VATICAN VÀ VẤN ĐỀ DIỆT CHỦNG
Trong bài Vatican Và Vấn Đề Tài Liệu, ta thấy Ủy Ban Sử Học Do-Thái và Công Giáo một mặt nằng nặc đòi Vatican, bất chấp mọi luật lệ riêng của mình, phải mở cửa mọi văn khố, kể cả những văn khố thuần túy tôn giáo, một mặt lại cho rằng dù được phép đọc hết các văn khố vẫn không nhất thiết giải quyết dứt điểm các câu hỏi vây quanh vai trò của Tòa Thánh và nạn Diệt Chủng. Hình như họ đang đi tìm điều gì khác chứ không hẳn các tài liệu của văn khố Vatican hay bất cứ văn khố nào khác. Và phải chăng vấn đề chỉ được giải quyết khi Vatican nhìn nhận mình trực tiếp can dự vào biến cố Diệt Chủng?
Một lịch sử sóng gío và tiêu cực
Phải nhận rằng đấy là chủ trương của những người theo chủ nghĩa Zionism. Giáo hội Công Giáo không hẳn không nhận phần trách nhiệm của mình. Nhưng trách nhiệm đó đến đâu là điều cần được phân định.
Trong tài liệu Chúng Ta Tưởng Nhớ, Một Suy Tư về Nạn Diệt Chủng của Toà Thánh do Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy công bố ngày 16 tháng 3 năm 1998, người ta thấy liên hệ giữa người Do-Thái và các Kitô hữu có một lịch sử khá sóng gió và xét chung khá tiêu cực. Ngay sau khi Đức Kitô bị đóng đinh, đã có những tranh luận gay gắt giữa Giáo hội sơ khai và các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng Do-Thái, là những người vì trung thành với Lề Luật, đôi khi đã bạo hành chống lại các giảng viên Phúc Âm và các tín hũu Kitô đầu hết. Ðầu thời Ðế Quốc Rôma ngoại giáo, Do-Thái Giáo và Kitô giáo được bảo vệ như nhau không phân biệt, nhưng chẳng bao lâu sau Kitô hữu bị nhà nước Rôma bách hại thảm thương. Khi các hoàng đế Rôma trở lại Công Giáo, họ vẫn tiếp tục che chở người Do-Thái. Nhưng quần chúng Kitô hữu, khi tấn công các đền thờ ngoại giáo, đôi lúc xâm phạm cả đến các hội đường Do-Thái, vì ít nhiều bị các giải thích sai lạc về Tân Ước ảnh hưởng. Những giải thích sai lạc này cứ thế loan truyền tạo nên cả môt làn sóng bài Do-Thái kéo dài trong lịch sử, dẫn đến việc người Do-Thái nói chung bị đối xử phân biệt, đôi khi bị trục xuất hoặc bị buộc phải biến thành Công giáo.
Trong thế giới “Kitô giáo” cho đến tận cuối thế kỷ 18, những ai không phải là Kitô hữu không phải lúc nào cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi luật pháp. Dù vậy, người Do-Thái trong khắp thế giới Kitô giáo vẫn duy trì các truyền thống tôn giáo và các tập tục cộng đoàn của họ. Và do đó họ bị nhìn một cách hoài nghi, không đáng tin.Trong những lúc đói kém, chiến tranh, dịch bệnh hay căng thẳng xã hội, thiểu số Do-Thái thường bị coi như dê thế tội và trở thành nạn nhân của bạo lực, cướp bóc và ngay cả sát hại nữa.
Cuối thế kỷ 18 qua đầu thế kỷ 19, người Do-Thái nói chung đạt được thế đứng ngang hàng với các công dân khác tại hầu hết các nước và một số thành viên còn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Nhưng cũng cùng trong một đồng văn lịch sử ấy, nhất là trong thế kỷ 19, một chủ nghĩa quốc gia giả hiệu và quá khích xuất hiện. Trong bầu không khí thay đổi xã hội đầy nhiễu nhương, người Do-Thái thường hay bị tố cáo nắm giữ nhiều ảnh hưởng bất cân với số người của họ. Từ đó lan tràn ra hầu hết Âu Châu một chủ nghĩa bài Do-Thái, nặng về xã hội và chính trị hơn là tôn giáo. Ðồng thời, xuất hiện nhiều học thuyết bác khước tính đơn nhất của loài người, cho rằng nguyên thủy đã có sự khác biệt chủng tộc. Qua thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Quốc Xã tại Ðức sử dụng các ý niệm này như một căn bản khoa học để phân biệt một bên điều họ gọi là các chủng tộc Aryan Phương Bắc (Nordic-Aryan) và một bên là các chủng tộc bị họ coi là hạ đẳng. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa quốc gia càng lên cao tại Ðức vì những thất bại trong Thế Chiến I và những điều kiện khắc nghiệt do kẻ chiến thắng đặt để. Hậu quả là nhiều người Ðức coi chủ nghĩa Quốc Xã như một giải pháp cho các vấn đề của đất nước họ, do đó họ cộng tác chính trị với phong trào ấy.
Phản đối Quốc Xã ngay từ đầu
Giáo hội Công Giáo tại Ðức phản đối chủ nghĩa ấy ngay từ những ngày đầu, qua lời giảng dạy của hàng giáo sĩ, qua giáo huấn công khai của các giám mục, và qua các bài viết của các nhà báo giáo dân Công giáo. Ngay trong tháng 2 và 3 năm 1931, các Đức Hồng Y Bertram của Breslau, Faulhaber và các Giám Mục Bavaria, Cologne cũng như Freiburg đã cho công bố các thư mục vụ lên án chủ nghĩa Quốc Xã trong việc ngẫu tượng hóa chủng tộc và nhà nước. Các bài giảng nổi tiếng trong Mùa Vọng của Đức Hồng Y Faulhaber năm 1933, năm Quốc Xã lên cầm quyền, ngỏ với không những chỉ người Công giáo mà có cả người Thệ Phản lẫn Do-Thái dự thính, rõ ràng đã lên án bộ máy tuyên truyền chống Do-Thái của Quốc Xã.
Người ta cũng không quên linh mục Bernard Lichtenberg, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa Berlin, lên tiếng yêu cầu mọi người cầu nguyện cho người Do-Thái. Sau này, ngài bị Quốc Xã giam tại Dachau và chết tại đó. Ðức Piô XI lên án chủ nghĩa này qua tông thư Mit brennender Sorge, được đọc trong tất cả các nhà thờ Ðức vào Chúa Nhật Chịu Nạn năm 1937.
Với các người hành hương Bỉ ngày 6 tháng 9 năm 1938, đức Piô XI khẳng định rằng “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do-Thái. Chúng ta tất cả đều là Do-Thái theo nghĩa thiêng liêng”. Ðức Piô XII trong tông thư đầu tiên Summi Pontificatus (20/10/1939) lên tiếng cảnh cáo các học thuyết từ chối tính đơn nhất của loài người và thần thánh hoá nhà nước, tất cả sẽ dẫn đến “giờ phút đen tối” thực sự.
