Francois Houtart, sinh năm 1925, tại Brussels, là một nhà xã hội học và là một linh mục Công Giáo nổi tiếng. Cha từng là chuyên viên tại Công Đồng Vatican II, đóng góp đặc biệt cho phần nhập đề của Hiến Chế Gaudium et Spes, tác giả nhiều chuyên khảo giá trị về các vấn đề tôn giáo xã hội. Ngài vốn là tổng biên tập trong 40 năm (1960-1999) của Tờ “Social Compass”, một tập san quốc tế về xã hội học tôn giáo, và cố vấn về các vấn đề xã hội học cho tập san công giáo quốc tế “Concilium”, một tập san vốn ra đời tại Đại Học Nijmegen. Điều đặc biệt là luận án tiến sĩ của ngài tại Đại Học Louvain dựa vào xã hội học Phật Giáo Sri Lanka. Ngài cũng là giáo sư tại Đại Học này từ 1958 tới 1990. Phương pháp nghiên cứu xã hội học của ngài là phương pháp biện chứng. Hiện nay, Ngài là cố vấn cho Centre Tricontinental, một tổ chức phi chính phủ mà chính ngài thành lập năm 1976, với mục tiêu cổ vũ đối thoại và hợp tác giữa các phong trào xã hội của thế giới thứ ba với các lực lượng xã hội, đồng thời khuyến khích phản kháng và hành động. Cha Houtart là một trong các thành viên tích cực nhất của Diễn Đàn Xã Hội Thế Giới (World Social Forum), nổi bật trong các vấn đề hoàn cầu hóa và đạo đức. Trong ngữ cảnh cuộc khủng hoảng tài chánh hoàn cầu năm 2008, Cha Houtart được chủ tịch Liên Hiệp Quốc mời tới trụ sở của cơ quan này ở New York để nói truyện về vấn đề hoàn cầu hóa tư bản.
Trong số rất nhiều bài viết của Cha Houtart, chúng tôi thấy có bài “Tôn Giáo và Chủ Nghĩa Chống Cộng: Trường Hợp Giáo Hội Công Giáo”, xin trình bày để bạn đọc rộng đường dư luận. Tuy bài này được viết từ năm 1984, nhưng lập trường của Giáo Hội Công Giáo đối với chủ nghĩa Cộng Sản và các chế độ cai trị của Cộng Sản thiển nghĩ không thay đổi bao nhiêu.
Trong viễn tượng lưỡng phân giữa thế giới tự do và thế giới xã hội chủ nghĩa, việc khảo sát vai trò của tôn giáo nói chung và của Kitô Giáo nói riêng thiển nghĩ không hẳn dư thừa. Dĩ nhiên, đây là một vấn đề rộng lớn, không thể bàn tới một cách thấu đáo ở đây, vì hoàn cảnh khá dị biệt và quan điểm của những người liên hệ thường lại mâu thuẫn với nhau.
Vì thế, ở đây, ta chỉ có thể đưa ra một số nhận định tổng quát có tính lý thuyết và sau đó xét tới một số điển hình cụ thể dưới quan tâm của Giáo Hội Công Giáo.
Các xem sét lý thuyết
Theo các phân tích Mác Xít, các chức năng xã hội của tôn giáo có tính hàm hồ, nước đôi. Tôn giáo vừa nói lên sự đối kháng của các giai cấp thấp vừa nói lên sự thăng hoa cho một trật tự vốn thừa nhận bất bình đẳng xã hội. Nó đưa ra giải pháp ảo tưởng cho một số phong trào giải phóng, và đồng thời là nguồn cho cam kết giải phóng.
Trong tư cách định chế, tôn giáo nối kết với các thế lực áp bức, nhưng nó cũng phát sinh ra nhiều lời tố giác bất công hết sức mạnh mẽ và có tính tiên tri. Đôi khi thật khó nói một cách chính xác người ta đang đương đầu với điều gì khi đề cập tới tôn giáo và do đó, họ đành phải thực hiện một cuộc phân tích có tính lịch sử và biện chứng.
Trong tình hình hiện nay, Giáo Hội lại không có một đường lối duy nhất, dù một số khuynh hướng xem ra đang chiếm thế thượng phong. Trong tư cách bao gồm một số phần tử khác nhau đại diện cho thế giới, tôn giáo tự nó là ‘một phần lý tưởng của thực tại’. Nói cách khác, nó là một trong những yếu tố góp phần tạo ra các liên hệ xã hội, các giai cấp...
Điều ấy đúng trên cả bình diện niềm tin, đạo đức, lẫn bình diện tổ chức, nghĩa là trên cả bình diện các giáo hội nữa. Dĩ nhiên, bối cảnh khác nhau rất nhiều. Tại một số nước theo chủ nghĩa tư bản Tây Phương, các liên hệ xã hội vẫn còn được hiểu theo qui phạm tôn giáo, dù việc này càng ngày càng trở nên hiếm họa. Đàng khác, hầu như mọi xã hội nặng về trồng trọt đều sống các mối liên hệ của họ với thiên nhiên theo các biểu tượng và thực hành tôn giáo; những biểu tượng và thực hành này đem lại cho họ hình thức bảo vệ chính. Các niềm tin tôn giáo cũng có thể tìm thấy tại các nước tư bản chủ nghĩa đã kỹ nghệ hóa cao, nhưng tại đây, các niềm tin này không còn bị cột vào các lối biểu tượng con người vốn có về mối liên hệ của họ với thiên nhiên hay về các mối liên hệ xã hội nữa. Thực vậy, chúng là các xác tín về nguồn gốc và số phận của con người cũng như của vũ trụ, và mang thật nhiều sắc thái khác nhau, đối với cả giai cấp trưởng gỉa, lẫn giai cấp trí thức, giai cấp công nhân và giai cấp trung lưu.
Những điều trên cho thấy yếu tố tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong các động cơ xã hội hơn là sự nhìn nhận của một số người. Tự nó, yêu tố này có tính hàm hồ nước đôi (ambivalent). Người ta dễ dàng liên kết tôn giáo với các chế độ cánh hữu: ở đây, họ liên tưởng ngay tới đạo Công Giáo của Marcos, của Pinochet hay Kitô Giáo của Reagan. Một số giá trị tôn giáo có thể được dùng để biện minh cho các chính sách áp bức hay đế quốc. Nhưng mặt khác, nhiều nhà cách mạng ở Trung Mỹ, ở Phi Luật Tân và ở Nam Phi đã tìm thấy nơi Kitô Giáo của họ cả một nguồn cảm hứng lớn lao khiến họ dấn thân cho cuộc đấu tranh giải phóng.
Thành thử, đối với chủ nghĩa chống cộng, người ta không ngạc nhiên khi thấy tôn giáo không phải chỉ có một chức năng. Điều này chắc chắn đúng đối với Đạo Công Giáo.
Để có thể hiểu rõ hơn, ta sẽ xét tới một số dị biệt về phương diện lý thuyết, tập trung vào các quan niệm tôn giáo và duy vật về lịch sử. Sau đó, mới bàn tới vấn đề đạo đức học xã hội và cuối cùng tới vấn đề định chế tôn giáo và không gian độc lập của nó. Phần thứ hai của bài này sẽ xét xem một số điển hình cụ thể.
1. Chống đối trên bình diện lý thuyết
Xét về phương diện lịch sử, chủ nghĩa xã hội phát triển trong khuôn khổ một nền triết lý và do đó, không đi đối với tôn giáo về phương diện lý thuyết. Việc không đi đôi đó là nguồn thường hằng của thù nghịch.
A. Tôn giáo và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Khẳng định cho rằng bất cứ thực hành nào cũng bắt nguồn từ một chủ trương triết lý, một chủ trương tự nó có tính duy lý, có nghĩa: sự chia rẽ giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và niềm tin tôn giáo là toàn diện. Trong khuôn khổ chủ nghĩa duy vật lịch sử, người ta dễ dàng biện luận cho việc bác bỏ bất cứ triết lý hành động hay phân tích nào khác. Biện luận này như sau: phân tích giai cấp đồng nghĩa với phân tích Mác Xít và do đó hiển nhiên cột chặt với triết lý Mác Xít, là triết lý dựa trên chủ nghĩa vô thần. Chính trên căn bản này, nền thần học giải phóng của Châu Mỹ La Tinh, là nền thần học dựa vào cuộc phân tích Mác Xít về xã hội Châu Mỹ La Tinh, đã bị thách thức, kể cả lên án nữa. Điều ấy cũng giải thích lý do tại sao các Kitô hữu tham gia các tổ chức xã hội, chính trị và cách mạng chịu ảnh hưởng Mác Xít đã bị đẩy ra bên lề. Dù các phân tích và dấn thân trên không hẳn có vấn đề, thái độ mô tả trên đây quả có hàm nghĩa chúng đã được khởi sự từ một ý niệm hay một triết lý chứ không hẳn từ một liên hệ xã hội. Vấn đề phải hiểu thế nào về thực tại xã hội và liệu việc hiểu thực tại xã hội ấy theo hạn từ tranh chấp trên thực tế có tiêu biểu cho nó hay không, không được đặt ra. Hậu quả là việc phân cực vượt quá cả bình diện triết lý và trên thực tế đã mang đến nhiều hiệu quả về phương diện thực hành.
Khuynh hướng trên càng rõ ràng hơn nữa khi một đảng chính trị hay một chế độ chấp nhận chủ nghĩa duy vật lịch sử làm điểm qui chiếu hay sách lược. Trong những trường hợp này, sự đối nghịch giữa tôn giáo và chủ nghĩa duy vật lịch sử trở thành cán cân quyền lực (balance of power) được biểu lộ qua các chính sách hiến định và qua việc động viên lực lượng căn bản của xã hội để ủng hộ các chính sách ấy. Việc đào luyện chính trị và các phong trào xã hội chịu ảnh hưởng Mác Xít thường có thái độ này. Trong lý thuyết, vấn đề tôn giáo là một kết luận, chứ không phải một khởi điểm cho một triết lý hành động (praxis) hay một cuộc phân tích, nhưng khi hai phía của phương trình bị đảo ngược, thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo và việc đẩy tín hữu ra bên lề trở thành một mục tiêu chính trị; việc này sẽ phát sinh ra cùng một phản ứng và chia rẽ như trước.
B. Đạo đức học xã hội
Mọi tôn giáo, đặc biệt là Kitô Giáo, đều khai triển được một hệ thống đạo đức học xã hội dựa trên các xác tín tôn giáo của mình. Thí dụ, căn bản phúc âm của Kitô Giáo dẫn người ta tới việc đòi hỏi công lý cho người nghèo và do đó tới việc lên án áp bức. Tuy nhiên, bất cứ cấu trúc đạo đức nào cũng đều được một đại biểu xã hội đứng làm trung gian. Trong một số xã hội tiền tư bản, các mối liên hệ xã hội được giải thích và hợp pháp hóa bằng hạn từ tôn giáo, và quan niệm của của họ về đạo đức học được suy diễn từ quan niệm về trật tự xã hội do thần linh sắp xếp. Với việc xuất hiện của các xã hội dựa vào thị trường và lối sản xuất theo chủ nghĩa tư bản, quan niệm ấy đã trở thành lỗi thời, và nhiều lý thuyết xã hội chi tiết hơn đã được khai triển, nhất là bởi Giáo Hội Công Giáo.
Học thuyết xã hội của Giáo Hội được xác định nhờ đã đọc được những khía cạnh cận kề nhất của thực tại xã hội, tức các tương quan xã hội liên nhân bản (inter-human social relations). Xã hội được coi như là tổng số các mối tương quan liên bản ngã. Tuy nhiên, tư tưởng Mác Xít cũng đạt được một bước nhẩy vọt về phẩm trong lối phân tích xã hội của mình. Bước nhẩy vọt này giúp họ lưu tâm tới các cơ cấu xã hội và cả các mối tương quan liên bản ngã nữa. Họ cho rằng cơ cấu không phải chỉ là tổng số các mối tương quan. Nên họ chú tâm tới các mối dây quan trọng liên kết các yếu tố cấu thành ra tương quan xã hội. Trong cơ cấu giai cấp, các yếu tố này nhất thiết phải đối kháng (antagonist) với nhau.
Trong lối hiểu thứ nhất trên đây về thực tại xã hội, một lối hiểu vốn cung cấp căn bản cho học thuyết xã hội của Giáo Hội, trách nhiệm tức khắc của cá nhân là điều hiển nhiên. Họ hầu như tự động khám phá ra lời kêu gọi phải thay đổi thực tại. Thực tại ở đây được hiểu như là bất công và áp bức, và do đó, các lương tâm cá thể của những tác nhân xã hội được mời gọi hành động. Người giầu có và quyền thế được kêu gọi trở nên đại lượng, còn người nghèo và người bị áp bức thì được kêu gọi hãy kiên nhẫn hơn trong các cố gắng thay đổi xã hội của mình.
Tất cả những điều đó cho thấy khởi điểm phải là bác bỏ, không hiểu thực tại xã hội theo nghĩa đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì cái hiểu này tự nó đặt căn bản trên các mối tương quan liên bản ngã, nên mọi đấu tranh và đối kháng lập tức được hoán chuyển qua ngữ pháp này và do đó trở thành không thể chấp nhận được đối với những người chuyên rao giảng tình huynh đệ và tình yêu đồng loại nhân danh các giá trị tôn giáo. Khởi điểm này cũng có thể khiến người ta mù mờ giữa mục đích và phương tiện. Mục đích là xây dựng một xã hội công bình và huynh đệ, còn hợp tác giữa các giai cấp trở thành phương tiện đạt mục đích trên, tức ích chung. Đại đa số các nhóm tôn giáo chấp nhận quan điểm này. Người ta có thể tìm thấy hình thức phát triển cao độ của nó trong học thuyết xã hội Công Giáo, nhưng nó cũng được dùng làm căn bản cho tư tưởng Chính Thống Giáo Hy Lạp. Thêm vào đó, nó còn tạo căn bản đạo đức cho quan điểm hòa bình của các tôn giáo chính (1).
