Đương nhiên chống cộng
Như nhiều người dân tại NSW, Thanh vẫn thường gọi nhà thờ giáo xứ Sacred Heart là nhà thờ Cabramatta theo tên gọi của vùng đông người Việt Nam nhất tại Úc. Tối nay, Thứ Sáu 3/10/2008, nhà thờ Cabramatta đông hơn mọi khi, có đến 5 ngàn người, tràn luôn ra ngoài sân, ai cũng đăm chiêu hướng về Thái Hà. Thanh thấy trên cung thánh, ngoài bàn thờ đặt ở giữa như thường lệ để dâng thánh lễ, còn có bàn thờ tổ quốc uy nghi, nổi bật với tấm bản đồ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ, được bao bọc bởi hai lá cờ Việt và Úc.
Mỗi người được phát cho một cây nến và một cái chụp bằng giấy có ghi những câu quen thuộc như "Bình an dưới thế cho người lòng ngay", "Chúa là tình yêu", "Lạy Thần Khí Chúa, xin hướng dẫn con", v.v... Có lúc cả nhà thờ tắt đèn, chỉ có các ngọn nến lung linh của mỗi người đưa lên đưa xuống theo hướng dẫn. Không khí trang nghiêm, tôn kính, thánh thiện. Ngoài những hình ảnh về Thái Hà được chiếu trong phần dương ảnh đêm nay, Thanh còn nhớ lại những hình, những đoạn phim mà Thanh đã theo dõi hằng ngày suốt mây tuần qua trên màn ảnh vi tính về các buổi lễ cầu nguyện tại Thái Hà, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam, mà lòng lâng lâng. Thanh tưởng chừng như đang được đứng cạnh người dân Thái Hà thân thương, dâng lên Thiên Chúa những lời ca, lời kinh thành tâm nhất.
Câu chia sẻ của linh mục Nguyễn Khoa Toàn, Trưởng Ban Tuyên Úy, chủ lễ hôm nay, đã đánh động Thanh, đại ý như sau: "Không người Việt Nam công giáo nào có quyền làm ngơ trước sự bách hại của người dân trong nước. Giáo dân Thái Hà không phải chỉ đòi mảnh đất mà là đòi sự thật, đòi công lý, tự do, công bằng trên quê hương. Đức bác ái của người công giáo không phải chỉ là giúp đỡ người thiếu thốn có cơm ăn áo mặc, mà còn phải giúp cho họ được một cuộc sống có nhân phẩm, mà điều này, người dân Việt Nam trong nước không có, khi nào còn trị vì một nhà cầm quyền gian manh như hiện nay."
Thanh thấy như mình đang tham dự vào một cái gì đó thiêng liêng lắm, làm như hồn thiêng sông núi đang độ trì cho dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến không phải chỉ giữa những con người, một bên thiện, một bên ác, như trong mọi cuộc chiến, mà là đang có các đấng linh thiêng, có ông bà tổ tiên Việt Nam đang giúp đỡ cho dòng dõi Việt tộc thoát khỏi giờ phút nguy khốn mà ma quỷ đang tung hoành.
Những bài thánh ca rất quen thuộc được cả nhà thờ vang hát, hát thật lớn, hát như chưa bao giờ được hát. Tiếng hát vang dội từ những lồng ngực căng phồng tin yêu và hiệp thông.
Các bài thánh ca đêm nay thật thấm thía vô cùng. Đó là những bài hát rất quen thuộc, được hát qua bao thế hệ, từ thời ông bà của Thanh cho đến cha mẹ Thanh và bây giờ Thanh và các bạn cũng thuộc nằm lòng.
Chúa là tình yêu, Người đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy..... Người đã chết trong đau thương để ta sống bình an... Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau, để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình.
Có ai ngờ đâu, sau gần năm ngàn năm dựng nước và giữ nước, bây giờ người Việt Nam lại phải sống kiếp lưu đầy ngay trên chính quê hương mình? Kẻ đầy đọa dân mình lại cũng chính là người Việt Nam.
