Đức Thánh Cha kêu mời sự Chiêm Ngắm Thánh Giá như là Nguồn Mạch Hy Vọng.
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng hành động bác ái Kitô hữu, còn hơn lòng thương người (philanthropy), là một hình thức rao giảng Tin Mừng, dựa trên những giá trị Tin Mừng và sự ao ước chia sẻ những giá trị đó với những kẻ khác.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm nay trong một bài huấn đức dành cho các thành viên Câu-Lạc-Bộ Thánh Phêrô, một tổ chức bác ái Roma, trong một buổi tiếp kiến trong Sảnh Đường các Đức Giáo Hoàng của Lâu Đài Tông Tòa.
Chủ tịch bác ái, công tước Leopold Torlonia, dâng tặng Đức Thánh Cha Đồng Tiền Phêrô quyên góp năm nay trong các giáo xứ thành Roma.
Đức Thánh Cha đã tỏ bày sự biết ơn cho cử chỉ này, cử chỉ ngụ ý “một sự tham gia cụ thể trong cố gắng kinh tế mà Tông Toà thực hiện hầu đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp ngày càng gia tăng của Giáo Hội, cách riêng trong nhưng xứ nghèo nhất trên địa cầu.”
Hành động bác ái Kitô hữu, ngài nói “không hẳn là hành động thương người, dầu hữu ích và đầy công nghiệp,” nhưng là một “hình thức đặc biệt rao giảng Tin Mừng, trong ánh sáng huấn giáo của Chúa Giêsu, Đấng sẽ xem bất cứ điều gì chúng ta làm cho các anh chị em chúng ta như là làm cho chính mình Người.”
Đức bác ái Kitô hữu vượt xa sự giúp đỡ vật chất, ngài nói thêm, vì nó làm cho thấy rõ, và tôi có thể nói hầu như là sờ mó được, một đàng là lòng thương xót vô cùng của Chúa đối với mỗi con người và, đàng khác, đức tin của chúng ta trong Người.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng đức bác ái này hệ tại “việc hài hoà cái nhìn của chúng ta với cái nhìn của Chúa Kitô, tấm lòng của chúng ta với tấm lòng của Người.” Ngài nói thêm, “Bằng cách này, sự nâng đỡ yêu thương cống hiến cho những kẻ khác được chuyển dịch thành sự tham gia và sự chia sẻ với những người yêu đuối nhất và những kẻ bị loại ra bên lề xã hội.”
Vì Tuần Thánh đã đến gần, Đức Giáo Hoàng mời cử tọa của ngài “sống lại cách mãnh liệt” những mầu nhiệm này như là một “dịp thuận lợi hầu tái khẳng định và thanh lọc đức tin của anh chị em, mở lòng anh chị em chiêm ngắm Thánh Giá là một mầu nhiệm của tình yêu vô cùng từ đó rút ra sức mạnh biến đời sống anh chị em thành một quà tặng cho các anh em.”
Ngài nói tiếp, “Từ Thánh Giá nẩy sinh niềm vui và sự bình an tâm hồn, biến chúng ta thành những chứng nhân của niềm hy vọng này, niềm hy vọng mà chúng ta thấy rất cần trong những thời gian này của cơn khủng hoảng kinh tế lan rộng và khái quát hóa.”
Được trao nhiệm vụ
Câu Lạc Bộ Thánh Pherô là một thể chế bác ái được xây dựng tại Roma trong năm 1869 bởi sáng kiến một nhóm giới trẻ thuộc giới quí tộc và tầng lớp trung lưu cao cấp của thành phố, họ muốn làm một cử chỉ trung thành với Đức Giáo Hoàng—đáp lại những vụ tấn công chống-giáo sĩ của thời đại—qua báo chí và những cử chỉ công khai.
Tuy nhiên, khi tiếp kiến họ lần đầu tiên. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã ủy thác cho họ, như là sứ vụ đầu tiên của họ, đức bác ái đối với những người nghèo nhất thành Rome
Điều này được hoàn thành, cách riêng trong những lúc khó khăn Thế Chiến II, đã hơn 100 năm nay, công việc bác ái này được biết giữa những người Roman như là “món xúp của Đức Giáo Hoàng.”
Hiện nay, câu-lạc-bộ phân phát tới 50,000 phần ăn hằng ngày cho những người nghèo cũng như cho những người vô gia cư.