Tóm lại, nó đem đến một căn bản lý thuyết cho việc chống lại bất cứ hình thức đạo đức học xã hội nào dựa vào việc phân tích giai cấp về phương diện cơ cấu. Một trong các đóng góp đạo đức có tính đặc trưng hơn hết phải kể là thông điệp Laborem Exercens (về lao động) của Đức Gioan Phaolô II. Ở đây, thực tại xã hội được hiểu theo nghĩa phân tầng (stratification) chứ không phải cơ cấu, và do đó, thông điệp nhằm mô tả hơn là phân tích. Thí dụ, ý niệm mức lương công bằng được đưa ra mà không nhắc chi tới giá trị thặng dư, lao động thặng dư hay lao động cần thiết về phương diện xã hội. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được mô tả chủ yếu như phản ảnh ý niệm kinh tế hay như chủ trương giảm thiểu con người xuống hàng hàng hóa hay chỉ còn là đối tượng của các liên hệ kinh tế. Thành ra, cả hai hệ thống ấy đều bị phê phán dựa ngay vào các ý niệm và ý thức hệ từng làm nền cho chúng. Theo nền đạo đức học đặt căn bản trên các tương quan liên bản ngã, chủ nghĩa xã hội là điều không thể chấp nhận được vì nó đặt căn bản trên ý niệm đấu tranh giai cấp, trong khi ấy, chủ nghĩa tư bản là điều có thể cải thiện được (2).
C. Vị trí của định chế tôn giáo
Mỗi tôn giáo hiểu tầm quan trọng của việc tổ chức một cách khác nhau. Là một Giáo Hội được phát triển trong Đế Quốc Rôma và được xã hội phong kiến củng cố, Đạo Công Giáo là hình thức phát triển cao độ nhất của tôn giáo, xét theo quan điểm pháp chế. Công đồng Vatican II đã phần nào điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, tuy nhiên, xét về căn bản, nó vẫn là một hệ thống có tính hết sức phẩm trật. Phương thức định chế hóa của nó đòi phải có rất nhiều nguồn tài nguyên vật chất đáng kể để huấn luyện nhân viên và để duy trì các nơi thờ phượng, hệ thống giáo dục và truyền thông vùng cũng như quốc tế. Kể từ thời Kitô Giáo bị phân mảnh và việc ra đời của hệ thống tư bản, Đạo Công Giáo đã làm nhiều hơn bất cứ ngành Kitô Giáo nào khác nhằm khai triển một mạng lưới định chế thuộc các phạm vi giáo dục, văn hóa và y tế. Bất kể các tranh chấp quyền lực trong các thế kỷ 19 và 20, các định chế này vẫn phát triển trong khuôn khổ xã hội tự do của tư bản chủ nghĩa. Đạo Công Giáo là mối đe dọa duy nhất đối với giai cấp tư sản đang thành hình theo nghĩa nó liên kết chặt chẽ với chủ trương có tính ý thức hệ của giai cấp thượng lưu sở hữu đất đai. Nhưng với sự xuất hiện của giai cấp mới không mấy thiện cảm và sự ra đời của một cấu trúc mới trong các liên hệ xã hội, các định chế tôn giáo dễ trở thành đồng minh của giai cấp tư sản, dù đôi khi là một đồng minh hay phê phán.
Về phương diện lý thuyết, người ta có thể giải thích được sự kiện tại sao hệ thống tư bản đã dành nhiều không gian cho các định chế tôn giáo: vì các niềm tin tôn giáo và các biểu thức của chúng không còn chủ yếu đối với việc tái tạo ra các liên hệ xã hội nữa. Chúng vẫn còn hữu dụng, nhưng người ta có thể giải thích và hợp pháp hóa các tương quan sản xuất mới theo ý thức hệ xã hội hơn là phải nại tới cõi thiêng liêng (trật tự do Thiên Chúa sắp xếp) như thời phong kiến.
Tuy nhiên, trong thời chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội, không gian định chế dành cho các giáo hội bị thu nhỏ lại vì nhiều lý do. Một đàng, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức các mạng lưới y tế, giáo dục và văn hóa để mở rộng chúng cho toàn dân. Đàng khác, chuyển tiếp là thời kỳ khó khăn trong đó, việc động viên có tính ý thức hệ có thể mang hình thức áp chế. Sau cùng, người ta thường xác định không gian xã hội cần cho tính độc lập của các định chế tôn giáo bằng cả khuôn mẫu tôn giáo đặc thù lẫn mức độ cứng rắn có tính xã hội mà họ xét thấy cần phải có để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Như thế, các nguồn tôn giáo trong chủ nghĩa chống cộng có gốc gác lý thuyết sâu sắc chứ không phải chỉ là vấn đề chiến thuật. Nhưng người ta sẽ lầm lẫn nếu kết luận rằng thái độ của các giáo hội và của các tôn giáo định chế tuyệt đối có tính cách độc khối (monolithic). Trên thực tế, rất nhiều Kitô hữu và cả một số giáo sĩ chấp nhận sự phân tích xã hội do chủ nghĩa Mác Xít khai triển và sử dụng nó làm phương tiện đưa ra một nền đạo đức học. Điều ấy đúng cho cả nền thần học giải phóng từng xuất hiện tại một số quốc gia Đệ Tam lẫn những nhà trí thức hay tín hữu dấn thân vào các cuộc đấu tranh xã hội, lao động hay cách mạng. Ngay trong giáo hội định chế, người ta cũng thấy có những người biện luận cho một quan điểm ít có tính phẩm trật hơn về việc phúc âm hóa và việc xác định không gian xã hội. Các ‘Cộng Đoàn Căn Bản’ tại Châu Mỹ La Tinh là một trong các thí dụ điển hình.
2. Ảnh hưởng của các thực hành trong Giáo Hội
Trong tình thế ngày nay, các thực hành của các Giáo Hội Kitô Giáo nói chung và của Công Giáo nói riêng có thể làm gì để đẩy mạnh sự kình chống giữa thế giới Tây Phương và thế giới xã hội chủ nghĩa hay ngược lại để giúp bạch hóa khuynh hướng muốn trình bày sự kình chống trên như một cuộc tranh chấp giữa điều thiện và điều ác? Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ xét một số thực hành tôn giáo trong Giáo Hội Công Giáo Rôma. Muốn đạt tới một kết luận nào đó về các thực hành của Giáo Hội, trước nhất ta phải phân biệt nhiều lãnh vực khác nhau.
Trước nhất, ta sẽ xét tới việc tạo giá trị, những giá trị được cả Giáo Hội Công Giáo lẫn mọi định chế tôn giáo khác xác định căn cứ vào tính siêu nhiên. Như thế, ta sẽ xem sét các thực hành có tính định chế từng sản sinh ra chính định chế hay các liên hệ của nó với các định chế khác trong xã hội, nhất là nhà nước và các phong trào xã hội. Cuối cùng, ta sẽ xét tới kết cấu (constitution) của giáo hội. Các thành viên của giáo hội hết sức đa dạng về phương diện xã hội và đến một mức độ nào đó, họ còn có địa bàn riêng trong các phong trào xã hội đặt căn bản trên tôn giáo. Ta sẽ dùng các tiêu chuẩn ấy để nhận dạng một số thực hành khác nhau.
A. Việc tạo giá trị
Hiển nhiên, đây là một chủ đề khá rộng, nên cần được tiếp cận một cách có chọn lựa. Trước nhất, ta sẽ xét xem các tài liệu của giáo hội trình bày chủ nghĩa Mác Xít ra sao rồi sau đó, xét tới một vấn đề hết sức đặc thù về đạo đức học xã hội, tức vấn đề võ khí hạt nhân. Sau cùng, ta sẽ khảo sát thái độ của giáo quyền đối với nền thần học giải phóng, là nền thần học tự nó có sản sinh ra một số giá trị.
(i) Hình ảnh về chủ nghĩa Mác Xít
Đa số các văn kiện của Giáo Hội đều bắt đầu cuộc thảo luận về chủ nghĩa Mác Xít bằng cách mô tả triết lý của nó và việc nó phê phán tôn giáo, nhưng sự mô tả này thường quá đơn giản và đôi khi có tính biếm họa. Các văn kiện chính thức ít khi cho thấy một cách súc tích các quan điểm khác nhau mà Marx và Engels từng chấp nhận liên quan tới tôn giáo và không định vị những quan điểm ấy theo tính lịch sử của chúng... Trái lại, các văn kiện này thường có khuynh hướng biếm họa các chủ trương của Marx để có thể phê phán chúng dễ dàng hơn.
Các vị giám mục Pháp, chẳng hạn, đã phác họa các quan điểm của mình về các liên hệ giữa Kitô hữu và người Mác Xít trong một tài liệu công bố ngày 30 tháng 6 năm 1977. Các ngài ghi nhận sự kiện: nhiều Kitô hữu có cùng quan điểm phê phán như người Mác Xít về xã hội và việc dấn thân xã hội, nhưng lại cho rằng chủ nghĩa Mác Xít muốn độc quyền thay đổi xã hội và do đó rơi vào chủ nghĩa toàn trị và vào việc bác bỏ đa nguyên. Các ngài cũng nghĩ rằng chủ nghĩa ấy loại trừ mọi giai cấp, chỉ trừ giai cấp vô sản.Theo các ngài, điều ấy có nghĩa: con người bị thu gọn chỉ còn là phản ảnh các tương quan của sản xuất kinh tế. Như thế, con người bị lệ thuộc một giai cấp thống trị mới và đó là đường rộng mở dẫn tới chủ nghĩa toàn trị.
Các giám mục Pháp kết án chủ nghĩa Mác Xít vì đã định nghĩa ý thức cá thể đơn thuần chỉ là ‘biểu hiện nhất thời của ý thức tập thể’. Còn đối với quan điểm Mác Xít về tôn giáo, các ngài nhận định rằng trong ngôn ngữ Mác Xít, tôn giáo nhất định sẽ bị diệt vong, thành thử, tín hữu nào cộng tác với người Mác Xít là tự chuốc lấy sự diệt vong vậy. Cuối cùng, các ngài cực lực phê phán và bác bỏ tính khoa học mà chủ nghĩa duy vật lịch sử tự khóac cho mình, cho rằng đó là điều không thể chấp nhận được.
Lối trình bày của các vị giám mục về quan niệm của chủ nghĩa Mác Xít đối với con người, việc nó giải thích xã hội và thái độ của nó đối với tôn giáo có tính hết sức giản lược và tỏ ra lẫn lộn quan điểm lý thuyết với quan điểm chính trị của các phong trào đặt căn bản trên chủ nghĩa này. Trái lại, tài liệu trên tán dương các giá trị của Kitô Giáo mà không hề nhắc tới những thực hành trên thực tế của Giáo Hội trong nhiều hoàn cảnh lịch sử đặc thù hay của những Kitô hữu cầm quyền. Dù giọng văn ôn hòa của tài liệu có cho thấy nó đã thoát ra khỏi những lối kết án chủ nghĩa Mác Xít ngày xưa, nhưng nó vẫn còn dựa vào những kiểu so sánh dễ dãi mà mục đích duy nhất là để ca tụng Kitô Giáo và lên án chủ nghĩa Mác Xít như một thứ gì xấu xa từ trong nội tại.
Trong hầu hết các văn kiện do Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) công bố, chủ nghĩa Mác Xít thường được hiểu theo nghĩa ý thức hệ. Trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị Thường Lệ lần thứ 18 của CELAM năm 1981, Đức Cha Lopez Trujillo (sau là Hồng Y, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, qua đời năm 2008) tố giác ‘việc sử dụng có tính ý thức hệ các công cụ phân tích Mác Xít đi ngược lại thẩm quyền Giáo Hội’ rồi nói thêm: “Làm thế nào CELAM có thể im lặng được?... cơ cấu Giáo Hội đang bị đe dọa bởi việc sử dụng bừa bãi, kể cả phản khoa học nữa, lối phân tích đã có từ 150 năm nay, dù được trình bày như một điều mới có”. Trong phúc trình gửi tới cuộc họp của CELAM tại Port-au-Prince (Haiti), vị tân chủ tịch của Hội Đồng là Đức Cha Antonio Quarracino (sau là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, qua đời năm 1998) cho rằng việc sử dụng chủ nghĩa Mác Xít chẳng qua chỉ là một thứ thao túng có tính ý thức hệ.
