“Chức Linh Mục…không chỉ là Nhiệm Vụ, nhưng là Bí Tích”
VATICAN (Zenit.org).-Bài huấn đức Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày hôm nay trong Thánh Lễ Giáo Hoàng kính Thánh Tâm đánh dấu năm bế mạc Năm Linh Mục.
* * *
Các anh em thân mến trong Thừa Tác Vụ Linh Mục,
Các Anh Chị Em thân yêu,
Năm Linh Mục chúng ta đã cử hành trong ngày kỷ niệm 150 năm qua đời cuả Cha Sở Họ Ars, mẫu mực thừa tác vụ linh mục trong thế giới chúng ta, bây giờ tới kỳ kết thúc. Chúng ta đã để Cha Sở Họ Ars hướng dẫn chúng ta tới một sự đánh giá đổi mới về sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục. Linh Mục không phải chỉ là con người nắm giữ chức vụ, giống như những người trong mọi xã hội cần để thực hành một số nhiệm vụ.. Ngược lại linh mục làm điều gì mà con người không thể tự mình làm được: nhân danh Chúa Kitô linh mục nói những lời xá giải chúng ta khỏi tội chúng ta và nhờ vậy linh mục thay đổi, khởi sự với Chúa, toàn diện cuộc đời chúng ta. Trên những của lễ bánh và rượu ngài nói những lời cám ơn của Chúa Giêsu, là những lời biến thể--lời làm cho chúa Kitô hiện diện, Đấng Phục Sinh, Mình và Máu Người—những lời thay đổi các yếu tố của thế giới, những lời mở thế giới cho Chúa và kết hợp thế giới với Chúa.
Như vậy, chức linh mục không chỉ là “chức vụ” nhưng là bí tích: Thiên Chúa dùng chúng ta những con người nghèo hèn ngõ hầu, nhờ chúng ta, Người hiện diện cho mọi người nam và người nữ, và hành động nhân danh họ. Sự cả gan như vậy của Chúa Đấng phó mình cho những con người—Đấng, ý thức về sự yếu hèn chúng ta, nhưng coi con người có khả năng hành động và và hiện diện thay cho Người- sự cả gan này của Chúa là sự cao cả thật ẩn giấu trong từ “chức linh mục”. Sự Chúa nghĩ là chúng ta có khả năng làm sự này; sự mà bằng cách này Người kêu gọi những con người đến phục vụ Người và như vậy từ bên trong Người ràng buộc chính mình với họ: đó là điêu chúng ta muốn suy niệm và tái đánh giá trong vòng năm qua. Chúng ta muốn tái thức tỉnh niềm vui của chúng ta trong việc biết Chúa gần gũi chúng ta, và tái thức tỉnh sự biết ơn của chúng ta đối với sự kiện Người phó mình cho những yếu đuối của chúng ta; đối với sự kiện Người hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta hằng ngày. Bằng cách này chúng ta cũng muốn chứng tỏ lại một lần nữa cho giới trẻ biết rằng ơn gọi này, tình bạn này phục vụ cho Chúa và với Chúa, là hiện hữu—và Chúa thật sự chờ đợi chúng ta nói tiếng “vâng”.
Cùng với toàn thể Giáo Hội chúng ta muốn làm rõ lại một lần nữa là chúng ta phải xin Chúa cho ơn gọi này. Chúng ta phải xin cho có thợ gặt cho Chúa, và sự xin này với Chúa là, đồng thời, cách Người gõ cửa các tâm hồn giới trẻ, là những kẻ coi mình có khả năng làm điều Chúa thấy họ có khả năng làm. Điều phải chờ đợi là vẽ huy hoàng mới mẻ của chức linh mục sẽ không làm đẹp lòng “kẻ thù”, kẻ thù muốn thấy chức linh mục biến đi, như vậy cuối cùng Thiên Chúa bị đẩy ra khỏi thế giới.
Và như vậy điều xảy ra là, trong chính năm của niềm vui đối với bí tích chức linh mục, những tội lỗi các linh mục ra ánh sáng—cách riêng sự lạm dụng các trẻ em, trong đó chức linh mục, mà nhiệm vụ là tỏ bày sự quan tâm của Chúa cho sự lành chúng ta, trở thành đối nghịch với nó. Chúng ta cũng kiên trì xin Chúa và những người liên hệ tha thứ, đang khi hứa làm mọi sự có thể để bảo đảm sự lạm dụng như thế sẽ không bao giờ xảy ra nữa; Và trong sự chấp nhận những người nam tới thừa tác vụ linh mục và trong sự huấn luyện họ, chúng ta sẽ làm sự có thể hầu cân nhắc tính đích thực ơn gọi của họ và làm mọi cố gắng đồng hành các linh mục trong cuộc hành trình của họ, ngõ hầu Chúa sẽ bảo vệ họ và canh chừng trên họ trong những tình huống hỗn loạn và giữa những nguy hiểm cuộc sống.
