65 năm sau bài "Do Thái, người anh em tôi" (Vietcatholic 12-11-2009) của Dorothy Day, và 33 năm sau Nostra Aetate (Vatican II và người Do Thái, VietCatholic 7-11-2009), ngày 16 tháng 3 năm 1998, Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh cho công bố tài liệu: “Chúng ta tưởng niệm: Một suy tư về nạn Diệt Chủng”. Theo Đức Hồng Y Avery Dulles (The Church and the Shoah, The America, 4-4-1998), đây chỉ là một văn kiện trong hàng loạt các tuyên bố chính thức khác của Giáo Hội Công Giáo. Thưc vậy, năm 1990, cũng chính Ủy Ban này đã công bố “Tuyên Ngôn Prague” trong đó, Giáo Hội nhìn nhận rằng một số giáo huấn và thực hành trong truyền thống Công Giáo đã góp phần vào việc truyền bá chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội Tây Phương.
Dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Auschwitz (27-1-1945) cũng là dịp cho nhiều tuyên bố vào đầu năm 1995. Các vị giám mục Đức, khi trích dẫn chính thượng hội đồng của mình vào năm 1975, đã thừa nhận rằng bất chấp tác phong gương mẫu của một số cá nhân và đoàn thể, giáo hội như một toàn thể, vì quá chú ý tới các đe dọa đối với chính các định chế của mình, đã im lặng trước các tội ác người ta phạm chống lại người Do Thái và Do Thái Giáo. Trong một tuyên bố song hành vào tháng Giêng năm 1995, các vị giám mục Ba Lan nhận xét rằng những người dựng nên Auschwitz không phải là người Ba Lan mà là Đức Quốc Xã; tuy thế, các vị vẫn trích dẫn thư mục vụ của mình vào năm 1991: “Song song với các gương anh hùng của Kitô hữu Ba Lan, vẫn có những người duy trì thái độ dửng dưng đối với thảm họa không thể tưởng tượng nổi này. Cách riêng, chúng tôi đau buồn trước sự kiện cũng có những người trong hàng ngũ Công Giáo còn cộng tác cả vào việc sát hại người Do Thái nữa. Họ sẽ mãi mãi là nguồn ân hận trong chiều kích xã hội”.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Lipscomb của giáo phận Mobile, Ala., trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng cho công bố một bản tuyên ngôn nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Auschwitz. Ngài nhắc ta ân hận và khiêm nhường nhớ lại việc các nhà cầm quyền Mỹ đã từ khước không tiếp nhận người tị nạn Do Thái thời chiến tranh. Ngài cũng trách cứ người Mỹ đã không chịu oanh kích các đường rầy dẫn tới Auschwitz, mặc dù các nhà lãnh đạo Do Thái đã khẩn khoản xin họ làm thế. Tuyên ngôn của Đức TGM Lipscomb cũng cho thấy trách nhiệm của một số người Công Giáo Âu Châu đã không làm hết cách có thể để cứu sống người Do Thái.
Nhưng hành vi hối lỗi cảm kích nhất xưa nay là của một nhóm các vị giám mục Pháp, trong đó có Đức HY Jean-Marie Lustiger của Paris. Các vị này họp nhau ngày 30 tháng 9 năm 1997 tại Drancy, địa điểm trước đây vốn là trại tập trung người Do Thái. Các ngài đau buồn vì sự thất bại của hàng giám mục Pháp đã không công bố được một lời tuyên bố công khai nào chống lại các trại giam và trại trục xuất người Do Thái, ít nhất cũng cho tới năm 1942, khi một số giám mục miền Nam nước Pháp đã can đảm lên tiếng phản đối. Hàng giáo phẩm vào đầu thập niên 1940 đã lầm lẫn quá chú ý một cách hẹp hòi tới việc chỉ bảo vệ tín hữu Công Giáo và tránh khỏi bị trả đũa chống lại các hoạt động của giáo hội và phong trào thanh niên. Các giám mục cho rằng dù có những trường hợp trừ đáng ca ngợi, “chúng ta phải nhìn nhận rằng dửng dưng đã thắng thế bất bình lúc đối diện với việc bách hại người Do Thái và cách riêng im lặng đã là luật sống lúc đối diện với các luật lệ muôn mặt của chính phủ Vichy… Chúng tôi xin thú nhận những tội ấy. Chúng tôi xin Chúa tha thứ, và xin kêu gọi dân tộc Do Thái lắng nghe lời hối lỗi của chúng tôi”.