Văn kiện do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố còn minh nhiên hơn nữa. Ta đã nhắc tới một số lời tuyên bố của các vị giáo hoàng; giờ đây, nếu đọc lại một số bài diễn văn của Đức Gioan Phaolô II trong các chuyến tông du của ngài, ta sẽ thấy ngài nhắc đến không phải chỉ là triết lý vô thần của chủ nghĩa Mác Xít mà còn cả việc nó giản lược con người vào năng lực lao động, và lý thuyết đấu tranh giai cấp vốn không đi đôi với quan niệm Kitô Giáo đòi phải yêu thương đồng loại, và nguyên tuyền chỉ nói lên lòng vị kỷ tập thể (Diễn văn ngỏ với các nông dân Panama, năm 1983). Như thế, ta đang đương đầu với một cuộc đấu tranh ý thức hệ trong đó bên nào cũng có cái nhìn phiến diện, có tính giản lược, về đối phương. Mục tiêu là để chiếm thế thượng phong về quan điểm tôn giáo đối với ý nghĩa đời người, người đời và vũ trụ mà chủ nghĩa Mác Xít vốn bác bỏ. Tuy nhiên, những lối nhìn như thế không được chấp nhận một cách phổ quát bởi mọi tôn giáo, kể cả Giáo Hội Công Giáo. Dù đa số các vị giáo phẩm cao cấp nói với cộng đoàn của mình bằng những ngôn từ quá đơn giản, nhưng cũng có nhiều vị có lối nói khác. Đức Hồng Y Aloisio Lorscheider, Tổng Giám Mục Forteleza (Ba Tây) và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Tây (Dòng Phanxicô, qua đời năm 2007), chẳng hạn, đã không ngần ngại có cái nhìn khác. Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên bản tin của giáo phận, ngài nhận định: “Khi nghe có ai cho rằng Giáo Hội đang bị chủ nghĩa Mác Xít xâm nhập, tôi đều hỏi xem họ hiểu gì về chủ nghĩa này hay không. Phần lớn, tôi không nhận được câu trả lời nào… Nhiều người nói về chủ nghĩa Mác Xít nhưng không có ý nói tới triết lý Mác Xít, mà là nói về sự phân tích Mác Xít, tức cố gắng muốn hiểu xã hội ta đang sống”. Sự phân biệt giữa triết lý và phân tích, mà một số nhà Mác Xít không thừa nhận, có nghĩa là Kitô hữu không cần phải bác bỏ sự phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác Xít và các dự án chính trị của nó cùng một lúc với chủ nghĩa vô thần.
Người ta cũng nên nhớ rằng trong thông điệp Pacern in terris, Đức Gioan XXIII đã đưa ra một chủ trương mới mẻ. Dù ngài vẫn nhấn mạnh rằng Kitô hữu không thể chấp nhận triết lý vô thần, nhưng ngài phân biệt rõ giữa các lý thuyết một bên và bên kia là các nhóm và các phong trào cổ động cho các lý thuyết đó. Nhờ thế, ngài thiết lập được một căn bản cho cuộc đối thoại bằng cách mở ra các khả thể mới. Dù một số cánh cửa đã bị đóng lại sau triều đại của Đức Gioan XXIII, song những quan điểm tương tự vẫn được tìm thấy nơi những người đã và đang làm việc nghiêm chỉnh để hệ thống hóa các giá trị tôn giáo.
Điều ấy đặc biệt đúng đối với người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh và người Thệ Phản Châu Phi, những người đang dấn thân vào nền thần học giải phóng. Nền thần học này khởi sự bằng cách phân tích sự áp bức và sứ điệp giải phóng của Phúc Âm. Vì nó phân tích xã hội và các thực hành trong cuộc đấu tranh của kẻ bị áp bức một cách khoa học, nên nó thấy chủ nghĩa Mác Xít là một cố gắng nhằm giải phóng nhân loại. Các Kitô hữu liên hệ vì thế dấn thân vào cuộc tranh đấu của kẻ bị áp bức và dựa các suy tư thần học của mình vào các cuộc đấu tranh này (3).
(ii) Đạo đức học về vũ khí hạt nhân
Quan điểm của các vị giám mục Hoa Kỳ về chiến tranh hạt nhân được phát biểu trong một thư chung năm 1983. Vì bản chất cuộc chạm trán Đông Tây, nên quả là thích thú khi được thấy quan diểm của các vị giám mục của một trong các siêu cường. Quan điểm của các ngài hết sức rõ ràng. Chúng dứt khoát kết án cả chiến tranh hạt nhân lẫn bất cứ quyết định cố ý nào nhằm đánh phủ đầu, dù ở một qui mô hạn chế. Tuy nhiên, chúng kém rõ ràng hơn khi đề cập tới vấn đề gián chỉ, dù tài liệu tuyên bố rằng không được dùng gián chỉ (deterrence) làm phương tiện đạt thế thượng phong. Như thế đủ thấy quan điểm của các giám mục đi ngược lại chính sách hạt nhân của chính phủ Hoa Kỳ, nhất là vì các ngài không mô tả kẻ thù như tuyệt đối xấu xa. Quan điểm của Tổng Thống Reagan về vấn đề này, ai cũng đã rõ.
Một số giám mục còn chỉ trích chính sách vũ trang của Tổng Thống Reagan một cách mạnh mẽ hơn nữa. Hai vị giám mục của tiểu bang Montana đã lên tiếng chống lại chương trình MX (hỏa tiễn đặt trên đất). Vị giám mục của giáo phận Amarillo, Texas, kết án Pantex, công ty chế tạo bom nơtrôn, và yêu cầu người Công Giáo tìm việc làm ở công ty khác. Đức Cha Flanagan, giám mục Worcester, Massachusetts, ủng hộ việc giải giới đơn phương. Còn Đức Cha Hunthauser, giám mục Seattle, lên tiếng chủ trương rằng ngài sẽ không nạp thuế để phản đối việc gia tăng vũ khí hạt nhân.
Như thế, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một quan điểm giá trị về vấn đề võ khí hạt nhân. Nhưng các đối tác của các ngài tại Pháp xem ra lại không có cùng một lập trường như thế. Trong tuyên bố ngày 8 tháng 11 năm 1983, các ngài kết án việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng lại đặt câu hỏi: “Liệu sự kiện việc sử dụng nó là vô luân có hàm nghĩa chính vũ khí hạt nhân là vô luân không? Câu trả lời không hẳn tự nó hiển nhiên”. Tài liệu này ngầm cho thấy khối Xô Viết hiển nhiên là khối gây hấn, và do đó, sự hiện hữu của đe dọa hạt nhân là chính đáng. Các giám mục Pháp cho rằng thái độ của mình là hợp lý vì “đối thoại chắc chắn sẽ bế tắc và vô bổ… phiến diện và lầm lẫn… khi một số bên liên hệ được nuôi dưỡng bằng những ý thức hệ luôn bác bỏ phẩm giá con người”. Các ngài còn đi xa hơn nữa mà cho rằng gia tăng mức gián chỉ là điều chính đáng vì “bản chất thống trị và gây hấn của ý thức hệ Mác Xít Lê Nin Nít”. Sau cùng, các ngài nói thêm: “chủ nghĩa duy vật lý thuyết đang lợi dụng ý muốn hòa bình của người ta… để chinh phục thế giới”.
Như thế, đủ thấy các giám mục Pháp đang góp phần cổ vũ các quan điểm chống cộng và chống Xô Viết và trong bối cảnh hiện nay, đang khách quan góp phần vào chính sách của Phương Tây. Việc này đã được nhiều giới của NATO lưu ý. Trong một bài báo đăng trên tờ NATO Review, đại biểu Bồ Đào Nha tại NATO tuyên bố rằng không có mâu thuẫn nào giữa các chính sách của NATO và quan điểm của Giáo Hội về gián chỉ hạt nhân: “không thể kết án gián chỉ hạt nhân bằng cùng một ngôn từ luân lý như khi người ta kết án tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân”. Có ý nhắc đến chủ trương của một số giáo hội, ông ta nói thêm: “Về phương diện luân lý, người ta cần nhấn mạnh tới gián chỉ” (4)
(iii)Bác bỏ quan điểm tiến bộ bên trong Giáo Hội
Trong mấy tháng gần đây, các quan điểm tiến bộ bên trong Giáo Hội đang bị tấn công một cách có hệ thống. Các mục tiêu chính là thần học giải phóng và điều người ta quen gọi là Giáo Hội Bình Dân tại Châu Mỹ La Tinh. Như trên đã nói, thần học giải phóng là một cố gắng tái suy tư thần học và vượt quá đạo đức học xã hội. Nó bắt đầu với quan điểm của người bị áp bức và đọc lại Phúc Âm theo quan điểm của người nghèo. Hoàn cảnh của họ không đơn thuần được mô tả theo hậu quả, nhưng được phân tích theo nguyên nhân. Do đó, nền thần học này đụng tới quan niệm của chúng ta về vai trò của Kitô trong lịch sử nhân loại, tức việc cứu chuộc con người, đụng tới quan niệm của chúng ta về Giáo hội và vai trò của Giáo Hội, cũng như chính việc phúc âm hóa. Nó có chung nhiều điểm với các phong trào giải phóng và với quan điểm của những Kitô hữu đang dấn thân vào các cuộc tranh đấu xã hội. Tại Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân và một số nơi thuộc Châu Phi, người ta đã khai triển ra một hình thức cộng đoàn mới cho các tín hữu. Ở Ba Tây chẳng hạn, hơn 100,000 người hiện đang tham gia các “cộng đoàn căn bản”. Nhiều cộng đoàn tương tự đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các căn cứ xã hội cho các phong trào cách mạng tại Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Người ta cũng khai triển ra nhiều vai trò tôn giáo mới mẻ (lãnh tụ cộng đoàn, phát ngôn viên); các giáo dân nam nữ, các nông dân và công nhân đã tham gia trực tiếp vào các công tác truyền bá phúc âm và mục vụ. Nhiều bộ phận trong hàng giáo phẩm Công Giáo, trong đó có Đức Gioan Phaolô II, coi việc khai triển này như một đe dọa đối với sự hợp nhất trong Giáo Hội, vì đặc trưng của nó là tản quyền. Do đó, nhiều lời cảnh cáo đã được công bố và nhiều biện pháp hành chánh đã được đưa ra chống lại các cộng đoàn căn bản này, và không ít các chủ trương của chúng bị kết án. Thần học giải phóng bị tố cáo là sử dụng các phương pháp phân tích Mác Xít. Trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị CELAM tại Puebla, Đức Gioan Phaolô II cho hay: cần phải phân biệt giữa “giải phóng Kitô Giáo và các hình thức giải phóng đặt căn bản trên các ý thức hệ nhằm tiêu diệt quan điểm của phúc âm về con người, về thế giới và về lịch sử”. Trong thư đề ngày 29 tháng 6 năm 1982 gửi các giám mục Nicaragua và trong bài giảng ngày 4 tháng 3 năm 1983, ngài cực lực lên án mọi hình thức tổ chức Giáo Hội không tùy thuộc thẩm quyền các giám mục. Dù các lời tuyên bố và các biện pháp này không trực tiếp nhắc tới cuộc chạm trán giữa các hệ thống kinh tế xã hội do hai siêu cường đại diện, nhưng hệ luận của chúng chỉ có thể gia tăng khoảng cách giữa các hệ thống này và do đó làm cho cuộc chạm trán kia leo thang thêm.
Các thực hành có tính định chế
Về các thực hành có tính định chế, người ta thường phân biệt giữa việc tái tạo định chế (institutional reproduction) và mối liên hệ với các định chế khác trong xã hội.
(a) Việc tái tạo định chế
Tuyên bố của các giám mục Ý ngày 15 tháng 12 năm 1975 cho ta một hình ảnh khá rõ về chủ điểm của việc tái tạo định chế. Các ngài nhất quyết bác bỏ bất cứ khả thể liên minh nào với Đảng Cộng Sản, không những vì đảng này vô thần mà còn vì bất cứ cuộc liên minh nào cũng đem lại đe dọa cho tông hiệp (concordat) của Tòa Thánh với chính phủ Ý cũng như cho các định chế Kitô Giáo trong các lãnh vực y tế, giáo dục và văn hóa. Nói cách khác, các ngài quan tâm tới việc bênh vực các định chế của Giáo Hội và sợ rằng không gian xã hội dành cho các định chế này sẽ bị hạn chế.
Tài liệu còn đi xa hơn nữa bằng cách lên án Kitô hữu nào dám liên minh với người Mác Xít vì cho rằng họ phá hoại “cộng đồng Giáo Hội vốn có tính phẩm trật và hữu cơ”. Sau đó, tài liệu đề cập tới các cải tổ nội bộ đang diễn ra bên trong Đảng Dân Chủ Kitô Giáo và biện luận chống lại bất cứ sự hợp tác nào với Đảng Cộng Sản, dù lúc đó, Đảng Cộng Sản Ý đang đưa ra “thỏa hiệp lịch sử” (thời Enrico Berlinguer làm tổng bí thư, chủ trương hợp tác với các đảng xã hội và dân chủ Kitô Giáo). Vấn đề nòng cốt ở đây là vấn đề tái tạo định chế. Để bảo vệ sự tái tạo này, các vị giám mục Ý sẵn sàng liên minh với hệ thống chính trị nào tự thân vốn cột chặt với việc tổ chức xã hội theo tư bản chủ nghĩa, tự đặt mình vào nền kinh tế Tây Phương và có những chính sách rõ ràng nằm trong quĩ đạo của Mỹ.
Dĩ nhiên, chủ trương hết sức minh nhiên của các giám mục Ý không được mọi đồng nghiệp của các ngài chia sẻ. Tuy nhiên, đại đa số các giám mục hoàn cầu có những quan điểm tương tự như các ngài. Trong chiều hướng này, chủ trương của các giám mục Bỉ về cuộc khủng hoảng kinh tế, về các công nhân di dân và về vũ khí hạt nhân được coi là đặc trưng. Trong cả ba lãnh vực này, các ngài nhấn mạnh tới tính nghiêm trọng của vấn đề, tính bất khả chấp nhận của một số bất bình đẳng và bất công đang hiện hữu trong xã hội, nhưng kết cuộc, các ngài đã ngả theo chủ trương cải tổ liên giai cấp, là những cải tổ ít đe dọa nhất đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
(b) Liên hệ với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng
Vấn đề liên hệ với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng là vấn đề cực kỳ phức tạp. Ở đây, ta chỉ nên bàn tới các vấn đề chính như quan điểm của Đức Gioan Phaolô II và vắn tắt xem sét điều người ta vốn gọi là chính sách đối với khối Đông (Ostpolitik) của Vatican
(i) Chủ trương của Đức Gioan Phaolô II
Một số nhà bình luận nhấn mạnh tới sự kiện: Đức Gioan Phaolô II xem ra có hai chủ trương rất khác nhau khi lên tiếng tại Châu Mỹ La Tinh và khi lên tiếng tại Ba Lan. Nhưng trên thực tế, người ta thấy một liên kết hết sức thuận lý giữa hai chủ trương ấy. Dù văn phong đôi khi tự chế, nhưng căn cứ vào các trước tác của ngài, người ta thấy cả trong chủ trương triết lý lẫn thực hành chính trị, chủ nghĩa Mác Xít và các chế độ Cộng Sản đều là kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, nơi nào chế độ Mác Xít đang cầm quyền, như ở Ba Lan chẳng hạn (và Việt Nam nữa?), thì ngài cho rằng cần phải nhìn nhận nó trên thực tế (de facto), bất chấp các dị biệt của nó với Giáo Hội. Mục tiêu của Đức Gioan Phaolô II xem ra muốn đạt tới một thỏa thuận thiết thực tạm thời, một tạm ước (modus vivendi) giúp Giáo Hội có được một sức mạnh lớn nhất có thể có được về phương diện định chế trong một xã hội nhất định nào đó. Về phương diện định chế, luận lý học của ngài có tính hết sức gắn bó.