Giả như Năm Linh Mục đã là môt sự suy tôn của một sự biểu diễn nhân bản cá nhân, thì nó sẽ bị hủy hoại bởi những biến cố này. Nhưng đối với chúng ta điều xảy ra thì chính xác là sự đối nghịch: chúng ta thêm tình biết ơn vì ân huệ của Chúa, một ân huệ ẩn giấu trong “những bình sành”, ân huệ lại một lần nữa, dầu giữa sự yếu hèn con người, làm cho tình yêu của Người hiện diện cách cụ thể trong thế giới này. Vậy chúng ta hay nhìn tất cả những gì xảy ra như là một lời gọi đến sự thanh luyện, như là một nhiệm vụ chúng ta mang đến cho tương lai và làm cho chúng ta biết và yêu hơn nữa ân huệ lớn chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. Như vậy, ân huệ của linh mục trở thành một sự dấn thân đáp ứng với lòng can đảm và khiêm tốn của Chúa bằng chính sự can đảm và khiêm nhượng của chúng ta. Lời Chúa, mà chúng ta đã hát trong bài Ca Nhập Lễ phụng vụ hôm nay, có thể nói vơi chúng ta, đúng giờ này, về ý nghĩa trở thành và trở nên một linh mục:” Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền lành và khiêm nhượng” (Mt 11:29).
Chúng ta đang cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, và trong phụng vụ chúng ta dòm ngó, nói được như vậy, vào trong trái tim Chúa Giêsu được mở ra trong sự chết bởi lưỡi đòng của người lính Roma. Thực tế con tim Chúa Giêsu được mở ra cho chúng ta và trước mặt chúng ta—và như vậy chính con tim của Chúa được mở ra. Phụng vụ giải thích cho chúng ta ngôn ngữ con tim của Chúa Giêsu, nói với chúng ta hơn hết rằng Chúa là mục tử của nhân loại, và như vậy mặc khải cho chúng ta chức linh mục của Chúa Giêsu, mọc rễ sâu trong con tim của Người; như vậy sự đó chứng tỏ cho chúng ta nền tảng đời đời và tiêu chuẩn hiệu nghiệm của tất cả thừa tác vụ linh mục, phải luôn luôn được neo chặt trong con tim Chúa Giêsu và sống từ khởi điểm này.
Hôm nay tôi muốn suy niệm cách riêng về những bản văn này nhờ đó mà Giáo Hội khi cầu nguyện đáp ứng lời Chúa được trình bày trong các bài đọc. Trong những bài hát này, lời và đáp ca thâm nhập vào nhau. Một đàng, chính những bài hát được rút ra từ lời Chúa, nhưng đàng khác, những bài hát đó đã là đáp ca nhân bản cho lời này, một đáp ca trong đó chính lời được truyền thông và đi vào trong những đời sống chúng ta. Bản văn quan trọng nhất trong những bản văn này trong phụng vụ hôm nay là Thánh Vịnh 23 (2)—“Chúa là mục tử tôi”—trong thánh vịnh này Israel khi cầu nguyện nhận lãnh sự Chúa tự mạc khải là mục tử, và lấy thánh vịnh này làm sự hướng dẫn của chính đời sống mình. “Chúa là mục tử tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì”; câu thứ nhất này bày tỏ niềm vui và sự biết ơn đối với sự kiện là Chúa hiện diện với và quan tâm về nhân loại.
Bài đọc từ Sách Ezechiel bắt đầu với cũng một chủ đề: “Đây chính Ta sẽ chăm sóc các chiên ta và thân hành kiểm điểm” (Ez 34:11). Chúa đích thân chăm sóc tôi, chúng tôi, và tất cả nhân loại. Tôi không bị bỏ rơi, trôi dạt trong vũ trụ và trong một xã hội để tôi ngày càng bị mất và lúng túng. Chúa chăm sóc tôi. Người không phải là một Chúa xa cách, đối với Người mạng sống tôi là vô giá. Các tôn giáo thế giới, theo mức chúng ta có thể thấy, đã luôn luôn biết rằng cuối cùng chỉ có một Thiên Chúa. Nhưng Chúa này xa cách. Rõ ràng Người đã từ bỏ thế giới cho những quyền năng và những quyền lực khác, cho những vị thần khác. Chính với những vị thần này mà chúng ta phải xử lý. Chúa là đấng tốt lành, nhưng ở trên cao. Người không có dáng nguy hiểm, cũng không hay giúp đỡ. Do đó, ta không cần lo lắng vể ngài. Ngài không ra oai với chúng ta.
Thật kỳ quặc, loại suy nghĩ này tái xuất hiện trong thời Khai Sáng. Vẫn còn một sự công nhận rằng thế giói giả thiết có một Đấng Sáng Tạo. Nhưng ông Chúa này, sau khi tạo dựng thế giới hiển nhiên đã rút lui khỏi thế giới. Chính thế giới do một số luật lệ chi phối nó, và Chúa đã không được, cũng không thể xen vào trong những luật lệ ấy. Chúa chỉ là một nguyên nhân xa cách. Có thể nhiều người cũng không cần Chúa chăm sóc họ. Họ đã không cần Chúa xen vào đời sống của họ. Nhưng nơi nào sự quan tâm yêu thương của Chúa được nhận thức như là xen vào con đường này, thì những con người bị thất bại.
Điều tốt đẹp và an ủi là biết có một Đấng yêu tôi và chăm sóc tôi. Nhưng điều rất quan trọng là có một Chúa Đấng biết tôi, yêu tôi và quan tâm đến tôi. “Tôi biết chiên tôi và chiên của tôi biết tôi” (Jn 10:14), Giáo Hội nói trước bài Tin Mừng với những lời của Chúa. Chúa biết tôi, Người quan tâm đến tôi. Tư tưởng này sẽ làm chúng ta thật sự vui mừng. Hãy để nó thâm nhập vào những chiều sâu bản thể chúng ta. Sau đó chúng ta cũng phải công nhận điều đó có ý nghĩa gì: Chúa muốn chúng ta, là những linh mục, trong một lúc rất nhỏ của lịch sử, chia sẻ quan tâm của Người về dân chúng. Là những linh mục, chúng ta ao ước thành những con người chia sẻ quan tâm của Chúa đối với những người nam và những người nữ, thành những kẻ chăm sóc họ và cung cấp cho họ một kinh nghiệm cụ thể về sự quan tâm của Chúa. Bất cứ phạm vi hạt dộng nào được giao phó cho linh mục, thì ngài, với Chúa,, phải có khả năng nói: “Tôi biết chiên tôi và chiên tôi biết tôi”.
