Từ biên giới đến kinh tế Việt - Trung
Chuyến thăm đến Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 24/25 tháng 10 sẽ xác tín chiến lược Trung Quốc của Ban lãnh đạo Việt Nam qua quan hệ hai đảng và vấn đề biên giới.
Nội dung chuyến thăm của ông Dũng là nhằm cụ thể hóa nội dung của quan hệ hợp tác chiến lược này được định ra từ chuyến thăm hồi tháng 5 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Tin từ Hà Nội nói ông Dũng dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký kết hiệp định biên giới trên bộ với bản đồ 1/5000, có độ tỷ chi tiết cao nhưng chưa thấy được công bố trên các phương tiện truyền thông Việt Nam.
Theo phía Trung Quốc, hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm ở Bắc Kinh khi ASEM 7 diễn ra 24/25 tháng 10 nhưng Thủ tướng Việt Nam sẽ đến Trung Quốc từ 20/10.
Trước đó, từ ngày 23 đến 27 tháng Chín, Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đã đến Bắc Kinh để bàn về biên giới.
Còn về phía mình, có vẻ như Trung Quốc coi việc hoạch định biên giới trên bộ đã chấm dứt và chỉ công nhận còn phải thảo luận về biên giới trên biển.
Tiến sĩ Từ Mậu Hồng, một nhà quan sát tình hình Đông Á tại Bắc Kinh nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/10 rằng "Cơ bản mà nói việc phân định biên giới trên bộ coi như đã xong, chủ đề khó hơn là các hòn đảo ngoài khơi".
Vòng tay Trung Quốc
Với các vụ xử lỵ́ nhanh và mạnh về tôn giáo và báo chí vừa qua, chắc chắn các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm phía Trung Quốc yên tâm về định hướng chính trị giống họ.
Trong bối cảnh bản thân Trung Quốc đang phải tìm hướng giải quyết các vấn đề hết sức căn bản cho kinh tế và đối ngoại, Bắc Kinh lại càng lo lắng muốn Việt Nam không đi chệch quỹ đạo của họ.
Nếu như Olympics Bắc Kinh thể hiện được tinh thần dân tộc Trung Quốc nhưng cũng cho thấy thái độ e ngại Trung Quốc lên cao trên thế giới, vụ sữa độc melamine bộc lộc các yếu kém nghiêm trọng của hệ thống quản lý nước này.
Vấn đề nông dân và nông nghiệp ảnh hưởng tới hàng trăm triệu dân cũng phải đợi tới ba mươi năm mới được bàn đến tại Hội nghị Trung ương vừa kết thúc tại Bắc Kinh.
Tất cả cho thấy hệ thống chính trị Trung Quốc không tự tin người ta tưởng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Trung Quốc cũng phải tính đến việc hợp tác với Hoa Kỳ và Phương Tây chứ không thể dùng nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 2 nghìn tỷ đôla để gây áp lực.
Nhưng trước mắt Trung Quốc vẫn phải làm mọi cách để tự cứu mình.
Theo Tân Hoa Xã, sau cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Gordon Brown về khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói “Điều quan trọng nhất vẫn là Trung Quốc phải giải quyết ngay các vấn đề của mình”.
Nhìn xuống Đông Nam Á, có một Việt Nam đi chậm hơn sẽ khiến Ban lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào yên tâm và làm giảm bớt các thách thức chính trị trong khi họ phải lo nhiều chuyện chiến lược khác.
Trước đó, đã có lúc “dân chủ trong đảng” được Việt Nam đề cao hơn ở Trung Quốc, đặt ra câu hỏi cho các kỳ họp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Gần đây, việc gia tăng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước Phương Tây dù chỉ mang tính chiến thuật và thu hút đầu tư cũng khiến Trung Quốc theo dõi kỹ.
Trong nửa năm qua, Việt Nam chuyển sang áp dụng các biện pháp chính trị giống Trung Quốc.
Các động thái hướng tới bình thường hóa quan hệ với Vatican của Hà Nội, có lúc tưởng như sẽ nhanh hơn Trung Quốc, cũng chấm dứt với việc trấn áp vụ Công giáo cầu nguyện đòi đất.
Trái với các phát biểu về hội nhập, quán tính của bộ máy tại Việt Nam trong hàng loạt vấn đề tương tự vẫn giống như Trung Quốc.
Trong lúc Hoa Kỳ và Phương Tây sa lầy trong khủng hoảng tài chính, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tạo một gián đoạn đến sang năm trong quan tâm của Washington về Việt Nam, sức hút từ Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn tăng đối với Hà Nội.