Đó là lý do tại sao Giáo Hội tại Ba Lan rất có thể đối nghịch với chế độ đang cầm quyền nhưng sẵn sàng hạ thấp giọng chống đối và tỏ ra không mấy hào hứng ủng hộ Phong Trào Đoàn Kết trong các chủ trương mạnh mẽ của nó. Điều ấy cũng giải thích tại sao Đức Gioan Phaolô II đã thúc giục người Công Giáo Việt Nam tham gia việc tái thiết đất nước trong thông điệp ngài gửi cho họ nhân chuyến tông du Viễn Đông, tháng 4 năm 1984.
Nhưng nơi nào cuộc tranh đấu liên miên về xã hội và chính trị có cơ đem một chế độ Mác Xít lên cầm quyền, thì toàn bộ sức mạnh định chế của Giáo Hội phải được động viên để ngăn ngừa việc ấy không trở thành hiện thực. Đó chính là ý nghĩa thực sự của sự khác biệt giữa sứ điệp Đức Gioan Phaolô II đem tới Nicaragua và sứ điệp chứa đựng trong các bài diễn văn ngài đọc trong các cuộc tông du tại các nước Thế Giới Thứ Ba. Người ta không thể phê bình ngài không chịu tố giác bất công, vì ngài dùng mọi cơ hội để làm việc đó, nhưng sự tố giác của ngài luôn luôn chừng mực so với việc ngài cảnh cáo về hiểm họa Mác Xít.
Giáo Hội có nhiệm vụ trình bày tính thống nhất về định chế, về tín lý, về đạo đức và tổ chức trong các xử lý của mình với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng. Đó là lý do khiến Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới các điểm khác nhau trên và diễn dịch chúng thành chính sách của Giáo Hội. Ngài làm việc đó một cách cương quyết nhưng đủ tinh tế để không gây nên những rạn nứt đáng kể trong hàng ngũ Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng chính do sự can thiệp của ngài tại Công Đồng Vatican II mà hiến chế Vui Mừng Và Hy Vọng, một hiến chế đề cập tới Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã không có những lời kết án trực tiếp chủ nghĩa Cộng Sản. Trong tình thế hiện nay, dĩ nhiên một thái độ như thế dễ bị diễn dịch theo ngôn ngữ chạm trán Đông Tây. Điều này khá hiển nhiên căn cứ vào nguyện vọng tha thiết của Reagan muốn thiết lập ngoại giao với Vatican và gặp mặt Đức Gioan Phaolô II tại Alaska; căn cứ vào các tiếp xúc giữa Phó Tổng Thống cũng như các viên chức Mỹ khác và Tòa Thánh trong thời gian gần cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng tới Châu Mỹ La Tinh; và căn cứ vào việc Bộ Trưởng Ngoại Giao Leo Tinderman khai thác các biến cố xẩy ra trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Managua để biện minh cho việc Bỉ từ khước không hợp tác với Nicaragua. Còn nhiều điển hình tương tự khác. Người ta không thể chối cãi việc một số các vị chức sắc trong Giáo Hội và ngay nhiều vị cao cấp trong Giáo Triều đôi khi trực tiếp can dự vào việc ngoại giao đầy tế nhị này. Mặt khác, người ta cũng phải nhìn nhận rằng phần lớn các ngài không can dự vào các lý lẽ thần học và không như Reagan, các ngài không mô tả kẻ thù Xô Viết là Xa Tan.
(ii) Chính sách đối với khối Đông (Ostpolitik) của Vatican
Người ta có thể đọc được bản tóm lược tuyệt diệu về chính sách đối với khối Đông của Vatican trong một bài báo gần đây của J. Dunn (5), trong đó, tác giả lược lại lịch sử các liên hệ của Tòa Thánh với các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1917. Ông cho thấy Vatican từng tổ chức việc cứu trợ cho dân chúng Liên Bang Xô Viết trong vụ đói lớn hồi đó và việc dù thông điệp của Đức Piô XII có cực lực lên án chủ nghĩa Cộng Sản và việc bành trướng quốc tế của nó, nhưng trước đó không lâu, ngài cũng đã lên tiếng kết án chủ nghĩa Phát Xít.
Tuy nhiên, chỉ sau Thế Chiến II, một chính sách gắn bó đối với các nước xã hội chủ nghĩa mới được khai triển. Lịch sử 40 năm qua cho thấy cả liên tục tính dứt khoát giữa các thái độ căn bản và một số các thay đổi trên bình diện thực tiễn. Việc xuất hiện nhiều hơn các nước xã hội chủ nghĩa tại Châu Âu được nhìn như một đe dọa trực tiếp đối với định chế Giáo Hội. Giáo Hội có thái độ thù nghịch trong khi các nước xã hội chủ nghĩa đưa ra nhiều biện pháp chống lại Giáo Hội và đôi lúc chống lại tôn giáo nói chung. Bên ngoài Châu Âu, Vatican coi diễn trình giải thực (decolonization) và việc gia tăng các phong trào cách mạng dựa vào chủ nghĩa Mác Xít, ấy là chưa kể sự kiện cả một quốc gia như Trung Hoa ngả theo chủ nghĩa Cộng Sản, như một đe dọa căn bản đối với Giáo Hội và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Chính trong bối cảnh này, nhiều liên minh Tây Phương đã dẫn tới việc thành lập ra NATO, hàng loạt các tranh chấp tôn giáo đã nổ ra tại Phương Đông, và Đức Piô XII có đường lối cứng rắn với chủ nghĩa Cộng Sản và các nước xã hội chủ nghĩa. Biện chứng pháp chạn trán hiện diện trên mọi bình diện, cả lý thuyết lẫn thực hành.
Triều đại Đức Gioan XXIII đánh dấu một thay đổi dứt khóat trên bình diện thực tế. Ngài muốn bắc một nhịp cầu, vừa để đạt tới một tạm ước giữa Giáo Hội và Nhà Nước ở Phía Đông lẫn thử mở ra một cuộc đối thoại trên bình diện bản thân, cụ thể là tiếp đón con rể Khrushchev. Như thế, ngài quả đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra chính sách hoà hoãn (détente). Người ta hẳn cũng còn nhớ chính ngài đã muốn làm trung gian để giải quyết cuộc khủng hỏang Cuba. Ngài cũng cố gắng đóng góp vào việc tái thiết Giáo Hội tại các nước xã hội chủ nghĩa về phương diện định chế.
Đức Phaolô VI cũng theo một chính sách tương tự và mặc dù ngài có đường lối cứng rắn hơn về phương diện lý thuyết, ngài vẫn nhìn nhận rằng tạm ước là con đường tốt nhất để cổ vũ hòa bình và ổn định tại Châu Âu.
Vấn đề cử nhiệm các giám mục cho một số quốc gia thuộc khối Đông, vì thế, đã được giải quyết; các giám mục được cử nhiệm cho Hung Gia Lợi năm 1964, cho Yugoslavia năm 1966 và cho Czechoslovakia năm 1972. Đức Cha Casaroli (sau là Hồng Y Quốc Vụ Khanh, qua đời năm 1998) được kể là kiến trúc sư đàng sau các thành công trên. Liên hệ ngoại giao giữa Cuba và Vatican chưa bao giờ bị ngưng đọng và trong nhiều năm, đại sứ Cuba vẫn là niên trưởng ngoại giao đoàn tại Vatican. Liên hệ ngoại giao với Yugoslavia được tái lập vào đầu thập niên 1970. Liên Bang Xô Viết cũng chứng tỏ một mức độ hoà hoãn trong thái độ đối với Vatican, không ít do vì nó biết rõ ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo đối với vấn đề hòa bình. Liên Bang này cũng đã nhìn nhận nhu cầu phải có một tạm ước với những người Công Giáo sống trong lãnh thổ Liên Bang, nhất là tại Lithuania. Chính sách đối với khối Đông của Vatican thường bị các nhóm tôn giáo bảo thủ và các đảng chính trị phía hữu chỉ trích nặng nề. Họ cho rằng Vatican đã nhượng bộ quá nhiều chỉ để đổi lấy những cái lợi hết sức nhỏ nhoi về phương diện định chế hay các vụ bổ nhiệm những người có chủ trương mơ hồ về Cộng Sản làm giám mục.
Việc Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng không thay đổi chi đối với đường lối tổng quát trong chính sách của Vatican, dù ngài xuất thân từ một nước theo xã hội chủ nghĩa. Ngài nhấn mạnh tới việc thương thảo trên thế mạnh, nhưng vẫn giữ cho cuộc đối thoại tiếp diễn. Và như Dunn nhấn mạnh, đó không phải là cuộc đối thoại ngây thơ.
(iii) Các phong trào xã hội đặt căn bản trên tôn giáo và các phong trào tôn giáo chống cộng
Bên trong cả các Giáo Hội Công Giáo lẫn các Giáo Hội Thệ Phản, đều có những nhóm và tổ chức coi chủ nghĩa chống cộng như phần quan trọng trong học thuyết của họ, có khi còn là căn bản cho học thuyết của họ nữa. Không nhất thiết phải kể tên của họ ra đây, vì làm thế có thể sẽ cường điệu hóa tầm quan trọng của họ. Một số phong trào đang hỗ trợ Giáo Hội tại các nước xã hội chủ nghĩa nằm trong loại này. Họ có tập san và nhiều ấn phẩm riêng, nhưng hầu hết các phong trào này đã mất nội lực mà trước đây họ vốn có. Điều đáng lưu ý hơn là các tổ chức như Opus Dei, một tổ chức vốn tổng hợp chủ nghĩa cực đoan tôn giáo với các quan điểm chính trị cánh hữu, ngay cả cực hữu nữa, vẫn được Vatican khuyến khích. Đương nhiên các tổ chức này cổ vũ các ý niệm và thực hành có tính tranh chấp, đối đầu. Dĩ nhiên, trong khi ấy cũng có các phong trào như Pax Christi với chủ trương về chạy đua vũ trang và mối liên hệ Đông Tây tương tự như quan điểm của các phong trào hòa bình hiện nay. Ngoài ra, còn có các tổ chức phát triển và hợp tác Công Giáo, bất chấp chính sách của chính phủ họ, vẫn tiếp tục các dự án tài trợ tại các nước như Việt Nam, Mozambique, Angola, Cambodia và Nicaragua. Tất cả những dữ kiện ấy cho thấy Giáo Hội Công Giáo không hẳn là độc khối và đường lối của các vị lãnh đạo không hẳn luôn được các thành viên tuân theo.
Kết luận
Như một định chế, Giáo Hội Công Giáo đương nhiên chống lại chủ nghĩa Mác Xít. Điều ấy hiểu được vì đây là một định chế tôn giáo đặt căn bản trên niềm tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi chính sách chống chủ nghĩa Mác Xít của Giáo Hội được dùng như một luận chứng chính trị, Giáo Hội đã mặc cho mình chiếc áo chính trị. Giống như trong nhiều phạm vi khác, con đường tiến duy nhất là tín hữu và người không tín ngưỡng cùng tiếp nhận một phân tích xã hội như nhau và để ngỏ vấn đề triết lý. Sự cứng ngắc của quan điểm chính thức trong lãnh vực phân tích xã hội và các dự án chính trị nói lên việc tổng hợp (amalgam) ta đang thảo luận. Chủ trương được nhiều thẩm quyền tôn giáo tiếp nhận có tính cứng ngắc và đôi khi phản khoa học. Các chủ trương này chỉ dẫn tới việc sử dụng, có khi thao túng, tôn giáo để làm xấu thêm cuộc tranh chấp Đông Tây. Tuy nhiên, nói về các thực hành cụ thể, Giáo Hội không can dự nhiều vào luận lý học đối đầu. Việc Giáo Hội không làm thế đủ phản ảnh các lợi ích có tính định chế của mình; dù sao, Giáo Hội cũng đang hiện diện trong nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa. Xét theo quan điểm ấy, Giáo Hội có thể trở thành nguồn của hòa hoãn.
Đối với việc giải phóng các giai cấp bị bóc lột và nhân dân các nước thứ ba, người ta không biết chắc thái độ của Giáo Hội Công Giáo, một thái độ dính cứng vào định nghĩa có tính duy lý tưởng về nền thần học chính thống và việc bảo vệ các lợi ích định chế của mình, có tương hợp với tính năng động của Phúc Âm hay không, vì Phúc Âm bao giờ cũng kêu gọi ta bênh vực và giải phóng người nghèo. Muốn trung thành với các mục tiêu này, hiển nhiên đòi phải có sự duyệt lại từ căn bản cả lối suy nghĩ lẫn lối hành động của Giáo Hội.
Ghi Chú
(1). Điều này cũng áp dụng vào Hội Nghị Thế Giới Về Các Tôn Giáo Và Hòa Bình (the World Conference for Religions and Peace). Xin xem F. Houtart và G. Lemercinier, Religions and Peace-Analysis of the Statements and of the Members' Opinions of the World Conference for Religions and Peace, CRSR,
Université Catholique de Louvain, Louvain-La-Nenvre, 1984.