“Biết”, theo cách diễn đạt Kinh Thánh, không bao giờ qui chiếu về sự biết thuần túy bên ngoài như biết con số điện thoại của ai. “Biết” có nghĩa là ở gần nội tại với một người khác. Có nghĩa là yêu họ. Chúng ta phải cố gắng “biết” những người nam và những người nữ như Chúa biết và vì Chúa; chúng ta phải ra sức đi với họ theo con đường tình bạn với Chúa.
Chúng ta hãy trở về với bài Thánh Vịnh của chúng ta. Ở đó chúng ta đọc: “Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vi danh dự của Người. Dầu qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng, côn trượng Người bảo vệ--con vững dạ an tâm” (23 [22]: 3ff.). Người mục tử chỉ đường ngay cho những kẻ được phó thác cho mình. Anh ta đi trước chiên và hướng dẫn chiên. Chúng ta hãy đặt bài Thánh Vịnh một cách khác: Chúa chỉ chúng ta con đường ngay để thành người. Chúa dạy chúng ta nghệ thuật làm người. Tôi phải làm gì để khỏi sa ngã, để khỏi lãng phí sự sống của tôi trong sự vô lý? Chính xác đó là câu hỏi mà mọi người nam và nữ phải hỏi và là một câu hỏi vẫn có giá trị trong mọi lúc đời sống chúng ta. Câu hỏi này bị bóng tối che phủ là dường nào trong chính thời đại chúng ta! Chúng ta nhớ mãi những lời của Chúa Giêsu, Đấng cảm thấy thương xót những đoàn lũ bởi vì họ như một đoàn chiên không chủ chăn. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con với! Xin chỉ đường cho chúng con! Từ Tin Mừng chúng con biết sự này nhiều: chính Ngườii là con đường.
Sống với Chúa Kitô, theo Người—điều này có nghĩa là gặp được con đường ngay, như thế những cuộc sống chúng ta có thể đầy ý nghĩa và một ngày kia chúng ta cũng có thể nói: “Vâng, điều tốt là đã sống”. Dân Israel tiếp tục biết ơn Chúa bởi vì trong các Điều Răn Chúa đã chỉ cách sống. Thánh Vịnh cả thể 119 (118) là một sự diễn tả độc đáo về niềm vui cho sự kiện này: chúng ta không luống công trong sự tối tăm. Chúa đã chỉ chúng ta con đường và phải đi cho đúng. Sứ điệp các Điều Răn được tổng kết trong sự sống của Chúa Giêsu và trở thành một mẫu luân lý. Như vậy chúng ta hiểu rằng những luật này từ Chúa không phải là những xiềng xích, nhưng là con đường Người chỉ cho chúng ta. Chúng ta có thể vui mừng vì các luật ấy và vui mừng vì trong Chúa Kitô chúng đứng trước chúng ta như môt thực tại sống động. Chính Chúa cũng làm chúng ta vui mừng. Nhờ đi với Chúa Kitô chúng ta kinh nghiệm niềm vui Mặc Khải, và với tư cách linh mục, chúng ta phải truyền thông cho những kẻ khác niềm vui của chúng ta là sự kiện chúng ta được chỉ cho con đường đúng.
Sau đó có câu về “thung lũng đen tối nhất” mà qua đó Chúa dẫn chúng ta. Con đường của chúng ta với tư cách những cá thể một ngày kia sẽ đẫn chúng ta vào trong thung lũng bóng tối sự chết, nơi không ai có thể đồng hành chúng ta. Nhưng Người sẽ ở đó. Chính Chúa Kitô xuống trong đêm tối sự chết. Dầu ở đó Người sẽ không bỏ chúng ta. Cả ở đó Người sẽ dẫn chúng ta. “ Nếu con có lạc vào đường gian ác, Chúa hiện diện ở đó”, Thánh Vịnh 139(138) nói. Thật sự Chúa ở đó, cả trong những nổi khổ sở sự chết, và từ đó Thánh Vịnh Đáp Ca của chúng ta có thể nói: dầu ở đó, trong thung lũng tối tăm nhất, tôi không sợ sự dữ. Khi nói về thung lũng tối tăm nhất, chúng ta có thể nghĩ về những thung lũng tối tăm của sự cám dỗ, sự ngã lòng và thử thách mà qua đó mọi người phải đi qua. Cả trong những thung lũng tối tăm này của đời sống Chúa ở đó. Lạy Chúa, trong sự tối tăm cám dỗ, trong giờ tối tăm khi mọi ánh sáng xem ra đã tắt hết, xin chỉ cho chúng con Chúa ở đó. Xin giúp chúng con những linh mục, cho chúng con vẫn ở lại bên những người được giao phó cho chúng con trong những đêm tối này. Hầu chúng con có thể chỉ cbo họ chính ánh sáng của Chúa.
