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay được tràn đầy niềm vui thiêng liêng; cho dầu các bầu trời trên cao vẫn xám xịt, trong những tâm hồn chúng ta, chúng ta mang niềm vui Phục Sinh và sự chắc chắn về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã dứt khoát thắng sự chết. Trước hết, tôi muốn lập lại những lời chào Phục Sinh chân tình của tôi cho mỗi người của anh chị em: trong mỗi gia đình và mổi tâm hồn, mong sao sự loan báo vui mừng về việc Phục Sinh của Chúa Kitô van dội, mang lại niềm hy vọng mới.
Trong bài Giáo lý này, tôi muốn chứng tỏ sự biến đổi lễ Phục Sinh mang lại trong các môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy bắt đầu với buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ bị nhốt kín trong nhà nơi các ông đang ở vì sợ người Do Thái (x. Gioan 20:19). Sự sợ siết chặt tâm hồn các ông và ngăn chận không cho các ông ra ngoài gặp những kẻ khác, gặp sự sống. Thầy đi rồi. Kỷ niệm về sự Thương Khó của Người kích thích thêm sự không chắc chắn của các ông. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhớ tới những kẻ thuộc về Người và nghỉ phải làm trọn lời hứa Người đã hứa với các ông trong bữa Tiệc Cuối: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi; Thầy đến cùng anh em” ( Gioan 14: 18); và Người cũng nói như vậy với chúng ta, cả khi các thời gian là u ám: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.”
Tình huống áy náy của các môn đệ thay đổi triệt để với sự đến của Chúa Giêsu. Người đi vào qua cửa đóng, Người đứng giữa các ông và ban cho các ông sự bình an làm các ông được vui mừng Bình an cho anh em” ( Gioan 20:19b). Đó là một lời chào bình thường, nhưng bây giờ nó có một ý nghĩa mới, vì nó thực hiện một sự biến đối nội tâm; đó là lời chào Phục Sinh, thắng tất cả sự sợ của các môn đệ. Bình an mà Chúa Giêsu mang đến là ơn cứu rỗi, mà Người đã hứa trong lời từ biệt của Người :” Thầy để lại bình an cho anh em; Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Lòng anh em đùng xao xuyến cũng đừng sợ hãi (Gioan 14: 27). Trong ngày Phục Sinh này, Người ban nó đầy đủ, và đối với cộng đồng nó trở thành một nguồn vui mừng, sự chác chắn chiến thắng và an ninh trong khi cậy dựa vào Chúa. “ Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hải” (Gioan 14 :27b), Người cũng nói như vậy với chúng ta.
Sau lời chào này Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ Người các vết thương trong tay và cạnh sườn Người ( Gioan 20:20), những dấu của điều đã đi trước và sẽ không bao giờ bị tẩy xoá. Nhân tánh vinh hiển của Người sẽ bị “thương tich mãi mãi?”. Hành vi này là có ý củng cố thực tại mới về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng bây giờ đang đứng giữa các môn đệ Người là một con người thật, cũng là một Giêsu trước đây ba ngày bị đóng đinh trên Thập Giá. Như vậy đó là điều, trong sự sáng chói của sự Phục Sinh, trong việc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ bắt được ý nghĩa cứu chuộc về sự thương khó và sự chết của Người. Lúc đó các ông đi qua từ sự buồn thảm và sợ hãi cho tới sự tràn đày niềm vui. Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn vui. Sự vui sinh ra trong những tâm hồn các ông đến từ việc “thấy Chúa” ( Gioan 20:20). Người lại nói với các ông: “ Bình an cho anh em” (c.21).
Cho tới điểm này, rõ ràng đó không chỉ là một sự chào. Đó là một ân huệ. Ân huệ của Đấng Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, và đồng thời đó là một sự trao tay: sự bình an này, mà Chúa Kitô đạt được bằng máu mình, là cho các ông mà cũng cho mọi người, và các Các môn đệ sẽ phải mang đi khắp thế giới. Trên thật tế , Người nói thêm: “ Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (ibid).