Ý thức hệ Quốc Xã
Như thế cần nhận ra sự khác nhau giữa chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) dựa vào các học thuyết trái với giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn vốn chủ trương tính đơn nhất của loài người và phẩm giá bằng nhau của mọi chủng tộc và con người, và những cảm quan bất tin tưởng và thù nghịch vốn có từ xưa mà ta gọi là chủ nghĩa bài Do-Thái giáo (anti-Judaism). Ý thức hệ Quốc Xã còn đi xa hơn theo nghĩa nó từ khước không nhìn nhận một thực tại siêu việt làm nguồn gốc sự sống và tiêu chuẩn của sự thiện luân lý. Hậu quả là một nhóm người, và cái nhà nước mà nhóm này tự đồng hóa với, tự cấp cho mình vị thế tuyệt đối và nhất quyết loại bỏ chính sự hiện hữu của dân tộc Do-Thái, một dân tộc được mời gọi làm chứng cho Thiên Chúa duy nhất và Lề Luật Giao Ước. Trên bình diện suy tư thần học, ta không thể bỏ qua sự kiện này là không ít đảng viên Quốc Xã không những khinh ghét ý niệm Thiên Chúa Quan Phòng tác động vào công việc nhân loại, mà còn chứng tỏ họ thù ghét chính Thiên Chúa nữa. Theo luận lý, một thái độ như thế tất yếu sẽ dẫn tới việc từ bỏ Kitô giáo và ý muốn tiêu diệt Giáo Hội hay ít nhất cũng khuất phục Giáo Hội dưới quyền lợi của Nhà Nước Quốc Xã.
Chính cái ý thức hệ quá khích trên đã trở thành nền tảng cho các biện pháp được đưa ra, trước nhất để đẩy người Do-Thái ra khỏi nhà họ và sau đó tiêu diệt họ. Biến cố Shoah vì thế là công việc của một chế độ hiện đại hoàn toàn tân ngoại giáo. Cái gốc rễ bài Do-Thái của nó nằm ngoài Kitô giáo, cho nên khi theo đuổi các mục tiêu của mình, nó không ngần ngại chống đối Giáo Hội và bách hại các thành viên của Giáo Hội.
Nhưng người ta có thể hỏi cơn bách hại người Do-Thái của Quốc Xã há đã không trở nên dễ dàng nhờ các thiên kiến vốn có trong tâm trí các Kitô hữu đó sao! Các cảm quan bài Do-Thái nơi các Kitô hữu há đã không làm họ ít nhậy cảm, ngay cả dửng dưng trước chiến dịch bách hại người Do-Thái được đưa ra khi Quốc Xã lên nắm chính quyền đó sao!
Bất cứ câu trả lời nào cho các câu hỏi trên đây cũng phải lưu ý rằng ta đang bàn đến lịch sử các thái độ và các cách suy nghĩ của người ta, vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Hơn nữa, nhiều người không biết chút gì về “giải pháp chung cuộc” đang được đưa ra lúc ấy chống lại cả một dân tộc; nhiều người khác sợ cho chính bản thân và những người thân cận của mình; một số lợi dụng thời cơ; số khác bị lay động vì ganh ghét. Câu trả lời vì thế cần nhằm từng trường hợp một. Tuy nhiên để làm việc đó, điều cần là phải biết đích xác đâu là động lực của người ta trong một hoàn cảnh cá biệt.
Đóng cửa biên giới
Trước nhất, các nhà lãnh đạo Ðệ Tam Liên Bang tìm cách trục xuất các người Do-Thái. Không may, các chính phủ của một số quốc gia Tây Phương vốn theo truyền thống Kitô giáo, kể cả một số nước Bắc và Nam Mỹ, ngần ngại không chịu mở biên giới đón nhận những người Do-Thái bị bách hại này. Mặc dù họ không thấy trước được việc các chức sắc Quốc Xã tiến bao xa trong các ý định tội ác của chúng, các nhà lãnh đạo các quốc gia này biết rất rõ các khó khăn và nguy hiểm mà người Do-Thái sinh sống trong các lãnh thổ của Ðệ Tam Liên Bang đang phải chịu đựng. Việc đóng biên giới không tiếp nhận di dân Do-Thái trong các hoàn cảnh như thế, bất kể do lòng thù ghét hay ngờ vực Do-Thái, do nhát gan chính trị hoặc do thiển cận, hay do vị kỷ dân tộc, đều đã đè một gánh khá nặng lên lương tâm các nhà cầm quyền lúc ấy. Trong các xứ bọn Quốc Xã thi hành việc trục xuất hàng loạt, sự tàn bạo chung quanh những vụ trục xuất cưỡng bức những con người tuyệt vọng này lý ra phải khiến người ta hoài nghi mới đúng. Các Kitô hữu có giúp đỡ trong khả năng những con người bị bách hại này, và đặc biệt các người Do-Thái bị bách hại này hay không?
Mở cửa tâm hồn
Nhiều người có, nhiều người không. Những ai giúp cứu sống người Do-Thái trong khả năng của họ, dù bị nguy đến chính tính mạng mình, phải được nhắc đến. Trong và sau Chiến Tranh, các cộng đồng và các lãnh tụ Do-Thái đã ngỏ lời cám ơn những gì người ta đã làm cho họ, kể cả những gì Đức Piô XII thân hành làm hay qua các đại diện của ngài làm để cứu hàng trăm ngàn mạng sống Do-Thái. Rất nhiều các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã được Nhà Nước Israel tuyên dương vì lý do trên.
Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã nhìn nhận, bên cạnh những con người can đảm trên, sự đối kháng thiêng liêng và hành động cụ thể của nhiều Kitô hữu khác không hề là điều người ta chờ mong từ các Môn Ðệ của Ðức Kitô. Ta không thể biết có bao nhiêu Kitô hữu trong các xứ bị chiếm đóng hoặc bị cai trị bởi quyền lực Quốc Xã hay đồng minh của chúng tuy kinh hồn trước sự mất mạng của hàng xóm Do-Thái nhưng đã không mạnh bạo đủ để lên tiếng phản kháng chống lại. Ðối với Kitô hữu, cái gánh nặng lương tâm này của các anh chị em mình trong Thế Chiến II phải là lời mời gọi thống hối.
Tài liệu viết tiếp: ”Chúng tôi sâu xa hối tiếc các sai lầm và thiếu sót của con cái Giáo Hội. Chúng tôi xin muợn lời của Công Ðồng Vatican II trong tuyên ngôn Nostra Aetate làm lời của riêng mình mà khẳng nhận không hàm hồ rằng “Giáo hội… ý thức được gia tài chung với người Do-Thái, và được tác động bởi tình yêu thiêng liêng từ Phúc Âm chứ không do các xem sét chính trị, lên án lòng thù ghét, sự bách hại và các biểu hiện bài Do-Thái nhằm vào người Do-Thái ở bất cứ thời nào và do nguồn gốc nào”.