“Gậy và côn trượng của Chúa- chúng nâng đõ con”: người mục tử cần gậy để bảo vệ khỏi những thú dữ sẵn sàng vồ đoàn chiên; chông lại những kẻ trộm dòm ngó mồi. Cùng với cây gậy có côn trượng ban cho sự nâng đỡ và giúp thực thi những sự đi xuyên ngang khó khăn. Cả hai thứ này ví như thành phần thừa tác vụ Giáo Hội, thừa tác vụ linh mục. Giáo Hội cũng phải dùng roi người mục tử, roi nhờ đó ngài bảo vệ đưc tin khỏi những kẻ xuyên tạc đức tin, khỏi những trào lưu dẫn đoàn chiên đi lạc. Việc sử dụng cây roi hiện giờ có thể là một việc phục vụ tình yêu.
Ngày nay chúng ta có thể thấy rằng không có gì phải làm với tình yêu khi cách cư xử bất xứng của đời sống linh mục được bao che. Cũng không có gì phải làm với tình yêu nếu bè rối được phép phổ biến và đức tin bị nhăn nhúm và vỡ vụn ra, dường như đó là một cái gì chính chúng ta đã phát minh. Dường như đó không còn là hồng ân Thiên Chúa, viên ngọc quí mà chúng ta không thể để tuột khỏi chúng ta. Cũng vậy, cây roi phải luôn luôn trở thành lại côn trượng người mục tử-- môt côn trượng giúp những người nam và những người nữ đi những con đường khó và theo Chúa.
Cuối bài Thánh Vịnh chúng ta đọc về bàn được dọn ra, về dầu để xức trên đầu, về chén uống tràn đầy, và về sự ở trong nhà Chúa. Trong Thánh Vịnh đó là một cách nói trước hêt và hầu như về viễn ảnh niềm vui lễ hội được ở trước sự hiện diện của Chúa trong đền thờ, được làm khách của Người, kẻ mà chình Chúa phục vụ, được ở với Chúa. Đối với chúng ta, chúng ta đọc Thánh vịnh này với Chúa Kitô và Thân Thể của Người là Giáo Hội, viễn ảnh này của hy vọng đảm nhận một bề rộng và một chiều sâu còn lớn hơn. Chúng ta thấy trong những lời này một loại điềm báo tiên tri về mầu nhiệm Thánh Thể, trong đó chính Chúa biến chúng ta thành những khách của Người và hiến mình cho chúng ta làm của ăn- làm thứ bánh này và thành rượu ngon mà chỉ mình nó có thể dứt khoát thỏa mãn sự đói và sự khát con người. Sao mà chúng ta có thể không vui mừng một ngày kia chúng ta sẽ làm khách tại chính bàn tiệc của Chúa và sống trong nhà ở của Người? Sao mà chúng ta có thể không vui vì đã cho phép chúng ta dọn bàn tiệc Chúa cho những người nam và những người nữ, ban cho họ Mình và Máu Người dâng hiến cho họ hồng ân quí báu về sự hiện diện của Người. Thật sự chúng ta có thể cầu nguyện chung, với tất cả tầm lòng chúng ta, những lời Thánh Vịnh: “Lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời: “Tv 23(22):6”
Sau cùng, chúng ta hãy nhìn thoáng qua hai ca hiệp lễ mà Giáo Hội cống hiến chúng ta trong phụng vụ hôm nay. Trước hết có những lời mà Thánh Gioan dùng kết thúc việc tường thuật sự đóng đinh của Chúa Giêsu: Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra” (Ga 19:34). Con tim của Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thủng. Một khi được mở ra, con tim ấy trở thành một nguồn suối: nước và màu chảy ra chỉ hai bí tích cơ bản nhờ đó mà Giáo Hội sống động: Rửa Tội và Thánh Thể. Từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa, từ con tim Người bị mở, chảy ra mạch nước hằng sống, mạch nước tiếp tục chảy ra qua bao thế kỷ và sự này làm nên Giáo Hội. Con tim bị mở là nguồn một giòng sống mới; ở đây Gioan chắc chắn cũng đã nghĩ tới lời tiên tri Ezechiel, kẻ thấy chảy ra từ đền thờ mới một suối nước cho sự phì nhiêu và sự sống (Ez 47): Chính Chúa Giêsu là đền thờ mới, và trái tim rộng mở của Người là nguồn của một dòng nước ban sự sống mới được truyền thông cho chúng ta trong Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể,
Phụng vụ Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng cho phép một câu khác, giống như câu
này, được sử dụng như là ca hiệp lễ. Ca hiệp lễ này đươc trích từ Tin Mừng Gioan: “Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi hảy đến mà uống! Như Kinh thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống”(x.Gn 7:37 x)
Trong đức tin chúng ta uống, nói được vậy, nước hằng sống của Lời Chúa, Như vậy chính kẻ tin trở thành một mạch suối ban nước hằng sống cho đất khô lịch sử. Chúng ta thấy điều này trong các thánh. Chúng ta thấy sự này trong Đức Maria, người nữ vĩ đại của đức tin, tình yêu và sự sống. Mỗi người Kitô hữu và mỗi linh mục phải trở thành, khỉ sự từ Chúa Kitô, một mạch suối ban sự sống cho những kẻ khác. Chúng ta phải là những kẻ hiến dâng nước hằng sống cho một thế giới khô cháy và khao khát.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đã mở lòng chúng con; vì trong sự chết và sự phục sinh của Chúa, Chúa trở nên nguồn mạch sự sống. Xin ban cho chúng con sự sống, xin cho chúng con sống nhờ Chúa như nguồn mạch chúng con, và xin làm cho chúng con cũng có thể thành những nguồn, những mạch suối có khả năng ban nước sự sống trong thời đại chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì ân sủng thừa tác vụ linh mục. Xin Chúa chúc lành chúng con, và chúc lành tất cả những ai trong thời đại chúng con đang khao khát và tiếp tục tìm kiếm, Amen.
