Đối với đại đa số người Công Giáo, nhất là những người từng sống vào khoảng thời gian ngài làm giáo hoàng, Đức Piô XII không những là một vị giáo hoàng vĩ đại mà còn là một vị giáo hoàng thánh thiện nữa.
Thực vậy, trong thời ngài làm giáo hoàng, Đức Piô XII đọc tới 1000 bài diễn văn hoặc thông điệp truyền thanh về đủ mọi đề tài, ban hành 41 thông điệp trong đó có ba thông điệp được xếp vào loại vĩ đại là Mystici Corporis về Giáo Hội, Mediator Dei về cải cách phụng vụ và Humani Generis về bản chất thần học và thuyết biến hóa. Ngài là vị giáo hoàng của cải cách: về phụng vụ, gia tăng các hình thức phụng vụ không Latinh tại các xứ truyền giáo; về giáo luật, tản quyền và tăng quyền cho các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, biến họ gần như độc lập đối với Rôma; về huấn luyện linh mục, thêm các môn khoa học xã hội, xã hội học, tâm lý học và tâm lý học xã hội vào học trình, nhất là buộc phải thẩm định điều kiện tâm lý các ứng viên linh mục; về thần học, nhấn mạnh vai trò của Thánh Kinh và dành cho việc nghiên cứu thần học nhiều tự do hơn, mở ra triển vọng có thể chấp nhận thuyết biến hóa như một lối mô tả chính xác nguồn gốc sinh học của sự sống con người. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên chấm dứt tình trạng đa số người Ý trong Hồng Y đoàn.
Nói về sự thánh thiện, thì không ai không thán phục cuộc sống khổ hạnh của ngài và lòng tôn sùng Thánh Mẫu với tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và việc dâng loài người cho trái tim Đức Mẹ. Sự thánh thiện này khiến án phong chân phước cho ngài được mở tương đối sớm: ngày 18 tháng 11 năm 1965, trong kỳ họp cuối cùng của Công Đồng Vatican II. Năm 1990, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng Tôi Tớ Chúa và năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI nâng ngài lên hàng Đáng Kính. Còn chân phước?
Theo tin Zenit ngày 30 tháng 6 vừa qua, linh mục Peter Gumpel, Dòng Tên, trước đây vốn là thỉnh nguyện viên án phong chân phước của ngài, tuyên bố tại Rôma rằng “sớm muộn gì, Đức Piô XII cũng sẽ được phong chân phước”.
Sớm hay muộn
Sớm thì có vẻ như sẽ không xẩy ra. Vì gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tây Ban Nha, gốc Do Thái, tuy bênh vực thành tích của Đức Piô XII, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô vẫn có nhiều dè dặt trước viễn tượng phong chân phước cho Đức Piô XII.
Thực thế, trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Phanxicô cho hay ngài rất khó chịu trước những lời chỉ trích chống lại “Đức Piô XII đáng thương”. Đối với lời chỉ trích cho rằng Đức Piô XII không công khai bênh vực người Do Thái và không công khai nêu đích danh chủ nghĩa quốc xã Đức như tội phạm gây ra Nạn Diệt Chủng người Do Thái, Đức Phanxicô đặt câu hỏi: “Điều nào tốt hơn đối với ngài: không lên tiếng (phản đối công khai) để nhiều người Do Thái khỏi bị giết thêm hay là lên tiếng?”.
Quan điểm trên được phản ảnh qua nhận định tổng quát của Từ Điển Bách Khoa Britanica: “Dù các lời kết án công khai chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và diệt chủng thời chiến của Đức Piô chỉ được đưa ra một cách tổng quát, ngài đã không làm ngơ trước nỗi thống khổ nhưng đã chọn việc sử dụng ngoại giao để giúp đỡ những người bị bách hại. Người ta không thể biết được liệu việc kết án Nạn Diệt Chủng cách thẳng thừng hơn có cứu được nhiều sinh mạng hơn hay không, dù điều ấy chắc chắn giữ được tiếng tốt hơn. Không ngạc nhiên gì, động thái phong chân phước cho Đức Piô XII cùng với Đức Gioan XXIII vào năm 2000 đã gây ra cuộc tranh cãi đầy sóng gío, góp phần vào quyết định hoãn lại việc phong chân phước cho Đức Piô”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay: “Ngài (Đức Piô XII) đã dấu nhiều người (Do Thái) tại các tu viện ở Rôma và nhiều thành phố khác của Ý, và ngay tại dinh mùa hè Castel Gandolfo”. Điều mới mẻ là 42 trẻ em cả Do Thái lẫn không Do Thái cùng ẩn nấp Quốc Xã đã được sinh hạ ngay trong phòng ngủ của Đức GH tại dinh mùa hè này.