“Chúng tôi nhớ lại và tuân thủ điều Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố khi nói truyện với các lãnh tụ cộng đồng Do-Thái tại Strasbourg năm 1988: “Tôi xin nhắc lại với qúi vị sự lên án mạnh mẽ nhất (của tôi) đối với chủ nghĩa bài Do-Thái và chủ nghĩa chủng tộc, là những chủ nghĩa đi ngược lại các nguyên tắc của Kitô giáo”.
Sau đó Tài liệu mở rộng đến những nhóm người khác từng chịu đau khổ do bàn tay con người tạo nên: “Giáo hội Công Giáo vì thế từ bỏ mọi hình thức bách hại chống lại một dân tộc hoặc một nhóm nhân bản nào bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Giáo hội tuyệt đối lên án mọi hình thức diệt chủng, cũng như mọi ý thức hệ duy chủng tộc đưa lại các hình thức diệt chủng trên. Nhìn lại thế kỷ qua, chúng tôi hết sức đau buồn bởi việc bạo hành trùm phủ lên cả một nhóm dân tộc và quốc gia. Ðặc biệt chúng tôi nhớ đến vụ thảm sát người Armenia, biết bao nạn nhân khác tại Ukraine trong thập niên 1930, nạn diệt chủng đối với người Gypsies và những thảm trạng diệt chủng khác tại Mỹ Châu, Phi Châu và vùng Balkans. Chúng tôi cũng không quên hàng triệu nạn nhân của ý thức hệ độc trị tại Liên Bang Xô Viết, tại Trung Cộng, Cambodia và các nơi khác. Chúng tôi cũng không quên thảm kịch tại Trung Ðông. Và trong khi đang suy tư như thế này, “nhiều con người vẫn còn là nạn nhân của anh em mình”.
Người Do Thái là anh chị em tôi
Trở về với Cộng Ðồng Do-Thái, Tài liệu nói thêm: “Nhìn về tương lai các mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Do-Thái, trước nhất chúng tôi kêu gọi anh chị em Công Giáo của chúng tôi canh tân ý thức của mình về nguồn cội Do-Thái trong đức tin của mình. Chúng tôi yêu cầu họ nhớ rằng đức Giêsu vốn là dòng dõi David; rằng Trinh Nữ Maria và các Tông Ðồ đều thuộc dân tộc Do-Thái; rằng Giáo Hội hút được nhựa sống từ rễ cây ôliu tốt lành vốn được tháp vào các nhành ôliu dân ngoại ( xem Thư La Mã 11:17-24); rằng người Do-Thái là anh chị em thân thương của chúng tôi, đúng hơn theo một nghĩa nào đó là “anh cả của chúng tôi”.
Ðoạn cuối cùng của tài liệu phát biểu như sau: “Ở cuối thiên niên kỷ này, Giáo Hội Công Giáo muốn bày tỏ nỗi buồn sầu sâu sắc của mình đối với những thiếu sót của con cái thuộc mọi thời đại. Ðây là một hành vi thống hối (teshuva), bởi vì trong tư cách thành viên Giáo Hội, chúng ta liên kết với các tội lỗi cũng như các công phúc của tất cả các con cái Giáo Hội. Với một lòng kính trọng và thương cảm sâu xa, Giáo Hội tiếp cận kinh nghiệm diệt chủng, shoah, mà dân tộc Do-Thái đã phải chịu trong Thế Chiến II. Ðây không phải chỉ là vấn đề ngôn từ mà thôi, nhưng quả là một cam kết trói buộc. ‘Nếu chúng ta không dấn thân cam kết rằng sự ác không thể thắng vượt sự thiện như đã từng xẩy ra cho hàng triệu con dân Do-Thái, chúng ta sẽ liều mình khiến cho các nạn nhân của những cái chết tàn bạo nhất chết một lần nữa… Nhân loại không thể cho phép tất cả những điều đó xẩy ra một lần nữa”. Sau cùng, Tài liệu liên kết chủ nghĩa bài Do-thái giáo (anti-judaism) với chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) lại với nhau, khi nói rằng: “những hạt giống hư thối của chủ nghĩa bài Do-thái-giáo và chủ nghĩa bài Do-Thái sẽ không bao giờ được phép bén rễ trong tâm hồn nhân loại”.
Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái
Giám mục Michael Putney của Tổng Ðịa Phận Brisbane, trên tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record, số tháng 7 năm 1999, có thuật lại cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Quốc Tế giữa Công Giáo và Do-Thái tại Vatican, tháng 3 năm 1998 liền ngay sau khi tài liệu trên được công bố. Trong cuộc gặp gỡ này, Geoffrey Wigoder thuộc Ủy Ban Liên Tôn Israel đã nói với đức Gioan Phaolô II rằng: “người ta cảm thấy lời tự phê, dù rất quan trọng, đã không đi xa đủ và sự nối kết giữa lịch sử lâu dài của việc điều kiện hóa bài Do-Thái dưới sự đỡ đầu của Kitô giáo với chủ nghĩa dửng dưng phổ quát và ngay cả hợp tác khắp Âu Châu trong thời Diệt Chủng đã không được nói lên một cách không hàm hồ và rõ ràng đầy đủ”. Còn Phó Chủ Tịch của Hiệp Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewish Congress), Tiến Sĩ Gerhard Reigner, thì đưa ra lời phê bình sau: “Tài liệu cố gắng miễn trừ chính giáo hội khỏi mọi trách cứ và chỉ tố giác các cá nhân Kitô hữu hay ‘thế giới Kitô giáo’ phải chịu trách nhiệm đối với ‘những giải thích sai lạc và bất công của Tân Ước liên quan tới dân tộc Do-Thái và các tội lỗi bị tố giác của họ là những thứ đã làm phát sinh ra các cảm quan thù nghịch chống lại người Do-Thái’”.
Đức Hồng Y Cassidy đã cố gắng trả lời phần nào cho các phẩm bình này. Ngài cho rằng hạn từ giáo hội trong tài liệu, đối với người Công Giáo, có ý chỉ về hiền thê huyền nhiệm và không sai lầm của Ðức Kitô, trong khi hạn từ con cái của giáo hội bao hàm mọi thành viên của giáo hội bất luận ở bình diện nào. Ðây là một vấn đề thường xẩy ra đối việc Vatican sử dụng ngôn từ khi nói đến chính giáo hội và các thành viên của giáo hội. Chính giáo hội thì luôn luôn được miễn trừ khỏi tội; tội chỉ có nơi các thành viên của giáo hội mà thôi. Nếu người đọc nghĩ rằng ‘giáo hội’ ám chỉ hàng giáo phẩm hay Vatican, thì đương nhiên họ sẽ bị lẫn lộn khi đọc các văn kiện chính thức của Công giáo.
