Washington DC, ngày 08 tháng 7 2010 - American Civil Liberties Union (ACLU, liên đoàn bảo vệ tự do dân sự Mỹ) đã gởi một bức thư khiếu nại tới Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid (CMS) đòi điều tra các bệnh viện Công giáo vì đã từ chối cung cấp dịch vụ phá thai, ACLU tuyên bố rằng các bệnh viện Công Giáo đã vi phạm "quyền chăm sóc sức khỏe” cuả các bệnh nhân.
Những nhà phân tích và bình luận cho rằng lá thư đã có cái nhìn lệch lạc về giáo huấn Công giáo và cũng cho biết rằng bất kỳ quy định pháp luật nào đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải thực hiện phá thai thì sẽ vi phạm quyền lương tâm mà chính quyền Obama đã hứa sẽ duy trì.
Bức thư cuả ACLU, đề ngày 01 tháng 7, tuyên bố rằng các bệnh viện từ chối cung cấp phá thai vì lý do tôn giáo tức là có hành vi vi phạm qui định y tế về điều trị khẩn cấp, vi phạm luật Lao động và vi phạm các điều kiện tham gia vào Medicare và Medicaid.
Bức thư viết "các bệnh viện tôn giáo trong nước khi từ chối chăm sóc y tế khẩn cấp cho sản phụ thì không thích hợp và bất hợp pháp." ACLU cũng nêu lên trường hợp Sơ Margaret Mary McBride bị cách chức sau khi cho phép phá thai tại Bệnh viện St Joseph's ở Phoenix. Bức thư cho rằng mặc dù việc phá thai đã được thực hiện tại đó, nhưng hành động kỷ luật với Sơ McBride, cũng như những tuyên bố của giáo phận, đã tạo điều kiện ngăn cản nhân viên bệnh viện hoàn thành nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Ngoài ra, ACLU cũng cung cấp một số ví dụ khác về các bệnh viện Công Giáo không cung cấp "dịch vụ sinh sản" cho phụ nữ. Theo ý kiến pháp lý cuả họ thì việc "một bệnh viện từ chối cung cấp kịp thời sự chăm sóc dịch vụ về sinh sản cho sản phụ là một đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự sống của họ."
Phát ngôn viên cuả CMS là Ellen Griffith xác nhận rằng họ đã nhận được thư và hiện đang xem xét để quyết định xem sẽ phải có những hành động thế nào, nếu có.
Các chuyên gia về đạo đức sinh học và pháp luật đã phản hồi rằng bức thư đã tấn công và trình bày sai giáo huấn Công giáo khi miêu tả những giáo huấn này là cấm cản bất kỳ nỗ lực nào để cứu sống một bà mẹ mang thai.
Bác sĩ John Haas, chủ tịch trung tâm đạo đức sinh học quốc gia Công giáo, giải thích rằng trong khi việc phá thai trực tiếp thì luôn luôn là bị cấm, nhưng Giáo huấn Công Giáo vẫn cho phép những nỗ lực điều trị hoặc chữa bệnh cho người mẹ, ngay cả như nếu những nỗ lực đó có thể dẫn đến cái chết gián tiếp và không chủ ý của đứa con chưa sinh. Nguyên tắc “hiệu lực kép” cho biết nếu việc mất mát sự sống này là không trực tiếp và không cố ý, thì không sai về mặt đạo đức.
"Trong thực tế, một số các trường hợp trích dẫn trong bức thư sẽ là 'phá thai gián tiếp' trong một bệnh viện Công Giáo, tức là các bác sĩ sẽ điều trị một bệnh lý nghiêm trọng nhưng gián tiếp có thể, tuy có dự kiến (đoán trước được) nhưng không chủ ý, dẫn đến cái chết của đứa trẻ,"
Bác sĩ John Haas đã tham chiếu "Chỉ thị đạo đức và tôn giáo cho Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe" của Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ để nêu ra Chỉ thị 47 rằng " Những mổ xẻ, điều trị và thuốc men có mục đích trực tiếp và cân đối (không làm quá việc phải làm) để chữa một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của một phụ nữ mang thai thì vẫn được phép khi họ không thể an toàn hoãn lại cho đến khi thai nhi có tính khả thi, ngay cả khi việc ấy sẽ gây ra cái chết của đứa trẻ chưa sinh. "
Ông Tom Brejcha, chủ tịch và cố vấn trưởng cuả hội Thomas More, cho biết rằng việc đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải tạo điều kiện phá thai sẽ vi phạm các quyền cơ bản của luật lương tâm.