VATICAN (Zenit.org).-Bài huấn đức Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày hôm nay trong Thánh Lễ Giáo Hoàng kính Thánh Tâm đánh dấu năm bế mạc Năm Linh Mục.
* * *
Các anh em thân mến trong Thừa Tác Vụ Linh Mục,
Các Anh Chị Em thân yêu,
Năm Linh Mục chúng ta đã cử hành trong ngày kỷ niệm 150 năm qua đời cuả Cha Sở Họ Ars, mẫu mực thừa tác vụ linh mục trong thế giới chúng ta, bây giờ tới kỳ kết thúc. Chúng ta đã để Cha Sở Họ Ars hướng dẫn chúng ta tới một sự đánh giá đổi mới về sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục. Linh Mục không phải chỉ là con người nắm giữ chức vụ, giống như những người trong mọi xã hội cần để thực hành một số nhiệm vụ.. Ngược lại linh mục làm điều gì mà con người không thể tự mình làm được: nhân danh Chúa Kitô linh mục nói những lời xá giải chúng ta khỏi tội chúng ta và nhờ vậy linh mục thay đổi, khởi sự với Chúa, toàn diện cuộc đời chúng ta. Trên những của lễ bánh và rượu ngài nói những lời cám ơn của Chúa Giêsu, là những lời biến thể--lời làm cho chúa Kitô hiện diện, Đấng Phục Sinh, Mình và Máu Người—những lời thay đổi các yếu tố của thế giới, những lời mở thế giới cho Chúa và kết hợp thế giới với Chúa.
Như vậy, chức linh mục không chỉ là “chức vụ” nhưng là bí tích: Thiên Chúa dùng chúng ta những con người nghèo hèn ngõ hầu, nhờ chúng ta, Người hiện diện cho mọi người nam và người nữ, và hành động nhân danh họ. Sự cả gan như vậy của Chúa Đấng phó mình cho những con người—Đấng, ý thức về sự yếu hèn chúng ta, nhưng coi con người có khả năng hành động và và hiện diện thay cho Người- sự cả gan này của Chúa là sự cao cả thật ẩn giấu trong từ “chức linh mục”. Sự Chúa nghĩ là chúng ta có khả năng làm sự này; sự mà bằng cách này Người kêu gọi những con người đến phục vụ Người và như vậy từ bên trong Người ràng buộc chính mình với họ: đó là điêu chúng ta muốn suy niệm và tái đánh giá trong vòng năm qua. Chúng ta muốn tái thức tỉnh niềm vui của chúng ta trong việc biết Chúa gần gũi chúng ta, và tái thức tỉnh sự biết ơn của chúng ta đối với sự kiện Người phó mình cho những yếu đuối của chúng ta; đối với sự kiện Người hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta hằng ngày. Bằng cách này chúng ta cũng muốn chứng tỏ lại một lần nữa cho giới trẻ biết rằng ơn gọi này, tình bạn này phục vụ cho Chúa và với Chúa, là hiện hữu—và Chúa thật sự chờ đợi chúng ta nói tiếng “vâng”.
Cùng với toàn thể Giáo Hội chúng ta muốn làm rõ lại một lần nữa là chúng ta phải xin Chúa cho ơn gọi này. Chúng ta phải xin cho có thợ gặt cho Chúa, và sự xin này với Chúa là, đồng thời, cách Người gõ cửa các tâm hồn giới trẻ, là những kẻ coi mình có khả năng làm điều Chúa thấy họ có khả năng làm. Điều phải chờ đợi là vẽ huy hoàng mới mẻ của chức linh mục sẽ không làm đẹp lòng “kẻ thù”, kẻ thù muốn thấy chức linh mục biến đi, như vậy cuối cùng Thiên Chúa bị đẩy ra khỏi thế giới.
Và như vậy điều xảy ra là, trong chính năm của niềm vui đối với bí tích chức linh mục, những tội lỗi các linh mục ra ánh sáng—cách riêng sự lạm dụng các trẻ em, trong đó chức linh mục, mà nhiệm vụ là tỏ bày sự quan tâm của Chúa cho sự lành chúng ta, trở thành đối nghịch với nó. Chúng ta cũng kiên trì xin Chúa và những người liên hệ tha thứ, đang khi hứa làm mọi sự có thể để bảo đảm sự lạm dụng như thế sẽ không bao giờ xảy ra nữa; Và trong sự chấp nhận những người nam tới thừa tác vụ linh mục và trong sự huấn luyện họ, chúng ta sẽ làm sự có thể hầu cân nhắc tính đích thực ơn gọi của họ và làm mọi cố gắng đồng hành các linh mục trong cuộc hành trình của họ, ngõ hầu Chúa sẽ bảo vệ họ và canh chừng trên họ trong những tình huống hỗn loạn và giữa những nguy hiểm cuộc sống.
Giả như Năm Linh Mục đã là môt sự suy tôn của một sự biểu diễn nhân bản cá nhân, thì nó sẽ bị hủy hoại bởi những biến cố này. Nhưng đối với chúng ta điều xảy ra thì chính xác là sự đối nghịch: chúng ta thêm tình biết ơn vì ân huệ của Chúa, một ân huệ ẩn giấu trong “những bình sành”, ân huệ lại một lần nữa, dầu giữa sự yếu hèn con người, làm cho tình yêu của Người hiện diện cách cụ thể trong thế giới này. Vậy chúng ta hay nhìn tất cả những gì xảy ra như là một lời gọi đến sự thanh luyện, như là một nhiệm vụ chúng ta mang đến cho tương lai và làm cho chúng ta biết và yêu hơn nữa ân huệ lớn chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. Như vậy, ân huệ của linh mục trở thành một sự dấn thân đáp ứng với lòng can đảm và khiêm tốn của Chúa bằng chính sự can đảm và khiêm nhượng của chúng ta. Lời Chúa, mà chúng ta đã hát trong bài Ca Nhập Lễ phụng vụ hôm nay, có thể nói vơi chúng ta, đúng giờ này, về ý nghĩa trở thành và trở nên một linh mục:” Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền lành và khiêm nhượng” (Mt 11:29).