Khỏi nói thì ai cũng thấy việc sám hối của Giáo Hội Công Giáo không làm cho mọi giới Do-Thái hài lòng hoàn toàn. Ðiều này nghĩ cho cùng cũng dễ hiểu vì một lịch sử lâu dài như lịch sử liên hệ giữa Kitô giáo và Do-Thái không thể nhất đán một sớm một chiều có thể sáng tỏ ngay được. Có điều, trong khi Giáo Hội Công Giáo ráng xích gần lại người Do-Thái, thì một số các nhà lãnh đạo của họ vẫn khư khư những thiên kiến cũ. Thực thế, Tập San Catholic World Report, số Tháng Mười Năm 1999, tường trình rằng tại một hội nghị về Các Mối Liên Hệ Công Giáo và Do-Thái họp tại Tel Aviv vào tháng Bẩy cùng năm, một đại biểu của Vatican đã phát biểu rằng các căng thẳng giữa hai tôn giáo không phải chỉ do điều người ta gọi là chính sách bài Do-Thái của Công-Giáo mà thôi, mà cũng do sự thù nghịch của Do-Thái đối với Kitô Giáo. Linh mục David Yager nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không bài Do-Thái. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội xưa nay vẫn cố gắng loại trừ mọi dấu vết của ý thức hệ bài Do-Thái khỏi các định chế của Giáo Hội, trong khi ấy chính phủ Israel vẫn còn chứa chấp các thiên kiến chống Công-Giáo gây hại cho viễn tượng đưa lại những mối liên hệ thân hữu hơn. Ðặc biệt, Linh Mục Yager trích dẫn hàng loạt những lời kết án do các nhà lãnh đạo Do-Thái đưa ra tố cáo Ðức Piô XII hợp tác với chính phủ Quốc Xã trong Thế Chiến II.
Đổ lỗi, dấu tội
Cũng trên Số báo trên, Tập San Catholic Worl Report có đăng một số ý kiến bạn đọc. Trong đó có ý kiến của Jerome Kavaney, ở Fairchild, Wisconsin, tựa là “Pointing fingers, hiding guilt” (đổ lỗi, dấu tội) như sau: Bạn tự hỏi tại sao Ðạo Trưởng Hier lại đưa ra những lời cáo buộc có tính mạ lỵ về “sự im lặng” của Giáo Hoàng Piô XII (Xã Luận, July 1999). Tôi tin rằng người Do-Thái đang chỉ tay lên án người khác, để giấu giếm mặc cảm tội lỗi của chính mình bởi rất nhiều người trong số họ biết chuyện gì đang xẩy ra lúc đó nhưng đã không làm gì cả, bất cứ vì lý do gì”.
Tại Ðức năm 1933, con số người Ðức gốc Do-Thái lên đến 525,000 người gồm cả những người lãnh đạo các ngành văn chương, y khoa, khoa học, và tài chánh. Phần đông những người này muốn được coi là người Ðức, tự hào mình là người Ðức gốc Do-Thái. Khi Ðạo trưởng Stephen Wise, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và được kính trọng nhất trong cộng đồng Do-Thái tại Mỹ, tổ chức một cuộc biểu tình tại New York để phản đối việc Quốc Xã đối xử với người Do-Thái, ông ta đã nhận được một thông điệp của các đạo trưởng lãnh đạo từ Ðức nói là đừng có mắc mớ vào vì cho rằng các người Do-Thái tại Mỹ làm như thế chỉ là để phục vụ các mục tiêu riêng của họ, và làm như thế họ chỉ phá hoại nước Ðức, là nước mà người Do-Thái tại Ðức rất yêu mến.
Theo số báo tháng 7/8 của tờ American Heritage, năm 1933, 37,000 người Do-Thái ra khỏi Ðức, nhưng trong không khí tương đối yên ổn vào năm sau, 16,000 đã trở lại. Nói cho ngay, người ta phải hiểu rằng lúc đó chưa ai dự cảm được là việc bách hại của Quốc Xã lại sẽ dẫn đến việc diệt chủng (holocaust). Các hành động của chính phủ Ðức phần đông được cả các nạn nhân lẫn khách bàng quang hiểu như là việc trở lại cái hình thức bách hại của các thế kỷ trước, chứ không phải như những bước chuẩn bị dẫn đến việc diệt chủng. Người Do-Thái ngồi xổm chờ cho qua cơn bão, như họ vẫn từng làm trong quá khứ.
Độc quyền “diệt chủng”
Kavaney nhấn mạnh rằng: “Nếu người Do-Thái nghĩ rằng họ có độc quyền đối với đau khổ hoặc có bản quyền đối với hạn từ ‘holocaust’ thì quả là lầm; họ nên ra khỏi họ để vươn tới những người hiện đang chịu những ‘holocausts’ tương tự tại Balkans, Sudan, Rwanda, Cambodia, và các nơi khác trên thế giới. Các tổ tiên Ái Nhĩ Lan của riêng tôi từng bị phân thây cách có hệ thống bởi chính sách diệt chủng của người Anh đối với Ái Nhĩ Lan. Họ chết không phải trong các lò thiêu của tử trại mà chết trong các rạch hào của Kilala và Skibbereen. Và họ bị trừ khử cùng một lý lẽ: vì chủng tộc và tôn giáo của họ. Tôi xưa nay vẫn tự coi mình là một thứ ‘diều hâu Do-Thái’ cho đến khi người ta bắt đầu chống báng cây thánh giá được dựng lên trước đó tại Auschwitz để tôn kính những người không phải là Do-Thái chết tại đó. Chín triệu thường dân không phải là Do-Thái từng bị Quốc Xã sát hại. Cộng với ba triệu tù binh chiến tranh Xô Viết”.
Gavin Stevens ở Memphis, Tennessee thì cho rằng cái thứ đại kết bằng bất cứ giá nào đã đưa lại ảo tưởng khiến người ta quên cả thực tại. Bởi nó thúc giục người ta quên đi lịch sử, coi những vấn đề khúc mắc và các khác biệt tôn giáo là điều không quan trọng. Mục tiêu để tạo ra một cảm thức giả tạo về một thứ ‘tình anh em’ dân chủ, mà nội dung chính xác chẳng ai biết là cái quái gì. Nhờ thế, cái Do-Thái giáo của Talmud, một thứ Do-Thái giáo thù ghét Kitô giáo, đấng sáng lập ra nó là Ðức Giêsu, Mẹ Ngài và Giáo hội, đã được phép mặc tình mạ lỵ và vu khống vô tội vạ. Sự thù ghét ấy có ngay trong Talmud và tiếp tục sống với lịch sử. Kitô giáo và Kitô hữu hiểu điều đó đã 500 năm nay.
Ðối với John Loranger ở Sparks, Nevada, căn cứ vào sự kiện Ðức Piô XII cứu sống rất nhiều người Do-Thái (ít nhất 800,000 người theo Bách Khoa Từ Ðiển World Book), thì những lời tố cáo chống lại Ngài tệ nhất phải được coi là quỉ quái, mà nhẹ ra cũng là khùng điên. Cần phải nhớ rằng không phải chỉ có người Do-Thái bị Quốc Xã sát hại: có ít nhất năm triệu người không phải là Do-Thái cũng đã bị bọn chúng bức tử. Sự kiện ấy kẻ thù của Ðức Piô XII muốn mọi người đừng có nhớ. Nếu điều được gọi là sự im lặng của Ngài nhất thiết bao gồm cả việc làm ngơ trước cái chết của hàng triệu người Công giáo nữa, thì điều ấy rõ ràng đã làm những lời tố cáo của họ càng trở nên vô lý hơn người ta tưởng.
