Viện Yad Vashem Nghiên Cứu Đức Piô XII
Bản tin Zenit ngày 5 tháng Ba cho hay: Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Nạn Diệt Chủng của cơ quan Yad Vashem sẽ cùng viện Studium Theologicum Salesianum của Dòng Salêdiêng lượng giá các tìm tòi xưa nay về Đức Giáo Hoàng Piô XII và Nạn Diệt Chủng (Holocaust hay Shoah). Hai cơ quan này sẽ gặp nhau trong hai ngày Chúa Nhật và Thứ Hai này.
Cha Francesco De Ruvo, thuộc Dòng này, cho hay “các sử gia sẽ gặp nhau để chia sẻ các kết quả tìm tòi của họ ngõ hầu có thể trả lời cho nhiều vấn nạn từng tác động lên cuộc tranh luận hiện nay”.
Tưởng cũng nên nhớ rằng cơ quan Yad Vashem của Do Thái từng gán cho Đức Piô XII nhiều nhãn hiệu, nhất là đã “im lặng và không đưa ra các chỉ dẫn” suốt thời Diệt Chủng, lời tố cáo mà nhiều sử gia, kể cả các sử gia Do Thái cho là sai lầm một cách trắng trợn.
Buổi làm việc chung này sẽ diễn ra trong lúc Đức Bênêđíctô XVI đang chuẩn bị lên đường vào Tháng Năm tới để đi Đất Thánh và thăm cả Yad Vashem. Theo Cha Ruvo, “Trong mấy năm gần đây, nhiều cuốn sách và bài báo đã được ấn hành, nhờ thế, các tư liệu mới đã được trình bày giúp đem ra ánh sáng nhiều khía cạnh mới mà ta cần xem sét và tổng hợp để xem xem liệu có gì mới mẻ và có gì cần phải duyệt lại hay không”.
Trong số các chủ đề được đem ra thảo luận, ta thấy có: thời kỳ trước khi Đức Piô XII lên ngôi giáo hoàng, các mối liên hệ với hàng giám mục Đức, Đức Piô XII và Nạn Diệt Chủng, tình hình Nước Ý thời Diệt Chủng, và thời kỳ tiếp theo Nạn Diệt Chủng.
Các tham dự viên sẽ gồm Sergio Minerbi, Paul O'Shea, Michael Phayer, Susan Zuccotti, Thomas Brechenmacher, Jean-Dominique Durand, Grazia Loparco, Matteo Luigi Napolitano và Andrea Tornielli.
Cha Ruvo cho biết: “Đối với một số người, Đức Piô XII là một người bàng quan đầy dửng dưng đối với Nạn Diệt Chủng, một người, do giữ im lặng, đã trở thành đồng lõa của một thảm kịch hãi hùng đang xẩy ra lúc đó. Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu và sử gia khác, trong thời gian qua, đã khẳng nhận một luận đề khác hẳn, một luận đề nhằm đánh giá tích cực việc làm của Đức Piô XII: Ngài từng cố gắng tìm cách hạn chế cho bằng được các hậu quả của Nạn Diệt Chủng và đôi khi đã mang lại các kết quả hữu hiệu”.
Vị linh mục Dòng Salêdiêng này nói tiếp rằng quan điểm sau “dựa trên các tài liệu lịch sử trong văn khố cũng như các chứng cớ nói và viết của nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt. Các sử gia từng đề cao hành động của Đức Piô XII trong việc cứu người Do Thái đã đưa ra kết luận của họ bất kể họ thuộc khuynh hướng đạo đức hay tôn giáo nào. Trong số ấy, nhiều người là học giả Do Thái”.
