Chuyến công tác xã hội của Bông Hồng Xanh với Đoàn WYD 2008 từ Đức về
Vào giữa tháng 7 năm 2008, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã bắt đầu chương trình phát học bổng và đồ dùng học tập cho các em học sinh nghèo Việt Nam tại một số vùng. Tôi xin được tường thuật lại một số chuyện vui buồn qua lần phát học bổng đầu tiên của nhóm tại Cần Giờ (Sài Gòn); đặc biệt cùng tham dự chuyến đi có nhóm bạn trẻ người Việt tại nước Đức nhân dịp các bạn đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chuyện vui và buồn
Ngay từ giữa tháng sáu vừa qua, cha Paul Phạm Văn Tuấn, linh mục tuyên úy cho người Việt và người Đức tại nước Đức, đã cho nhóm biết ý định của cha là muốn tài trợ một chuyến đi gặp gỡ các em học sinh. Với tư cách trưởng nhóm, tôi vui mừng vì có một linh mục “mở màn” cho chương trình. Tôi và các thành viên lo lắng và tưởng tượng ra khá nhiều chuyện vui để các bạn trẻ nước ngoài thấy phấn khởi khi đi với một nhóm “bụi đời” này.
Biết linh mục Tuấn còn trẻ, lại vui tính thương người, tôi bèn “tấn công” để cha cho nhiều tiền hơn. Tôi nói với Cha “ Nếu đội tuyển quốc gia Đức vô địch Eurô 2008, con mời nhóm cha đi ăn làng nướng, còn đội Đức hạng nhì cha đưa con ngàn eurô, hạng ba là năm trăm Eurô, còn hạng tư là vài trăm cũng được Eurô.” Cha bèn nói:
- Chu cha! Chị cá độ kiểu đó tôi phá sản rồi chạy mất!!”
Thấy tôi cũng vui vẻ, cha mời tôi cùng đi với đoàn của cha xuống Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Tôi vui như Tết, khoe khoang với mấy đứa cháu trong nhà, lòng thầm nghĩ sao Chúa thương mình thế! Nhưng khi chỉ còn hơn mười ngày nữa là đoàn của cha về đến Sài Gòn thì “đùng một cái” vào buổi sáng Chúa Nhật đẹp trời tôi đau quá phải cấp cứu trong bệnh viện. Bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật kỹ thuật cao.Tôi giật mình “phẫu thuật” là mổ chứ gì! Chúa ơi, con chết mất!”
Trong bệnh viện, khi được đẩy vào phòng phẫu thuật, đủ mọi thứ triết lý nảy sinh trong đầu óc tôi, tôi nghĩ về Chúa, về phận con người, về sự sống chết. Tôi nhớ lại câu chuyện của một linh mục kể:
“Có một anh nông dân kia, làm việc khổ cực mà vẫn cứ nghèo. Ông chủ thấy thương và tỏ ý muốn giúp anh có đất đai canh tác, để đời sống khá hơn. Sáng sớm một ngày, anh ta chạy vòng quanh vùng đất của ông chủ, chạy được bao nhiêu, anh sẽ dược nhận bấy nhiêu nhưng phải về trình diện với ông trước khi mặt trới lặn. Vì quá mê đất đai anh ta chạy qua vùng đồng lúa, rồi vùng mía, sang vùng trồng chuối….cho đến lúc anh ta kiệt sức và ngã gục, không thể trở về trước khi mặt trời lặn. Thế là tất cả ra hư không. Nếu anh ta biết dừng lại, nhận đủ những gì mình cần thì anh không gục chết và có một đời sống hữu ích hơn.”
Còn tôi, vừa xuất viện hôm trước, hôm sau tôi đã bận rộn chỉ đạo cho thành viên đi mua tập, áo trắng, bánh kẹo, phong bì…rồi tôi ăn mặc lịch sự đến gặp cha bàn chuyến đi Cần Giờ.
Cha cho nhóm tôi nhiều quà, đặc biệt là hai lọ thuốc đau bao tử. Thấy cha có vẻ tiếc nuối điều gì, tôi hứa là “Sống chết gì con cũng có mặt trong chuyến đi Cần Giờ!”
Hai hôm sau, vì ăn uống không đúng và làm nhiều, tôi bỗng lên cơn đau và phải nhập viện khoa khác để chữa …bao tử. Thế là tôi chẳng khác gì anh nông dân ngờ nghệch tham việc kia. Tôi rên rỉ điện thoại: “Cha ơi, xin cầu nguyện cho con bớt đau và đừng chết!” Cha gắt lên: “Chết cái gì mà chết! Uống ngay thuốc tôi đưa, chị sẽ hết đau ngay!”
