Theo tin Zenit ngày 23 tháng 12, phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, vừa phân phối lời giải thích liên quan đến sắc lệnh gần đây của Đức Bênêđíctô XVI công nhận các nhân đức anh hùng nơi tôi tớ Chúa là Đức Piô XII, và do đó, nâng ngài lên hàng đáng kính. Nguyên văn lời giải thích này như sau:
Việc Đức Giáo Hoàng ký sắc lệnh “về các nhân đức anh hùng” của Đức Piô XII đã làm nẩy sinh một số phản ứng nơi thế giới Do Thái, có lẽ vì ý nghĩa của việc ký nhận này khá rõ ràng trong phạm vi của Giáo Hội Công Giáo cũng như của các nhà chuyên môn thuộc lãnh vực này, nhưng đối với quảng đại quần chúng nói chung và quần chúng Do Thái nói riêng, là những người có lý khi tỏ ra nhạy cảm đối với bất cứ điều gì có liên quan đến thời kỳ lịch sử của Thế Chiến II và cuộc Diệt Chủng, thì việc ấy cần được giải thích.
Khi Đức Giáo Hoàng ký sắc lệnh “về các nhân đức anh hùng” của một Tôi Tớ Thiên Chúa nào đó, nghĩa là của một người nào đó đang được tiến hành án phong thánh, ngài chỉ xác nhận sự đánh giá tích cực từng được Thánh Bộ Phong Thánh đầu phiếu trước đó (sau khi đã thận trọng duyệt xét mọi trước tác và lời chứng) liên quan tới sự kiện: ứng viên đã sống các nhân đức Kitô Giáo và biểu lộ đức tin, đức cậy và đức mến của mình một cách nổi bật, đến một mức độ cao hơn mức độ người ta thường kỳ vọng nơi một tín hữu bình thường. Chính vì thế, ứng viên này có khả năng được đề nghị làm mẫu mực cho đời sống Kitô giáo của Dân Thiên Chúa.
Lẽ dĩ nhiên, việc đánh giá như thế phải lưu ý tới các hoàn cảnh sống của người ấy và do đó phải khảo sát vấn đề dưới cái nhìn lịch sử, tuy nhiên, việc đánh giá này, xét trong yếu tính, quan tâm tới chứng tá cuộc sống Kitô Giáo mà người ấy chứng tỏ (tức mối liên hệ thâm sâu với Thiên Chúa và việc liên tục mưu cầu sự trọn lành theo phúc âm, như Đức Giáo Hoàng đã nói vào Thứ Bẩy tuần qua trong diễn văn đọc trước Bộ Phong Thánh) chứ không quan tâm tới tác động lịch sử của mọi quyết định hành động của người này.
Với niềm an ủi trước đó nhờ dấu chỉ ơn thánh phi thường do Chúa ban qua sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa, việc phong chân phúc tiếp sau đó trong tương lai cũng có cùng một chiều hướng đề nghị với dân Thiên Chúa một mẫu mực sống tuyệt hảo cuộc sống Kitô Giáo.
Trong dịp phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và cho Đức Giáo Hoàng Piô IX, Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng: “Sự thánh thiện được sống trong lịch sử, do đó, không vị thánh nào tránh được các hạn chế và tính điều kiện hóa vốn là thành phần của bản tính con người. Khi phong chân phúc cho một người con của mình, Giáo Hội không ca tụng các quyết định đặc thù có tính lịch sử mà cá nhân này từng đưa ra, nhưng đúng hơn nêu cá nhân ấy làm người để ta bắt chước và tôn kính vì các nhân đức của ngài, đồng thời ca tụng hồng ân Thiên Chúa đã tỏa sáng rực rỡ nơi ngài”.
Bởi thế, (Tòa Thánh) không hề có ý định giới hạn cuộc tranh luận liên quan tới những quyết định cụ thể từng được Đức Piô XII đưa ra trong hoàn cảnh sống của ngài. Về phần mình, Giáo Hội quả quyết rằng những quyết định ấy đã được đưa ra chỉ với ý định trong sáng là để thi hành đến hết khả năng của mình thừa tác vụ Giáo Hoàng với trách nhiệm cao qúy và nặng nề. Dù thế nào, sự chú ý và quan tâm của Đức Piô XII đối với số phận người Do Thái, một điều chắc chắn có liên quan đến việc đánh giá các nhân đức của ngài, cũng đã được chứng nghiệm và nhìn nhận một cách rộng rãi, cả nơi nhiều người Do Thái.