Tuyên bố của Ủy Ban Toà Thánh nói trên ra đời trong khuôn khổ lời Đức GH Gioan Phaolô II kêu gọi Giáo Hội xét mình chuẩn bị mừng năm thánh 2000. Nhưng chính lời tuyên bố thì đã có trước đó từ lâu. Trong một cuộc gặp mặt với Ủy Ban Quốc Tế Do Thái phụ trách Tham Khảo Liên Tôn vào hồi tháng 9 năm 1987, Đức HY Jan Willebrands đã công bố rằng Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với người Do Thái của Tòa Thánh có ý định chuẩn bị một lời tuyên bố về nạn Diệt Chủng. Cho nên, lời tuyên bố nói ở đây thực sự đã mất gần 11 năm để chuẩn bị.
Văn kiện mới suy tư về hai điều khác nhau: thứ nhất để bênh vực Giáo Hội chống lại các vu oan cáo vạ, thứ hai để nói lên lòng hối hận đối với các lầm lỗi quá khứ. Trừ trong hai phần nhập đề và kết luận, chủ đề bênh vực rất nổi bật. Để bênh vực Giáo Hội, lời tuyên bố nại tới một phân biệt khá tế vi, từ lâu vốn được nền thần học kinh viện thừa nhận, tức sự phân biệt một đàng là Giáo Hội tự tại, vốn tinh tuyền, một đàng là con cái của Giáo Hội, những người vốn thường lạc xa con đường cứu rỗi. Tuy nhiên, tội lỗi của con cái Giáo Hội trong trường hợp Diệt Chủng cũng chỉ rất nhỏ, vì họ bị trách cứ về việc đã không chịu hành động và thiếu đề kháng thiêng liêng hơn là tích cực đồng loã với tội ác chống người Do Thái. Khi lần rở lại các nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái Giáo (anti-Judaism), tài liệu nói tới “các giải thích sai lầm về Tân Ước”, những sai lầm đã bị Công Đồng Vatican II dứt khoát bác bỏ. Các kinh hoàng của nạn Diệt Chủng không được gán cho chủ nghĩa bài Do Thái Giáo mà là cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc khoa học giả hiệu, vốn thù nghịch với cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Sự phân biệt giữa chủ nghĩa bài Do Thái Giáo có tính thần học và chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism) có tính duy chủng tộc, mặc dù có giá trị, song xem ra đã được đẩy quá xa, vì đã không giải quyết được tầm mức điều trước nuôi dưỡng điều sau đến đâu…
Để đặt Nạn Diệt Chủng vào đúng tầm nhìn, lời tuyên bố nói trên của Toà Thánh cho hay nó chỉ là một trong nhiều trường hợp diệt chủng. Tài liệu nhắc đến cuộc tàn sát người Ácmêni, vô số nạn nhân tại Ukraine thời thập niên 1930, nạn diệt chủng hàng loạt người Gypsies, cánh đồng tàn sát tại Căm-bốt và những điều man rợ tương tự. Không một thảm họa nào như thế được phép biến khỏi ký ức chúng ta.
Cũng giống các tài liệu trước đây, trong phần nhập đề và kết luận, tài liệu mới này có một lời kêu gọi hối lỗi rất cảm động vì những lỗi lầm trong quá khứ và hợp tác để xây dựng một tương lai mới trong đó, tín hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo sống hoà hợp và qúy trọng nhau. Như một lý do để làm việc đền tội cho những tội chính bản thân ta không phạm, lời tuyên bố trên nhấn mạnh rằng trong Giáo Hội, với tư cách Nhiệm Thể Chúa Kitô, mọi người đều có liên hệ với tội lỗi và công phúc của các đồng chi thể khác.
Theo Đức HY Dulles, được viết với tầm nhìn xa rộng và một sự chuẩn xác về thần học, tài liệu này có những mặt mạnh đáng lưu ý. Phần bênh vực đã được lý luận một cách thận trọng ngay cả khi vì muốn ngắn gọn, các tác giả đã không cung cấp đủ chứng cớ để thuyết phục những người có phán đoán nghiêm khắc hơn. Các bài giảng và thư mục vụ của nhiều vị giám mục Đức chống chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc Xã, được nhắc tới một cách vắn tắt ở đây, xứng đáng được duy trì khỏi rơi vào quên lnãg. Việc Tòa Thánh không ngừng chống lại chủ nghĩa chủng tộc của Quốc Xã đã được nhắc đến một cách thỏa đáng, kể cả lời tuyên bố thời danh của Đức Piô XI: “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do Thái. Vì về phương diện thiêng liêng, chúng ta hết thẩy đều là Do Thái”. Cuối cùng, thanh danh của đức Piô XII đã được bênh vực chống lại các tố cáo xỏ xiên đã trở thành phổ thông từ khi có vở kịch sai lạc của Rolf Hochhuth, tựa là "The Deputy" (1964).