(2). F. Houtart, 'Laborem Exercens. Reflexions sur ses logiques theoriques et concretes', khảo luận đọc tại Cuộc Hội Thoại Về Marx, Vrije Universiteit van Brussel, 1983.
(3). Cha Houtart viết bài này, lúc Thần Học Giải Phóng chưa bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cảnh cáo (1984 và 1986).
(4). Jose Manuel P. de Villas-Boas, 'Les Perceptions publiques et la moralité nucleaire', Revue de I'OTAN, Vol. 32, no. 2, April 1984, p. 18.
(5). Dennis J. Dunn, 'The Vatican Ostpolitik', Journal of International Affairs, Vol. 36, no. 2, Fall-Winter 1982/83.
Trong số rất nhiều bài viết của Cha Houtart, chúng tôi thấy có bài “Tôn Giáo và Chủ Nghĩa Chống Cộng: Trường Hợp Giáo Hội Công Giáo”, xin trình bày để bạn đọc rộng đường dư luận. Tuy bài này được viết từ năm 1984, nhưng lập trường của Giáo Hội Công Giáo đối với chủ nghĩa Cộng Sản và các chế độ cai trị của Cộng Sản thiển nghĩ không thay đổi bao nhiêu.
Trong viễn tượng lưỡng phân giữa thế giới tự do và thế giới xã hội chủ nghĩa, việc khảo sát vai trò của tôn giáo nói chung và của Kitô Giáo nói riêng thiển nghĩ không hẳn dư thừa. Dĩ nhiên, đây là một vấn đề rộng lớn, không thể bàn tới một cách thấu đáo ở đây, vì hoàn cảnh khá dị biệt và quan điểm của những người liên hệ thường lại mâu thuẫn với nhau.
Vì thế, ở đây, ta chỉ có thể đưa ra một số nhận định tổng quát có tính lý thuyết và sau đó xét tới một số điển hình cụ thể dưới quan tâm của Giáo Hội Công Giáo.
Các xem sét lý thuyết
Theo các phân tích Mác Xít, các chức năng xã hội của tôn giáo có tính hàm hồ, nước đôi. Tôn giáo vừa nói lên sự đối kháng của các giai cấp thấp vừa nói lên sự thăng hoa cho một trật tự vốn thừa nhận bất bình đẳng xã hội. Nó đưa ra giải pháp ảo tưởng cho một số phong trào giải phóng, và đồng thời là nguồn cho cam kết giải phóng.
Trong tư cách định chế, tôn giáo nối kết với các thế lực áp bức, nhưng nó cũng phát sinh ra nhiều lời tố giác bất công hết sức mạnh mẽ và có tính tiên tri. Đôi khi thật khó nói một cách chính xác người ta đang đương đầu với điều gì khi đề cập tới tôn giáo và do đó, họ đành phải thực hiện một cuộc phân tích có tính lịch sử và biện chứng.
Trong tình hình hiện nay, Giáo Hội lại không có một đường lối duy nhất, dù một số khuynh hướng xem ra đang chiếm thế thượng phong. Trong tư cách bao gồm một số phần tử khác nhau đại diện cho thế giới, tôn giáo tự nó là ‘một phần lý tưởng của thực tại’. Nói cách khác, nó là một trong những yếu tố góp phần tạo ra các liên hệ xã hội, các giai cấp...
Điều ấy đúng trên cả bình diện niềm tin, đạo đức, lẫn bình diện tổ chức, nghĩa là trên cả bình diện các giáo hội nữa. Dĩ nhiên, bối cảnh khác nhau rất nhiều. Tại một số nước theo chủ nghĩa tư bản Tây Phương, các liên hệ xã hội vẫn còn được hiểu theo qui phạm tôn giáo, dù việc này càng ngày càng trở nên hiếm họa. Đàng khác, hầu như mọi xã hội nặng về trồng trọt đều sống các mối liên hệ của họ với thiên nhiên theo các biểu tượng và thực hành tôn giáo; những biểu tượng và thực hành này đem lại cho họ hình thức bảo vệ chính. Các niềm tin tôn giáo cũng có thể tìm thấy tại các nước tư bản chủ nghĩa đã kỹ nghệ hóa cao, nhưng tại đây, các niềm tin này không còn bị cột vào các lối biểu tượng con người vốn có về mối liên hệ của họ với thiên nhiên hay về các mối liên hệ xã hội nữa. Thực vậy, chúng là các xác tín về nguồn gốc và số phận của con người cũng như của vũ trụ, và mang thật nhiều sắc thái khác nhau, đối với cả giai cấp trưởng gỉa, lẫn giai cấp trí thức, giai cấp công nhân và giai cấp trung lưu.
Những điều trên cho thấy yếu tố tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong các động cơ xã hội hơn là sự nhìn nhận của một số người. Tự nó, yêu tố này có tính hàm hồ nước đôi (ambivalent). Người ta dễ dàng liên kết tôn giáo với các chế độ cánh hữu: ở đây, họ liên tưởng ngay tới đạo Công Giáo của Marcos, của Pinochet hay Kitô Giáo của Reagan. Một số giá trị tôn giáo có thể được dùng để biện minh cho các chính sách áp bức hay đế quốc. Nhưng mặt khác, nhiều nhà cách mạng ở Trung Mỹ, ở Phi Luật Tân và ở Nam Phi đã tìm thấy nơi Kitô Giáo của họ cả một nguồn cảm hứng lớn lao khiến họ dấn thân cho cuộc đấu tranh giải phóng.
Thành thử, đối với chủ nghĩa chống cộng, người ta không ngạc nhiên khi thấy tôn giáo không phải chỉ có một chức năng. Điều này chắc chắn đúng đối với Đạo Công Giáo.
Để có thể hiểu rõ hơn, ta sẽ xét tới một số dị biệt về phương diện lý thuyết, tập trung vào các quan niệm tôn giáo và duy vật về lịch sử. Sau đó, mới bàn tới vấn đề đạo đức học xã hội và cuối cùng tới vấn đề định chế tôn giáo và không gian độc lập của nó. Phần thứ hai của bài này sẽ xét xem một số điển hình cụ thể.
1. Chống đối trên bình diện lý thuyết
Xét về phương diện lịch sử, chủ nghĩa xã hội phát triển trong khuôn khổ một nền triết lý và do đó, không đi đối với tôn giáo về phương diện lý thuyết. Việc không đi đôi đó là nguồn thường hằng của thù nghịch.
A. Tôn giáo và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Khẳng định cho rằng bất cứ thực hành nào cũng bắt nguồn từ một chủ trương triết lý, một chủ trương tự nó có tính duy lý, có nghĩa: sự chia rẽ giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và niềm tin tôn giáo là toàn diện. Trong khuôn khổ chủ nghĩa duy vật lịch sử, người ta dễ dàng biện luận cho việc bác bỏ bất cứ triết lý hành động hay phân tích nào khác. Biện luận này như sau: phân tích giai cấp đồng nghĩa với phân tích Mác Xít và do đó hiển nhiên cột chặt với triết lý Mác Xít, là triết lý dựa trên chủ nghĩa vô thần. Chính trên căn bản này, nền thần học giải phóng của Châu Mỹ La Tinh, là nền thần học dựa vào cuộc phân tích Mác Xít về xã hội Châu Mỹ La Tinh, đã bị thách thức, kể cả lên án nữa. Điều ấy cũng giải thích lý do tại sao các Kitô hữu tham gia các tổ chức xã hội, chính trị và cách mạng chịu ảnh hưởng Mác Xít đã bị đẩy ra bên lề. Dù các phân tích và dấn thân trên không hẳn có vấn đề, thái độ mô tả trên đây quả có hàm nghĩa chúng đã được khởi sự từ một ý niệm hay một triết lý chứ không hẳn từ một liên hệ xã hội. Vấn đề phải hiểu thế nào về thực tại xã hội và liệu việc hiểu thực tại xã hội ấy theo hạn từ tranh chấp trên thực tế có tiêu biểu cho nó hay không, không được đặt ra. Hậu quả là việc phân cực vượt quá cả bình diện triết lý và trên thực tế đã mang đến nhiều hiệu quả về phương diện thực hành.
Khuynh hướng trên càng rõ ràng hơn nữa khi một đảng chính trị hay một chế độ chấp nhận chủ nghĩa duy vật lịch sử làm điểm qui chiếu hay sách lược. Trong những trường hợp này, sự đối nghịch giữa tôn giáo và chủ nghĩa duy vật lịch sử trở thành cán cân quyền lực (balance of power) được biểu lộ qua các chính sách hiến định và qua việc động viên lực lượng căn bản của xã hội để ủng hộ các chính sách ấy. Việc đào luyện chính trị và các phong trào xã hội chịu ảnh hưởng Mác Xít thường có thái độ này. Trong lý thuyết, vấn đề tôn giáo là một kết luận, chứ không phải một khởi điểm cho một triết lý hành động (praxis) hay một cuộc phân tích, nhưng khi hai phía của phương trình bị đảo ngược, thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo và việc đẩy tín hữu ra bên lề trở thành một mục tiêu chính trị; việc này sẽ phát sinh ra cùng một phản ứng và chia rẽ như trước.
B. Đạo đức học xã hội
Mọi tôn giáo, đặc biệt là Kitô Giáo, đều khai triển được một hệ thống đạo đức học xã hội dựa trên các xác tín tôn giáo của mình. Thí dụ, căn bản phúc âm của Kitô Giáo dẫn người ta tới việc đòi hỏi công lý cho người nghèo và do đó tới việc lên án áp bức. Tuy nhiên, bất cứ cấu trúc đạo đức nào cũng đều được một đại biểu xã hội đứng làm trung gian. Trong một số xã hội tiền tư bản, các mối liên hệ xã hội được giải thích và hợp pháp hóa bằng hạn từ tôn giáo, và quan niệm của của họ về đạo đức học được suy diễn từ quan niệm về trật tự xã hội do thần linh sắp xếp. Với việc xuất hiện của các xã hội dựa vào thị trường và lối sản xuất theo chủ nghĩa tư bản, quan niệm ấy đã trở thành lỗi thời, và nhiều lý thuyết xã hội chi tiết hơn đã được khai triển, nhất là bởi Giáo Hội Công Giáo.
Học thuyết xã hội của Giáo Hội được xác định nhờ đã đọc được những khía cạnh cận kề nhất của thực tại xã hội, tức các tương quan xã hội liên nhân bản (inter-human social relations). Xã hội được coi như là tổng số các mối tương quan liên bản ngã. Tuy nhiên, tư tưởng Mác Xít cũng đạt được một bước nhẩy vọt về phẩm trong lối phân tích xã hội của mình. Bước nhẩy vọt này giúp họ lưu tâm tới các cơ cấu xã hội và cả các mối tương quan liên bản ngã nữa. Họ cho rằng cơ cấu không phải chỉ là tổng số các mối tương quan. Nên họ chú tâm tới các mối dây quan trọng liên kết các yếu tố cấu thành ra tương quan xã hội. Trong cơ cấu giai cấp, các yếu tố này nhất thiết phải đối kháng (antagonist) với nhau.
Trong lối hiểu thứ nhất trên đây về thực tại xã hội, một lối hiểu vốn cung cấp căn bản cho học thuyết xã hội của Giáo Hội, trách nhiệm tức khắc của cá nhân là điều hiển nhiên. Họ hầu như tự động khám phá ra lời kêu gọi phải thay đổi thực tại. Thực tại ở đây được hiểu như là bất công và áp bức, và do đó, các lương tâm cá thể của những tác nhân xã hội được mời gọi hành động. Người giầu có và quyền thế được kêu gọi trở nên đại lượng, còn người nghèo và người bị áp bức thì được kêu gọi hãy kiên nhẫn hơn trong các cố gắng thay đổi xã hội của mình.
Tất cả những điều đó cho thấy khởi điểm phải là bác bỏ, không hiểu thực tại xã hội theo nghĩa đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì cái hiểu này tự nó đặt căn bản trên các mối tương quan liên bản ngã, nên mọi đấu tranh và đối kháng lập tức được hoán chuyển qua ngữ pháp này và do đó trở thành không thể chấp nhận được đối với những người chuyên rao giảng tình huynh đệ và tình yêu đồng loại nhân danh các giá trị tôn giáo. Khởi điểm này cũng có thể khiến người ta mù mờ giữa mục đích và phương tiện. Mục đích là xây dựng một xã hội công bình và huynh đệ, còn hợp tác giữa các giai cấp trở thành phương tiện đạt mục đích trên, tức ích chung. Đại đa số các nhóm tôn giáo chấp nhận quan điểm này. Người ta có thể tìm thấy hình thức phát triển cao độ của nó trong học thuyết xã hội Công Giáo, nhưng nó cũng được dùng làm căn bản cho tư tưởng Chính Thống Giáo Hy Lạp. Thêm vào đó, nó còn tạo căn bản đạo đức cho quan điểm hòa bình của các tôn giáo chính (1).