Trong bài Vatican Và Vấn Đề Tài Liệu, ta thấy Ủy Ban Sử Học Do-Thái và Công Giáo một mặt nằng nặc đòi Vatican, bất chấp mọi luật lệ riêng của mình, phải mở cửa mọi văn khố, kể cả những văn khố thuần túy tôn giáo, một mặt lại cho rằng dù được phép đọc hết các văn khố vẫn không nhất thiết giải quyết dứt điểm các câu hỏi vây quanh vai trò của Tòa Thánh và nạn Diệt Chủng. Hình như họ đang đi tìm điều gì khác chứ không hẳn các tài liệu của văn khố Vatican hay bất cứ văn khố nào khác. Và phải chăng vấn đề chỉ được giải quyết khi Vatican nhìn nhận mình trực tiếp can dự vào biến cố Diệt Chủng?
Một lịch sử sóng gío và tiêu cực
Phải nhận rằng đấy là chủ trương của những người theo chủ nghĩa Zionism. Giáo hội Công Giáo không hẳn không nhận phần trách nhiệm của mình. Nhưng trách nhiệm đó đến đâu là điều cần được phân định.
Trong tài liệu Chúng Ta Tưởng Nhớ, Một Suy Tư về Nạn Diệt Chủng của Toà Thánh do Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy công bố ngày 16 tháng 3 năm 1998, người ta thấy liên hệ giữa người Do-Thái và các Kitô hữu có một lịch sử khá sóng gió và xét chung khá tiêu cực. Ngay sau khi Đức Kitô bị đóng đinh, đã có những tranh luận gay gắt giữa Giáo hội sơ khai và các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng Do-Thái, là những người vì trung thành với Lề Luật, đôi khi đã bạo hành chống lại các giảng viên Phúc Âm và các tín hũu Kitô đầu hết. Ðầu thời Ðế Quốc Rôma ngoại giáo, Do-Thái Giáo và Kitô giáo được bảo vệ như nhau không phân biệt, nhưng chẳng bao lâu sau Kitô hữu bị nhà nước Rôma bách hại thảm thương. Khi các hoàng đế Rôma trở lại Công Giáo, họ vẫn tiếp tục che chở người Do-Thái. Nhưng quần chúng Kitô hữu, khi tấn công các đền thờ ngoại giáo, đôi lúc xâm phạm cả đến các hội đường Do-Thái, vì ít nhiều bị các giải thích sai lạc về Tân Ước ảnh hưởng. Những giải thích sai lạc này cứ thế loan truyền tạo nên cả môt làn sóng bài Do-Thái kéo dài trong lịch sử, dẫn đến việc người Do-Thái nói chung bị đối xử phân biệt, đôi khi bị trục xuất hoặc bị buộc phải biến thành Công giáo.
Trong thế giới “Kitô giáo” cho đến tận cuối thế kỷ 18, những ai không phải là Kitô hữu không phải lúc nào cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi luật pháp. Dù vậy, người Do-Thái trong khắp thế giới Kitô giáo vẫn duy trì các truyền thống tôn giáo và các tập tục cộng đoàn của họ. Và do đó họ bị nhìn một cách hoài nghi, không đáng tin.Trong những lúc đói kém, chiến tranh, dịch bệnh hay căng thẳng xã hội, thiểu số Do-Thái thường bị coi như dê thế tội và trở thành nạn nhân của bạo lực, cướp bóc và ngay cả sát hại nữa.
Cuối thế kỷ 18 qua đầu thế kỷ 19, người Do-Thái nói chung đạt được thế đứng ngang hàng với các công dân khác tại hầu hết các nước và một số thành viên còn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Nhưng cũng cùng trong một đồng văn lịch sử ấy, nhất là trong thế kỷ 19, một chủ nghĩa quốc gia giả hiệu và quá khích xuất hiện. Trong bầu không khí thay đổi xã hội đầy nhiễu nhương, người Do-Thái thường hay bị tố cáo nắm giữ nhiều ảnh hưởng bất cân với số người của họ. Từ đó lan tràn ra hầu hết Âu Châu một chủ nghĩa bài Do-Thái, nặng về xã hội và chính trị hơn là tôn giáo. Ðồng thời, xuất hiện nhiều học thuyết bác khước tính đơn nhất của loài người, cho rằng nguyên thủy đã có sự khác biệt chủng tộc. Qua thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Quốc Xã tại Ðức sử dụng các ý niệm này như một căn bản khoa học để phân biệt một bên điều họ gọi là các chủng tộc Aryan Phương Bắc (Nordic-Aryan) và một bên là các chủng tộc bị họ coi là hạ đẳng. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa quốc gia càng lên cao tại Ðức vì những thất bại trong Thế Chiến I và những điều kiện khắc nghiệt do kẻ chiến thắng đặt để. Hậu quả là nhiều người Ðức coi chủ nghĩa Quốc Xã như một giải pháp cho các vấn đề của đất nước họ, do đó họ cộng tác chính trị với phong trào ấy.
Phản đối Quốc Xã ngay từ đầu
Giáo hội Công Giáo tại Ðức phản đối chủ nghĩa ấy ngay từ những ngày đầu, qua lời giảng dạy của hàng giáo sĩ, qua giáo huấn công khai của các giám mục, và qua các bài viết của các nhà báo giáo dân Công giáo. Ngay trong tháng 2 và 3 năm 1931, các Đức Hồng Y Bertram của Breslau, Faulhaber và các Giám Mục Bavaria, Cologne cũng như Freiburg đã cho công bố các thư mục vụ lên án chủ nghĩa Quốc Xã trong việc ngẫu tượng hóa chủng tộc và nhà nước. Các bài giảng nổi tiếng trong Mùa Vọng của Đức Hồng Y Faulhaber năm 1933, năm Quốc Xã lên cầm quyền, ngỏ với không những chỉ người Công giáo mà có cả người Thệ Phản lẫn Do-Thái dự thính, rõ ràng đã lên án bộ máy tuyên truyền chống Do-Thái của Quốc Xã.
Người ta cũng không quên linh mục Bernard Lichtenberg, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa Berlin, lên tiếng yêu cầu mọi người cầu nguyện cho người Do-Thái. Sau này, ngài bị Quốc Xã giam tại Dachau và chết tại đó. Ðức Piô XI lên án chủ nghĩa này qua tông thư Mit brennender Sorge, được đọc trong tất cả các nhà thờ Ðức vào Chúa Nhật Chịu Nạn năm 1937.
Với các người hành hương Bỉ ngày 6 tháng 9 năm 1938, đức Piô XI khẳng định rằng “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do-Thái. Chúng ta tất cả đều là Do-Thái theo nghĩa thiêng liêng”. Ðức Piô XII trong tông thư đầu tiên Summi Pontificatus (20/10/1939) lên tiếng cảnh cáo các học thuyết từ chối tính đơn nhất của loài người và thần thánh hoá nhà nước, tất cả sẽ dẫn đến “giờ phút đen tối” thực sự.