Bất cứ ai quen thuộc với cố linh mục Robert A. Graham, S.J, và các đồng nghiệp của ngài, là những người đã ấn hành 11 cuốn sách lấy từ các văn khố của Tòa Thánh liên quan đến ThếChiến II, sẽ không còn lý do để nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã liều nguy hiểm lớn lao để che chở và cứu nhiều người Do Thái đến mức có thể. Mặc dù vị giáo hoàng này dựa nhiều vào ngoại giao hơn là chạm trán, nhưng ngài đã lên tiếng phản kháng, nhiều lần công khai, các nhà lãnh đạo của Khối Trục. Dưới lệnh trực tiếp của ngài, các đại diện của Đức Giáo Hoàng đã can thiệp ở Pháp, Slovakia, Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni để làm hỏng kế hoạch trục xuất các nạn nhân vô tội. Nhờ các cố gắng của ngài, vô số người Do Thái đã thoát khỏi gọng kìm của Quốc Xã và Phát Xít Ý. Dù cho đến tận nay, ta vẫn không thể lượng giá chính xác được lời ngài nói, nhưng ta kính trọng lượng định của chính Đức Piô XII về cách ứng xử của ngài: “Chắc chắn việc phản đối sẽ giúp ta nhận được lời khen và lòng tôn kính của thế giới văn minh, nhưng nó cũng có thể khiến những người Do Thái khốn khổ chịu bách hại hơn nữa”.
Cũng theo Đức Hồng Y Dulles, ta không nên đọc lời tuyên bố của Ủy Ban Tòa Thánh một cách biệt lập, nhưng phải đọc nó trong ngữ cảnh của nhiều lời tuyên bố từng được giáo quyền công bố trong suốt hơn 20 năm qua hay hơn thế. Các lời tuyên bố ấy, có lời tỏ ra giọng ăn năn hơn, có lời tỏ ra giọng bào chữa bênh vực hơn, nhưng xét trong yếu tính đều nhất trí với nhau, có khác chăng chủ yếu chỉ là vì các liên hệ khác nhau của Giáo Hội tại các nước như Đức, Ba Lan, Pháp, Ý và Hoa Kỳ.
Dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Auschwitz (27-1-1945) cũng là dịp cho nhiều tuyên bố vào đầu năm 1995. Các vị giám mục Đức, khi trích dẫn chính thượng hội đồng của mình vào năm 1975, đã thừa nhận rằng bất chấp tác phong gương mẫu của một số cá nhân và đoàn thể, giáo hội như một toàn thể, vì quá chú ý tới các đe dọa đối với chính các định chế của mình, đã im lặng trước các tội ác người ta phạm chống lại người Do Thái và Do Thái Giáo. Trong một tuyên bố song hành vào tháng Giêng năm 1995, các vị giám mục Ba Lan nhận xét rằng những người dựng nên Auschwitz không phải là người Ba Lan mà là Đức Quốc Xã; tuy thế, các vị vẫn trích dẫn thư mục vụ của mình vào năm 1991: “Song song với các gương anh hùng của Kitô hữu Ba Lan, vẫn có những người duy trì thái độ dửng dưng đối với thảm họa không thể tưởng tượng nổi này. Cách riêng, chúng tôi đau buồn trước sự kiện cũng có những người trong hàng ngũ Công Giáo còn cộng tác cả vào việc sát hại người Do Thái nữa. Họ sẽ mãi mãi là nguồn ân hận trong chiều kích xã hội”.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Lipscomb của giáo phận Mobile, Ala., trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng cho công bố một bản tuyên ngôn nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Auschwitz. Ngài nhắc ta ân hận và khiêm nhường nhớ lại việc các nhà cầm quyền Mỹ đã từ khước không tiếp nhận người tị nạn Do Thái thời chiến tranh. Ngài cũng trách cứ người Mỹ đã không chịu oanh kích các đường rầy dẫn tới Auschwitz, mặc dù các nhà lãnh đạo Do Thái đã khẩn khoản xin họ làm thế. Tuyên ngôn của Đức TGM Lipscomb cũng cho thấy trách nhiệm của một số người Công Giáo Âu Châu đã không làm hết cách có thể để cứu sống người Do Thái.