Nhìn ra nước ngoài mà buồn. Người trong nước bị bưng bít, bị truyền thông hướng dẫn một chiều, bị miếng cơm manh áo chiếm ngự cuộc sống. Vì cần một cuộc sống tạm ổn, nhiều người phải nghe và làm theo những gì nhà nước nói, và vẫn có nhiều người, để "thăng tiến" vẫn còn phải "phấn đấu" để thành "đối tượng đoàn", đối tượng đảng". Nắm được quyền hành, nhà nước mặc sức hành hạ dân. Viễn ảnh "mọi người sống yêu thương nhau" chỉ là một giấc mơ không tưởng khi người ta đang phải đạp nhau mà sống.
Người dân Thái Hà nổi bật trong làn sóng người dân bị đảng và nhà nước làm khuất phục. Họ đương đầu với bạo quyền, chỉ với một hy vọng duy nhất: một quê hương có tự do, công bằng. Họ bất chấp những thiệt hại thấy rõ trước mắt, từ vật chất đến tinh thần trong cuộc sống mỗi ngày của họ. Họ vẫn kiên cường hát bài Kinh Hòa Bình mà Thanh được cùng góp tiếng đêm nay:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.... để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng".
Người dân mình cần được vực lại niềm tin, chưa nói đến niềm hãnh diện là người Việt Nam. Vậy mà nhà nước là một phường dối trá.
Tâm tình hiệp thông này là của những người Việt Nam xa xứ nhưng luôn hướng về đất nước, quy tụ với nhau để cùng chia sẻ sức mạnh cho nhau trong cuộc chiến giữa thiện và ác này:
"Giờ gặp lại đây trên vùng đất lạ, ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm"
nhất là khi quê nhà đó đang bị vùi dập bởi những đòn dối trá của một đảng cướp.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị đã nói một câu để đời: "Các con đừng sợ". Tâm tình này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ đêm nay.
"Chúa là mục tử người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. .. Người dẫn dắt con lần theo chính lối, cho con đi tới, vì danh Chúa con không lạc vướng. Tối tăm con sợ chi vì có Chúa với con cùng tiến bước. Cánh tay Ngài đưa, gậy Ngài dẫn yên lòng."
Bầu không khí nghiêm trang và thành tín tràn ngập mọi con tim tham dự, từng giây, từng phút suốt buổi lễ.
Có một bài ca muôn thuở trong tim người công giáo Việt Nam, tưởng chừng như phải đổi lời khi tắt tiếng súng trên quê hương cách đây hơn 30 năm, nay lại vang dội, nguyên dạng:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giang tay ban phúc bình an, đưa VN qua phút nguy nan.
bởi vì trời vẫn u ám, và chiến tranh vẫn dai dẳng, cuộc chiến giữa thiện và ác đang tiếp diễn ngày càng nguy kịch với một bên đầy quyền lực và một bên thì không có đến một tấc sắt.
Sự kiện Thái Hà đang làm nức lòng mỗi người dân Việt. Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hànội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nhiều người đã mở mắt ra rồi vì thấy được sự dối trá quá lộ liễu của bầy lang sói, sự tàn ác của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, đã cướp được của – là mảnh đất thuộc về Giáo hội công giáo - lại còn buộc tội chủ nhân đủ điều. À mà đâu có ai là chủ nhân đất đai ngoài kẻ cầm quyền? Vậy có nghĩa là kẻ cầm quyền có toàn quyền hại dân. Và như vậy thì tại sao người dân lại phải tiếp tục cuộc sống đọa đầy, bất công này?
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nổi dậy ư? Họng súng kề bên thì còn ai dám ngọ nguậy?
Nhưng lần này thì không. Giáo dân Thái Hà đã có Giám Mục Ngô Quang Kiệt đưa mình ra hứng chịu mọi đòn chí tử. Người dân Thái Hà đang được sự hậu thuẫn của toàn dân Việt trong và ngoài nước.
Thanh mường tượng ra một hình ảnh phấn khởi cho cuộc chiến. Đó là: các nhà thờ trong nước đổ những hồi chuông quy tụ, hiệp thông cầu nguyện, bất chấp mọi cấm đoán. Người dân Việt, không phân biệt tôn giáo cùng về tụ tập trong tinh thần con dân một nhà.