Tóm lại, nó đem đến một căn bản lý thuyết cho việc chống lại bất cứ hình thức đạo đức học xã hội nào dựa vào việc phân tích giai cấp về phương diện cơ cấu. Một trong các đóng góp đạo đức có tính đặc trưng hơn hết phải kể là thông điệp Laborem Exercens (về lao động) của Đức Gioan Phaolô II. Ở đây, thực tại xã hội được hiểu theo nghĩa phân tầng (stratification) chứ không phải cơ cấu, và do đó, thông điệp nhằm mô tả hơn là phân tích. Thí dụ, ý niệm mức lương công bằng được đưa ra mà không nhắc chi tới giá trị thặng dư, lao động thặng dư hay lao động cần thiết về phương diện xã hội. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được mô tả chủ yếu như phản ảnh ý niệm kinh tế hay như chủ trương giảm thiểu con người xuống hàng hàng hóa hay chỉ còn là đối tượng của các liên hệ kinh tế. Thành ra, cả hai hệ thống ấy đều bị phê phán dựa ngay vào các ý niệm và ý thức hệ từng làm nền cho chúng. Theo nền đạo đức học đặt căn bản trên các tương quan liên bản ngã, chủ nghĩa xã hội là điều không thể chấp nhận được vì nó đặt căn bản trên ý niệm đấu tranh giai cấp, trong khi ấy, chủ nghĩa tư bản là điều có thể cải thiện được (2).
C. Vị trí của định chế tôn giáo
Mỗi tôn giáo hiểu tầm quan trọng của việc tổ chức một cách khác nhau. Là một Giáo Hội được phát triển trong Đế Quốc Rôma và được xã hội phong kiến củng cố, Đạo Công Giáo là hình thức phát triển cao độ nhất của tôn giáo, xét theo quan điểm pháp chế. Công đồng Vatican II đã phần nào điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, tuy nhiên, xét về căn bản, nó vẫn là một hệ thống có tính hết sức phẩm trật. Phương thức định chế hóa của nó đòi phải có rất nhiều nguồn tài nguyên vật chất đáng kể để huấn luyện nhân viên và để duy trì các nơi thờ phượng, hệ thống giáo dục và truyền thông vùng cũng như quốc tế. Kể từ thời Kitô Giáo bị phân mảnh và việc ra đời của hệ thống tư bản, Đạo Công Giáo đã làm nhiều hơn bất cứ ngành Kitô Giáo nào khác nhằm khai triển một mạng lưới định chế thuộc các phạm vi giáo dục, văn hóa và y tế. Bất kể các tranh chấp quyền lực trong các thế kỷ 19 và 20, các định chế này vẫn phát triển trong khuôn khổ xã hội tự do của tư bản chủ nghĩa. Đạo Công Giáo là mối đe dọa duy nhất đối với giai cấp tư sản đang thành hình theo nghĩa nó liên kết chặt chẽ với chủ trương có tính ý thức hệ của giai cấp thượng lưu sở hữu đất đai. Nhưng với sự xuất hiện của giai cấp mới không mấy thiện cảm và sự ra đời của một cấu trúc mới trong các liên hệ xã hội, các định chế tôn giáo dễ trở thành đồng minh của giai cấp tư sản, dù đôi khi là một đồng minh hay phê phán.
Về phương diện lý thuyết, người ta có thể giải thích được sự kiện tại sao hệ thống tư bản đã dành nhiều không gian cho các định chế tôn giáo: vì các niềm tin tôn giáo và các biểu thức của chúng không còn chủ yếu đối với việc tái tạo ra các liên hệ xã hội nữa. Chúng vẫn còn hữu dụng, nhưng người ta có thể giải thích và hợp pháp hóa các tương quan sản xuất mới theo ý thức hệ xã hội hơn là phải nại tới cõi thiêng liêng (trật tự do Thiên Chúa sắp xếp) như thời phong kiến.
Tuy nhiên, trong thời chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội, không gian định chế dành cho các giáo hội bị thu nhỏ lại vì nhiều lý do. Một đàng, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức các mạng lưới y tế, giáo dục và văn hóa để mở rộng chúng cho toàn dân. Đàng khác, chuyển tiếp là thời kỳ khó khăn trong đó, việc động viên có tính ý thức hệ có thể mang hình thức áp chế. Sau cùng, người ta thường xác định không gian xã hội cần cho tính độc lập của các định chế tôn giáo bằng cả khuôn mẫu tôn giáo đặc thù lẫn mức độ cứng rắn có tính xã hội mà họ xét thấy cần phải có để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Như thế, các nguồn tôn giáo trong chủ nghĩa chống cộng có gốc gác lý thuyết sâu sắc chứ không phải chỉ là vấn đề chiến thuật. Nhưng người ta sẽ lầm lẫn nếu kết luận rằng thái độ của các giáo hội và của các tôn giáo định chế tuyệt đối có tính cách độc khối (monolithic). Trên thực tế, rất nhiều Kitô hữu và cả một số giáo sĩ chấp nhận sự phân tích xã hội do chủ nghĩa Mác Xít khai triển và sử dụng nó làm phương tiện đưa ra một nền đạo đức học. Điều ấy đúng cho cả nền thần học giải phóng từng xuất hiện tại một số quốc gia Đệ Tam lẫn những nhà trí thức hay tín hữu dấn thân vào các cuộc đấu tranh xã hội, lao động hay cách mạng. Ngay trong giáo hội định chế, người ta cũng thấy có những người biện luận cho một quan điểm ít có tính phẩm trật hơn về việc phúc âm hóa và việc xác định không gian xã hội. Các ‘Cộng Đoàn Căn Bản’ tại Châu Mỹ La Tinh là một trong các thí dụ điển hình.
2. Ảnh hưởng của các thực hành trong Giáo Hội
Trong tình thế ngày nay, các thực hành của các Giáo Hội Kitô Giáo nói chung và của Công Giáo nói riêng có thể làm gì để đẩy mạnh sự kình chống giữa thế giới Tây Phương và thế giới xã hội chủ nghĩa hay ngược lại để giúp bạch hóa khuynh hướng muốn trình bày sự kình chống trên như một cuộc tranh chấp giữa điều thiện và điều ác? Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ xét một số thực hành tôn giáo trong Giáo Hội Công Giáo Rôma. Muốn đạt tới một kết luận nào đó về các thực hành của Giáo Hội, trước nhất ta phải phân biệt nhiều lãnh vực khác nhau.
Trước nhất, ta sẽ xét tới việc tạo giá trị, những giá trị được cả Giáo Hội Công Giáo lẫn mọi định chế tôn giáo khác xác định căn cứ vào tính siêu nhiên. Như thế, ta sẽ xem sét các thực hành có tính định chế từng sản sinh ra chính định chế hay các liên hệ của nó với các định chế khác trong xã hội, nhất là nhà nước và các phong trào xã hội. Cuối cùng, ta sẽ xét tới kết cấu (constitution) của giáo hội. Các thành viên của giáo hội hết sức đa dạng về phương diện xã hội và đến một mức độ nào đó, họ còn có địa bàn riêng trong các phong trào xã hội đặt căn bản trên tôn giáo. Ta sẽ dùng các tiêu chuẩn ấy để nhận dạng một số thực hành khác nhau.
A. Việc tạo giá trị
Hiển nhiên, đây là một chủ đề khá rộng, nên cần được tiếp cận một cách có chọn lựa. Trước nhất, ta sẽ xét xem các tài liệu của giáo hội trình bày chủ nghĩa Mác Xít ra sao rồi sau đó, xét tới một vấn đề hết sức đặc thù về đạo đức học xã hội, tức vấn đề võ khí hạt nhân. Sau cùng, ta sẽ khảo sát thái độ của giáo quyền đối với nền thần học giải phóng, là nền thần học tự nó có sản sinh ra một số giá trị.
(i) Hình ảnh về chủ nghĩa Mác Xít
Đa số các văn kiện của Giáo Hội đều bắt đầu cuộc thảo luận về chủ nghĩa Mác Xít bằng cách mô tả triết lý của nó và việc nó phê phán tôn giáo, nhưng sự mô tả này thường quá đơn giản và đôi khi có tính biếm họa. Các văn kiện chính thức ít khi cho thấy một cách súc tích các quan điểm khác nhau mà Marx và Engels từng chấp nhận liên quan tới tôn giáo và không định vị những quan điểm ấy theo tính lịch sử của chúng... Trái lại, các văn kiện này thường có khuynh hướng biếm họa các chủ trương của Marx để có thể phê phán chúng dễ dàng hơn.
Các vị giám mục Pháp, chẳng hạn, đã phác họa các quan điểm của mình về các liên hệ giữa Kitô hữu và người Mác Xít trong một tài liệu công bố ngày 30 tháng 6 năm 1977. Các ngài ghi nhận sự kiện: nhiều Kitô hữu có cùng quan điểm phê phán như người Mác Xít về xã hội và việc dấn thân xã hội, nhưng lại cho rằng chủ nghĩa Mác Xít muốn độc quyền thay đổi xã hội và do đó rơi vào chủ nghĩa toàn trị và vào việc bác bỏ đa nguyên. Các ngài cũng nghĩ rằng chủ nghĩa ấy loại trừ mọi giai cấp, chỉ trừ giai cấp vô sản.Theo các ngài, điều ấy có nghĩa: con người bị thu gọn chỉ còn là phản ảnh các tương quan của sản xuất kinh tế. Như thế, con người bị lệ thuộc một giai cấp thống trị mới và đó là đường rộng mở dẫn tới chủ nghĩa toàn trị.
Các giám mục Pháp kết án chủ nghĩa Mác Xít vì đã định nghĩa ý thức cá thể đơn thuần chỉ là ‘biểu hiện nhất thời của ý thức tập thể’. Còn đối với quan điểm Mác Xít về tôn giáo, các ngài nhận định rằng trong ngôn ngữ Mác Xít, tôn giáo nhất định sẽ bị diệt vong, thành thử, tín hữu nào cộng tác với người Mác Xít là tự chuốc lấy sự diệt vong vậy. Cuối cùng, các ngài cực lực phê phán và bác bỏ tính khoa học mà chủ nghĩa duy vật lịch sử tự khóac cho mình, cho rằng đó là điều không thể chấp nhận được.
Lối trình bày của các vị giám mục về quan niệm của chủ nghĩa Mác Xít đối với con người, việc nó giải thích xã hội và thái độ của nó đối với tôn giáo có tính hết sức giản lược và tỏ ra lẫn lộn quan điểm lý thuyết với quan điểm chính trị của các phong trào đặt căn bản trên chủ nghĩa này. Trái lại, tài liệu trên tán dương các giá trị của Kitô Giáo mà không hề nhắc tới những thực hành trên thực tế của Giáo Hội trong nhiều hoàn cảnh lịch sử đặc thù hay của những Kitô hữu cầm quyền. Dù giọng văn ôn hòa của tài liệu có cho thấy nó đã thoát ra khỏi những lối kết án chủ nghĩa Mác Xít ngày xưa, nhưng nó vẫn còn dựa vào những kiểu so sánh dễ dãi mà mục đích duy nhất là để ca tụng Kitô Giáo và lên án chủ nghĩa Mác Xít như một thứ gì xấu xa từ trong nội tại.
Trong hầu hết các văn kiện do Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) công bố, chủ nghĩa Mác Xít thường được hiểu theo nghĩa ý thức hệ. Trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị Thường Lệ lần thứ 18 của CELAM năm 1981, Đức Cha Lopez Trujillo (sau là Hồng Y, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, qua đời năm 2008) tố giác ‘việc sử dụng có tính ý thức hệ các công cụ phân tích Mác Xít đi ngược lại thẩm quyền Giáo Hội’ rồi nói thêm: “Làm thế nào CELAM có thể im lặng được?... cơ cấu Giáo Hội đang bị đe dọa bởi việc sử dụng bừa bãi, kể cả phản khoa học nữa, lối phân tích đã có từ 150 năm nay, dù được trình bày như một điều mới có”. Trong phúc trình gửi tới cuộc họp của CELAM tại Port-au-Prince (Haiti), vị tân chủ tịch của Hội Đồng là Đức Cha Antonio Quarracino (sau là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, qua đời năm 1998) cho rằng việc sử dụng chủ nghĩa Mác Xít chẳng qua chỉ là một thứ thao túng có tính ý thức hệ.
Văn kiện do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố còn minh nhiên hơn nữa. Ta đã nhắc tới một số lời tuyên bố của các vị giáo hoàng; giờ đây, nếu đọc lại một số bài diễn văn của Đức Gioan Phaolô II trong các chuyến tông du của ngài, ta sẽ thấy ngài nhắc đến không phải chỉ là triết lý vô thần của chủ nghĩa Mác Xít mà còn cả việc nó giản lược con người vào năng lực lao động, và lý thuyết đấu tranh giai cấp vốn không đi đôi với quan niệm Kitô Giáo đòi phải yêu thương đồng loại, và nguyên tuyền chỉ nói lên lòng vị kỷ tập thể (Diễn văn ngỏ với các nông dân Panama, năm 1983). Như thế, ta đang đương đầu với một cuộc đấu tranh ý thức hệ trong đó bên nào cũng có cái nhìn phiến diện, có tính giản lược, về đối phương. Mục tiêu là để chiếm thế thượng phong về quan điểm tôn giáo đối với ý nghĩa đời người, người đời và vũ trụ mà chủ nghĩa Mác Xít vốn bác bỏ. Tuy nhiên, những lối nhìn như thế không được chấp nhận một cách phổ quát bởi mọi tôn giáo, kể cả Giáo Hội Công Giáo. Dù đa số các vị giáo phẩm cao cấp nói với cộng đoàn của mình bằng những ngôn từ quá đơn giản, nhưng cũng có nhiều vị có lối nói khác. Đức Hồng Y Aloisio Lorscheider, Tổng Giám Mục Forteleza (Ba Tây) và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Tây (Dòng Phanxicô, qua đời năm 2007), chẳng hạn, đã không ngần ngại có cái nhìn khác. Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên bản tin của giáo phận, ngài nhận định: “Khi nghe có ai cho rằng Giáo Hội đang bị chủ nghĩa Mác Xít xâm nhập, tôi đều hỏi xem họ hiểu gì về chủ nghĩa này hay không. Phần lớn, tôi không nhận được câu trả lời nào… Nhiều người nói về chủ nghĩa Mác Xít nhưng không có ý nói tới triết lý Mác Xít, mà là nói về sự phân tích Mác Xít, tức cố gắng muốn hiểu xã hội ta đang sống”. Sự phân biệt giữa triết lý và phân tích, mà một số nhà Mác Xít không thừa nhận, có nghĩa là Kitô hữu không cần phải bác bỏ sự phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác Xít và các dự án chính trị của nó cùng một lúc với chủ nghĩa vô thần.
