Đó là thật nếu đức tin không chống đối với tình yêu
VATICAN , NOV.19, 2008 (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói học thuyết Martin Luther về sự công chính hoá là đúng, nếu đức tin không chống đối đức bác ái.”
Đức giáo Hoàng nói điều này hôm nay trong buổi tiếp[ kiến chung dành cho một suy tư khác về thánh Phaolô. Lần này, Đức Thánh Cha xem xét huấn giáo Tông Đồ về sự công chính hoá.
Ngài đã ghi nhận rằng kinh nghiệm trở lại của Phaolô trên con đường đi Damascus “đã thay đổi triệt để sự sống của ngài: Ngài bắt đầu coi tất cả những công nghiệp của ngài, tức là những thành tựu của một nghề tôn giáo lương thiện nhất, như là ‘sự mất mát’ trước sự vĩ đại hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô.”
“Chính vì kinh nghiệm cá nhân của ngài về tương quan với Chúa Giêsu mà Phaolô đặt trong trung tâm Tin Mừng của ngài một sự đối nghịch không thể giảm giữa hai con đường tới côg chính: một dựa trên những việc làm theo luật, cái kia dựa trên ân sủng đức tin trong Chúa Kitô,” Đức Thánh Cha giải thích. “Sự lựa chọn giữa sự công chính nhờ những việc làm theo luật và sự công chính nhờ đức tin trong Chúa Kitô như vậy trở thành một trong những chủ đề nổi bật trong các thơ của ngài.
Luật là gì
Nhưng muốn hiểu huấn giáo này của Phaolô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, “ chùng ta phải làm sáng tỏ ‘luật nào chúng ta phải được giải thoát khỏi và những ‘việc nào của luật’ không mang lại sự công chính.”
Ngài giải thích: “ Trong cộng đồng Corintô đã có ý kiến, sẽ trở lại nhiều lần trong lịch sử, hệ tại tưởng rằng đó là một vấn đề luật luân lý, và sự tự do Kitô hữu hệ tại, do đó, được tự do khỏi khoa đạo đức học. […] Rõ ràng sự giải thích này là lầm lạc: sự tự do Kitô hữu không phải là thuyết tự do; sự tự do Thánh Phaolô nói đây không phải là sự tự do khỏi làm lành.
Ngược lại, Đức Giáo Hoàng nói, luật mà Thánh Phaolô qui chiếu về, là “sự thu gom những cách cư xử trải dài từ một nền tảng đạo đức cho tới những sự tuân giữ nghi lễ và văn hoá quyết định bản chất căn tính của người công chính—cách riêng phép cắt bì, sự tuân giữ liên hệ với thức ăn tinh sạch và sự tinh sạch nghi lễ nói chung, những luật liên quan sự tuân giữ ngày Sabbath, v.v.”
Những sự tuân giữ này giúp bảo vệ căn tính Do Thái và đức tin trong Chúa; đó là ‘một thuẩn đở bảo vệ gia sản quí báu của đức tin,” ngài lưu ý.
Nhưng, Đức Thánh Cha nói tiếp, tới lúc Phaolô gặp Chúa Kitô, vị Tông Đồ “đã hiểu rằng với sự phục sinh của Chúa Kitô tình huống đã thay đổi triệt để.”
“Bức tường—Thơ gởi tin hữu Ephêsô nói như thế-- giữa Israel và dân ngoại không cần nữa,” ngài nói. “Chính Chúa Kitô binh vực chúng ta chống lại thuyết đa thần và tất cả nhửng sự đi lệch đường của nó; chính Chúa Kitô hiệp nhất chúng ta vơi và trong một Thiên Chúa; chính Chúa Kitô bảo đảm căn tính thật của chúng ta trong sự đa dạng văn hoá; và chính Người làm cho chúng ta nên công chính. Nên công chính đơn thuần có nghĩa là ở với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, và sự này là đủ., Những sự tuân giữ khác không cần nữa.
Và chính vì sự này, Giám Mục thành Rome nói tiếp, mà phát biểu của Luther “bởi đức tin mà thôi” là thật “nếu đức tin không đối nghịch đức bác ái. Đức tin là nhìn xem Chúa Kitô, là phó mình cho Chúa Kitô, hiệp nhất với Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kito, với sự sống của Người. Và hình thức, sự sống của Chúa Kitô, là tình yêu.; do đó, tin tức là phù hợp vơi Chúa Kitô và đi vào trong tình yêu của Người.”
“Phaolô biết, “ ngài nói thêm” trong tình yêu kép Thiên Chúa và tha nhân tròn bộ luật được trọn. Như vậy toàn bộ luật được tuân giữ trong sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong đức tin xây dựng bác ái. Chúng ta nên công chính khi chúng ta đi vào sự hiệp thông với Chúa Kitô, Đấng là tình yêu.”