Còn họng súng? Thanh nhìn các anh chị công an, quân đội trên màn ảnh vi tính và chỉ thấy rằng các anh chị cũng là người Việt máu đỏ da vàng, cũng khát khao một cuộc sống yên vui như mọi người Việt khác. Trong thâm tâm, chắc hẳn các anh chị cũng chán ngấy cái tập đoàn lãnh đạo dối trá và man rợ mà các anh chị phải theo lệnh để đàn áp dân lành chỉ vì tập đoàn lãnh đạo này đang trả lương cho các anh chị. Nhưng công tâm mà nói, các anh chị không thể tiếp tục kéo lê cuộc sống vô nghĩa đi làm tôi mọi cho một chủ thuyết tà thần. Các bài thánh ca đêm nay đã khẳng định:
Mẹ rất nhân từ, quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng, chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình.
Mẹ rất nhân từ, quốc gia VN rất thành tâm... Ôi Maria, Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước thoát cơn cùng khốn.....
Không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hànội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Nhà nước đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Cái đòn này, một người dân bình thường cũng thấy nó đê tiện.
Các anh chị công an, quân đội, mà không ngưng tay đàn áp dân lành, còn bênh vực bọn lưu manh côn đồ thì con cháu các anh chị cũng sẽ mê muội trong tà thuyết này, và "cái phút" nguy nan, cái "cơn cùng khốn" dài đã hơn 60 năm này của đất nước sẽ còn kéo dài VÌ CHÍNH CÁC ANH CHỊ.
Vậy thì tại sao không hàng loạt ngưng tay và quay ngược mũi súng, bảo vệ người dân? Lúc đó các cuộc cầu nguyện sẽ không còn bạo lực và kẻ phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, toàn quân, chính là kẻ đang cầm quyền, đại diện cho ma lực quỷ quái đang tàn phá quê hương.
Bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng, nhưng cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian chẳng thể nào trấn áp được lòng dân khi toàn dân, toàn quân cùng nổi dậy.
Chúng ta không thể tiếp tục là nạn nhân của một nhà nước hại dân và chỉ làm lợi cho cái đảng Cộng Sản của họ.
Chúng ta không để bị lường gạt thêm nữa, vì ai nghe và làm tay sai cho Cộng Sản, người đó đang bán cả tương lai mình và con cháu mình lún sâu vào tội lỗi.
Thanh tưởng tượng một tình huống trong tầm tay rằng: Tất cả người dân đều một lòng đứng lên chống nhà nước. Nhà nước sẽ phải đưa quân ra dẹp. Và quân thì lại đều buông súng quay ra bênh vực người dân.
"Anh em hãy tỉnh thức, vì ma qủy thù địch anh em! Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự!".
Văng vẳng tiếng chia sẻ đêm nay của Ông Giang Văn Hoan, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang NSW, nói đến chuyện đương nhiên chống cộng của giáo đoàn Cabramatta và niềm mong ước rằng sự kiên trì tranh đấu của người dân Thái Hà đang trở thành một bước ngoặc hiên ngang cho cuộc chiến hiện nay để mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Mọi người chúng ta cùng đương nhiên chống cộng. Chống tà thuyết đó và chống những người còn quyết tâm theo nó để hại dân. Còn những ai đang lỡ theo vì miếng cơm manh áo, thì hãy ngưng tay, cùng toàn dân trong và ngoài nước dứt điểm "phút nguy nan" này của dân tộc.
Đây là cơ hội để nước VN dứt điểm với CS để cùng nắm tay nhau xây dựng cuộc sống mới, an bình cho người dân.
Còn chần chờ gì nữa?
Đây là vận hội cho đất nước.
Cứu Thái Hà là cứu mọi tôn giáo.
Nhất định không nhượng bộ là cứu được cả đất nước thoát khỏi hiện tại đen tối của dân tộc Việt Nam.
Sydney, 3/10/2008
Như nhiều người dân tại NSW, Thanh vẫn thường gọi nhà thờ giáo xứ Sacred Heart là nhà thờ Cabramatta theo tên gọi của vùng đông người Việt Nam nhất tại Úc. Tối nay, Thứ Sáu 3/10/2008, nhà thờ Cabramatta đông hơn mọi khi, có đến 5 ngàn người, tràn luôn ra ngoài sân, ai cũng đăm chiêu hướng về Thái Hà. Thanh thấy trên cung thánh, ngoài bàn thờ đặt ở giữa như thường lệ để dâng thánh lễ, còn có bàn thờ tổ quốc uy nghi, nổi bật với tấm bản đồ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ, được bao bọc bởi hai lá cờ Việt và Úc.