Chúa Giêsu Phục Sinh trở lại giữa các môn đệ Người hầu sai họ đi. Ngươi hoàn thành công trình của Người trong thế giới; bây giờ tới phiên họ gieo đức tin trong các tâm hồn, ngõ hầu Chúa Cha—được biết và được yêu—có thể qui tụ tất cả con cái Người đang tản mát. Tuy nhiên, Chúa Giêsu biết rằng những môn đệ Người còn rất sợ, luôn luôn. Do đó, Người thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khi của Người (x. Gioan 20:22); hành động này là dấu sự tái sáng tạo. Trên thật tế, một thế giới mới bắt đầu bằng ân huệ Chúa Thánh Thần, điều này đến từ Chúa Kitô Phục Sinh.
Với việc sai các môn đệ Người đi làm nhiệm vụ, cuộc hành trình của dân giao ước mới bắt đầu, dân tin tưởng vào Người và vào công trình cứu chuộc của Người, dân minh chứng cho sự thật Phục Sinh của Người. Sự mới mẻ này của một sự sống không bao giờ chết__ mà Lễ Phục Sinh mang lại—nhằm mục tiêu lan rộng khắp nơi, hầu những gai tội lỗi đâm con tim con người có thể mở đàng cho những chồi Ân Sủng, cho sự hiện diện của Chúa và tình yêu của Người, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Các bạn thân mến, hôm nay cũng vậy Đấng Phục Sinh đi vào trong nhà chúng ta và trong tâm hồn chúng ta, mặc dầu thỉnh thoảng những cửa đóng. Người đi vào, ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng, những ân huệ chúng ta cần cho sự tái sinh nhân bản và thiêng liêng của chúng ta. Miễn là Người có thể lăn ra những tảng đá mộ này mà chúng ta thường đặt trên những tâm tình chúng ta, những tương quang của chúng ta và cách ở của chúng ta; những tản đá phê chuẩn sự chết : những sự chia rẽ, sự hận thù, những sự oán giận, hững sự ganh tị, sự bất tín và vô tư. Một mình Người, Đấng hằng sống, có thể ban ý nghĩa sự sống, và ban khả năng cho kẻ mỏi mệt và buồn thảm, ngã lòng và tuyệt vọng, tiếp tục cuộc hành trình.
Đó là điều hai môn đệ trải nghiệm, những môn đệ đang đi trong ngày Phục Sinh từ Jerusalem tới làng Emmau (x. Luca 24:13-35). Họ nói về Chúa Giêsu, nhưng “những gương mặt buồn thảm của họ” (x. c.17) diễn tả những sự thất vọng, sự không chắc và sự u sầu. Hai ông đã bỏ quê hương mình để theo Chúa Giêsu với các bạn của Người, và đã khám phá một thực tại mới nơi sự tha thứ và tình yêu không còn là những lời suông nhưng cụ thể chạm tới những sự sống của các ông. Đức Giêsu thành Nadareth đã làm mọi sự mới; Người đã biến đổi sự sống của họ. Nhưng bây giờ Người đã chết và mọi sự xem ra đã chấm dứt.
Tuy nhiên, thình lình, không còn hai mà ba người đi. Chúa Giêsu tới gần hai môn đệ và đi với họ, nhưng họ không thể nhận ra Người. Chắc chắn, họ đã nghe những tiếng đồn về sự Phục Sinh của Người; họ qui chiếu về sự đó: “Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo Người còn sống” ( LC 24 :22-23). Nhưng chính điều này không đủ thuyết phục họ, vì chính Người thì họ không thấy “ (c. 24).
Lúc đó, Chúa Giêsu, kiên nhẫn, “khởi sự với Maisen và tất cả các tiên tri, giải thích cho các ông trong tất cả Kinh Thánh những sự liên hệ chính mình” ( c.27). Đấng Phục Sinh giải thích Kinh Thánh cho các môn đệ, cống hiến chìa khoá cơ bản cho cách hiểu của các ông ; tưc là, Chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người: Kinh Thánh làm chứng về Người (x. Gioan 5 :39-47). Ý nghĩa của mọi sự--của Luật, của các Tiên Tri và các Thánh Vịnh—liền được mở ra và sáng tỏ trước mắt các ông. Chúa Gie6su mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (x. Luca 24: 45).-
Lúc đó, họ tới làng, có lẽ một nhà của hai người. Người khách lạ “làm như còn phải đi xa hơn nữa” (c. 28), nhưng lúc đó ông dừng lại, vì họ nài nỉ ông, “Mời ông ở lại với chúng tôi” (c.29) Chúng ta cũng vậy, luôn luôn, chúng ta sẽ nài nỉ Chúa: “Xin mời Chúa ở lại với chúng con”.