Đức Phanxicô cũng lưu ý tới việc cần phải xét vấn đề dưới mọi khía cạnh của nó. Ngài thắc mắc tại sao Đồng Minh không oanh kích hệ thống xe lửa được Quốc Xã sử dụng để chở người Do Thái tới các lò sát sinh trên khắp Âu Châu. Theo ngài, “sẽ là điều tốt đẹp nếu ta chịu nói chút ít về mọi vấn đề”.
Nhưng phong chân phước cho ngài lại là một chuyện khác. Đức Phanxicô cho biết: ngài còn chờ cho tới khi văn khố mật của Tòa Thánh về Nạn Diệt Chủng được mở trọn vẹn. Tuy Tòa Thánh đang cố gắng hoàn tất việc lên danh mục cho toàn bộ văn khố này càng sớm càng tốt để có thể mở cửa cho công chúng, nhưng ngày giờ của việc mở cửa này, cho đến nay, vẫn chưa có gì cụ thể. Hơn nữa, cũng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cho biết: hiện vẫn chưa có một phép lạ nào được xác nhận là đã xẩy ra nhờ sự bầu cử của Đức Piô XII. Ai cũng biết điều kiện phép lạ này, ngài từng “miễn chước” đối với vị kế nhiệm Đức Piô XII là Đức Gioan XXIII.
Hai điều trên chứng tỏ việc phong chân phước cho Đức Piô XII cần một thời gian nữa. Do đâu mà có việc trì hoãn này? Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, linh mục Gumpel cho biết nhiều điều đáng lưu ý.
Trả lời câu hỏi đầu tiên về việc một số người cho rằng Đức Piô XII là một người lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu, linh mục Gumpel cho biết cha từng biết và được yết kiến riêng Đức Piô XII nhiều lần, lúc còn là một giáo sư trẻ dạy triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Đức. Lần đầu tiên là lần Đức Piô XII gọi cha tới để đích thân cám ơn về một công việc văn khố nhỏ theo lời ngài yêu cầu. Đức Giáo Hoàng tiếp cha cách đơn sơ, không một chút hình thức gì như người ta vốn nói về triều đại ngài. Cha cảm thấy thoải mái ngay tức khắc. Hơn nữa, Đức Piô XII gây một ấn tượng rất mạnh nơi cha, cho thấy đây là một con người sống đời sống thiêng liêng sâu sắc; ấn tượng này gây ảnh hưởng lớn tới kinh nghiệm bản thân của cha. Điều này được chứng minh bởi hàng loạt những cử chỉ khác của Đức Piô XII. Thí dụ, ngài thường tổ chức các buổi triều yết chung giữa đám đông, tại những phòng lớn chứa hàng nghìn người. Ngài không đọc những bài diễn văn dài, thay vào đó, thích được trà trộn giữa đám đông và nói chuyện với họ; ngài tiếp nhận các thỉnh cầu của họ và cho biết mgài cần những thỉnh cầu này. Làm sao người ta có thể bảo rằng: một giáo hoàng như thế là lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu cho được? Những nhận định như thế chỉ có thể là giả tạo, dựa trên các căn bản ý thức hệ, chứ không trên thực tại.