Mỗi người được phát cho một cây nến và một cái chụp bằng giấy có ghi những câu quen thuộc như "Bình an dưới thế cho người lòng ngay", "Chúa là tình yêu", "Lạy Thần Khí Chúa, xin hướng dẫn con", v.v... Có lúc cả nhà thờ tắt đèn, chỉ có các ngọn nến lung linh của mỗi người đưa lên đưa xuống theo hướng dẫn. Không khí trang nghiêm, tôn kính, thánh thiện. Ngoài những hình ảnh về Thái Hà được chiếu trong phần dương ảnh đêm nay, Thanh còn nhớ lại những hình, những đoạn phim mà Thanh đã theo dõi hằng ngày suốt mây tuần qua trên màn ảnh vi tính về các buổi lễ cầu nguyện tại Thái Hà, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam, mà lòng lâng lâng. Thanh tưởng chừng như đang được đứng cạnh người dân Thái Hà thân thương, dâng lên Thiên Chúa những lời ca, lời kinh thành tâm nhất.
Câu chia sẻ của linh mục Nguyễn Khoa Toàn, Trưởng Ban Tuyên Úy, chủ lễ hôm nay, đã đánh động Thanh, đại ý như sau: "Không người Việt Nam công giáo nào có quyền làm ngơ trước sự bách hại của người dân trong nước. Giáo dân Thái Hà không phải chỉ đòi mảnh đất mà là đòi sự thật, đòi công lý, tự do, công bằng trên quê hương. Đức bác ái của người công giáo không phải chỉ là giúp đỡ người thiếu thốn có cơm ăn áo mặc, mà còn phải giúp cho họ được một cuộc sống có nhân phẩm, mà điều này, người dân Việt Nam trong nước không có, khi nào còn trị vì một nhà cầm quyền gian manh như hiện nay."
Thanh thấy như mình đang tham dự vào một cái gì đó thiêng liêng lắm, làm như hồn thiêng sông núi đang độ trì cho dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến không phải chỉ giữa những con người, một bên thiện, một bên ác, như trong mọi cuộc chiến, mà là đang có các đấng linh thiêng, có ông bà tổ tiên Việt Nam đang giúp đỡ cho dòng dõi Việt tộc thoát khỏi giờ phút nguy khốn mà ma quỷ đang tung hoành.
Những bài thánh ca rất quen thuộc được cả nhà thờ vang hát, hát thật lớn, hát như chưa bao giờ được hát. Tiếng hát vang dội từ những lồng ngực căng phồng tin yêu và hiệp thông.
Các bài thánh ca đêm nay thật thấm thía vô cùng. Đó là những bài hát rất quen thuộc, được hát qua bao thế hệ, từ thời ông bà của Thanh cho đến cha mẹ Thanh và bây giờ Thanh và các bạn cũng thuộc nằm lòng.
Chúa là tình yêu, Người đã đến cứu thế giới khỏi chốn lưu đầy..... Người đã chết trong đau thương để ta sống bình an... Ngài hằng mong chờ luôn mời gọi người người sống yêu thương nhau, để tình yêu Ngài mãi tràn lan trong tình chúng ta yêu nhau sống vui an bình.
Có ai ngờ đâu, sau gần năm ngàn năm dựng nước và giữ nước, bây giờ người Việt Nam lại phải sống kiếp lưu đầy ngay trên chính quê hương mình? Kẻ đầy đọa dân mình lại cũng chính là người Việt Nam.
Nhìn ra nước ngoài mà buồn. Người trong nước bị bưng bít, bị truyền thông hướng dẫn một chiều, bị miếng cơm manh áo chiếm ngự cuộc sống. Vì cần một cuộc sống tạm ổn, nhiều người phải nghe và làm theo những gì nhà nước nói, và vẫn có nhiều người, để "thăng tiến" vẫn còn phải "phấn đấu" để thành "đối tượng đoàn", đối tượng đảng". Nắm được quyền hành, nhà nước mặc sức hành hạ dân. Viễn ảnh "mọi người sống yêu thương nhau" chỉ là một giấc mơ không tưởng khi người ta đang phải đạp nhau mà sống.