Ý thức hệ Quốc Xã
Như thế cần nhận ra sự khác nhau giữa chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) dựa vào các học thuyết trái với giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn vốn chủ trương tính đơn nhất của loài người và phẩm giá bằng nhau của mọi chủng tộc và con người, và những cảm quan bất tin tưởng và thù nghịch vốn có từ xưa mà ta gọi là chủ nghĩa bài Do-Thái giáo (anti-Judaism). Ý thức hệ Quốc Xã còn đi xa hơn theo nghĩa nó từ khước không nhìn nhận một thực tại siêu việt làm nguồn gốc sự sống và tiêu chuẩn của sự thiện luân lý. Hậu quả là một nhóm người, và cái nhà nước mà nhóm này tự đồng hóa với, tự cấp cho mình vị thế tuyệt đối và nhất quyết loại bỏ chính sự hiện hữu của dân tộc Do-Thái, một dân tộc được mời gọi làm chứng cho Thiên Chúa duy nhất và Lề Luật Giao Ước. Trên bình diện suy tư thần học, ta không thể bỏ qua sự kiện này là không ít đảng viên Quốc Xã không những khinh ghét ý niệm Thiên Chúa Quan Phòng tác động vào công việc nhân loại, mà còn chứng tỏ họ thù ghét chính Thiên Chúa nữa. Theo luận lý, một thái độ như thế tất yếu sẽ dẫn tới việc từ bỏ Kitô giáo và ý muốn tiêu diệt Giáo Hội hay ít nhất cũng khuất phục Giáo Hội dưới quyền lợi của Nhà Nước Quốc Xã.
Chính cái ý thức hệ quá khích trên đã trở thành nền tảng cho các biện pháp được đưa ra, trước nhất để đẩy người Do-Thái ra khỏi nhà họ và sau đó tiêu diệt họ. Biến cố Shoah vì thế là công việc của một chế độ hiện đại hoàn toàn tân ngoại giáo. Cái gốc rễ bài Do-Thái của nó nằm ngoài Kitô giáo, cho nên khi theo đuổi các mục tiêu của mình, nó không ngần ngại chống đối Giáo Hội và bách hại các thành viên của Giáo Hội.
Nhưng người ta có thể hỏi cơn bách hại người Do-Thái của Quốc Xã há đã không trở nên dễ dàng nhờ các thiên kiến vốn có trong tâm trí các Kitô hữu đó sao! Các cảm quan bài Do-Thái nơi các Kitô hữu há đã không làm họ ít nhậy cảm, ngay cả dửng dưng trước chiến dịch bách hại người Do-Thái được đưa ra khi Quốc Xã lên nắm chính quyền đó sao!
Bất cứ câu trả lời nào cho các câu hỏi trên đây cũng phải lưu ý rằng ta đang bàn đến lịch sử các thái độ và các cách suy nghĩ của người ta, vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Hơn nữa, nhiều người không biết chút gì về “giải pháp chung cuộc” đang được đưa ra lúc ấy chống lại cả một dân tộc; nhiều người khác sợ cho chính bản thân và những người thân cận của mình; một số lợi dụng thời cơ; số khác bị lay động vì ganh ghét. Câu trả lời vì thế cần nhằm từng trường hợp một. Tuy nhiên để làm việc đó, điều cần là phải biết đích xác đâu là động lực của người ta trong một hoàn cảnh cá biệt.
Đóng cửa biên giới
Trước nhất, các nhà lãnh đạo Ðệ Tam Liên Bang tìm cách trục xuất các người Do-Thái. Không may, các chính phủ của một số quốc gia Tây Phương vốn theo truyền thống Kitô giáo, kể cả một số nước Bắc và Nam Mỹ, ngần ngại không chịu mở biên giới đón nhận những người Do-Thái bị bách hại này. Mặc dù họ không thấy trước được việc các chức sắc Quốc Xã tiến bao xa trong các ý định tội ác của chúng, các nhà lãnh đạo các quốc gia này biết rất rõ các khó khăn và nguy hiểm mà người Do-Thái sinh sống trong các lãnh thổ của Ðệ Tam Liên Bang đang phải chịu đựng. Việc đóng biên giới không tiếp nhận di dân Do-Thái trong các hoàn cảnh như thế, bất kể do lòng thù ghét hay ngờ vực Do-Thái, do nhát gan chính trị hoặc do thiển cận, hay do vị kỷ dân tộc, đều đã đè một gánh khá nặng lên lương tâm các nhà cầm quyền lúc ấy. Trong các xứ bọn Quốc Xã thi hành việc trục xuất hàng loạt, sự tàn bạo chung quanh những vụ trục xuất cưỡng bức những con người tuyệt vọng này lý ra phải khiến người ta hoài nghi mới đúng. Các Kitô hữu có giúp đỡ trong khả năng những con người bị bách hại này, và đặc biệt các người Do-Thái bị bách hại này hay không?
Mở cửa tâm hồn
Nhiều người có, nhiều người không. Những ai giúp cứu sống người Do-Thái trong khả năng của họ, dù bị nguy đến chính tính mạng mình, phải được nhắc đến. Trong và sau Chiến Tranh, các cộng đồng và các lãnh tụ Do-Thái đã ngỏ lời cám ơn những gì người ta đã làm cho họ, kể cả những gì Đức Piô XII thân hành làm hay qua các đại diện của ngài làm để cứu hàng trăm ngàn mạng sống Do-Thái. Rất nhiều các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã được Nhà Nước Israel tuyên dương vì lý do trên.
Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã nhìn nhận, bên cạnh những con người can đảm trên, sự đối kháng thiêng liêng và hành động cụ thể của nhiều Kitô hữu khác không hề là điều người ta chờ mong từ các Môn Ðệ của Ðức Kitô. Ta không thể biết có bao nhiêu Kitô hữu trong các xứ bị chiếm đóng hoặc bị cai trị bởi quyền lực Quốc Xã hay đồng minh của chúng tuy kinh hồn trước sự mất mạng của hàng xóm Do-Thái nhưng đã không mạnh bạo đủ để lên tiếng phản kháng chống lại. Ðối với Kitô hữu, cái gánh nặng lương tâm này của các anh chị em mình trong Thế Chiến II phải là lời mời gọi thống hối.
Tài liệu viết tiếp: ”Chúng tôi sâu xa hối tiếc các sai lầm và thiếu sót của con cái Giáo Hội. Chúng tôi xin muợn lời của Công Ðồng Vatican II trong tuyên ngôn Nostra Aetate làm lời của riêng mình mà khẳng nhận không hàm hồ rằng “Giáo hội… ý thức được gia tài chung với người Do-Thái, và được tác động bởi tình yêu thiêng liêng từ Phúc Âm chứ không do các xem sét chính trị, lên án lòng thù ghét, sự bách hại và các biểu hiện bài Do-Thái nhằm vào người Do-Thái ở bất cứ thời nào và do nguồn gốc nào”.
“Chúng tôi nhớ lại và tuân thủ điều Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố khi nói truyện với các lãnh tụ cộng đồng Do-Thái tại Strasbourg năm 1988: “Tôi xin nhắc lại với qúi vị sự lên án mạnh mẽ nhất (của tôi) đối với chủ nghĩa bài Do-Thái và chủ nghĩa chủng tộc, là những chủ nghĩa đi ngược lại các nguyên tắc của Kitô giáo”.