Chúng ta đang cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, và trong phụng vụ chúng ta dòm ngó, nói được như vậy, vào trong trái tim Chúa Giêsu được mở ra trong sự chết bởi lưỡi đòng của người lính Roma. Thực tế con tim Chúa Giêsu được mở ra cho chúng ta và trước mặt chúng ta—và như vậy chính con tim của Chúa được mở ra. Phụng vụ giải thích cho chúng ta ngôn ngữ con tim của Chúa Giêsu, nói với chúng ta hơn hết rằng Chúa là mục tử của nhân loại, và như vậy mặc khải cho chúng ta chức linh mục của Chúa Giêsu, mọc rễ sâu trong con tim của Người; như vậy sự đó chứng tỏ cho chúng ta nền tảng đời đời và tiêu chuẩn hiệu nghiệm của tất cả thừa tác vụ linh mục, phải luôn luôn được neo chặt trong con tim Chúa Giêsu và sống từ khởi điểm này.
Hôm nay tôi muốn suy niệm cách riêng về những bản văn này nhờ đó mà Giáo Hội khi cầu nguyện đáp ứng lời Chúa được trình bày trong các bài đọc. Trong những bài hát này, lời và đáp ca thâm nhập vào nhau. Một đàng, chính những bài hát được rút ra từ lời Chúa, nhưng đàng khác, những bài hát đó đã là đáp ca nhân bản cho lời này, một đáp ca trong đó chính lời được truyền thông và đi vào trong những đời sống chúng ta. Bản văn quan trọng nhất trong những bản văn này trong phụng vụ hôm nay là Thánh Vịnh 23 (2)—“Chúa là mục tử tôi”—trong thánh vịnh này Israel khi cầu nguyện nhận lãnh sự Chúa tự mạc khải là mục tử, và lấy thánh vịnh này làm sự hướng dẫn của chính đời sống mình. “Chúa là mục tử tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì”; câu thứ nhất này bày tỏ niềm vui và sự biết ơn đối với sự kiện là Chúa hiện diện với và quan tâm về nhân loại.
Bài đọc từ Sách Ezechiel bắt đầu với cũng một chủ đề: “Đây chính Ta sẽ chăm sóc các chiên ta và thân hành kiểm điểm” (Ez 34:11). Chúa đích thân chăm sóc tôi, chúng tôi, và tất cả nhân loại. Tôi không bị bỏ rơi, trôi dạt trong vũ trụ và trong một xã hội để tôi ngày càng bị mất và lúng túng. Chúa chăm sóc tôi. Người không phải là một Chúa xa cách, đối với Người mạng sống tôi là vô giá. Các tôn giáo thế giới, theo mức chúng ta có thể thấy, đã luôn luôn biết rằng cuối cùng chỉ có một Thiên Chúa. Nhưng Chúa này xa cách. Rõ ràng Người đã từ bỏ thế giới cho những quyền năng và những quyền lực khác, cho những vị thần khác. Chính với những vị thần này mà chúng ta phải xử lý. Chúa là đấng tốt lành, nhưng ở trên cao. Người không có dáng nguy hiểm, cũng không hay giúp đỡ. Do đó, ta không cần lo lắng vể ngài. Ngài không ra oai với chúng ta.
Thật kỳ quặc, loại suy nghĩ này tái xuất hiện trong thời Khai Sáng. Vẫn còn một sự công nhận rằng thế giói giả thiết có một Đấng Sáng Tạo. Nhưng ông Chúa này, sau khi tạo dựng thế giới hiển nhiên đã rút lui khỏi thế giới. Chính thế giới do một số luật lệ chi phối nó, và Chúa đã không được, cũng không thể xen vào trong những luật lệ ấy. Chúa chỉ là một nguyên nhân xa cách. Có thể nhiều người cũng không cần Chúa chăm sóc họ. Họ đã không cần Chúa xen vào đời sống của họ. Nhưng nơi nào sự quan tâm yêu thương của Chúa được nhận thức như là xen vào con đường này, thì những con người bị thất bại.
Điều tốt đẹp và an ủi là biết có một Đấng yêu tôi và chăm sóc tôi. Nhưng điều rất quan trọng là có một Chúa Đấng biết tôi, yêu tôi và quan tâm đến tôi. “Tôi biết chiên tôi và chiên của tôi biết tôi” (Jn 10:14), Giáo Hội nói trước bài Tin Mừng với những lời của Chúa. Chúa biết tôi, Người quan tâm đến tôi. Tư tưởng này sẽ làm chúng ta thật sự vui mừng. Hãy để nó thâm nhập vào những chiều sâu bản thể chúng ta. Sau đó chúng ta cũng phải công nhận điều đó có ý nghĩa gì: Chúa muốn chúng ta, là những linh mục, trong một lúc rất nhỏ của lịch sử, chia sẻ quan tâm của Người về dân chúng. Là những linh mục, chúng ta ao ước thành những con người chia sẻ quan tâm của Chúa đối với những người nam và những người nữ, thành những kẻ chăm sóc họ và cung cấp cho họ một kinh nghiệm cụ thể về sự quan tâm của Chúa. Bất cứ phạm vi hạt dộng nào được giao phó cho linh mục, thì ngài, với Chúa,, phải có khả năng nói: “Tôi biết chiên tôi và chiên tôi biết tôi”.