Nhưng hành vi hối lỗi cảm kích nhất xưa nay là của một nhóm các vị giám mục Pháp, trong đó có Đức HY Jean-Marie Lustiger của Paris. Các vị này họp nhau ngày 30 tháng 9 năm 1997 tại Drancy, địa điểm trước đây vốn là trại tập trung người Do Thái. Các ngài đau buồn vì sự thất bại của hàng giám mục Pháp đã không công bố được một lời tuyên bố công khai nào chống lại các trại giam và trại trục xuất người Do Thái, ít nhất cũng cho tới năm 1942, khi một số giám mục miền Nam nước Pháp đã can đảm lên tiếng phản đối. Hàng giáo phẩm vào đầu thập niên 1940 đã lầm lẫn quá chú ý một cách hẹp hòi tới việc chỉ bảo vệ tín hữu Công Giáo và tránh khỏi bị trả đũa chống lại các hoạt động của giáo hội và phong trào thanh niên. Các giám mục cho rằng dù có những trường hợp trừ đáng ca ngợi, “chúng ta phải nhìn nhận rằng dửng dưng đã thắng thế bất bình lúc đối diện với việc bách hại người Do Thái và cách riêng im lặng đã là luật sống lúc đối diện với các luật lệ muôn mặt của chính phủ Vichy… Chúng tôi xin thú nhận những tội ấy. Chúng tôi xin Chúa tha thứ, và xin kêu gọi dân tộc Do Thái lắng nghe lời hối lỗi của chúng tôi”.
Tuyên bố của Ủy Ban Toà Thánh nói trên ra đời trong khuôn khổ lời Đức GH Gioan Phaolô II kêu gọi Giáo Hội xét mình chuẩn bị mừng năm thánh 2000. Nhưng chính lời tuyên bố thì đã có trước đó từ lâu. Trong một cuộc gặp mặt với Ủy Ban Quốc Tế Do Thái phụ trách Tham Khảo Liên Tôn vào hồi tháng 9 năm 1987, Đức HY Jan Willebrands đã công bố rằng Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với người Do Thái của Tòa Thánh có ý định chuẩn bị một lời tuyên bố về nạn Diệt Chủng. Cho nên, lời tuyên bố nói ở đây thực sự đã mất gần 11 năm để chuẩn bị.
Văn kiện mới suy tư về hai điều khác nhau: thứ nhất để bênh vực Giáo Hội chống lại các vu oan cáo vạ, thứ hai để nói lên lòng hối hận đối với các lầm lỗi quá khứ. Trừ trong hai phần nhập đề và kết luận, chủ đề bênh vực rất nổi bật. Để bênh vực Giáo Hội, lời tuyên bố nại tới một phân biệt khá tế vi, từ lâu vốn được nền thần học kinh viện thừa nhận, tức sự phân biệt một đàng là Giáo Hội tự tại, vốn tinh tuyền, một đàng là con cái của Giáo Hội, những người vốn thường lạc xa con đường cứu rỗi. Tuy nhiên, tội lỗi của con cái Giáo Hội trong trường hợp Diệt Chủng cũng chỉ rất nhỏ, vì họ bị trách cứ về việc đã không chịu hành động và thiếu đề kháng thiêng liêng hơn là tích cực đồng loã với tội ác chống người Do Thái. Khi lần rở lại các nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái Giáo (anti-Judaism), tài liệu nói tới “các giải thích sai lầm về Tân Ước”, những sai lầm đã bị Công Đồng Vatican II dứt khoát bác bỏ. Các kinh hoàng của nạn Diệt Chủng không được gán cho chủ nghĩa bài Do Thái Giáo mà là cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc khoa học giả hiệu, vốn thù nghịch với cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Sự phân biệt giữa chủ nghĩa bài Do Thái Giáo có tính thần học và chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism) có tính duy chủng tộc, mặc dù có giá trị, song xem ra đã được đẩy quá xa, vì đã không giải quyết được tầm mức điều trước nuôi dưỡng điều sau đến đâu…
Để đặt Nạn Diệt Chủng vào đúng tầm nhìn, lời tuyên bố nói trên của Toà Thánh cho hay nó chỉ là một trong nhiều trường hợp diệt chủng. Tài liệu nhắc đến cuộc tàn sát người Ácmêni, vô số nạn nhân tại Ukraine thời thập niên 1930, nạn diệt chủng hàng loạt người Gypsies, cánh đồng tàn sát tại Căm-bốt và những điều man rợ tương tự. Không một thảm họa nào như thế được phép biến khỏi ký ức chúng ta.