"Người Công giáo nên xem lá thư của ACLU như là một sự báo trước những cuộc tấn công chống lại những giáo huấn cốt lõi của Giáo Hội, đó là những lời dạy rằng đời sống con người là thiêng liêng từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, sự thu góp để gây ra hoặc trực tiếp gây ra sự hủy diệt một bào thai trong tình trạng có thể sống được là không bao giờ được phép, và những người tham gia hoặc hỗ trợ cụ thể các hành vi đó thì đặt mình ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội," Ông Brejcha giải thích.
"Người Công giáo, và những người có niềm tin rằng sự sống con người là một quyền bất khả xâm phạm, thì cần cảnh tỉnh và hăng hái chống đối lại luận điệu cuả ACLU cho rằng phá thai đôi khi cần thiết để "cứu một mạng sống" và việc chăm sóc sức khỏe có thể đòi hỏi phải giết một thai nhi"
"Trực tiếp giết chết một người không có khả năng tự vệ là một sự dữ. Không có luật pháp nào đòi hỏi rằng những người ghê tởm sự giết chóc như vậy phải tham gia vào việc giết chóc đó, và những người biện hộ cho một đạo luật coi thường quyền lương tâm như vậy phải bị đẩy lùi và lên án với những danh từ mạnh mẽ nhất là phi nhân tính và vô lương tâm."
"Tổng thống Obama đã hứa trong bài diễn văn tại Notre Dame, tháng Năm 2009, là sẽ bảo vệ quyền cơ bản của lương tâm," ông Brejcha nói thêm. "Tổng thống và chính quyền cuả ông ta phải bị bắt buộc phải giữ lời hứa đó. Di sản chăm sóc sức khỏe cuả người Công Giáo tại Mỹ không thể bị hy sinh để chiều ý những những nhóm vận động hành lang cho tệ nạn phá thai. "
Những nhà phân tích và bình luận cho rằng lá thư đã có cái nhìn lệch lạc về giáo huấn Công giáo và cũng cho biết rằng bất kỳ quy định pháp luật nào đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải thực hiện phá thai thì sẽ vi phạm quyền lương tâm mà chính quyền Obama đã hứa sẽ duy trì.
Bức thư cuả ACLU, đề ngày 01 tháng 7, tuyên bố rằng các bệnh viện từ chối cung cấp phá thai vì lý do tôn giáo tức là có hành vi vi phạm qui định y tế về điều trị khẩn cấp, vi phạm luật Lao động và vi phạm các điều kiện tham gia vào Medicare và Medicaid.
Bức thư viết "các bệnh viện tôn giáo trong nước khi từ chối chăm sóc y tế khẩn cấp cho sản phụ thì không thích hợp và bất hợp pháp." ACLU cũng nêu lên trường hợp Sơ Margaret Mary McBride bị cách chức sau khi cho phép phá thai tại Bệnh viện St Joseph's ở Phoenix. Bức thư cho rằng mặc dù việc phá thai đã được thực hiện tại đó, nhưng hành động kỷ luật với Sơ McBride, cũng như những tuyên bố của giáo phận, đã tạo điều kiện ngăn cản nhân viên bệnh viện hoàn thành nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Ngoài ra, ACLU cũng cung cấp một số ví dụ khác về các bệnh viện Công Giáo không cung cấp "dịch vụ sinh sản" cho phụ nữ. Theo ý kiến pháp lý cuả họ thì việc "một bệnh viện từ chối cung cấp kịp thời sự chăm sóc dịch vụ về sinh sản cho sản phụ là một đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự sống của họ."