(Nguồn: Đài BBC, ngày 18.10.2008)
Chuyến thăm đến Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 24/25 tháng 10 sẽ xác tín chiến lược Trung Quốc của Ban lãnh đạo Việt Nam qua quan hệ hai đảng và vấn đề biên giới.
Nội dung chuyến thăm của ông Dũng là nhằm cụ thể hóa nội dung của quan hệ hợp tác chiến lược này được định ra từ chuyến thăm hồi tháng 5 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Thủ lãnh VN và Trung quốc |
Theo phía Trung Quốc, hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm ở Bắc Kinh khi ASEM 7 diễn ra 24/25 tháng 10 nhưng Thủ tướng Việt Nam sẽ đến Trung Quốc từ 20/10.
Trước đó, từ ngày 23 đến 27 tháng Chín, Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đã đến Bắc Kinh để bàn về biên giới.
Còn về phía mình, có vẻ như Trung Quốc coi việc hoạch định biên giới trên bộ đã chấm dứt và chỉ công nhận còn phải thảo luận về biên giới trên biển.
Tiến sĩ Từ Mậu Hồng, một nhà quan sát tình hình Đông Á tại Bắc Kinh nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/10 rằng "Cơ bản mà nói việc phân định biên giới trên bộ coi như đã xong, chủ đề khó hơn là các hòn đảo ngoài khơi".
Vòng tay Trung Quốc
Với các vụ xử lỵ́ nhanh và mạnh về tôn giáo và báo chí vừa qua, chắc chắn các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm phía Trung Quốc yên tâm về định hướng chính trị giống họ.
Trong bối cảnh bản thân Trung Quốc đang phải tìm hướng giải quyết các vấn đề hết sức căn bản cho kinh tế và đối ngoại, Bắc Kinh lại càng lo lắng muốn Việt Nam không đi chệch quỹ đạo của họ.
Nếu như Olympics Bắc Kinh thể hiện được tinh thần dân tộc Trung Quốc nhưng cũng cho thấy thái độ e ngại Trung Quốc lên cao trên thế giới, vụ sữa độc melamine bộc lộc các yếu kém nghiêm trọng của hệ thống quản lý nước này.
Vấn đề nông dân và nông nghiệp ảnh hưởng tới hàng trăm triệu dân cũng phải đợi tới ba mươi năm mới được bàn đến tại Hội nghị Trung ương vừa kết thúc tại Bắc Kinh.
Tất cả cho thấy hệ thống chính trị Trung Quốc không tự tin người ta tưởng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Trung Quốc cũng phải tính đến việc hợp tác với Hoa Kỳ và Phương Tây chứ không thể dùng nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 2 nghìn tỷ đôla để gây áp lực.
Nhưng trước mắt Trung Quốc vẫn phải làm mọi cách để tự cứu mình.
Theo Tân Hoa Xã, sau cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Gordon Brown về khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói “Điều quan trọng nhất vẫn là Trung Quốc phải giải quyết ngay các vấn đề của mình”.
Nhìn xuống Đông Nam Á, có một Việt Nam đi chậm hơn sẽ khiến Ban lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào yên tâm và làm giảm bớt các thách thức chính trị trong khi họ phải lo nhiều chuyện chiến lược khác.
Trước đó, đã có lúc “dân chủ trong đảng” được Việt Nam đề cao hơn ở Trung Quốc, đặt ra câu hỏi cho các kỳ họp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Gần đây, việc gia tăng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước Phương Tây dù chỉ mang tính chiến thuật và thu hút đầu tư cũng khiến Trung Quốc theo dõi kỹ.
Trong nửa năm qua, Việt Nam chuyển sang áp dụng các biện pháp chính trị giống Trung Quốc.
Các động thái hướng tới bình thường hóa quan hệ với Vatican của Hà Nội, có lúc tưởng như sẽ nhanh hơn Trung Quốc, cũng chấm dứt với việc trấn áp vụ Công giáo cầu nguyện đòi đất.
Trái với các phát biểu về hội nhập, quán tính của bộ máy tại Việt Nam trong hàng loạt vấn đề tương tự vẫn giống như Trung Quốc.
Trong lúc Hoa Kỳ và Phương Tây sa lầy trong khủng hoảng tài chính, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tạo một gián đoạn đến sang năm trong quan tâm của Washington về Việt Nam, sức hút từ Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn tăng đối với Hà Nội.
(Nguồn: Đài BBC, ngày 18.10.2008)