Sau đó Tài liệu mở rộng đến những nhóm người khác từng chịu đau khổ do bàn tay con người tạo nên: “Giáo hội Công Giáo vì thế từ bỏ mọi hình thức bách hại chống lại một dân tộc hoặc một nhóm nhân bản nào bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Giáo hội tuyệt đối lên án mọi hình thức diệt chủng, cũng như mọi ý thức hệ duy chủng tộc đưa lại các hình thức diệt chủng trên. Nhìn lại thế kỷ qua, chúng tôi hết sức đau buồn bởi việc bạo hành trùm phủ lên cả một nhóm dân tộc và quốc gia. Ðặc biệt chúng tôi nhớ đến vụ thảm sát người Armenia, biết bao nạn nhân khác tại Ukraine trong thập niên 1930, nạn diệt chủng đối với người Gypsies và những thảm trạng diệt chủng khác tại Mỹ Châu, Phi Châu và vùng Balkans. Chúng tôi cũng không quên hàng triệu nạn nhân của ý thức hệ độc trị tại Liên Bang Xô Viết, tại Trung Cộng, Cambodia và các nơi khác. Chúng tôi cũng không quên thảm kịch tại Trung Ðông. Và trong khi đang suy tư như thế này, “nhiều con người vẫn còn là nạn nhân của anh em mình”.
Người Do Thái là anh chị em tôi
Trở về với Cộng Ðồng Do-Thái, Tài liệu nói thêm: “Nhìn về tương lai các mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Do-Thái, trước nhất chúng tôi kêu gọi anh chị em Công Giáo của chúng tôi canh tân ý thức của mình về nguồn cội Do-Thái trong đức tin của mình. Chúng tôi yêu cầu họ nhớ rằng đức Giêsu vốn là dòng dõi David; rằng Trinh Nữ Maria và các Tông Ðồ đều thuộc dân tộc Do-Thái; rằng Giáo Hội hút được nhựa sống từ rễ cây ôliu tốt lành vốn được tháp vào các nhành ôliu dân ngoại ( xem Thư La Mã 11:17-24); rằng người Do-Thái là anh chị em thân thương của chúng tôi, đúng hơn theo một nghĩa nào đó là “anh cả của chúng tôi”.
Ðoạn cuối cùng của tài liệu phát biểu như sau: “Ở cuối thiên niên kỷ này, Giáo Hội Công Giáo muốn bày tỏ nỗi buồn sầu sâu sắc của mình đối với những thiếu sót của con cái thuộc mọi thời đại. Ðây là một hành vi thống hối (teshuva), bởi vì trong tư cách thành viên Giáo Hội, chúng ta liên kết với các tội lỗi cũng như các công phúc của tất cả các con cái Giáo Hội. Với một lòng kính trọng và thương cảm sâu xa, Giáo Hội tiếp cận kinh nghiệm diệt chủng, shoah, mà dân tộc Do-Thái đã phải chịu trong Thế Chiến II. Ðây không phải chỉ là vấn đề ngôn từ mà thôi, nhưng quả là một cam kết trói buộc. ‘Nếu chúng ta không dấn thân cam kết rằng sự ác không thể thắng vượt sự thiện như đã từng xẩy ra cho hàng triệu con dân Do-Thái, chúng ta sẽ liều mình khiến cho các nạn nhân của những cái chết tàn bạo nhất chết một lần nữa… Nhân loại không thể cho phép tất cả những điều đó xẩy ra một lần nữa”. Sau cùng, Tài liệu liên kết chủ nghĩa bài Do-thái giáo (anti-judaism) với chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) lại với nhau, khi nói rằng: “những hạt giống hư thối của chủ nghĩa bài Do-thái-giáo và chủ nghĩa bài Do-Thái sẽ không bao giờ được phép bén rễ trong tâm hồn nhân loại”.
Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái
Giám mục Michael Putney của Tổng Ðịa Phận Brisbane, trên tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record, số tháng 7 năm 1999, có thuật lại cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Quốc Tế giữa Công Giáo và Do-Thái tại Vatican, tháng 3 năm 1998 liền ngay sau khi tài liệu trên được công bố. Trong cuộc gặp gỡ này, Geoffrey Wigoder thuộc Ủy Ban Liên Tôn Israel đã nói với đức Gioan Phaolô II rằng: “người ta cảm thấy lời tự phê, dù rất quan trọng, đã không đi xa đủ và sự nối kết giữa lịch sử lâu dài của việc điều kiện hóa bài Do-Thái dưới sự đỡ đầu của Kitô giáo với chủ nghĩa dửng dưng phổ quát và ngay cả hợp tác khắp Âu Châu trong thời Diệt Chủng đã không được nói lên một cách không hàm hồ và rõ ràng đầy đủ”. Còn Phó Chủ Tịch của Hiệp Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewish Congress), Tiến Sĩ Gerhard Reigner, thì đưa ra lời phê bình sau: “Tài liệu cố gắng miễn trừ chính giáo hội khỏi mọi trách cứ và chỉ tố giác các cá nhân Kitô hữu hay ‘thế giới Kitô giáo’ phải chịu trách nhiệm đối với ‘những giải thích sai lạc và bất công của Tân Ước liên quan tới dân tộc Do-Thái và các tội lỗi bị tố giác của họ là những thứ đã làm phát sinh ra các cảm quan thù nghịch chống lại người Do-Thái’”.
Đức Hồng Y Cassidy đã cố gắng trả lời phần nào cho các phẩm bình này. Ngài cho rằng hạn từ giáo hội trong tài liệu, đối với người Công Giáo, có ý chỉ về hiền thê huyền nhiệm và không sai lầm của Ðức Kitô, trong khi hạn từ con cái của giáo hội bao hàm mọi thành viên của giáo hội bất luận ở bình diện nào. Ðây là một vấn đề thường xẩy ra đối việc Vatican sử dụng ngôn từ khi nói đến chính giáo hội và các thành viên của giáo hội. Chính giáo hội thì luôn luôn được miễn trừ khỏi tội; tội chỉ có nơi các thành viên của giáo hội mà thôi. Nếu người đọc nghĩ rằng ‘giáo hội’ ám chỉ hàng giáo phẩm hay Vatican, thì đương nhiên họ sẽ bị lẫn lộn khi đọc các văn kiện chính thức của Công giáo.