Nằm trong bệnh viện lần thứ hai, tôi có ý nghĩ như trẻ con: “Chúa chẳng thương con gì hết, tháng bảy nhiều việc lại để con vào đây hai lần, còn bị đánh mất cả giấy tờ xe, thẻ lãnh lương, gãy mắt kiếng nữa! Nếu con chết thì Chúa vẫn phù hộ để các bạn trẻ cứ tiến hành chia học bổng cho học sinh nhé!”
Thế là tôi cũng chẳng được tham gia chuyến đi đầu tiên của năm học 2007 – 2008. Cha Tuấn và các cộng tác viên thấy sự việc ngồ ngộ thì không còn xúc động mà cười híc híc nữa chứ! Tôi ấm ức đành điều khiển chuyến đi bằng điện thoại trong bệnh viện.
Chuyến công tác
Tôi được các bạn Bông Hồng Xanh báo cáo lại: cả hai nhóm nhập lại thành một đoàn công tác rất vui. Trên đường đi, cha vui vẻ, nói nhiều, nhanh nhẹn khiến các bạn phải có tác phong công nghiệp theo.
Đường đến Cần Giờ rộng sạch. Phà Bình Khánh nề nếp hơn lúc trước. Vẫn còn vài người già bán “đặc sản” vùng này là dừa nước. Những quầy dừa nước được bổ ra, cơm dừa trắng đục, to bằng hai ngón tay cái chặp lại, cho vào bịch nilon bán chưa đến một USD một bịch; muốn ăn phải cho đường và đá mới ngon.
Đoàn công tác dừng chân ở một khu nhà lá. Làm từ thiện ở trong nhà thờ hay ngôi chùa thì dễ vô cùng nhưng vào một xóm nhà lá chơ vơ giữa vùng đất trống trải thì khó lắm đấy nhé!
Khu nhà lá này thuộc xã Long Thạnh. Những người ở đây không có đất, phiêu dạt từ nơi nào đến đây khai hoang rừng rồi dựng nhà, hình thành nơi này. Ban ngày đàn ông đi cào nghêu mướn, nghĩa là người ta nuôi nghêu ở một vùng biển, đến ngày thu hoạch thì mướn người cào, đem nghêu lên chợ để bỏ mối…còn phụ nữ ở đây đi làm mướn hoặc bán vé số. Trẻ con ở đây trông rất hiền lành, chúng cứ đi tò tò theo cha. Có người nói chưa có đoàn từ thiện nào dừng chân ở đây cả. Nước uống và sinh hoạt phải mua nên cuộc sống còn khó khăn.
Cha phát quà cho các cháu đang đi học, trò chuyện với các em nhỏ rồi vào từng nhà thăm hỏi tặng phong bì. Cha có vẻ thương cảm những người sống ở đây. Cái nắng chói chang của buổi trưa làm cho mọi người khó chịu.
Rời khu nhà lá, đoàn đi sâu vào lòng huyện Cần Giờ, nơi đó có nhà thờ, có bãi biển. Cả đoàn tạm thư giãn với gió biển. Đến hai giờ chiều thì vào một ngôi trường để phát học bổng, tập và áo trắng cho một trăm em học sinh Trung học cơ sở và Tiểu học do xã chọn, tại xã An Thới đông, một xã nổi tiếng là đông dân. Cách đây mười năm, năm 1998, khi chúng đến đây dân chúng còng nghèo kinh khủng, trong đầu óc tôi còn in mãi cái sân của xã với những người già ốm yếu, đến nhận gạo do nhóm phát.
Một trường học tuy khang trang sạch đẹp, nhưng nhà các cháu cách xa và còn nghèo. Cũng dễ hiểu thôi, các cơ sở của Nhà Nước thì to đẹp nhưng người dân thì cũng có nhà khá giả, nhà nghèo nhưng khuyến khích cho các cháu ham học là việc cần làm.
Tôi bật cười khi nghe kể rằng cha Tuấn phát biểu ‘Tôi là linh mục...” sợ người ta không hiểu, cha nhắc lại “Tôi là một ông cha…”. Rồi cha trao đổi, nói chuyện với Hiệu trưởng của trường và phát phiếu học bổng, quà học tập cho các em.
Mọi việc kết thúc tốt đẹp. Đến 5 giờ chiều thì đoàn các bạn trẻ đi ra sân bay để sang Úc dự Đại Hội. Tôi nói với hai cô điều dưỡng rút kim truyền dịch ra, tôi đi xe ôm ra tận sân bay để tiễn đoàn.
Cha Tuấn không ngại ôm lấy bờ vai một người bệnh hoạn là tôi để nói lời giã từ. Tôi xúc động mơ màng nghĩ rằng dường như Chúa đang giang tay ôm lấy con người đang đau yếu của tôi. Nửa đêm hôm đó tôi không ngủ, cứ nhìn đồng hồ và đọc kinh xin cho đoàn của cha Tuấn bay bằng an và tạ ơn về chuyến công tác thành công mà không có mặt của tôi.