“Biết”, theo cách diễn đạt Kinh Thánh, không bao giờ qui chiếu về sự biết thuần túy bên ngoài như biết con số điện thoại của ai. “Biết” có nghĩa là ở gần nội tại với một người khác. Có nghĩa là yêu họ. Chúng ta phải cố gắng “biết” những người nam và những người nữ như Chúa biết và vì Chúa; chúng ta phải ra sức đi với họ theo con đường tình bạn với Chúa.
Chúng ta hãy trở về với bài Thánh Vịnh của chúng ta. Ở đó chúng ta đọc: “Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vi danh dự của Người. Dầu qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng, côn trượng Người bảo vệ--con vững dạ an tâm” (23 [22]: 3ff.). Người mục tử chỉ đường ngay cho những kẻ được phó thác cho mình. Anh ta đi trước chiên và hướng dẫn chiên. Chúng ta hãy đặt bài Thánh Vịnh một cách khác: Chúa chỉ chúng ta con đường ngay để thành người. Chúa dạy chúng ta nghệ thuật làm người. Tôi phải làm gì để khỏi sa ngã, để khỏi lãng phí sự sống của tôi trong sự vô lý? Chính xác đó là câu hỏi mà mọi người nam và nữ phải hỏi và là một câu hỏi vẫn có giá trị trong mọi lúc đời sống chúng ta. Câu hỏi này bị bóng tối che phủ là dường nào trong chính thời đại chúng ta! Chúng ta nhớ mãi những lời của Chúa Giêsu, Đấng cảm thấy thương xót những đoàn lũ bởi vì họ như một đoàn chiên không chủ chăn. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con với! Xin chỉ đường cho chúng con! Từ Tin Mừng chúng con biết sự này nhiều: chính Ngườii là con đường.
Sống với Chúa Kitô, theo Người—điều này có nghĩa là gặp được con đường ngay, như thế những cuộc sống chúng ta có thể đầy ý nghĩa và một ngày kia chúng ta cũng có thể nói: “Vâng, điều tốt là đã sống”. Dân Israel tiếp tục biết ơn Chúa bởi vì trong các Điều Răn Chúa đã chỉ cách sống. Thánh Vịnh cả thể 119 (118) là một sự diễn tả độc đáo về niềm vui cho sự kiện này: chúng ta không luống công trong sự tối tăm. Chúa đã chỉ chúng ta con đường và phải đi cho đúng. Sứ điệp các Điều Răn được tổng kết trong sự sống của Chúa Giêsu và trở thành một mẫu luân lý. Như vậy chúng ta hiểu rằng những luật này từ Chúa không phải là những xiềng xích, nhưng là con đường Người chỉ cho chúng ta. Chúng ta có thể vui mừng vì các luật ấy và vui mừng vì trong Chúa Kitô chúng đứng trước chúng ta như môt thực tại sống động. Chính Chúa cũng làm chúng ta vui mừng. Nhờ đi với Chúa Kitô chúng ta kinh nghiệm niềm vui Mặc Khải, và với tư cách linh mục, chúng ta phải truyền thông cho những kẻ khác niềm vui của chúng ta là sự kiện chúng ta được chỉ cho con đường đúng.
Sau đó có câu về “thung lũng đen tối nhất” mà qua đó Chúa dẫn chúng ta. Con đường của chúng ta với tư cách những cá thể một ngày kia sẽ đẫn chúng ta vào trong thung lũng bóng tối sự chết, nơi không ai có thể đồng hành chúng ta. Nhưng Người sẽ ở đó. Chính Chúa Kitô xuống trong đêm tối sự chết. Dầu ở đó Người sẽ không bỏ chúng ta. Cả ở đó Người sẽ dẫn chúng ta. “ Nếu con có lạc vào đường gian ác, Chúa hiện diện ở đó”, Thánh Vịnh 139(138) nói. Thật sự Chúa ở đó, cả trong những nổi khổ sở sự chết, và từ đó Thánh Vịnh Đáp Ca của chúng ta có thể nói: dầu ở đó, trong thung lũng tối tăm nhất, tôi không sợ sự dữ. Khi nói về thung lũng tối tăm nhất, chúng ta có thể nghĩ về những thung lũng tối tăm của sự cám dỗ, sự ngã lòng và thử thách mà qua đó mọi người phải đi qua. Cả trong những thung lũng tối tăm này của đời sống Chúa ở đó. Lạy Chúa, trong sự tối tăm cám dỗ, trong giờ tối tăm khi mọi ánh sáng xem ra đã tắt hết, xin chỉ cho chúng con Chúa ở đó. Xin giúp chúng con những linh mục, cho chúng con vẫn ở lại bên những người được giao phó cho chúng con trong những đêm tối này. Hầu chúng con có thể chỉ cbo họ chính ánh sáng của Chúa.