Đối với quan điểm coi Đức Piô XII lỗi thời, giáo hoàng cuối cùng của thời tiền Vatican II, khác với các vị kế nhiệm, linh mục Gumpel nhắc người đọc tác phẩm Sự Hiện Diện của Đức Piô XII tại Công Đồng Vatican II do linh mục Paolo Moliari viết cho Đại Học Marseilles. Cha Moliari vốn là một thành viên của Ủy Ban Thần Học của Vatican II, cho nên ngài dư tư cách để nói về chủ đề này. Ngài bác bỏ mọi luận đề cho rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII: trong các văn kiện của Vatican II, có tất cả 219 ghi chú nhắc tới học thuyết của Đức Piô XII; không một tác giả nào, kể cả Thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô hay bất cứ Giáo Phụ nào khác, đã được trích dẫn nhiều hơn Đức Piô XII. Chưa hết, trong các biên bản của Công Đồng, có tới 1,663 câu trích lấy của vị giáo hoàng này. Linh mục Gumpel tự hỏi: những ai bảo rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và các vị kế nhiệm, không biết họ có đọc các văn kiện này chưa? Cha không nghĩ vậy, có lẽ họ không biết tiếng La Tinh và không có trình độ thần học để làm việc này…
Linh mục Gumpel nhìn nhận rằng án phong chân phước cho một vị “confessor” (tuyên xưng đức tin không bằng tử đạo mà bằng cuộc sống trên trần gian của mình) là một diễn trình hết sức tỉ mỉ vì phải có đủ tài liệu để chứng minh rằng ứng viên sống Tin Mừng một cách gương mẫu và nhất quán. Về trường hợp Đức Piô XII, cha Gumpel cho biết 98 nhân chứng, từng biết ngài vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời ngài, đã được mời tới để phỏng vấn. Chính linh mục Gumpel, trong tư cách thỉnh nguyện viên, đã thu lượm và khảo sát mọi tài liệu có trong Văn Khố Tòa Thánh. Sau đó, đệ trình mọi tài liệu vừa kể cho một ủy ban sử gia. Ủy ban này khảo sát, với sự hiện diện của chính cha, xem các tài liệu này có thấu đáo, có chuẩn xác và có được chứng thực hay không. Một lần nữa, câu hỏi lại được gửi tới cho chín thần học gia có nhiệm vụ chứng minh rằng Đức Piô XII quả có thực thi mọi nhân đức cần thiết để được phong chân phước. Cuối diễn trình này, như tập tục vốn có, là ủy ban 13 vị gồm các Hồng Y và giám mục của nhiều quốc gia trên thế giới; ủy ban này phải cho biết ý kiến tích cực đối với việc phong chân phước. Ủy ban này phải đệ trình khuyến cáo lên Đức Giáo Hoàng. Việc này đã thực hiện đời Đức Bênêđíctô XVI.
Người Do Thái
Linh mục Gumpel nhấn mạnh rằng: hiện chưa có chữ ký của Đức Bênêđíctô “không hẳn vì Đức Giáo Hoàng hoài nghi các nhân đức của Đức Piô XII, mà đúng hơn, và điều này, ta có thể hiểu được, vì ngài vốn là người Đức, là ngài không muốn gây phiền phức với người Do Thái”.
Có thực là do người Do Thái chăng? Linh Mục Gumpel minh xác: không phải mọi người Do Thái mà chỉ một số giới Do Thái mà thôi. Theo cha, bất cứ nhóm lớn nào cũng đều có những người rất tốt, người vừa vừa và “những trái táo thối”. Cha hiểu rằng một số người Do Thái muốn Đức Piô XII có quan điểm minh nhiên chống đối việc phát vãng của Quốc Xã. Nhưng về phương diện này, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, cha phải nói rằng: năm 1942, cha đang ở Hòa Lan, bị Đức phát vãng vì lý do chính trị. Trong thánh lễ ngày 26 tháng 7 năm đó, cha được nghe thư mục vụ của vị tổng giám mục duy nhất của Hòa Lan lúc đó là Đức Cha De Jong. Thư này cực lực lên án sự chiếm đóng Hòa Lan của Đức. Cha có hai phản ứng tức khắc: thoạt đầu, cha bái phục sự can đảm của vị giáo phẩm này, nhưng liền sau đó sợ người Đức sẽ trả đũa nghiêm khắc. Đúng thế, chỉ vài ngày sau, tức vào ngày 2 tháng 8, người Đức tăng nhanh việc phát vãng người Do Thái tại Hòa Lan, gồm cả những người Do Thái trở lại Kitô Giáo, trong đó có người con gái nổi danh của Sion, nữ thánh Edith Stein và người em gái của bà. Cha kết luận rằng một phản đối tương tự (của Đức Piô XII) cũng sẽ không cứu được mạng sống người Do Thái, ngược lại chỉ có hiệu quả tai hại hơn. Đức Piô XII biết như thế nên đã quyết định hành động cách khôn ngoan.
Nhiều người vẫn không có cùng nhận định như thế. Giải thích hiện tượng này, linh mục Gumpell cho rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng ở đây, như nhận định của một trong các sử gia Đức nổi tiếng hiện nay là giáo sư Konrad Repgen. Gần đây, ông viết cho cha: “công việc tỉ mỉ của các sử gia chúng ta chỉ được phổ biến trong giới chuyên viên, trong khi quần chúng “uống” đủ những gì giới truyền thông mang tới cho họ; mà trong giới truyền thông, thì cả anh dốt nát hàng đầu cũng tường thuật những chuyện ngu đần hơn cả, nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua đủ mạng phát tuyến, riết trở thành khả tín đối với tai người nghe”. Theo cha, công luận ngày nay hoàn toàn nằm trong tay một nhóm thù nghịch với Giáo Hội và do đó, với cả Đức Piô XII.
