Đại Hàn: Một Học Viện Công Giáo vì hòa bình được thành lập ngay tại biên giới Nam và Bắc
Uijeongbu (AsiaNews) – Trong lễ khai trương Học Viện Hòa bình và Hợp tác ở Đông Bắc Á, Đức Giám Mục Peter Lee Ki-heon của giáo phận Uijeongbu đã phát biểu rằng: Người Công Giáo Nam Hàn (Hàn Quốc) "có sứ vụ phải làm công tác truyền giáo đến Bắc Hàn (Triều Tiên). Quan trọng hơn cả trong sứ vụ này là tiếp cận đến vùng biên giới, và chúng tôi đang ở rất gần điều đó. Học Viện này sẽ là một cơ sở mới cho việc vun đắp nền hòa bình ở Đông Á và cả thế giới”.
Buổi lễ có sự tham dự của một số nghị viên Quốc Hội cùng với Phó thị trưởng thành phố. Khoảng 200 tín hữu cũng đã đến hiện diện để nghe ông Jung Se-hyun - cựu Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc thuyết trình về chủ đề "Thực trạng và dự báo nền hòa bình ở Á Châu". Cha Peter Kang Ju-seok – giám đốc tiên khởi của Học Viện này diễn giải rằng "sứ vụ của Giáo Hội là cổ võ nền hòa bình của Chúa Kitô trên khắp thế giới".
Học Viện này do giáo phận điều hành, với mục tiêu chính sẽ là "hiện thực hóa lý tưởng hòa bình của Giáo Hội Công Giáo" và áp dụng nó vào toàn đất nước Đại Hàn, vốn đã bị chia cắt thành hai miền kể từ sau cuộc nội chiến năm 1950. Ngoài người Công Giáo ra, các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo và Tin Lành cũng sẽ tham gia vào Học Viện này để đóng góp trong các lĩnh vực khác nhau như triết học, chính trị, kinh tế và văn chương.
Giáo phận Uijeongbu được xem là "tiền đồn" của Giáo Hội trong công việc hòa giải bởi vì nằm gần biên giới với Bắc Hàn. Học Viện mới này tọa lạc cạnh Nhà thờ chính tòa Paju, nơi được trang trí bằng những bức tranh khảm mang chủ đề "sám hối và hòa giải", do các nghệ sĩ Bắc Hàn thực hiện và là biểu tượng cho khát vọng thống nhất đất nước của bán đảo này.
Từ năm 1997, khu vực này cũng là cơ sở của Trung tâm Hòa giải Quốc gia. Điều hành bởi Cộng đoàn Công Giáo, trung tâm còn là ngôi nhà dành cho những người tị nạn trốn thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng, họ được chào đón, tham dự các khóa học hội nhập xã hội và tìm việc làm. Ngoài ra, các nhà tân truyền giáo ở đây được đào tạo để tìm cách mang sự đối thoại và trao đổi tôn giáo với Bắc Hàn.
Chân Phương
Uijeongbu (AsiaNews) – Trong lễ khai trương Học Viện Hòa bình và Hợp tác ở Đông Bắc Á, Đức Giám Mục Peter Lee Ki-heon của giáo phận Uijeongbu đã phát biểu rằng: Người Công Giáo Nam Hàn (Hàn Quốc) "có sứ vụ phải làm công tác truyền giáo đến Bắc Hàn (Triều Tiên). Quan trọng hơn cả trong sứ vụ này là tiếp cận đến vùng biên giới, và chúng tôi đang ở rất gần điều đó. Học Viện này sẽ là một cơ sở mới cho việc vun đắp nền hòa bình ở Đông Á và cả thế giới”.
Buổi lễ có sự tham dự của một số nghị viên Quốc Hội cùng với Phó thị trưởng thành phố. Khoảng 200 tín hữu cũng đã đến hiện diện để nghe ông Jung Se-hyun - cựu Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc thuyết trình về chủ đề "Thực trạng và dự báo nền hòa bình ở Á Châu". Cha Peter Kang Ju-seok – giám đốc tiên khởi của Học Viện này diễn giải rằng "sứ vụ của Giáo Hội là cổ võ nền hòa bình của Chúa Kitô trên khắp thế giới".
Học Viện này do giáo phận điều hành, với mục tiêu chính sẽ là "hiện thực hóa lý tưởng hòa bình của Giáo Hội Công Giáo" và áp dụng nó vào toàn đất nước Đại Hàn, vốn đã bị chia cắt thành hai miền kể từ sau cuộc nội chiến năm 1950. Ngoài người Công Giáo ra, các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo và Tin Lành cũng sẽ tham gia vào Học Viện này để đóng góp trong các lĩnh vực khác nhau như triết học, chính trị, kinh tế và văn chương.
Giáo phận Uijeongbu được xem là "tiền đồn" của Giáo Hội trong công việc hòa giải bởi vì nằm gần biên giới với Bắc Hàn. Học Viện mới này tọa lạc cạnh Nhà thờ chính tòa Paju, nơi được trang trí bằng những bức tranh khảm mang chủ đề "sám hối và hòa giải", do các nghệ sĩ Bắc Hàn thực hiện và là biểu tượng cho khát vọng thống nhất đất nước của bán đảo này.
Từ năm 1997, khu vực này cũng là cơ sở của Trung tâm Hòa giải Quốc gia. Điều hành bởi Cộng đoàn Công Giáo, trung tâm còn là ngôi nhà dành cho những người tị nạn trốn thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng, họ được chào đón, tham dự các khóa học hội nhập xã hội và tìm việc làm. Ngoài ra, các nhà tân truyền giáo ở đây được đào tạo để tìm cách mang sự đối thoại và trao đổi tôn giáo với Bắc Hàn.
Chân Phương