Người ta cũng nên nhớ rằng trong thông điệp Pacern in terris, Đức Gioan XXIII đã đưa ra một chủ trương mới mẻ. Dù ngài vẫn nhấn mạnh rằng Kitô hữu không thể chấp nhận triết lý vô thần, nhưng ngài phân biệt rõ giữa các lý thuyết một bên và bên kia là các nhóm và các phong trào cổ động cho các lý thuyết đó. Nhờ thế, ngài thiết lập được một căn bản cho cuộc đối thoại bằng cách mở ra các khả thể mới. Dù một số cánh cửa đã bị đóng lại sau triều đại của Đức Gioan XXIII, song những quan điểm tương tự vẫn được tìm thấy nơi những người đã và đang làm việc nghiêm chỉnh để hệ thống hóa các giá trị tôn giáo.
Điều ấy đặc biệt đúng đối với người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh và người Thệ Phản Châu Phi, những người đang dấn thân vào nền thần học giải phóng. Nền thần học này khởi sự bằng cách phân tích sự áp bức và sứ điệp giải phóng của Phúc Âm. Vì nó phân tích xã hội và các thực hành trong cuộc đấu tranh của kẻ bị áp bức một cách khoa học, nên nó thấy chủ nghĩa Mác Xít là một cố gắng nhằm giải phóng nhân loại. Các Kitô hữu liên hệ vì thế dấn thân vào cuộc tranh đấu của kẻ bị áp bức và dựa các suy tư thần học của mình vào các cuộc đấu tranh này (3).
(ii) Đạo đức học về vũ khí hạt nhân
Quan điểm của các vị giám mục Hoa Kỳ về chiến tranh hạt nhân được phát biểu trong một thư chung năm 1983. Vì bản chất cuộc chạm trán Đông Tây, nên quả là thích thú khi được thấy quan diểm của các vị giám mục của một trong các siêu cường. Quan điểm của các ngài hết sức rõ ràng. Chúng dứt khoát kết án cả chiến tranh hạt nhân lẫn bất cứ quyết định cố ý nào nhằm đánh phủ đầu, dù ở một qui mô hạn chế. Tuy nhiên, chúng kém rõ ràng hơn khi đề cập tới vấn đề gián chỉ, dù tài liệu tuyên bố rằng không được dùng gián chỉ (deterrence) làm phương tiện đạt thế thượng phong. Như thế đủ thấy quan điểm của các giám mục đi ngược lại chính sách hạt nhân của chính phủ Hoa Kỳ, nhất là vì các ngài không mô tả kẻ thù như tuyệt đối xấu xa. Quan điểm của Tổng Thống Reagan về vấn đề này, ai cũng đã rõ.
Một số giám mục còn chỉ trích chính sách vũ trang của Tổng Thống Reagan một cách mạnh mẽ hơn nữa. Hai vị giám mục của tiểu bang Montana đã lên tiếng chống lại chương trình MX (hỏa tiễn đặt trên đất). Vị giám mục của giáo phận Amarillo, Texas, kết án Pantex, công ty chế tạo bom nơtrôn, và yêu cầu người Công Giáo tìm việc làm ở công ty khác. Đức Cha Flanagan, giám mục Worcester, Massachusetts, ủng hộ việc giải giới đơn phương. Còn Đức Cha Hunthauser, giám mục Seattle, lên tiếng chủ trương rằng ngài sẽ không nạp thuế để phản đối việc gia tăng vũ khí hạt nhân.
Như thế, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một quan điểm giá trị về vấn đề võ khí hạt nhân. Nhưng các đối tác của các ngài tại Pháp xem ra lại không có cùng một lập trường như thế. Trong tuyên bố ngày 8 tháng 11 năm 1983, các ngài kết án việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng lại đặt câu hỏi: “Liệu sự kiện việc sử dụng nó là vô luân có hàm nghĩa chính vũ khí hạt nhân là vô luân không? Câu trả lời không hẳn tự nó hiển nhiên”. Tài liệu này ngầm cho thấy khối Xô Viết hiển nhiên là khối gây hấn, và do đó, sự hiện hữu của đe dọa hạt nhân là chính đáng. Các giám mục Pháp cho rằng thái độ của mình là hợp lý vì “đối thoại chắc chắn sẽ bế tắc và vô bổ… phiến diện và lầm lẫn… khi một số bên liên hệ được nuôi dưỡng bằng những ý thức hệ luôn bác bỏ phẩm giá con người”. Các ngài còn đi xa hơn nữa mà cho rằng gia tăng mức gián chỉ là điều chính đáng vì “bản chất thống trị và gây hấn của ý thức hệ Mác Xít Lê Nin Nít”. Sau cùng, các ngài nói thêm: “chủ nghĩa duy vật lý thuyết đang lợi dụng ý muốn hòa bình của người ta… để chinh phục thế giới”.
Như thế, đủ thấy các giám mục Pháp đang góp phần cổ vũ các quan điểm chống cộng và chống Xô Viết và trong bối cảnh hiện nay, đang khách quan góp phần vào chính sách của Phương Tây. Việc này đã được nhiều giới của NATO lưu ý. Trong một bài báo đăng trên tờ NATO Review, đại biểu Bồ Đào Nha tại NATO tuyên bố rằng không có mâu thuẫn nào giữa các chính sách của NATO và quan điểm của Giáo Hội về gián chỉ hạt nhân: “không thể kết án gián chỉ hạt nhân bằng cùng một ngôn từ luân lý như khi người ta kết án tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân”. Có ý nhắc đến chủ trương của một số giáo hội, ông ta nói thêm: “Về phương diện luân lý, người ta cần nhấn mạnh tới gián chỉ” (4)
(iii)Bác bỏ quan điểm tiến bộ bên trong Giáo Hội
Trong mấy tháng gần đây, các quan điểm tiến bộ bên trong Giáo Hội đang bị tấn công một cách có hệ thống. Các mục tiêu chính là thần học giải phóng và điều người ta quen gọi là Giáo Hội Bình Dân tại Châu Mỹ La Tinh. Như trên đã nói, thần học giải phóng là một cố gắng tái suy tư thần học và vượt quá đạo đức học xã hội. Nó bắt đầu với quan điểm của người bị áp bức và đọc lại Phúc Âm theo quan điểm của người nghèo. Hoàn cảnh của họ không đơn thuần được mô tả theo hậu quả, nhưng được phân tích theo nguyên nhân. Do đó, nền thần học này đụng tới quan niệm của chúng ta về vai trò của Kitô trong lịch sử nhân loại, tức việc cứu chuộc con người, đụng tới quan niệm của chúng ta về Giáo hội và vai trò của Giáo Hội, cũng như chính việc phúc âm hóa. Nó có chung nhiều điểm với các phong trào giải phóng và với quan điểm của những Kitô hữu đang dấn thân vào các cuộc tranh đấu xã hội. Tại Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân và một số nơi thuộc Châu Phi, người ta đã khai triển ra một hình thức cộng đoàn mới cho các tín hữu. Ở Ba Tây chẳng hạn, hơn 100,000 người hiện đang tham gia các “cộng đoàn căn bản”. Nhiều cộng đoàn tương tự đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các căn cứ xã hội cho các phong trào cách mạng tại Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Người ta cũng khai triển ra nhiều vai trò tôn giáo mới mẻ (lãnh tụ cộng đoàn, phát ngôn viên); các giáo dân nam nữ, các nông dân và công nhân đã tham gia trực tiếp vào các công tác truyền bá phúc âm và mục vụ. Nhiều bộ phận trong hàng giáo phẩm Công Giáo, trong đó có Đức Gioan Phaolô II, coi việc khai triển này như một đe dọa đối với sự hợp nhất trong Giáo Hội, vì đặc trưng của nó là tản quyền. Do đó, nhiều lời cảnh cáo đã được công bố và nhiều biện pháp hành chánh đã được đưa ra chống lại các cộng đoàn căn bản này, và không ít các chủ trương của chúng bị kết án. Thần học giải phóng bị tố cáo là sử dụng các phương pháp phân tích Mác Xít. Trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị CELAM tại Puebla, Đức Gioan Phaolô II cho hay: cần phải phân biệt giữa “giải phóng Kitô Giáo và các hình thức giải phóng đặt căn bản trên các ý thức hệ nhằm tiêu diệt quan điểm của phúc âm về con người, về thế giới và về lịch sử”. Trong thư đề ngày 29 tháng 6 năm 1982 gửi các giám mục Nicaragua và trong bài giảng ngày 4 tháng 3 năm 1983, ngài cực lực lên án mọi hình thức tổ chức Giáo Hội không tùy thuộc thẩm quyền các giám mục. Dù các lời tuyên bố và các biện pháp này không trực tiếp nhắc tới cuộc chạm trán giữa các hệ thống kinh tế xã hội do hai siêu cường đại diện, nhưng hệ luận của chúng chỉ có thể gia tăng khoảng cách giữa các hệ thống này và do đó làm cho cuộc chạm trán kia leo thang thêm.
Các thực hành có tính định chế
Về các thực hành có tính định chế, người ta thường phân biệt giữa việc tái tạo định chế (institutional reproduction) và mối liên hệ với các định chế khác trong xã hội.
(a) Việc tái tạo định chế
Tuyên bố của các giám mục Ý ngày 15 tháng 12 năm 1975 cho ta một hình ảnh khá rõ về chủ điểm của việc tái tạo định chế. Các ngài nhất quyết bác bỏ bất cứ khả thể liên minh nào với Đảng Cộng Sản, không những vì đảng này vô thần mà còn vì bất cứ cuộc liên minh nào cũng đem lại đe dọa cho tông hiệp (concordat) của Tòa Thánh với chính phủ Ý cũng như cho các định chế Kitô Giáo trong các lãnh vực y tế, giáo dục và văn hóa. Nói cách khác, các ngài quan tâm tới việc bênh vực các định chế của Giáo Hội và sợ rằng không gian xã hội dành cho các định chế này sẽ bị hạn chế.
Tài liệu còn đi xa hơn nữa bằng cách lên án Kitô hữu nào dám liên minh với người Mác Xít vì cho rằng họ phá hoại “cộng đồng Giáo Hội vốn có tính phẩm trật và hữu cơ”. Sau đó, tài liệu đề cập tới các cải tổ nội bộ đang diễn ra bên trong Đảng Dân Chủ Kitô Giáo và biện luận chống lại bất cứ sự hợp tác nào với Đảng Cộng Sản, dù lúc đó, Đảng Cộng Sản Ý đang đưa ra “thỏa hiệp lịch sử” (thời Enrico Berlinguer làm tổng bí thư, chủ trương hợp tác với các đảng xã hội và dân chủ Kitô Giáo). Vấn đề nòng cốt ở đây là vấn đề tái tạo định chế. Để bảo vệ sự tái tạo này, các vị giám mục Ý sẵn sàng liên minh với hệ thống chính trị nào tự thân vốn cột chặt với việc tổ chức xã hội theo tư bản chủ nghĩa, tự đặt mình vào nền kinh tế Tây Phương và có những chính sách rõ ràng nằm trong quĩ đạo của Mỹ.
Dĩ nhiên, chủ trương hết sức minh nhiên của các giám mục Ý không được mọi đồng nghiệp của các ngài chia sẻ. Tuy nhiên, đại đa số các giám mục hoàn cầu có những quan điểm tương tự như các ngài. Trong chiều hướng này, chủ trương của các giám mục Bỉ về cuộc khủng hoảng kinh tế, về các công nhân di dân và về vũ khí hạt nhân được coi là đặc trưng. Trong cả ba lãnh vực này, các ngài nhấn mạnh tới tính nghiêm trọng của vấn đề, tính bất khả chấp nhận của một số bất bình đẳng và bất công đang hiện hữu trong xã hội, nhưng kết cuộc, các ngài đã ngả theo chủ trương cải tổ liên giai cấp, là những cải tổ ít đe dọa nhất đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
(b) Liên hệ với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng
Vấn đề liên hệ với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng là vấn đề cực kỳ phức tạp. Ở đây, ta chỉ nên bàn tới các vấn đề chính như quan điểm của Đức Gioan Phaolô II và vắn tắt xem sét điều người ta vốn gọi là chính sách đối với khối Đông (Ostpolitik) của Vatican
(i) Chủ trương của Đức Gioan Phaolô II
Một số nhà bình luận nhấn mạnh tới sự kiện: Đức Gioan Phaolô II xem ra có hai chủ trương rất khác nhau khi lên tiếng tại Châu Mỹ La Tinh và khi lên tiếng tại Ba Lan. Nhưng trên thực tế, người ta thấy một liên kết hết sức thuận lý giữa hai chủ trương ấy. Dù văn phong đôi khi tự chế, nhưng căn cứ vào các trước tác của ngài, người ta thấy cả trong chủ trương triết lý lẫn thực hành chính trị, chủ nghĩa Mác Xít và các chế độ Cộng Sản đều là kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, nơi nào chế độ Mác Xít đang cầm quyền, như ở Ba Lan chẳng hạn (và Việt Nam nữa?), thì ngài cho rằng cần phải nhìn nhận nó trên thực tế (de facto), bất chấp các dị biệt của nó với Giáo Hội. Mục tiêu của Đức Gioan Phaolô II xem ra muốn đạt tới một thỏa thuận thiết thực tạm thời, một tạm ước (modus vivendi) giúp Giáo Hội có được một sức mạnh lớn nhất có thể có được về phương diện định chế trong một xã hội nhất định nào đó. Về phương diện định chế, luận lý học của ngài có tính hết sức gắn bó.