Người dân Thái Hà nổi bật trong làn sóng người dân bị đảng và nhà nước làm khuất phục. Họ đương đầu với bạo quyền, chỉ với một hy vọng duy nhất: một quê hương có tự do, công bằng. Họ bất chấp những thiệt hại thấy rõ trước mắt, từ vật chất đến tinh thần trong cuộc sống mỗi ngày của họ. Họ vẫn kiên cường hát bài Kinh Hòa Bình mà Thanh được cùng góp tiếng đêm nay:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.... để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng".
Người dân mình cần được vực lại niềm tin, chưa nói đến niềm hãnh diện là người Việt Nam. Vậy mà nhà nước là một phường dối trá.
Tâm tình hiệp thông này là của những người Việt Nam xa xứ nhưng luôn hướng về đất nước, quy tụ với nhau để cùng chia sẻ sức mạnh cho nhau trong cuộc chiến giữa thiện và ác này:
"Giờ gặp lại đây trên vùng đất lạ, ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm"
nhất là khi quê nhà đó đang bị vùi dập bởi những đòn dối trá của một đảng cướp.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị đã nói một câu để đời: "Các con đừng sợ". Tâm tình này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ đêm nay.
"Chúa là mục tử người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. .. Người dẫn dắt con lần theo chính lối, cho con đi tới, vì danh Chúa con không lạc vướng. Tối tăm con sợ chi vì có Chúa với con cùng tiến bước. Cánh tay Ngài đưa, gậy Ngài dẫn yên lòng."
Bầu không khí nghiêm trang và thành tín tràn ngập mọi con tim tham dự, từng giây, từng phút suốt buổi lễ.
Có một bài ca muôn thuở trong tim người công giáo Việt Nam, tưởng chừng như phải đổi lời khi tắt tiếng súng trên quê hương cách đây hơn 30 năm, nay lại vang dội, nguyên dạng:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giang tay ban phúc bình an, đưa VN qua phút nguy nan.
bởi vì trời vẫn u ám, và chiến tranh vẫn dai dẳng, cuộc chiến giữa thiện và ác đang tiếp diễn ngày càng nguy kịch với một bên đầy quyền lực và một bên thì không có đến một tấc sắt.
Sự kiện Thái Hà đang làm nức lòng mỗi người dân Việt. Cuộc đòi tài sản của giáo phận Hànội nổ ra từ ngày 18-12-2007 lan xuống Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua Hà Đông, vào Quảng Trị, Nha Trang, Đà Lạt, Sàigòn xuống Vĩnh Long, làm thành phong trào lớn rộng khắp nước. Nhiều người đã mở mắt ra rồi vì thấy được sự dối trá quá lộ liễu của bầy lang sói, sự tàn ác của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, đã cướp được của – là mảnh đất thuộc về Giáo hội công giáo - lại còn buộc tội chủ nhân đủ điều. À mà đâu có ai là chủ nhân đất đai ngoài kẻ cầm quyền? Vậy có nghĩa là kẻ cầm quyền có toàn quyền hại dân. Và như vậy thì tại sao người dân lại phải tiếp tục cuộc sống đọa đầy, bất công này?
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nổi dậy ư? Họng súng kề bên thì còn ai dám ngọ nguậy?
Nhưng lần này thì không. Giáo dân Thái Hà đã có Giám Mục Ngô Quang Kiệt đưa mình ra hứng chịu mọi đòn chí tử. Người dân Thái Hà đang được sự hậu thuẫn của toàn dân Việt trong và ngoài nước.
Thanh mường tượng ra một hình ảnh phấn khởi cho cuộc chiến. Đó là: các nhà thờ trong nước đổ những hồi chuông quy tụ, hiệp thông cầu nguyện, bất chấp mọi cấm đoán. Người dân Việt, không phân biệt tôn giáo cùng về tụ tập trong tinh thần con dân một nhà.