VATICAN , NOV.19, 2008 (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói học thuyết Martin Luther về sự công chính hoá là đúng, nếu đức tin không chống đối đức bác ái.”
Đức giáo Hoàng nói điều này hôm nay trong buổi tiếp[ kiến chung dành cho một suy tư khác về thánh Phaolô. Lần này, Đức Thánh Cha xem xét huấn giáo Tông Đồ về sự công chính hoá.
Ngài đã ghi nhận rằng kinh nghiệm trở lại của Phaolô trên con đường đi Damascus “đã thay đổi triệt để sự sống của ngài: Ngài bắt đầu coi tất cả những công nghiệp của ngài, tức là những thành tựu của một nghề tôn giáo lương thiện nhất, như là ‘sự mất mát’ trước sự vĩ đại hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô.”
“Chính vì kinh nghiệm cá nhân của ngài về tương quan với Chúa Giêsu mà Phaolô đặt trong trung tâm Tin Mừng của ngài một sự đối nghịch không thể giảm giữa hai con đường tới côg chính: một dựa trên những việc làm theo luật, cái kia dựa trên ân sủng đức tin trong Chúa Kitô,” Đức Thánh Cha giải thích. “Sự lựa chọn giữa sự công chính nhờ những việc làm theo luật và sự công chính nhờ đức tin trong Chúa Kitô như vậy trở thành một trong những chủ đề nổi bật trong các thơ của ngài.
Luật là gì
Nhưng muốn hiểu huấn giáo này của Phaolô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, “ chùng ta phải làm sáng tỏ ‘luật nào chúng ta phải được giải thoát khỏi và những ‘việc nào của luật’ không mang lại sự công chính.”
Ngài giải thích: “ Trong cộng đồng Corintô đã có ý kiến, sẽ trở lại nhiều lần trong lịch sử, hệ tại tưởng rằng đó là một vấn đề luật luân lý, và sự tự do Kitô hữu hệ tại, do đó, được tự do khỏi khoa đạo đức học. […] Rõ ràng sự giải thích này là lầm lạc: sự tự do Kitô hữu không phải là thuyết tự do; sự tự do Thánh Phaolô nói đây không phải là sự tự do khỏi làm lành.
Ngược lại, Đức Giáo Hoàng nói, luật mà Thánh Phaolô qui chiếu về, là “sự thu gom những cách cư xử trải dài từ một nền tảng đạo đức cho tới những sự tuân giữ nghi lễ và văn hoá quyết định bản chất căn tính của người công chính—cách riêng phép cắt bì, sự tuân giữ liên hệ với thức ăn tinh sạch và sự tinh sạch nghi lễ nói chung, những luật liên quan sự tuân giữ ngày Sabbath, v.v.”
Những sự tuân giữ này giúp bảo vệ căn tính Do Thái và đức tin trong Chúa; đó là ‘một thuẩn đở bảo vệ gia sản quí báu của đức tin,” ngài lưu ý.
Nhưng, Đức Thánh Cha nói tiếp, tới lúc Phaolô gặp Chúa Kitô, vị Tông Đồ “đã hiểu rằng với sự phục sinh của Chúa Kitô tình huống đã thay đổi triệt để.”
“Bức tường—Thơ gởi tin hữu Ephêsô nói như thế-- giữa Israel và dân ngoại không cần nữa,” ngài nói. “Chính Chúa Kitô binh vực chúng ta chống lại thuyết đa thần và tất cả nhửng sự đi lệch đường của nó; chính Chúa Kitô hiệp nhất chúng ta vơi và trong một Thiên Chúa; chính Chúa Kitô bảo đảm căn tính thật của chúng ta trong sự đa dạng văn hoá; và chính Người làm cho chúng ta nên công chính. Nên công chính đơn thuần có nghĩa là ở với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, và sự này là đủ., Những sự tuân giữ khác không cần nữa.
Và chính vì sự này, Giám Mục thành Rome nói tiếp, mà phát biểu của Luther “bởi đức tin mà thôi” là thật “nếu đức tin không đối nghịch đức bác ái. Đức tin là nhìn xem Chúa Kitô, là phó mình cho Chúa Kitô, hiệp nhất với Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kito, với sự sống của Người. Và hình thức, sự sống của Chúa Kitô, là tình yêu.; do đó, tin tức là phù hợp vơi Chúa Kitô và đi vào trong tình yêu của Người.”
“Phaolô biết, “ ngài nói thêm” trong tình yêu kép Thiên Chúa và tha nhân tròn bộ luật được trọn. Như vậy toàn bộ luật được tuân giữ trong sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong đức tin xây dựng bác ái. Chúng ta nên công chính khi chúng ta đi vào sự hiệp thông với Chúa Kitô, Đấng là tình yêu.”