Do đó, phạm vi nghiên cứu và đánh giá của các sử gia, trong lãnh vực đặc thù của họ, vẫn rộng mở, cả trong tương lai. Trong trường hợp đặc thù này, điều dễ hiểu là sẽ có việc yêu cầu được sử dụng khả thể nghiên cứu các tài liệu. Đức Phaolô VI vốn đã muốn mau chóng hỗ trợ việc nghiên cứu tìm tòi này bằng cách cho công bố nhiều bộ Biên Bản và Tài Liệu. Tuy nhiên, về việc mở cửa hòan toàn các văn khố, một vấn đề từng được bàn cãi nhiều trong quá khứ, thì cần thiết phải được tổ chức và lên danh mục một khối tài liệu khổng lồ, một điều cần ít nhất một số năm mới thực hiện được.
Còn về sự kiện các sắc lệnh về nhân đức anh hùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Piô XII được công bố cùng một ngày, thì điều đó không có nghĩa là từ nay hai án phong thánh này sẽ đi song song cặp đôi. Chúng hoàn toàn độc lập với nhau và mỗi án phong thánh có lịch trình riêng của nó. Do đó, không có lý do gì để cho rằng việc phong chân phúc cho hai vị sẽ diễn ra cùng một lúc.
Cuối cùng, thái độ thân hữu và tôn kính lớn lao của Đức Bênêđíctô XVI đối với dân tộc Do Thái đã được xác nhận rất nhiều lần và đã được công trình thần học của ngài củng cố một cách khó lòng tranh cãi.
Như thế, điều rõ ràng là: không vì bất cứ cách nào, người ta lại có thể coi việc ký nhận gần đây như một hành động thù nghịch chống lại nhân dân Do Thái, và họ có quyền hy vọng rằng nó sẽ không bị coi như một trở ngại đối với con đường đối thoại giữa Do Thái Giáo và Giáo Hội Công Giáo. Đúng hơn, chúng tôi tin tưởng rằng cuộc thăm Đại Hội Đường ở Rôma sắp tới đây của Đức Giáo Hoàng sẽ là một cơ hội để lập lại và tăng cường trong thân ái các mối liên hệ thân hữu và tôn trọng nhau.
Việc Đức Giáo Hoàng ký sắc lệnh “về các nhân đức anh hùng” của Đức Piô XII đã làm nẩy sinh một số phản ứng nơi thế giới Do Thái, có lẽ vì ý nghĩa của việc ký nhận này khá rõ ràng trong phạm vi của Giáo Hội Công Giáo cũng như của các nhà chuyên môn thuộc lãnh vực này, nhưng đối với quảng đại quần chúng nói chung và quần chúng Do Thái nói riêng, là những người có lý khi tỏ ra nhạy cảm đối với bất cứ điều gì có liên quan đến thời kỳ lịch sử của Thế Chiến II và cuộc Diệt Chủng, thì việc ấy cần được giải thích.
Khi Đức Giáo Hoàng ký sắc lệnh “về các nhân đức anh hùng” của một Tôi Tớ Thiên Chúa nào đó, nghĩa là của một người nào đó đang được tiến hành án phong thánh, ngài chỉ xác nhận sự đánh giá tích cực từng được Thánh Bộ Phong Thánh đầu phiếu trước đó (sau khi đã thận trọng duyệt xét mọi trước tác và lời chứng) liên quan tới sự kiện: ứng viên đã sống các nhân đức Kitô Giáo và biểu lộ đức tin, đức cậy và đức mến của mình một cách nổi bật, đến một mức độ cao hơn mức độ người ta thường kỳ vọng nơi một tín hữu bình thường. Chính vì thế, ứng viên này có khả năng được đề nghị làm mẫu mực cho đời sống Kitô giáo của Dân Thiên Chúa.
Lẽ dĩ nhiên, việc đánh giá như thế phải lưu ý tới các hoàn cảnh sống của người ấy và do đó phải khảo sát vấn đề dưới cái nhìn lịch sử, tuy nhiên, việc đánh giá này, xét trong yếu tính, quan tâm tới chứng tá cuộc sống Kitô Giáo mà người ấy chứng tỏ (tức mối liên hệ thâm sâu với Thiên Chúa và việc liên tục mưu cầu sự trọn lành theo phúc âm, như Đức Giáo Hoàng đã nói vào Thứ Bẩy tuần qua trong diễn văn đọc trước Bộ Phong Thánh) chứ không quan tâm tới tác động lịch sử của mọi quyết định hành động của người này.