Để kết luận, linh mục Gumpel cho hay không biết đời cha có được chứng kiến việc phong chân phước cho Đức Piô XII hay không, nhưng theo cha, việc ấy thế nào rồi cũng sẽ xẩy ra, khi “tinh thần người ta lắng xuống và một tái thẩm định từ từ được thực thi”.
Cách duy nhất chấm dứt tranh cãi là phong chân phước cho Đức Piô XII
Nhà bỉnh bút của tờ Boston Globe là John Allen Jr thì nhận định rằng để chấm dứt cuộc tranh cãi giữa Công Giáo và Do Thái về Đức Piô XII là phong chân phước ngay bây giờ cho ngài.
Trong một bài báo gần đây, nhà báo này có đưa ra nhận xét: các chức sắc Vatican thường nhìn thẳng vào mắt bạn mà bảo rằng quyết định phong thánh không bao giờ chịu ảnh hưởng chính trị cả. Nhưng thực tế, chính trị vẫn có thói quen lẻn vào diễn trình này, nhất là ở độ làm nó nhanh hay chậm. Không trường hợp nào đúng cho bằng trường hợp Đức Piô XII, vị giáo hoàng thời Thế Chiến II mà thành tích về Nạn Diệt Chủng vẫn còn là mối tranh chấp trong các liên hệ Do Thái – Công Giáo.
Ai cũng cho rằng Vatican xác tín việc Đức Piô XII đáng được phong thánh nhưng phải tiến từ từ vì vị nể người Do Thái. Thái độ hiện nay vì thế cho rằng chưa có quyết định gì được đưa ra cho tới khi các văn khố mật được mở toàn diện cho công chúng.
Ít nhất, đó cũng là nhận định của Đức Phanxicô. Nhưng theo Allen, xét hoàn toàn vì lý do chính trị, nghĩa là vì mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo hiện nay, không nên chờ tới lúc đó, mà nên phong chân phước cho Đức Piô XII ngay bây giờ.
Trước nhất, quả là ngây thơ khi nghĩ rằng mở văn khố là giải quyết được mọi khó khăn. Bởi cuộc tranh luận về thành tích của Đức Piô không dựa vào sự kiện, nghĩa là vào những gì ngài đã làm mà dựa vào những gì đáng lẽ ngài đã nên làm. Thứ hai, Đức Piô XII mãi mãi sẽ là một ung thư trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái bao lâu trường hợp của ngài vẫn để bỏ ngỏ.
Một cách để thoát cái vòng luẩn quẩn này là Toà Thánh tuyên bố dứt khoát sẽ không bao giờ phong chân phước cho Đức Piô XII. Nhưng theo giáo luật, một tuyên bố như thế vô giá trị vì không vị giáo hoàng nào “trói tay” được vị kế nhiệm. Dù Đức Phanxicô có ra một sắc chỉ như thế đi chăng nữa, thì sắc chỉ này cũng sẽ hết hiệu lực khi ngài qua đời.
Thành thử chỉ còn lại việc duy nhất là phong chân phước cho Đức Piô XII. Các chuyên viên có thể còn tiếp tục tranh cãi, nhưng thế giới nói chung sẽ hết hứng thú khi vở kịch đã hạ màn. Trường hợp phong thánh cho cha Maximilian Kolbe và nữ đan sĩ Edit Stein là bằng chứng cụ thể. Cả hai vị cùng chết tại Auschwitz. Khi án phong thánh cho hai vị được mở ra, rất nhiều người Do Thái và cả Công Giáo nữa lên tiếng phản đối ầm ĩ: Cha Kolbe thì bị tố cáo ủng hộ các ấn phẩm bài Do Thái; còn việc trở lại Công Giáo của nữ đan sĩ Stein thì bị coi như lời mời gọi cải đạo.
Nhưng vào năm 1982 khi cha Kolbe được phong thánh và vào năm 1998 khi nữ đan sĩ Stein được phong thánh, mọi tranh luận ủng hộ hay chống đối đều im bặt.
Allen hiểu rõ việc Đức Phanxicô thích người Do Thái và Do Thái Giáo. Cuộc phỏng vấn ngài của tờ Vanguardia lại do một người Do Thái thực hiện, đó là Henrique Cymerman, người sau đó đã sắp xếp buổi cầu nguyện “thượng đỉnh” giữa hai nguyên thủ quốc gia Do Thái và Palestine. Hiển nhiên, ngài không muốn làm mất lòng người đối thoại. Nhưng trì hoãn quyết định chỉ gây thêm âu lo về lâu về dài vì cứ giữ cho căng thẳng tiếp tục sôi động.