Vào giữa tháng 7 năm 2008, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã bắt đầu chương trình phát học bổng và đồ dùng học tập cho các em học sinh nghèo Việt Nam tại một số vùng. Tôi xin được tường thuật lại một số chuyện vui buồn qua lần phát học bổng đầu tiên của nhóm tại Cần Giờ (Sài Gòn); đặc biệt cùng tham dự chuyến đi có nhóm bạn trẻ người Việt tại nước Đức nhân dịp các bạn đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chuyện vui và buồn
Ngay từ giữa tháng sáu vừa qua, cha Paul Phạm Văn Tuấn, linh mục tuyên úy cho người Việt và người Đức tại nước Đức, đã cho nhóm biết ý định của cha là muốn tài trợ một chuyến đi gặp gỡ các em học sinh. Với tư cách trưởng nhóm, tôi vui mừng vì có một linh mục “mở màn” cho chương trình. Tôi và các thành viên lo lắng và tưởng tượng ra khá nhiều chuyện vui để các bạn trẻ nước ngoài thấy phấn khởi khi đi với một nhóm “bụi đời” này.
Biết linh mục Tuấn còn trẻ, lại vui tính thương người, tôi bèn “tấn công” để cha cho nhiều tiền hơn. Tôi nói với Cha “ Nếu đội tuyển quốc gia Đức vô địch Eurô 2008, con mời nhóm cha đi ăn làng nướng, còn đội Đức hạng nhì cha đưa con ngàn eurô, hạng ba là năm trăm Eurô, còn hạng tư là vài trăm cũng được Eurô.” Cha bèn nói:
- Chu cha! Chị cá độ kiểu đó tôi phá sản rồi chạy mất!!”
Thấy tôi cũng vui vẻ, cha mời tôi cùng đi với đoàn của cha xuống Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Tôi vui như Tết, khoe khoang với mấy đứa cháu trong nhà, lòng thầm nghĩ sao Chúa thương mình thế! Nhưng khi chỉ còn hơn mười ngày nữa là đoàn của cha về đến Sài Gòn thì “đùng một cái” vào buổi sáng Chúa Nhật đẹp trời tôi đau quá phải cấp cứu trong bệnh viện. Bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật kỹ thuật cao.Tôi giật mình “phẫu thuật” là mổ chứ gì! Chúa ơi, con chết mất!”
Trong bệnh viện, khi được đẩy vào phòng phẫu thuật, đủ mọi thứ triết lý nảy sinh trong đầu óc tôi, tôi nghĩ về Chúa, về phận con người, về sự sống chết. Tôi nhớ lại câu chuyện của một linh mục kể:
“Có một anh nông dân kia, làm việc khổ cực mà vẫn cứ nghèo. Ông chủ thấy thương và tỏ ý muốn giúp anh có đất đai canh tác, để đời sống khá hơn. Sáng sớm một ngày, anh ta chạy vòng quanh vùng đất của ông chủ, chạy được bao nhiêu, anh sẽ dược nhận bấy nhiêu nhưng phải về trình diện với ông trước khi mặt trới lặn. Vì quá mê đất đai anh ta chạy qua vùng đồng lúa, rồi vùng mía, sang vùng trồng chuối….cho đến lúc anh ta kiệt sức và ngã gục, không thể trở về trước khi mặt trời lặn. Thế là tất cả ra hư không. Nếu anh ta biết dừng lại, nhận đủ những gì mình cần thì anh không gục chết và có một đời sống hữu ích hơn.”
Còn tôi, vừa xuất viện hôm trước, hôm sau tôi đã bận rộn chỉ đạo cho thành viên đi mua tập, áo trắng, bánh kẹo, phong bì…rồi tôi ăn mặc lịch sự đến gặp cha bàn chuyến đi Cần Giờ.
Cha cho nhóm tôi nhiều quà, đặc biệt là hai lọ thuốc đau bao tử. Thấy cha có vẻ tiếc nuối điều gì, tôi hứa là “Sống chết gì con cũng có mặt trong chuyến đi Cần Giờ!”
Hai hôm sau, vì ăn uống không đúng và làm nhiều, tôi bỗng lên cơn đau và phải nhập viện khoa khác để chữa …bao tử. Thế là tôi chẳng khác gì anh nông dân ngờ nghệch tham việc kia. Tôi rên rỉ điện thoại: “Cha ơi, xin cầu nguyện cho con bớt đau và đừng chết!” Cha gắt lên: “Chết cái gì mà chết! Uống ngay thuốc tôi đưa, chị sẽ hết đau ngay!”