Với niềm an ủi trước đó nhờ dấu chỉ ơn thánh phi thường do Chúa ban qua sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa, việc phong chân phúc tiếp sau đó trong tương lai cũng có cùng một chiều hướng đề nghị với dân Thiên Chúa một mẫu mực sống tuyệt hảo cuộc sống Kitô Giáo.
Trong dịp phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và cho Đức Giáo Hoàng Piô IX, Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng: “Sự thánh thiện được sống trong lịch sử, do đó, không vị thánh nào tránh được các hạn chế và tính điều kiện hóa vốn là thành phần của bản tính con người. Khi phong chân phúc cho một người con của mình, Giáo Hội không ca tụng các quyết định đặc thù có tính lịch sử mà cá nhân này từng đưa ra, nhưng đúng hơn nêu cá nhân ấy làm người để ta bắt chước và tôn kính vì các nhân đức của ngài, đồng thời ca tụng hồng ân Thiên Chúa đã tỏa sáng rực rỡ nơi ngài”.
Bởi thế, (Tòa Thánh) không hề có ý định giới hạn cuộc tranh luận liên quan tới những quyết định cụ thể từng được Đức Piô XII đưa ra trong hoàn cảnh sống của ngài. Về phần mình, Giáo Hội quả quyết rằng những quyết định ấy đã được đưa ra chỉ với ý định trong sáng là để thi hành đến hết khả năng của mình thừa tác vụ Giáo Hoàng với trách nhiệm cao qúy và nặng nề. Dù thế nào, sự chú ý và quan tâm của Đức Piô XII đối với số phận người Do Thái, một điều chắc chắn có liên quan đến việc đánh giá các nhân đức của ngài, cũng đã được chứng nghiệm và nhìn nhận một cách rộng rãi, cả nơi nhiều người Do Thái.
Do đó, phạm vi nghiên cứu và đánh giá của các sử gia, trong lãnh vực đặc thù của họ, vẫn rộng mở, cả trong tương lai. Trong trường hợp đặc thù này, điều dễ hiểu là sẽ có việc yêu cầu được sử dụng khả thể nghiên cứu các tài liệu. Đức Phaolô VI vốn đã muốn mau chóng hỗ trợ việc nghiên cứu tìm tòi này bằng cách cho công bố nhiều bộ Biên Bản và Tài Liệu. Tuy nhiên, về việc mở cửa hòan toàn các văn khố, một vấn đề từng được bàn cãi nhiều trong quá khứ, thì cần thiết phải được tổ chức và lên danh mục một khối tài liệu khổng lồ, một điều cần ít nhất một số năm mới thực hiện được.
Còn về sự kiện các sắc lệnh về nhân đức anh hùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Piô XII được công bố cùng một ngày, thì điều đó không có nghĩa là từ nay hai án phong thánh này sẽ đi song song cặp đôi. Chúng hoàn toàn độc lập với nhau và mỗi án phong thánh có lịch trình riêng của nó. Do đó, không có lý do gì để cho rằng việc phong chân phúc cho hai vị sẽ diễn ra cùng một lúc.
Cuối cùng, thái độ thân hữu và tôn kính lớn lao của Đức Bênêđíctô XVI đối với dân tộc Do Thái đã được xác nhận rất nhiều lần và đã được công trình thần học của ngài củng cố một cách khó lòng tranh cãi.
Như thế, điều rõ ràng là: không vì bất cứ cách nào, người ta lại có thể coi việc ký nhận gần đây như một hành động thù nghịch chống lại nhân dân Do Thái, và họ có quyền hy vọng rằng nó sẽ không bị coi như một trở ngại đối với con đường đối thoại giữa Do Thái Giáo và Giáo Hội Công Giáo. Đúng hơn, chúng tôi tin tưởng rằng cuộc thăm Đại Hội Đường ở Rôma sắp tới đây của Đức Giáo Hoàng sẽ là một cơ hội để lập lại và tăng cường trong thân ái các mối liên hệ thân hữu và tôn trọng nhau.