Thực vậy, trong thời ngài làm giáo hoàng, Đức Piô XII đọc tới 1000 bài diễn văn hoặc thông điệp truyền thanh về đủ mọi đề tài, ban hành 41 thông điệp trong đó có ba thông điệp được xếp vào loại vĩ đại là Mystici Corporis về Giáo Hội, Mediator Dei về cải cách phụng vụ và Humani Generis về bản chất thần học và thuyết biến hóa. Ngài là vị giáo hoàng của cải cách: về phụng vụ, gia tăng các hình thức phụng vụ không Latinh tại các xứ truyền giáo; về giáo luật, tản quyền và tăng quyền cho các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, biến họ gần như độc lập đối với Rôma; về huấn luyện linh mục, thêm các môn khoa học xã hội, xã hội học, tâm lý học và tâm lý học xã hội vào học trình, nhất là buộc phải thẩm định điều kiện tâm lý các ứng viên linh mục; về thần học, nhấn mạnh vai trò của Thánh Kinh và dành cho việc nghiên cứu thần học nhiều tự do hơn, mở ra triển vọng có thể chấp nhận thuyết biến hóa như một lối mô tả chính xác nguồn gốc sinh học của sự sống con người. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên chấm dứt tình trạng đa số người Ý trong Hồng Y đoàn.
Nói về sự thánh thiện, thì không ai không thán phục cuộc sống khổ hạnh của ngài và lòng tôn sùng Thánh Mẫu với tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và việc dâng loài người cho trái tim Đức Mẹ. Sự thánh thiện này khiến án phong chân phước cho ngài được mở tương đối sớm: ngày 18 tháng 11 năm 1965, trong kỳ họp cuối cùng của Công Đồng Vatican II. Năm 1990, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng Tôi Tớ Chúa và năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI nâng ngài lên hàng Đáng Kính. Còn chân phước?
Theo tin Zenit ngày 30 tháng 6 vừa qua, linh mục Peter Gumpel, Dòng Tên, trước đây vốn là thỉnh nguyện viên án phong chân phước của ngài, tuyên bố tại Rôma rằng “sớm muộn gì, Đức Piô XII cũng sẽ được phong chân phước”.
Sớm hay muộn
Sớm thì có vẻ như sẽ không xẩy ra. Vì gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tây Ban Nha, gốc Do Thái, tuy bênh vực thành tích của Đức Piô XII, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô vẫn có nhiều dè dặt trước viễn tượng phong chân phước cho Đức Piô XII.
Thực thế, trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Phanxicô cho hay ngài rất khó chịu trước những lời chỉ trích chống lại “Đức Piô XII đáng thương”. Đối với lời chỉ trích cho rằng Đức Piô XII không công khai bênh vực người Do Thái và không công khai nêu đích danh chủ nghĩa quốc xã Đức như tội phạm gây ra Nạn Diệt Chủng người Do Thái, Đức Phanxicô đặt câu hỏi: “Điều nào tốt hơn đối với ngài: không lên tiếng (phản đối công khai) để nhiều người Do Thái khỏi bị giết thêm hay là lên tiếng?”.
Quan điểm trên được phản ảnh qua nhận định tổng quát của Từ Điển Bách Khoa Britanica: “Dù các lời kết án công khai chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và diệt chủng thời chiến của Đức Piô chỉ được đưa ra một cách tổng quát, ngài đã không làm ngơ trước nỗi thống khổ nhưng đã chọn việc sử dụng ngoại giao để giúp đỡ những người bị bách hại. Người ta không thể biết được liệu việc kết án Nạn Diệt Chủng cách thẳng thừng hơn có cứu được nhiều sinh mạng hơn hay không, dù điều ấy chắc chắn giữ được tiếng tốt hơn. Không ngạc nhiên gì, động thái phong chân phước cho Đức Piô XII cùng với Đức Gioan XXIII vào năm 2000 đã gây ra cuộc tranh cãi đầy sóng gío, góp phần vào quyết định hoãn lại việc phong chân phước cho Đức Piô”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay: “Ngài (Đức Piô XII) đã dấu nhiều người (Do Thái) tại các tu viện ở Rôma và nhiều thành phố khác của Ý, và ngay tại dinh mùa hè Castel Gandolfo”. Điều mới mẻ là 42 trẻ em cả Do Thái lẫn không Do Thái cùng ẩn nấp Quốc Xã đã được sinh hạ ngay trong phòng ngủ của Đức GH tại dinh mùa hè này.