“Gậy và côn trượng của Chúa- chúng nâng đõ con”: người mục tử cần gậy để bảo vệ khỏi những thú dữ sẵn sàng vồ đoàn chiên; chông lại những kẻ trộm dòm ngó mồi. Cùng với cây gậy có côn trượng ban cho sự nâng đỡ và giúp thực thi những sự đi xuyên ngang khó khăn. Cả hai thứ này ví như thành phần thừa tác vụ Giáo Hội, thừa tác vụ linh mục. Giáo Hội cũng phải dùng roi người mục tử, roi nhờ đó ngài bảo vệ đưc tin khỏi những kẻ xuyên tạc đức tin, khỏi những trào lưu dẫn đoàn chiên đi lạc. Việc sử dụng cây roi hiện giờ có thể là một việc phục vụ tình yêu.
Ngày nay chúng ta có thể thấy rằng không có gì phải làm với tình yêu khi cách cư xử bất xứng của đời sống linh mục được bao che. Cũng không có gì phải làm với tình yêu nếu bè rối được phép phổ biến và đức tin bị nhăn nhúm và vỡ vụn ra, dường như đó là một cái gì chính chúng ta đã phát minh. Dường như đó không còn là hồng ân Thiên Chúa, viên ngọc quí mà chúng ta không thể để tuột khỏi chúng ta. Cũng vậy, cây roi phải luôn luôn trở thành lại côn trượng người mục tử-- môt côn trượng giúp những người nam và những người nữ đi những con đường khó và theo Chúa.
Cuối bài Thánh Vịnh chúng ta đọc về bàn được dọn ra, về dầu để xức trên đầu, về chén uống tràn đầy, và về sự ở trong nhà Chúa. Trong Thánh Vịnh đó là một cách nói trước hêt và hầu như về viễn ảnh niềm vui lễ hội được ở trước sự hiện diện của Chúa trong đền thờ, được làm khách của Người, kẻ mà chình Chúa phục vụ, được ở với Chúa. Đối với chúng ta, chúng ta đọc Thánh vịnh này với Chúa Kitô và Thân Thể của Người là Giáo Hội, viễn ảnh này của hy vọng đảm nhận một bề rộng và một chiều sâu còn lớn hơn. Chúng ta thấy trong những lời này một loại điềm báo tiên tri về mầu nhiệm Thánh Thể, trong đó chính Chúa biến chúng ta thành những khách của Người và hiến mình cho chúng ta làm của ăn- làm thứ bánh này và thành rượu ngon mà chỉ mình nó có thể dứt khoát thỏa mãn sự đói và sự khát con người. Sao mà chúng ta có thể không vui mừng một ngày kia chúng ta sẽ làm khách tại chính bàn tiệc của Chúa và sống trong nhà ở của Người? Sao mà chúng ta có thể không vui vì đã cho phép chúng ta dọn bàn tiệc Chúa cho những người nam và những người nữ, ban cho họ Mình và Máu Người dâng hiến cho họ hồng ân quí báu về sự hiện diện của Người. Thật sự chúng ta có thể cầu nguyện chung, với tất cả tầm lòng chúng ta, những lời Thánh Vịnh: “Lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời: “Tv 23(22):6”
Sau cùng, chúng ta hãy nhìn thoáng qua hai ca hiệp lễ mà Giáo Hội cống hiến chúng ta trong phụng vụ hôm nay. Trước hết có những lời mà Thánh Gioan dùng kết thúc việc tường thuật sự đóng đinh của Chúa Giêsu: Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra” (Ga 19:34). Con tim của Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thủng. Một khi được mở ra, con tim ấy trở thành một nguồn suối: nước và màu chảy ra chỉ hai bí tích cơ bản nhờ đó mà Giáo Hội sống động: Rửa Tội và Thánh Thể. Từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa, từ con tim Người bị mở, chảy ra mạch nước hằng sống, mạch nước tiếp tục chảy ra qua bao thế kỷ và sự này làm nên Giáo Hội. Con tim bị mở là nguồn một giòng sống mới; ở đây Gioan chắc chắn cũng đã nghĩ tới lời tiên tri Ezechiel, kẻ thấy chảy ra từ đền thờ mới một suối nước cho sự phì nhiêu và sự sống (Ez 47): Chính Chúa Giêsu là đền thờ mới, và trái tim rộng mở của Người là nguồn của một dòng nước ban sự sống mới được truyền thông cho chúng ta trong Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể,
Phụng vụ Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng cho phép một câu khác, giống như câu
này, được sử dụng như là ca hiệp lễ. Ca hiệp lễ này đươc trích từ Tin Mừng Gioan: “Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi hảy đến mà uống! Như Kinh thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống”(x.Gn 7:37 x)
Trong đức tin chúng ta uống, nói được vậy, nước hằng sống của Lời Chúa, Như vậy chính kẻ tin trở thành một mạch suối ban nước hằng sống cho đất khô lịch sử. Chúng ta thấy điều này trong các thánh. Chúng ta thấy sự này trong Đức Maria, người nữ vĩ đại của đức tin, tình yêu và sự sống. Mỗi người Kitô hữu và mỗi linh mục phải trở thành, khỉ sự từ Chúa Kitô, một mạch suối ban sự sống cho những kẻ khác. Chúng ta phải là những kẻ hiến dâng nước hằng sống cho một thế giới khô cháy và khao khát.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đã mở lòng chúng con; vì trong sự chết và sự phục sinh của Chúa, Chúa trở nên nguồn mạch sự sống. Xin ban cho chúng con sự sống, xin cho chúng con sống nhờ Chúa như nguồn mạch chúng con, và xin làm cho chúng con cũng có thể thành những nguồn, những mạch suối có khả năng ban nước sự sống trong thời đại chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì ân sủng thừa tác vụ linh mục. Xin Chúa chúc lành chúng con, và chúc lành tất cả những ai trong thời đại chúng con đang khao khát và tiếp tục tìm kiếm, Amen.