Khỏi nói thì ai cũng thấy việc sám hối của Giáo Hội Công Giáo không làm cho mọi giới Do-Thái hài lòng hoàn toàn. Ðiều này nghĩ cho cùng cũng dễ hiểu vì một lịch sử lâu dài như lịch sử liên hệ giữa Kitô giáo và Do-Thái không thể nhất đán một sớm một chiều có thể sáng tỏ ngay được. Có điều, trong khi Giáo Hội Công Giáo ráng xích gần lại người Do-Thái, thì một số các nhà lãnh đạo của họ vẫn khư khư những thiên kiến cũ. Thực thế, Tập San Catholic World Report, số Tháng Mười Năm 1999, tường trình rằng tại một hội nghị về Các Mối Liên Hệ Công Giáo và Do-Thái họp tại Tel Aviv vào tháng Bẩy cùng năm, một đại biểu của Vatican đã phát biểu rằng các căng thẳng giữa hai tôn giáo không phải chỉ do điều người ta gọi là chính sách bài Do-Thái của Công-Giáo mà thôi, mà cũng do sự thù nghịch của Do-Thái đối với Kitô Giáo. Linh mục David Yager nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không bài Do-Thái. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội xưa nay vẫn cố gắng loại trừ mọi dấu vết của ý thức hệ bài Do-Thái khỏi các định chế của Giáo Hội, trong khi ấy chính phủ Israel vẫn còn chứa chấp các thiên kiến chống Công-Giáo gây hại cho viễn tượng đưa lại những mối liên hệ thân hữu hơn. Ðặc biệt, Linh Mục Yager trích dẫn hàng loạt những lời kết án do các nhà lãnh đạo Do-Thái đưa ra tố cáo Ðức Piô XII hợp tác với chính phủ Quốc Xã trong Thế Chiến II.
Đổ lỗi, dấu tội
Cũng trên Số báo trên, Tập San Catholic Worl Report có đăng một số ý kiến bạn đọc. Trong đó có ý kiến của Jerome Kavaney, ở Fairchild, Wisconsin, tựa là “Pointing fingers, hiding guilt” (đổ lỗi, dấu tội) như sau: Bạn tự hỏi tại sao Ðạo Trưởng Hier lại đưa ra những lời cáo buộc có tính mạ lỵ về “sự im lặng” của Giáo Hoàng Piô XII (Xã Luận, July 1999). Tôi tin rằng người Do-Thái đang chỉ tay lên án người khác, để giấu giếm mặc cảm tội lỗi của chính mình bởi rất nhiều người trong số họ biết chuyện gì đang xẩy ra lúc đó nhưng đã không làm gì cả, bất cứ vì lý do gì”.
Tại Ðức năm 1933, con số người Ðức gốc Do-Thái lên đến 525,000 người gồm cả những người lãnh đạo các ngành văn chương, y khoa, khoa học, và tài chánh. Phần đông những người này muốn được coi là người Ðức, tự hào mình là người Ðức gốc Do-Thái. Khi Ðạo trưởng Stephen Wise, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và được kính trọng nhất trong cộng đồng Do-Thái tại Mỹ, tổ chức một cuộc biểu tình tại New York để phản đối việc Quốc Xã đối xử với người Do-Thái, ông ta đã nhận được một thông điệp của các đạo trưởng lãnh đạo từ Ðức nói là đừng có mắc mớ vào vì cho rằng các người Do-Thái tại Mỹ làm như thế chỉ là để phục vụ các mục tiêu riêng của họ, và làm như thế họ chỉ phá hoại nước Ðức, là nước mà người Do-Thái tại Ðức rất yêu mến.
Theo số báo tháng 7/8 của tờ American Heritage, năm 1933, 37,000 người Do-Thái ra khỏi Ðức, nhưng trong không khí tương đối yên ổn vào năm sau, 16,000 đã trở lại. Nói cho ngay, người ta phải hiểu rằng lúc đó chưa ai dự cảm được là việc bách hại của Quốc Xã lại sẽ dẫn đến việc diệt chủng (holocaust). Các hành động của chính phủ Ðức phần đông được cả các nạn nhân lẫn khách bàng quang hiểu như là việc trở lại cái hình thức bách hại của các thế kỷ trước, chứ không phải như những bước chuẩn bị dẫn đến việc diệt chủng. Người Do-Thái ngồi xổm chờ cho qua cơn bão, như họ vẫn từng làm trong quá khứ.
Độc quyền “diệt chủng”
Kavaney nhấn mạnh rằng: “Nếu người Do-Thái nghĩ rằng họ có độc quyền đối với đau khổ hoặc có bản quyền đối với hạn từ ‘holocaust’ thì quả là lầm; họ nên ra khỏi họ để vươn tới những người hiện đang chịu những ‘holocausts’ tương tự tại Balkans, Sudan, Rwanda, Cambodia, và các nơi khác trên thế giới. Các tổ tiên Ái Nhĩ Lan của riêng tôi từng bị phân thây cách có hệ thống bởi chính sách diệt chủng của người Anh đối với Ái Nhĩ Lan. Họ chết không phải trong các lò thiêu của tử trại mà chết trong các rạch hào của Kilala và Skibbereen. Và họ bị trừ khử cùng một lý lẽ: vì chủng tộc và tôn giáo của họ. Tôi xưa nay vẫn tự coi mình là một thứ ‘diều hâu Do-Thái’ cho đến khi người ta bắt đầu chống báng cây thánh giá được dựng lên trước đó tại Auschwitz để tôn kính những người không phải là Do-Thái chết tại đó. Chín triệu thường dân không phải là Do-Thái từng bị Quốc Xã sát hại. Cộng với ba triệu tù binh chiến tranh Xô Viết”.
Gavin Stevens ở Memphis, Tennessee thì cho rằng cái thứ đại kết bằng bất cứ giá nào đã đưa lại ảo tưởng khiến người ta quên cả thực tại. Bởi nó thúc giục người ta quên đi lịch sử, coi những vấn đề khúc mắc và các khác biệt tôn giáo là điều không quan trọng. Mục tiêu để tạo ra một cảm thức giả tạo về một thứ ‘tình anh em’ dân chủ, mà nội dung chính xác chẳng ai biết là cái quái gì. Nhờ thế, cái Do-Thái giáo của Talmud, một thứ Do-Thái giáo thù ghét Kitô giáo, đấng sáng lập ra nó là Ðức Giêsu, Mẹ Ngài và Giáo hội, đã được phép mặc tình mạ lỵ và vu khống vô tội vạ. Sự thù ghét ấy có ngay trong Talmud và tiếp tục sống với lịch sử. Kitô giáo và Kitô hữu hiểu điều đó đã 500 năm nay.
Ðối với John Loranger ở Sparks, Nevada, căn cứ vào sự kiện Ðức Piô XII cứu sống rất nhiều người Do-Thái (ít nhất 800,000 người theo Bách Khoa Từ Ðiển World Book), thì những lời tố cáo chống lại Ngài tệ nhất phải được coi là quỉ quái, mà nhẹ ra cũng là khùng điên. Cần phải nhớ rằng không phải chỉ có người Do-Thái bị Quốc Xã sát hại: có ít nhất năm triệu người không phải là Do-Thái cũng đã bị bọn chúng bức tử. Sự kiện ấy kẻ thù của Ðức Piô XII muốn mọi người đừng có nhớ. Nếu điều được gọi là sự im lặng của Ngài nhất thiết bao gồm cả việc làm ngơ trước cái chết của hàng triệu người Công giáo nữa, thì điều ấy rõ ràng đã làm những lời tố cáo của họ càng trở nên vô lý hơn người ta tưởng.