Đức Phanxicô cũng lưu ý tới việc cần phải xét vấn đề dưới mọi khía cạnh của nó. Ngài thắc mắc tại sao Đồng Minh không oanh kích hệ thống xe lửa được Quốc Xã sử dụng để chở người Do Thái tới các lò sát sinh trên khắp Âu Châu. Theo ngài, “sẽ là điều tốt đẹp nếu ta chịu nói chút ít về mọi vấn đề”.
Nhưng phong chân phước cho ngài lại là một chuyện khác. Đức Phanxicô cho biết: ngài còn chờ cho tới khi văn khố mật của Tòa Thánh về Nạn Diệt Chủng được mở trọn vẹn. Tuy Tòa Thánh đang cố gắng hoàn tất việc lên danh mục cho toàn bộ văn khố này càng sớm càng tốt để có thể mở cửa cho công chúng, nhưng ngày giờ của việc mở cửa này, cho đến nay, vẫn chưa có gì cụ thể. Hơn nữa, cũng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cho biết: hiện vẫn chưa có một phép lạ nào được xác nhận là đã xẩy ra nhờ sự bầu cử của Đức Piô XII. Ai cũng biết điều kiện phép lạ này, ngài từng “miễn chước” đối với vị kế nhiệm Đức Piô XII là Đức Gioan XXIII.
Hai điều trên chứng tỏ việc phong chân phước cho Đức Piô XII cần một thời gian nữa. Do đâu mà có việc trì hoãn này? Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, linh mục Gumpel cho biết nhiều điều đáng lưu ý.
Trả lời câu hỏi đầu tiên về việc một số người cho rằng Đức Piô XII là một người lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu, linh mục Gumpel cho biết cha từng biết và được yết kiến riêng Đức Piô XII nhiều lần, lúc còn là một giáo sư trẻ dạy triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Đức. Lần đầu tiên là lần Đức Piô XII gọi cha tới để đích thân cám ơn về một công việc văn khố nhỏ theo lời ngài yêu cầu. Đức Giáo Hoàng tiếp cha cách đơn sơ, không một chút hình thức gì như người ta vốn nói về triều đại ngài. Cha cảm thấy thoải mái ngay tức khắc. Hơn nữa, Đức Piô XII gây một ấn tượng rất mạnh nơi cha, cho thấy đây là một con người sống đời sống thiêng liêng sâu sắc; ấn tượng này gây ảnh hưởng lớn tới kinh nghiệm bản thân của cha. Điều này được chứng minh bởi hàng loạt những cử chỉ khác của Đức Piô XII. Thí dụ, ngài thường tổ chức các buổi triều yết chung giữa đám đông, tại những phòng lớn chứa hàng nghìn người. Ngài không đọc những bài diễn văn dài, thay vào đó, thích được trà trộn giữa đám đông và nói chuyện với họ; ngài tiếp nhận các thỉnh cầu của họ và cho biết mgài cần những thỉnh cầu này. Làm sao người ta có thể bảo rằng: một giáo hoàng như thế là lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu cho được? Những nhận định như thế chỉ có thể là giả tạo, dựa trên các căn bản ý thức hệ, chứ không trên thực tại.
