239 cặp vợ chồng Công Giáo cử hành hôn phối ở Indonesia
239 cặp vợ chồng Công Giáo đã có thể cử hành hôn phối theo phong cách Indonesia nhờ vào sự hợp tác giữa các Giáo Phận Atambua và chính quyền địa phương tỉnh Đông Nusa Tenggara.
Sự kiện này được tổ chức dưới một cái lều lớn tại Nhà thờ Thánh Philomena ở Mena, nơi cha Kanis Oki và nhiều linh mục đồng tế Thánh lễ hôn phối như là một phần của Năm Thánh Lòng thương xót "nhằm nhắc lại vẻ đẹp của hôn nhân". Lý do thực tế của đám cưới tập thể là mong muốn tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận kết hôn, một quá trình cực kỳ vất vả khó nhọc ở Indonesia.
Một vài tháng trước, Bộ trưởng Bộ Xã hội Khofifah Indar Parawansa nói công khai về tầm quan trọng của chứng nhận kết hôn và khai sinh, một điều mà nhiều người Indonesia không nắm bắt được. Ông lưu ý rằng 85 phần trăm trẻ em ở East Nusa Tenggara, tỉnh có nhiều người Công Giáo nhất, không có giấy khai sinh. Khoảng 36 triệu trẻ em Indonesia trong tổng số 87 triệu người không có giấy khai sinh.
Ở East Nusa Tenggara, nhiều người lớn cũng không đăng ký kết hôn, vì theo truyền thống của họ, phụ nữ được yêu cầu phải để lại của hồi môn cho gia đình chú rễ (được gọi là Bellis theo ngôn ngữ địa phương). Đây không phải là trường hợp của Java và các tỉnh khác. Tuy nhiên, của hồi môn là một gánh nặng tài chính đối với nhiều người, và do đó các cặp vợ chồng không tham gia vào việc kết hôn chính thức để tránh việc chi trả của hồi môn. Tuy nhiên con cái họ sinh ra mà không có giấy khai sinh, không thể theo học các trường nhà nước.
Để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Parawansa đã liên hệ với các vị lãnh đạo tôn giáo trong tỉnh. Cha Bowe, linh mục chánh xứ của Nhà thờ Thánh Filomena cho biết: "Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và hàng chục tổ chức phi chính phủ, cả địa phương và nước ngoài. Các lễ cưới tập thể được tiến hành nhằm giúp các đôi tân hôn có được các giấy tờ theo yêu cầu của Nhà nước".
Lã Thụ Nhân
239 cặp vợ chồng Công Giáo đã có thể cử hành hôn phối theo phong cách Indonesia nhờ vào sự hợp tác giữa các Giáo Phận Atambua và chính quyền địa phương tỉnh Đông Nusa Tenggara.
Một vài tháng trước, Bộ trưởng Bộ Xã hội Khofifah Indar Parawansa nói công khai về tầm quan trọng của chứng nhận kết hôn và khai sinh, một điều mà nhiều người Indonesia không nắm bắt được. Ông lưu ý rằng 85 phần trăm trẻ em ở East Nusa Tenggara, tỉnh có nhiều người Công Giáo nhất, không có giấy khai sinh. Khoảng 36 triệu trẻ em Indonesia trong tổng số 87 triệu người không có giấy khai sinh.
Ở East Nusa Tenggara, nhiều người lớn cũng không đăng ký kết hôn, vì theo truyền thống của họ, phụ nữ được yêu cầu phải để lại của hồi môn cho gia đình chú rễ (được gọi là Bellis theo ngôn ngữ địa phương). Đây không phải là trường hợp của Java và các tỉnh khác. Tuy nhiên, của hồi môn là một gánh nặng tài chính đối với nhiều người, và do đó các cặp vợ chồng không tham gia vào việc kết hôn chính thức để tránh việc chi trả của hồi môn. Tuy nhiên con cái họ sinh ra mà không có giấy khai sinh, không thể theo học các trường nhà nước.
Để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Parawansa đã liên hệ với các vị lãnh đạo tôn giáo trong tỉnh. Cha Bowe, linh mục chánh xứ của Nhà thờ Thánh Filomena cho biết: "Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và hàng chục tổ chức phi chính phủ, cả địa phương và nước ngoài. Các lễ cưới tập thể được tiến hành nhằm giúp các đôi tân hôn có được các giấy tờ theo yêu cầu của Nhà nước".
Lã Thụ Nhân