Nằm trong bệnh viện lần thứ hai, tôi có ý nghĩ như trẻ con: “Chúa chẳng thương con gì hết, tháng bảy nhiều việc lại để con vào đây hai lần, còn bị đánh mất cả giấy tờ xe, thẻ lãnh lương, gãy mắt kiếng nữa! Nếu con chết thì Chúa vẫn phù hộ để các bạn trẻ cứ tiến hành chia học bổng cho học sinh nhé!”
Thế là tôi cũng chẳng được tham gia chuyến đi đầu tiên của năm học 2007 – 2008. Cha Tuấn và các cộng tác viên thấy sự việc ngồ ngộ thì không còn xúc động mà cười híc híc nữa chứ! Tôi ấm ức đành điều khiển chuyến đi bằng điện thoại trong bệnh viện.
Chuyến công tác
Tôi được các bạn Bông Hồng Xanh báo cáo lại: cả hai nhóm nhập lại thành một đoàn công tác rất vui. Trên đường đi, cha vui vẻ, nói nhiều, nhanh nhẹn khiến các bạn phải có tác phong công nghiệp theo.
Đường đến Cần Giờ rộng sạch. Phà Bình Khánh nề nếp hơn lúc trước. Vẫn còn vài người già bán “đặc sản” vùng này là dừa nước. Những quầy dừa nước được bổ ra, cơm dừa trắng đục, to bằng hai ngón tay cái chặp lại, cho vào bịch nilon bán chưa đến một USD một bịch; muốn ăn phải cho đường và đá mới ngon.
Đoàn công tác dừng chân ở một khu nhà lá. Làm từ thiện ở trong nhà thờ hay ngôi chùa thì dễ vô cùng nhưng vào một xóm nhà lá chơ vơ giữa vùng đất trống trải thì khó lắm đấy nhé!
Khu nhà lá này thuộc xã Long Thạnh. Những người ở đây không có đất, phiêu dạt từ nơi nào đến đây khai hoang rừng rồi dựng nhà, hình thành nơi này. Ban ngày đàn ông đi cào nghêu mướn, nghĩa là người ta nuôi nghêu ở một vùng biển, đến ngày thu hoạch thì mướn người cào, đem nghêu lên chợ để bỏ mối…còn phụ nữ ở đây đi làm mướn hoặc bán vé số. Trẻ con ở đây trông rất hiền lành, chúng cứ đi tò tò theo cha. Có người nói chưa có đoàn từ thiện nào dừng chân ở đây cả. Nước uống và sinh hoạt phải mua nên cuộc sống còn khó khăn.
Cha phát quà cho các cháu đang đi học, trò chuyện với các em nhỏ rồi vào từng nhà thăm hỏi tặng phong bì. Cha có vẻ thương cảm những người sống ở đây. Cái nắng chói chang của buổi trưa làm cho mọi người khó chịu.
Rời khu nhà lá, đoàn đi sâu vào lòng huyện Cần Giờ, nơi đó có nhà thờ, có bãi biển. Cả đoàn tạm thư giãn với gió biển. Đến hai giờ chiều thì vào một ngôi trường để phát học bổng, tập và áo trắng cho một trăm em học sinh Trung học cơ sở và Tiểu học do xã chọn, tại xã An Thới đông, một xã nổi tiếng là đông dân. Cách đây mười năm, năm 1998, khi chúng đến đây dân chúng còng nghèo kinh khủng, trong đầu óc tôi còn in mãi cái sân của xã với những người già ốm yếu, đến nhận gạo do nhóm phát.
Một trường học tuy khang trang sạch đẹp, nhưng nhà các cháu cách xa và còn nghèo. Cũng dễ hiểu thôi, các cơ sở của Nhà Nước thì to đẹp nhưng người dân thì cũng có nhà khá giả, nhà nghèo nhưng khuyến khích cho các cháu ham học là việc cần làm.
Tôi bật cười khi nghe kể rằng cha Tuấn phát biểu ‘Tôi là linh mục...” sợ người ta không hiểu, cha nhắc lại “Tôi là một ông cha…”. Rồi cha trao đổi, nói chuyện với Hiệu trưởng của trường và phát phiếu học bổng, quà học tập cho các em.
Mọi việc kết thúc tốt đẹp. Đến 5 giờ chiều thì đoàn các bạn trẻ đi ra sân bay để sang Úc dự Đại Hội. Tôi nói với hai cô điều dưỡng rút kim truyền dịch ra, tôi đi xe ôm ra tận sân bay để tiễn đoàn.
Cha Tuấn không ngại ôm lấy bờ vai một người bệnh hoạn là tôi để nói lời giã từ. Tôi xúc động mơ màng nghĩ rằng dường như Chúa đang giang tay ôm lấy con người đang đau yếu của tôi. Nửa đêm hôm đó tôi không ngủ, cứ nhìn đồng hồ và đọc kinh xin cho đoàn của cha Tuấn bay bằng an và tạ ơn về chuyến công tác thành công mà không có mặt của tôi.