Cũng giống các tài liệu trước đây, trong phần nhập đề và kết luận, tài liệu mới này có một lời kêu gọi hối lỗi rất cảm động vì những lỗi lầm trong quá khứ và hợp tác để xây dựng một tương lai mới trong đó, tín hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo sống hoà hợp và qúy trọng nhau. Như một lý do để làm việc đền tội cho những tội chính bản thân ta không phạm, lời tuyên bố trên nhấn mạnh rằng trong Giáo Hội, với tư cách Nhiệm Thể Chúa Kitô, mọi người đều có liên hệ với tội lỗi và công phúc của các đồng chi thể khác.
Theo Đức HY Dulles, được viết với tầm nhìn xa rộng và một sự chuẩn xác về thần học, tài liệu này có những mặt mạnh đáng lưu ý. Phần bênh vực đã được lý luận một cách thận trọng ngay cả khi vì muốn ngắn gọn, các tác giả đã không cung cấp đủ chứng cớ để thuyết phục những người có phán đoán nghiêm khắc hơn. Các bài giảng và thư mục vụ của nhiều vị giám mục Đức chống chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc Xã, được nhắc tới một cách vắn tắt ở đây, xứng đáng được duy trì khỏi rơi vào quên lnãg. Việc Tòa Thánh không ngừng chống lại chủ nghĩa chủng tộc của Quốc Xã đã được nhắc đến một cách thỏa đáng, kể cả lời tuyên bố thời danh của Đức Piô XI: “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do Thái. Vì về phương diện thiêng liêng, chúng ta hết thẩy đều là Do Thái”. Cuối cùng, thanh danh của đức Piô XII đã được bênh vực chống lại các tố cáo xỏ xiên đã trở thành phổ thông từ khi có vở kịch sai lạc của Rolf Hochhuth, tựa là "The Deputy" (1964).
Bất cứ ai quen thuộc với cố linh mục Robert A. Graham, S.J, và các đồng nghiệp của ngài, là những người đã ấn hành 11 cuốn sách lấy từ các văn khố của Tòa Thánh liên quan đến ThếChiến II, sẽ không còn lý do để nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã liều nguy hiểm lớn lao để che chở và cứu nhiều người Do Thái đến mức có thể. Mặc dù vị giáo hoàng này dựa nhiều vào ngoại giao hơn là chạm trán, nhưng ngài đã lên tiếng phản kháng, nhiều lần công khai, các nhà lãnh đạo của Khối Trục. Dưới lệnh trực tiếp của ngài, các đại diện của Đức Giáo Hoàng đã can thiệp ở Pháp, Slovakia, Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni để làm hỏng kế hoạch trục xuất các nạn nhân vô tội. Nhờ các cố gắng của ngài, vô số người Do Thái đã thoát khỏi gọng kìm của Quốc Xã và Phát Xít Ý. Dù cho đến tận nay, ta vẫn không thể lượng giá chính xác được lời ngài nói, nhưng ta kính trọng lượng định của chính Đức Piô XII về cách ứng xử của ngài: “Chắc chắn việc phản đối sẽ giúp ta nhận được lời khen và lòng tôn kính của thế giới văn minh, nhưng nó cũng có thể khiến những người Do Thái khốn khổ chịu bách hại hơn nữa”.
Cũng theo Đức Hồng Y Dulles, ta không nên đọc lời tuyên bố của Ủy Ban Tòa Thánh một cách biệt lập, nhưng phải đọc nó trong ngữ cảnh của nhiều lời tuyên bố từng được giáo quyền công bố trong suốt hơn 20 năm qua hay hơn thế. Các lời tuyên bố ấy, có lời tỏ ra giọng ăn năn hơn, có lời tỏ ra giọng bào chữa bênh vực hơn, nhưng xét trong yếu tính đều nhất trí với nhau, có khác chăng chủ yếu chỉ là vì các liên hệ khác nhau của Giáo Hội tại các nước như Đức, Ba Lan, Pháp, Ý và Hoa Kỳ.