Đó là lý do tại sao Giáo Hội tại Ba Lan rất có thể đối nghịch với chế độ đang cầm quyền nhưng sẵn sàng hạ thấp giọng chống đối và tỏ ra không mấy hào hứng ủng hộ Phong Trào Đoàn Kết trong các chủ trương mạnh mẽ của nó. Điều ấy cũng giải thích tại sao Đức Gioan Phaolô II đã thúc giục người Công Giáo Việt Nam tham gia việc tái thiết đất nước trong thông điệp ngài gửi cho họ nhân chuyến tông du Viễn Đông, tháng 4 năm 1984.
Nhưng nơi nào cuộc tranh đấu liên miên về xã hội và chính trị có cơ đem một chế độ Mác Xít lên cầm quyền, thì toàn bộ sức mạnh định chế của Giáo Hội phải được động viên để ngăn ngừa việc ấy không trở thành hiện thực. Đó chính là ý nghĩa thực sự của sự khác biệt giữa sứ điệp Đức Gioan Phaolô II đem tới Nicaragua và sứ điệp chứa đựng trong các bài diễn văn ngài đọc trong các cuộc tông du tại các nước Thế Giới Thứ Ba. Người ta không thể phê bình ngài không chịu tố giác bất công, vì ngài dùng mọi cơ hội để làm việc đó, nhưng sự tố giác của ngài luôn luôn chừng mực so với việc ngài cảnh cáo về hiểm họa Mác Xít.
Giáo Hội có nhiệm vụ trình bày tính thống nhất về định chế, về tín lý, về đạo đức và tổ chức trong các xử lý của mình với các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào cách mạng. Đó là lý do khiến Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới các điểm khác nhau trên và diễn dịch chúng thành chính sách của Giáo Hội. Ngài làm việc đó một cách cương quyết nhưng đủ tinh tế để không gây nên những rạn nứt đáng kể trong hàng ngũ Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng chính do sự can thiệp của ngài tại Công Đồng Vatican II mà hiến chế Vui Mừng Và Hy Vọng, một hiến chế đề cập tới Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã không có những lời kết án trực tiếp chủ nghĩa Cộng Sản. Trong tình thế hiện nay, dĩ nhiên một thái độ như thế dễ bị diễn dịch theo ngôn ngữ chạm trán Đông Tây. Điều này khá hiển nhiên căn cứ vào nguyện vọng tha thiết của Reagan muốn thiết lập ngoại giao với Vatican và gặp mặt Đức Gioan Phaolô II tại Alaska; căn cứ vào các tiếp xúc giữa Phó Tổng Thống cũng như các viên chức Mỹ khác và Tòa Thánh trong thời gian gần cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng tới Châu Mỹ La Tinh; và căn cứ vào việc Bộ Trưởng Ngoại Giao Leo Tinderman khai thác các biến cố xẩy ra trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Managua để biện minh cho việc Bỉ từ khước không hợp tác với Nicaragua. Còn nhiều điển hình tương tự khác. Người ta không thể chối cãi việc một số các vị chức sắc trong Giáo Hội và ngay nhiều vị cao cấp trong Giáo Triều đôi khi trực tiếp can dự vào việc ngoại giao đầy tế nhị này. Mặt khác, người ta cũng phải nhìn nhận rằng phần lớn các ngài không can dự vào các lý lẽ thần học và không như Reagan, các ngài không mô tả kẻ thù Xô Viết là Xa Tan.
(ii) Chính sách đối với khối Đông (Ostpolitik) của Vatican
Người ta có thể đọc được bản tóm lược tuyệt diệu về chính sách đối với khối Đông của Vatican trong một bài báo gần đây của J. Dunn (5), trong đó, tác giả lược lại lịch sử các liên hệ của Tòa Thánh với các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1917. Ông cho thấy Vatican từng tổ chức việc cứu trợ cho dân chúng Liên Bang Xô Viết trong vụ đói lớn hồi đó và việc dù thông điệp của Đức Piô XII có cực lực lên án chủ nghĩa Cộng Sản và việc bành trướng quốc tế của nó, nhưng trước đó không lâu, ngài cũng đã lên tiếng kết án chủ nghĩa Phát Xít.
Tuy nhiên, chỉ sau Thế Chiến II, một chính sách gắn bó đối với các nước xã hội chủ nghĩa mới được khai triển. Lịch sử 40 năm qua cho thấy cả liên tục tính dứt khoát giữa các thái độ căn bản và một số các thay đổi trên bình diện thực tiễn. Việc xuất hiện nhiều hơn các nước xã hội chủ nghĩa tại Châu Âu được nhìn như một đe dọa trực tiếp đối với định chế Giáo Hội. Giáo Hội có thái độ thù nghịch trong khi các nước xã hội chủ nghĩa đưa ra nhiều biện pháp chống lại Giáo Hội và đôi lúc chống lại tôn giáo nói chung. Bên ngoài Châu Âu, Vatican coi diễn trình giải thực (decolonization) và việc gia tăng các phong trào cách mạng dựa vào chủ nghĩa Mác Xít, ấy là chưa kể sự kiện cả một quốc gia như Trung Hoa ngả theo chủ nghĩa Cộng Sản, như một đe dọa căn bản đối với Giáo Hội và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Chính trong bối cảnh này, nhiều liên minh Tây Phương đã dẫn tới việc thành lập ra NATO, hàng loạt các tranh chấp tôn giáo đã nổ ra tại Phương Đông, và Đức Piô XII có đường lối cứng rắn với chủ nghĩa Cộng Sản và các nước xã hội chủ nghĩa. Biện chứng pháp chạn trán hiện diện trên mọi bình diện, cả lý thuyết lẫn thực hành.
Triều đại Đức Gioan XXIII đánh dấu một thay đổi dứt khóat trên bình diện thực tế. Ngài muốn bắc một nhịp cầu, vừa để đạt tới một tạm ước giữa Giáo Hội và Nhà Nước ở Phía Đông lẫn thử mở ra một cuộc đối thoại trên bình diện bản thân, cụ thể là tiếp đón con rể Khrushchev. Như thế, ngài quả đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra chính sách hoà hoãn (détente). Người ta hẳn cũng còn nhớ chính ngài đã muốn làm trung gian để giải quyết cuộc khủng hỏang Cuba. Ngài cũng cố gắng đóng góp vào việc tái thiết Giáo Hội tại các nước xã hội chủ nghĩa về phương diện định chế.
Đức Phaolô VI cũng theo một chính sách tương tự và mặc dù ngài có đường lối cứng rắn hơn về phương diện lý thuyết, ngài vẫn nhìn nhận rằng tạm ước là con đường tốt nhất để cổ vũ hòa bình và ổn định tại Châu Âu.
Vấn đề cử nhiệm các giám mục cho một số quốc gia thuộc khối Đông, vì thế, đã được giải quyết; các giám mục được cử nhiệm cho Hung Gia Lợi năm 1964, cho Yugoslavia năm 1966 và cho Czechoslovakia năm 1972. Đức Cha Casaroli (sau là Hồng Y Quốc Vụ Khanh, qua đời năm 1998) được kể là kiến trúc sư đàng sau các thành công trên. Liên hệ ngoại giao giữa Cuba và Vatican chưa bao giờ bị ngưng đọng và trong nhiều năm, đại sứ Cuba vẫn là niên trưởng ngoại giao đoàn tại Vatican. Liên hệ ngoại giao với Yugoslavia được tái lập vào đầu thập niên 1970. Liên Bang Xô Viết cũng chứng tỏ một mức độ hoà hoãn trong thái độ đối với Vatican, không ít do vì nó biết rõ ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo đối với vấn đề hòa bình. Liên Bang này cũng đã nhìn nhận nhu cầu phải có một tạm ước với những người Công Giáo sống trong lãnh thổ Liên Bang, nhất là tại Lithuania. Chính sách đối với khối Đông của Vatican thường bị các nhóm tôn giáo bảo thủ và các đảng chính trị phía hữu chỉ trích nặng nề. Họ cho rằng Vatican đã nhượng bộ quá nhiều chỉ để đổi lấy những cái lợi hết sức nhỏ nhoi về phương diện định chế hay các vụ bổ nhiệm những người có chủ trương mơ hồ về Cộng Sản làm giám mục.
Việc Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng không thay đổi chi đối với đường lối tổng quát trong chính sách của Vatican, dù ngài xuất thân từ một nước theo xã hội chủ nghĩa. Ngài nhấn mạnh tới việc thương thảo trên thế mạnh, nhưng vẫn giữ cho cuộc đối thoại tiếp diễn. Và như Dunn nhấn mạnh, đó không phải là cuộc đối thoại ngây thơ.
(iii) Các phong trào xã hội đặt căn bản trên tôn giáo và các phong trào tôn giáo chống cộng
Bên trong cả các Giáo Hội Công Giáo lẫn các Giáo Hội Thệ Phản, đều có những nhóm và tổ chức coi chủ nghĩa chống cộng như phần quan trọng trong học thuyết của họ, có khi còn là căn bản cho học thuyết của họ nữa. Không nhất thiết phải kể tên của họ ra đây, vì làm thế có thể sẽ cường điệu hóa tầm quan trọng của họ. Một số phong trào đang hỗ trợ Giáo Hội tại các nước xã hội chủ nghĩa nằm trong loại này. Họ có tập san và nhiều ấn phẩm riêng, nhưng hầu hết các phong trào này đã mất nội lực mà trước đây họ vốn có. Điều đáng lưu ý hơn là các tổ chức như Opus Dei, một tổ chức vốn tổng hợp chủ nghĩa cực đoan tôn giáo với các quan điểm chính trị cánh hữu, ngay cả cực hữu nữa, vẫn được Vatican khuyến khích. Đương nhiên các tổ chức này cổ vũ các ý niệm và thực hành có tính tranh chấp, đối đầu. Dĩ nhiên, trong khi ấy cũng có các phong trào như Pax Christi với chủ trương về chạy đua vũ trang và mối liên hệ Đông Tây tương tự như quan điểm của các phong trào hòa bình hiện nay. Ngoài ra, còn có các tổ chức phát triển và hợp tác Công Giáo, bất chấp chính sách của chính phủ họ, vẫn tiếp tục các dự án tài trợ tại các nước như Việt Nam, Mozambique, Angola, Cambodia và Nicaragua. Tất cả những dữ kiện ấy cho thấy Giáo Hội Công Giáo không hẳn là độc khối và đường lối của các vị lãnh đạo không hẳn luôn được các thành viên tuân theo.
Kết luận
Như một định chế, Giáo Hội Công Giáo đương nhiên chống lại chủ nghĩa Mác Xít. Điều ấy hiểu được vì đây là một định chế tôn giáo đặt căn bản trên niềm tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi chính sách chống chủ nghĩa Mác Xít của Giáo Hội được dùng như một luận chứng chính trị, Giáo Hội đã mặc cho mình chiếc áo chính trị. Giống như trong nhiều phạm vi khác, con đường tiến duy nhất là tín hữu và người không tín ngưỡng cùng tiếp nhận một phân tích xã hội như nhau và để ngỏ vấn đề triết lý. Sự cứng ngắc của quan điểm chính thức trong lãnh vực phân tích xã hội và các dự án chính trị nói lên việc tổng hợp (amalgam) ta đang thảo luận. Chủ trương được nhiều thẩm quyền tôn giáo tiếp nhận có tính cứng ngắc và đôi khi phản khoa học. Các chủ trương này chỉ dẫn tới việc sử dụng, có khi thao túng, tôn giáo để làm xấu thêm cuộc tranh chấp Đông Tây. Tuy nhiên, nói về các thực hành cụ thể, Giáo Hội không can dự nhiều vào luận lý học đối đầu. Việc Giáo Hội không làm thế đủ phản ảnh các lợi ích có tính định chế của mình; dù sao, Giáo Hội cũng đang hiện diện trong nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa. Xét theo quan điểm ấy, Giáo Hội có thể trở thành nguồn của hòa hoãn.
Đối với việc giải phóng các giai cấp bị bóc lột và nhân dân các nước thứ ba, người ta không biết chắc thái độ của Giáo Hội Công Giáo, một thái độ dính cứng vào định nghĩa có tính duy lý tưởng về nền thần học chính thống và việc bảo vệ các lợi ích định chế của mình, có tương hợp với tính năng động của Phúc Âm hay không, vì Phúc Âm bao giờ cũng kêu gọi ta bênh vực và giải phóng người nghèo. Muốn trung thành với các mục tiêu này, hiển nhiên đòi phải có sự duyệt lại từ căn bản cả lối suy nghĩ lẫn lối hành động của Giáo Hội.
Ghi Chú
(1). Điều này cũng áp dụng vào Hội Nghị Thế Giới Về Các Tôn Giáo Và Hòa Bình (the World Conference for Religions and Peace). Xin xem F. Houtart và G. Lemercinier, Religions and Peace-Analysis of the Statements and of the Members' Opinions of the World Conference for Religions and Peace, CRSR,
Université Catholique de Louvain, Louvain-La-Nenvre, 1984.
(2). F. Houtart, 'Laborem Exercens. Reflexions sur ses logiques theoriques et concretes', khảo luận đọc tại Cuộc Hội Thoại Về Marx, Vrije Universiteit van Brussel, 1983.
(3). Cha Houtart viết bài này, lúc Thần Học Giải Phóng chưa bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cảnh cáo (1984 và 1986).
(4). Jose Manuel P. de Villas-Boas, 'Les Perceptions publiques et la moralité nucleaire', Revue de I'OTAN, Vol. 32, no. 2, April 1984, p. 18.
(5). Dennis J. Dunn, 'The Vatican Ostpolitik', Journal of International Affairs, Vol. 36, no. 2, Fall-Winter 1982/83.