Còn họng súng? Thanh nhìn các anh chị công an, quân đội trên màn ảnh vi tính và chỉ thấy rằng các anh chị cũng là người Việt máu đỏ da vàng, cũng khát khao một cuộc sống yên vui như mọi người Việt khác. Trong thâm tâm, chắc hẳn các anh chị cũng chán ngấy cái tập đoàn lãnh đạo dối trá và man rợ mà các anh chị phải theo lệnh để đàn áp dân lành chỉ vì tập đoàn lãnh đạo này đang trả lương cho các anh chị. Nhưng công tâm mà nói, các anh chị không thể tiếp tục kéo lê cuộc sống vô nghĩa đi làm tôi mọi cho một chủ thuyết tà thần. Các bài thánh ca đêm nay đã khẳng định:
Mẹ rất nhân từ, quốc gia Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng, chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình.
Mẹ rất nhân từ, quốc gia VN rất thành tâm... Ôi Maria, Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước thoát cơn cùng khốn.....
Không riêng tu sĩ, giáo dân Thái Hà và Hànội, mà hầu hết các Giám Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân của những Giáo Phận Miền Bắc cùng đổ về Thái Hà để bày tỏ thái độ quyết liệt, sẵn sàng vào tù và tử vì đạo để đòi hỏi công lý và nói lên sự thật. Nhà nước đã sử dụng tới ngón đòn đê tiện là thuê bọn lưu manh, du đãng hành hung, nhục mạ các tu sĩ và giáo dân đang chuyên tâm cầu nguyện, trước sự canh chừng của công an nhà nước.
Cái đòn này, một người dân bình thường cũng thấy nó đê tiện.
Các anh chị công an, quân đội, mà không ngưng tay đàn áp dân lành, còn bênh vực bọn lưu manh côn đồ thì con cháu các anh chị cũng sẽ mê muội trong tà thuyết này, và "cái phút" nguy nan, cái "cơn cùng khốn" dài đã hơn 60 năm này của đất nước sẽ còn kéo dài VÌ CHÍNH CÁC ANH CHỊ.
Vậy thì tại sao không hàng loạt ngưng tay và quay ngược mũi súng, bảo vệ người dân? Lúc đó các cuộc cầu nguyện sẽ không còn bạo lực và kẻ phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, toàn quân, chính là kẻ đang cầm quyền, đại diện cho ma lực quỷ quái đang tàn phá quê hương.
Bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng, nhưng cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian chẳng thể nào trấn áp được lòng dân khi toàn dân, toàn quân cùng nổi dậy.
Chúng ta không thể tiếp tục là nạn nhân của một nhà nước hại dân và chỉ làm lợi cho cái đảng Cộng Sản của họ.
Chúng ta không để bị lường gạt thêm nữa, vì ai nghe và làm tay sai cho Cộng Sản, người đó đang bán cả tương lai mình và con cháu mình lún sâu vào tội lỗi.
Thanh tưởng tượng một tình huống trong tầm tay rằng: Tất cả người dân đều một lòng đứng lên chống nhà nước. Nhà nước sẽ phải đưa quân ra dẹp. Và quân thì lại đều buông súng quay ra bênh vực người dân.
"Anh em hãy tỉnh thức, vì ma qủy thù địch anh em! Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự!".
Văng vẳng tiếng chia sẻ đêm nay của Ông Giang Văn Hoan, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang NSW, nói đến chuyện đương nhiên chống cộng của giáo đoàn Cabramatta và niềm mong ước rằng sự kiên trì tranh đấu của người dân Thái Hà đang trở thành một bước ngoặc hiên ngang cho cuộc chiến hiện nay để mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Mọi người chúng ta cùng đương nhiên chống cộng. Chống tà thuyết đó và chống những người còn quyết tâm theo nó để hại dân. Còn những ai đang lỡ theo vì miếng cơm manh áo, thì hãy ngưng tay, cùng toàn dân trong và ngoài nước dứt điểm "phút nguy nan" này của dân tộc.
Đây là cơ hội để nước VN dứt điểm với CS để cùng nắm tay nhau xây dựng cuộc sống mới, an bình cho người dân.
Còn chần chờ gì nữa?
Đây là vận hội cho đất nước.
Cứu Thái Hà là cứu mọi tôn giáo.
Nhất định không nhượng bộ là cứu được cả đất nước thoát khỏi hiện tại đen tối của dân tộc Việt Nam.
Sydney, 3/10/2008