Phát ngôn viên cuả CMS là Ellen Griffith xác nhận rằng họ đã nhận được thư và hiện đang xem xét để quyết định xem sẽ phải có những hành động thế nào, nếu có.
Các chuyên gia về đạo đức sinh học và pháp luật đã phản hồi rằng bức thư đã tấn công và trình bày sai giáo huấn Công giáo khi miêu tả những giáo huấn này là cấm cản bất kỳ nỗ lực nào để cứu sống một bà mẹ mang thai.
Bác sĩ John Haas, chủ tịch trung tâm đạo đức sinh học quốc gia Công giáo, giải thích rằng trong khi việc phá thai trực tiếp thì luôn luôn là bị cấm, nhưng Giáo huấn Công Giáo vẫn cho phép những nỗ lực điều trị hoặc chữa bệnh cho người mẹ, ngay cả như nếu những nỗ lực đó có thể dẫn đến cái chết gián tiếp và không chủ ý của đứa con chưa sinh. Nguyên tắc “hiệu lực kép” cho biết nếu việc mất mát sự sống này là không trực tiếp và không cố ý, thì không sai về mặt đạo đức.
"Trong thực tế, một số các trường hợp trích dẫn trong bức thư sẽ là 'phá thai gián tiếp' trong một bệnh viện Công Giáo, tức là các bác sĩ sẽ điều trị một bệnh lý nghiêm trọng nhưng gián tiếp có thể, tuy có dự kiến (đoán trước được) nhưng không chủ ý, dẫn đến cái chết của đứa trẻ,"
Bác sĩ John Haas đã tham chiếu "Chỉ thị đạo đức và tôn giáo cho Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe" của Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ để nêu ra Chỉ thị 47 rằng " Những mổ xẻ, điều trị và thuốc men có mục đích trực tiếp và cân đối (không làm quá việc phải làm) để chữa một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của một phụ nữ mang thai thì vẫn được phép khi họ không thể an toàn hoãn lại cho đến khi thai nhi có tính khả thi, ngay cả khi việc ấy sẽ gây ra cái chết của đứa trẻ chưa sinh. "
Ông Tom Brejcha, chủ tịch và cố vấn trưởng cuả hội Thomas More, cho biết rằng việc đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải tạo điều kiện phá thai sẽ vi phạm các quyền cơ bản của luật lương tâm.
"Người Công giáo nên xem lá thư của ACLU như là một sự báo trước những cuộc tấn công chống lại những giáo huấn cốt lõi của Giáo Hội, đó là những lời dạy rằng đời sống con người là thiêng liêng từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, sự thu góp để gây ra hoặc trực tiếp gây ra sự hủy diệt một bào thai trong tình trạng có thể sống được là không bao giờ được phép, và những người tham gia hoặc hỗ trợ cụ thể các hành vi đó thì đặt mình ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội," Ông Brejcha giải thích.
"Người Công giáo, và những người có niềm tin rằng sự sống con người là một quyền bất khả xâm phạm, thì cần cảnh tỉnh và hăng hái chống đối lại luận điệu cuả ACLU cho rằng phá thai đôi khi cần thiết để "cứu một mạng sống" và việc chăm sóc sức khỏe có thể đòi hỏi phải giết một thai nhi"
"Trực tiếp giết chết một người không có khả năng tự vệ là một sự dữ. Không có luật pháp nào đòi hỏi rằng những người ghê tởm sự giết chóc như vậy phải tham gia vào việc giết chóc đó, và những người biện hộ cho một đạo luật coi thường quyền lương tâm như vậy phải bị đẩy lùi và lên án với những danh từ mạnh mẽ nhất là phi nhân tính và vô lương tâm."
"Tổng thống Obama đã hứa trong bài diễn văn tại Notre Dame, tháng Năm 2009, là sẽ bảo vệ quyền cơ bản của lương tâm," ông Brejcha nói thêm. "Tổng thống và chính quyền cuả ông ta phải bị bắt buộc phải giữ lời hứa đó. Di sản chăm sóc sức khỏe cuả người Công Giáo tại Mỹ không thể bị hy sinh để chiều ý những những nhóm vận động hành lang cho tệ nạn phá thai. "