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng hành động bác ái Kitô hữu, còn hơn lòng thương người (philanthropy), là một hình thức rao giảng Tin Mừng, dựa trên những giá trị Tin Mừng và sự ao ước chia sẻ những giá trị đó với những kẻ khác.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm nay trong một bài huấn đức dành cho các thành viên Câu-Lạc-Bộ Thánh Phêrô, một tổ chức bác ái Roma, trong một buổi tiếp kiến trong Sảnh Đường các Đức Giáo Hoàng của Lâu Đài Tông Tòa.
Chủ tịch bác ái, công tước Leopold Torlonia, dâng tặng Đức Thánh Cha Đồng Tiền Phêrô quyên góp năm nay trong các giáo xứ thành Roma.
Đức Thánh Cha đã tỏ bày sự biết ơn cho cử chỉ này, cử chỉ ngụ ý “một sự tham gia cụ thể trong cố gắng kinh tế mà Tông Toà thực hiện hầu đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp ngày càng gia tăng của Giáo Hội, cách riêng trong nhưng xứ nghèo nhất trên địa cầu.”
Hành động bác ái Kitô hữu, ngài nói “không hẳn là hành động thương người, dầu hữu ích và đầy công nghiệp,” nhưng là một “hình thức đặc biệt rao giảng Tin Mừng, trong ánh sáng huấn giáo của Chúa Giêsu, Đấng sẽ xem bất cứ điều gì chúng ta làm cho các anh chị em chúng ta như là làm cho chính mình Người.”
Đức bác ái Kitô hữu vượt xa sự giúp đỡ vật chất, ngài nói thêm, vì nó làm cho thấy rõ, và tôi có thể nói hầu như là sờ mó được, một đàng là lòng thương xót vô cùng của Chúa đối với mỗi con người và, đàng khác, đức tin của chúng ta trong Người.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng đức bác ái này hệ tại “việc hài hoà cái nhìn của chúng ta với cái nhìn của Chúa Kitô, tấm lòng của chúng ta với tấm lòng của Người.” Ngài nói thêm, “Bằng cách này, sự nâng đỡ yêu thương cống hiến cho những kẻ khác được chuyển dịch thành sự tham gia và sự chia sẻ với những người yêu đuối nhất và những kẻ bị loại ra bên lề xã hội.”
Vì Tuần Thánh đã đến gần, Đức Giáo Hoàng mời cử tọa của ngài “sống lại cách mãnh liệt” những mầu nhiệm này như là một “dịp thuận lợi hầu tái khẳng định và thanh lọc đức tin của anh chị em, mở lòng anh chị em chiêm ngắm Thánh Giá là một mầu nhiệm của tình yêu vô cùng từ đó rút ra sức mạnh biến đời sống anh chị em thành một quà tặng cho các anh em.”
Ngài nói tiếp, “Từ Thánh Giá nẩy sinh niềm vui và sự bình an tâm hồn, biến chúng ta thành những chứng nhân của niềm hy vọng này, niềm hy vọng mà chúng ta thấy rất cần trong những thời gian này của cơn khủng hoảng kinh tế lan rộng và khái quát hóa.”
Được trao nhiệm vụ
Câu Lạc Bộ Thánh Pherô là một thể chế bác ái được xây dựng tại Roma trong năm 1869 bởi sáng kiến một nhóm giới trẻ thuộc giới quí tộc và tầng lớp trung lưu cao cấp của thành phố, họ muốn làm một cử chỉ trung thành với Đức Giáo Hoàng—đáp lại những vụ tấn công chống-giáo sĩ của thời đại—qua báo chí và những cử chỉ công khai.
Tuy nhiên, khi tiếp kiến họ lần đầu tiên. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã ủy thác cho họ, như là sứ vụ đầu tiên của họ, đức bác ái đối với những người nghèo nhất thành Rome
Điều này được hoàn thành, cách riêng trong những lúc khó khăn Thế Chiến II, đã hơn 100 năm nay, công việc bác ái này được biết giữa những người Roman như là “món xúp của Đức Giáo Hoàng.”
Hiện nay, câu-lạc-bộ phân phát tới 50,000 phần ăn hằng ngày cho những người nghèo cũng như cho những người vô gia cư.