Đối với quan điểm coi Đức Piô XII lỗi thời, giáo hoàng cuối cùng của thời tiền Vatican II, khác với các vị kế nhiệm, linh mục Gumpel nhắc người đọc tác phẩm Sự Hiện Diện của Đức Piô XII tại Công Đồng Vatican II do linh mục Paolo Moliari viết cho Đại Học Marseilles. Cha Moliari vốn là một thành viên của Ủy Ban Thần Học của Vatican II, cho nên ngài dư tư cách để nói về chủ đề này. Ngài bác bỏ mọi luận đề cho rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII: trong các văn kiện của Vatican II, có tất cả 219 ghi chú nhắc tới học thuyết của Đức Piô XII; không một tác giả nào, kể cả Thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô hay bất cứ Giáo Phụ nào khác, đã được trích dẫn nhiều hơn Đức Piô XII. Chưa hết, trong các biên bản của Công Đồng, có tới 1,663 câu trích lấy của vị giáo hoàng này. Linh mục Gumpel tự hỏi: những ai bảo rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và các vị kế nhiệm, không biết họ có đọc các văn kiện này chưa? Cha không nghĩ vậy, có lẽ họ không biết tiếng La Tinh và không có trình độ thần học để làm việc này…
Linh mục Gumpel nhìn nhận rằng án phong chân phước cho một vị “confessor” (tuyên xưng đức tin không bằng tử đạo mà bằng cuộc sống trên trần gian của mình) là một diễn trình hết sức tỉ mỉ vì phải có đủ tài liệu để chứng minh rằng ứng viên sống Tin Mừng một cách gương mẫu và nhất quán. Về trường hợp Đức Piô XII, cha Gumpel cho biết 98 nhân chứng, từng biết ngài vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời ngài, đã được mời tới để phỏng vấn. Chính linh mục Gumpel, trong tư cách thỉnh nguyện viên, đã thu lượm và khảo sát mọi tài liệu có trong Văn Khố Tòa Thánh. Sau đó, đệ trình mọi tài liệu vừa kể cho một ủy ban sử gia. Ủy ban này khảo sát, với sự hiện diện của chính cha, xem các tài liệu này có thấu đáo, có chuẩn xác và có được chứng thực hay không. Một lần nữa, câu hỏi lại được gửi tới cho chín thần học gia có nhiệm vụ chứng minh rằng Đức Piô XII quả có thực thi mọi nhân đức cần thiết để được phong chân phước. Cuối diễn trình này, như tập tục vốn có, là ủy ban 13 vị gồm các Hồng Y và giám mục của nhiều quốc gia trên thế giới; ủy ban này phải cho biết ý kiến tích cực đối với việc phong chân phước. Ủy ban này phải đệ trình khuyến cáo lên Đức Giáo Hoàng. Việc này đã thực hiện đời Đức Bênêđíctô XVI.
Người Do Thái
Linh mục Gumpel nhấn mạnh rằng: hiện chưa có chữ ký của Đức Bênêđíctô “không hẳn vì Đức Giáo Hoàng hoài nghi các nhân đức của Đức Piô XII, mà đúng hơn, và điều này, ta có thể hiểu được, vì ngài vốn là người Đức, là ngài không muốn gây phiền phức với người Do Thái”.
Có thực là do người Do Thái chăng? Linh Mục Gumpel minh xác: không phải mọi người Do Thái mà chỉ một số giới Do Thái mà thôi. Theo cha, bất cứ nhóm lớn nào cũng đều có những người rất tốt, người vừa vừa và “những trái táo thối”. Cha hiểu rằng một số người Do Thái muốn Đức Piô XII có quan điểm minh nhiên chống đối việc phát vãng của Quốc Xã. Nhưng về phương diện này, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, cha phải nói rằng: năm 1942, cha đang ở Hòa Lan, bị Đức phát vãng vì lý do chính trị. Trong thánh lễ ngày 26 tháng 7 năm đó, cha được nghe thư mục vụ của vị tổng giám mục duy nhất của Hòa Lan lúc đó là Đức Cha De Jong. Thư này cực lực lên án sự chiếm đóng Hòa Lan của Đức. Cha có hai phản ứng tức khắc: thoạt đầu, cha bái phục sự can đảm của vị giáo phẩm này, nhưng liền sau đó sợ người Đức sẽ trả đũa nghiêm khắc. Đúng thế, chỉ vài ngày sau, tức vào ngày 2 tháng 8, người Đức tăng nhanh việc phát vãng người Do Thái tại Hòa Lan, gồm cả những người Do Thái trở lại Kitô Giáo, trong đó có người con gái nổi danh của Sion, nữ thánh Edith Stein và người em gái của bà. Cha kết luận rằng một phản đối tương tự (của Đức Piô XII) cũng sẽ không cứu được mạng sống người Do Thái, ngược lại chỉ có hiệu quả tai hại hơn. Đức Piô XII biết như thế nên đã quyết định hành động cách khôn ngoan.
Nhiều người vẫn không có cùng nhận định như thế. Giải thích hiện tượng này, linh mục Gumpell cho rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng ở đây, như nhận định của một trong các sử gia Đức nổi tiếng hiện nay là giáo sư Konrad Repgen. Gần đây, ông viết cho cha: “công việc tỉ mỉ của các sử gia chúng ta chỉ được phổ biến trong giới chuyên viên, trong khi quần chúng “uống” đủ những gì giới truyền thông mang tới cho họ; mà trong giới truyền thông, thì cả anh dốt nát hàng đầu cũng tường thuật những chuyện ngu đần hơn cả, nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua đủ mạng phát tuyến, riết trở thành khả tín đối với tai người nghe”. Theo cha, công luận ngày nay hoàn toàn nằm trong tay một nhóm thù nghịch với Giáo Hội và do đó, với cả Đức Piô XII.