Theo ngài, “một bầu không khí biết lắng nghe cách thân thiện và tôn trọng lẫn nhau vốn được duy trì cho đến nay giữa hai định chế có liên quan đến sáng kiến này, một sáng kiến, được nhiều người hy vọng, sẽ dẫn tới việc hiểu biết văn bản hiện nay tại Yad Vashem”
Bản tin Zenit ngày 5 tháng Ba cho hay: Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Nạn Diệt Chủng của cơ quan Yad Vashem sẽ cùng viện Studium Theologicum Salesianum của Dòng Salêdiêng lượng giá các tìm tòi xưa nay về Đức Giáo Hoàng Piô XII và Nạn Diệt Chủng (Holocaust hay Shoah). Hai cơ quan này sẽ gặp nhau trong hai ngày Chúa Nhật và Thứ Hai này.
Cha Francesco De Ruvo, thuộc Dòng này, cho hay “các sử gia sẽ gặp nhau để chia sẻ các kết quả tìm tòi của họ ngõ hầu có thể trả lời cho nhiều vấn nạn từng tác động lên cuộc tranh luận hiện nay”.
Tưởng cũng nên nhớ rằng cơ quan Yad Vashem của Do Thái từng gán cho Đức Piô XII nhiều nhãn hiệu, nhất là đã “im lặng và không đưa ra các chỉ dẫn” suốt thời Diệt Chủng, lời tố cáo mà nhiều sử gia, kể cả các sử gia Do Thái cho là sai lầm một cách trắng trợn.
Buổi làm việc chung này sẽ diễn ra trong lúc Đức Bênêđíctô XVI đang chuẩn bị lên đường vào Tháng Năm tới để đi Đất Thánh và thăm cả Yad Vashem. Theo Cha Ruvo, “Trong mấy năm gần đây, nhiều cuốn sách và bài báo đã được ấn hành, nhờ thế, các tư liệu mới đã được trình bày giúp đem ra ánh sáng nhiều khía cạnh mới mà ta cần xem sét và tổng hợp để xem xem liệu có gì mới mẻ và có gì cần phải duyệt lại hay không”.
Trong số các chủ đề được đem ra thảo luận, ta thấy có: thời kỳ trước khi Đức Piô XII lên ngôi giáo hoàng, các mối liên hệ với hàng giám mục Đức, Đức Piô XII và Nạn Diệt Chủng, tình hình Nước Ý thời Diệt Chủng, và thời kỳ tiếp theo Nạn Diệt Chủng.
Các tham dự viên sẽ gồm Sergio Minerbi, Paul O'Shea, Michael Phayer, Susan Zuccotti, Thomas Brechenmacher, Jean-Dominique Durand, Grazia Loparco, Matteo Luigi Napolitano và Andrea Tornielli.
Cha Ruvo cho biết: “Đối với một số người, Đức Piô XII là một người bàng quan đầy dửng dưng đối với Nạn Diệt Chủng, một người, do giữ im lặng, đã trở thành đồng lõa của một thảm kịch hãi hùng đang xẩy ra lúc đó. Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu và sử gia khác, trong thời gian qua, đã khẳng nhận một luận đề khác hẳn, một luận đề nhằm đánh giá tích cực việc làm của Đức Piô XII: Ngài từng cố gắng tìm cách hạn chế cho bằng được các hậu quả của Nạn Diệt Chủng và đôi khi đã mang lại các kết quả hữu hiệu”.
Vị linh mục Dòng Salêdiêng này nói tiếp rằng quan điểm sau “dựa trên các tài liệu lịch sử trong văn khố cũng như các chứng cớ nói và viết của nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt. Các sử gia từng đề cao hành động của Đức Piô XII trong việc cứu người Do Thái đã đưa ra kết luận của họ bất kể họ thuộc khuynh hướng đạo đức hay tôn giáo nào. Trong số ấy, nhiều người là học giả Do Thái”.
Theo ngài, “một bầu không khí biết lắng nghe cách thân thiện và tôn trọng lẫn nhau vốn được duy trì cho đến nay giữa hai định chế có liên quan đến sáng kiến này, một sáng kiến, được nhiều người hy vọng, sẽ dẫn tới việc hiểu biết văn bản hiện nay tại Yad Vashem”