Khi Chúa vào bàn với họ, Người cầm lấy bánh và làm phép, và bẻ ra và trao cho các ông “ (c.30). Sự qui chiếu về những hành động Chúa Giêsu thực hiện tại buổi Tiệc Cuối là rõ ràng: “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (c.31). Sự hiện diện của Chúa Giêsu—trước bằng lời nói của Người, sau đó bằng việc bẻ bánh—cho phép các môn đệ nhận ra Người, và họ có khả năng nghe trong một cách mới tất cả những gì họ đã trải nghiệm trong lúc đi đàng với Người: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “ (c.32).
Tình tiết này chỉ cho chúng ta hai “chỗ” đặc ân nơi chúng ta có thể gặp Đấng Phục Sinh, Người biến đổi sự sống chúng ta: sự nghe Lời trong sự hiệp thông vói Chúa Kitô, và sự bẻ Bánh; hai “chỗ liên kết sâu sắc vì “Lơi và Thánh Thể ràng buộc sâu xa với nhau đến nổi chúng ta không thể hiểu một mà không có cái kia: Lời của Chúa qua cách Thánh Thể lấy thịt trong biến cố Thánh Thể (Tông huấn hậu thượng hội đồng (VERBUM DOMINI, 54--55).
Sau cuộc gặp gỡ này, ngay lúc ấy , hai môn đệ “đứng dậy,quay trở lại Jerusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “ Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon.”’ (C.33-34). Tại Jerusalem họ nghe những tin tức về sự Phục Sinh của Chúa Giesu. Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, được đốt cháy bởi tình yêu với Đấng Phục Sinh, Đấng đã mở ra lòng họ cho một niềm vui không thể kiềm chế. Như Thánh Phero nói : Họ được “tái sinh cho một hy vọng sống động qua sự phục sinh của Chúa Giesu Kitô từ cõi chết” (I Peter 1:30). Thật tế, sự hăng say vì đức tin, vì tình yêu cộng đồng và nhu cầu loan báo những tin mừng được tái sinh trong họ. Thầy đã sống lại, và với Người tất cả sự sống nở hoa; việc làm chứng cho biến cố này trở nên cho họ một nhu cầu không thể nén được.
Các bạn thân mến, mong sao mùa Phục Sinh, đối với tất cả chúng ta , là dịp tiện để tái khám phá cách vui vẻ và hăng say nguồn đức tin, sự hiện diện của Đấng Phục Sinh giữa chúng ta. Đều đó có nghĩa là theo cũng một con đường Chúa Giesu có hai môn đệ Emmaus đi, nhờ sự tái khám phá về Lời Chúa và Thánh Thể; nói cách khác, nó có nghĩa là đi với Chúa và để cho Người mở mắt chúng ta cho ý nghĩa thật của Kinh Thánh và sự hiện diện của Người trong sự bẻ bánh. Đỉnh điểm của hành trình này, hôm nay cũng như lúc đó, là sự Hiệp Thông Thánh Thể: trong Sự Rước Lễ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta với Mình và Máu Người để Người hiện diện trong những sự sống chúng ta, hầu chúng ta nên mới, được sống động bởi quyền của Chúa Thánh Thần.
Để kết thúc, kinh nghiệm của các môn đệ này mời chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa Phục Sinh cho chúng ta. Chúng ta hãy để mình được Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ! Người, sống động và thật, là luôn luôn hiện diện giữa chúng ta; Người đi với chúng ta hầu dẫn đời sống chúng ta và mở mắt chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng Một Đấng Phục Sinh, Người có quyền ban sự sống, và ban cho chúng ta sự tái sinh như Con Chúa, có khả năng tin và yêu. Đức Tin vào Người biến đổi những sự sống chúng ta; Đức tin đó giải thoát chúng khỏi sự sợ, ban cho chúng hy vọng chắc chắn và làm sống động chúng bằng điếu ban sự sống đầy đủ ý nghĩa, là tình yêu của Chúa. Cám ơn anh chị em.