Để kết luận, linh mục Gumpel cho hay không biết đời cha có được chứng kiến việc phong chân phước cho Đức Piô XII hay không, nhưng theo cha, việc ấy thế nào rồi cũng sẽ xẩy ra, khi “tinh thần người ta lắng xuống và một tái thẩm định từ từ được thực thi”.
Cách duy nhất chấm dứt tranh cãi là phong chân phước cho Đức Piô XII
Nhà bỉnh bút của tờ Boston Globe là John Allen Jr thì nhận định rằng để chấm dứt cuộc tranh cãi giữa Công Giáo và Do Thái về Đức Piô XII là phong chân phước ngay bây giờ cho ngài.
Trong một bài báo gần đây, nhà báo này có đưa ra nhận xét: các chức sắc Vatican thường nhìn thẳng vào mắt bạn mà bảo rằng quyết định phong thánh không bao giờ chịu ảnh hưởng chính trị cả. Nhưng thực tế, chính trị vẫn có thói quen lẻn vào diễn trình này, nhất là ở độ làm nó nhanh hay chậm. Không trường hợp nào đúng cho bằng trường hợp Đức Piô XII, vị giáo hoàng thời Thế Chiến II mà thành tích về Nạn Diệt Chủng vẫn còn là mối tranh chấp trong các liên hệ Do Thái – Công Giáo.
Ai cũng cho rằng Vatican xác tín việc Đức Piô XII đáng được phong thánh nhưng phải tiến từ từ vì vị nể người Do Thái. Thái độ hiện nay vì thế cho rằng chưa có quyết định gì được đưa ra cho tới khi các văn khố mật được mở toàn diện cho công chúng.
Ít nhất, đó cũng là nhận định của Đức Phanxicô. Nhưng theo Allen, xét hoàn toàn vì lý do chính trị, nghĩa là vì mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo hiện nay, không nên chờ tới lúc đó, mà nên phong chân phước cho Đức Piô XII ngay bây giờ.
Trước nhất, quả là ngây thơ khi nghĩ rằng mở văn khố là giải quyết được mọi khó khăn. Bởi cuộc tranh luận về thành tích của Đức Piô không dựa vào sự kiện, nghĩa là vào những gì ngài đã làm mà dựa vào những gì đáng lẽ ngài đã nên làm. Thứ hai, Đức Piô XII mãi mãi sẽ là một ung thư trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái bao lâu trường hợp của ngài vẫn để bỏ ngỏ.
Một cách để thoát cái vòng luẩn quẩn này là Toà Thánh tuyên bố dứt khoát sẽ không bao giờ phong chân phước cho Đức Piô XII. Nhưng theo giáo luật, một tuyên bố như thế vô giá trị vì không vị giáo hoàng nào “trói tay” được vị kế nhiệm. Dù Đức Phanxicô có ra một sắc chỉ như thế đi chăng nữa, thì sắc chỉ này cũng sẽ hết hiệu lực khi ngài qua đời.
Thành thử chỉ còn lại việc duy nhất là phong chân phước cho Đức Piô XII. Các chuyên viên có thể còn tiếp tục tranh cãi, nhưng thế giới nói chung sẽ hết hứng thú khi vở kịch đã hạ màn. Trường hợp phong thánh cho cha Maximilian Kolbe và nữ đan sĩ Edit Stein là bằng chứng cụ thể. Cả hai vị cùng chết tại Auschwitz. Khi án phong thánh cho hai vị được mở ra, rất nhiều người Do Thái và cả Công Giáo nữa lên tiếng phản đối ầm ĩ: Cha Kolbe thì bị tố cáo ủng hộ các ấn phẩm bài Do Thái; còn việc trở lại Công Giáo của nữ đan sĩ Stein thì bị coi như lời mời gọi cải đạo.
Nhưng vào năm 1982 khi cha Kolbe được phong thánh và vào năm 1998 khi nữ đan sĩ Stein được phong thánh, mọi tranh luận ủng hộ hay chống đối đều im bặt.
Allen hiểu rõ việc Đức Phanxicô thích người Do Thái và Do Thái Giáo. Cuộc phỏng vấn ngài của tờ Vanguardia lại do một người Do Thái thực hiện, đó là Henrique Cymerman, người sau đó đã sắp xếp buổi cầu nguyện “thượng đỉnh” giữa hai nguyên thủ quốc gia Do Thái và Palestine. Hiển nhiên, ngài không muốn làm mất lòng người đối thoại. Nhưng trì hoãn quyết định chỉ gây thêm âu lo về lâu về dài vì cứ giữ cho căng thẳng tiếp tục sôi động.