Bài chú giải Tin Mừng Chúa Nhật XII Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap.
Rôma, ngày 20 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org) – Tin Mừng Chúa Nhật này có một số tư tưởng, nhưng chúng có thể được tóm tắt vào một câu có vẻ mâu thuẫn này: “Hãy kính sợ nhưng đừng sợ hãi.” Chúa Giêsu đã nói: “Các con đừng sợ những kẻ có thể giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn; ngược lại hãy sợ Đấng có quyền năng làm cho cả hổn lẫn xác phải hư mất nơi Hoả Ngục.” Chúng ta không được sợ hãi, hoặc sợ người ta; chúng ta phải kính sợ Thiên Chúa nhưng không sợ hãi Ngài.
Có một sự khác biệt giữa sợ hãi và kính sợ mà tôi muốn nhân dịp này để hiểu tại sao lại như thế và sự khác biệt này gồm có những gì. Sợ hãi là một sự biểu lộ bản năng căn bản để sinh tồn. Nó là một phản ứng trước một đe dọa đối với đời sống chúng ta, một sự đáp trả đối với một nguy hiểm thật sự hoặc chúng ta cảm thấy, cho dù đó là một nguy hiểm lớn lao nhất, là sự chết, hoặc những nguy hiểm đặc biệt đe dọa sự an bình, sự an toàn về thể lý của chúng ta, hay thế giới có ảnh hưởng đến chúng ta.
Đối với những nguy hiểm hoặc là có thật hoặc là tưởng tượng, chúng ta nói rằng một người sợ “cách hợp lý’ hay “cách vô lý” hoặc “vì bệnh lý”. Giống như đau ốm, lo sợ này có thể là trầm trọng hay là kinh niên. Nếu là trầm trọng, nó liên quan đến những tình trạng được định đoạt bởi những trường hợp nguy hiểm bất thường. Nếu tôi sắp bị xe đụng hoặc tôi bắt đầu cảm thấy đất động dưới chân tôi, đây là sợ hãi trầm trọng. “Những sự sợ hãi” này xảy đến bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước và chấm dứt khi nguy hiểm qua đi, nếu nó có để lại điều gì thì chỉ là một kỷ niệm buồn. Sợ hãi kinh niên là lúc nào cũng ở tình trạng lo âu, tình trạng này lớn lên với chúng ta từ khi mới sanh hay khi còn bé và trở thành một phần của con người chúng ta, và cuối cùng chúng ta nảy sinh một sự gắn bó với nó. Chúng ta gọi tình trạng như thế là mặc cảm hoặc bị ám ảnh: sợ nơi chật hẹp, sợ chỗ rộng rãi, và vân vân.
Tin Mừng giúp giải thoát chúng ta khỏi tất cả những lo âu ấy và tỏ lộ bản tính tương đối và bất định của chúng. Có một điều của chúng ta mà không một cái gì hay không một ai trên trần gian có thể thật sự lấy đi được khỏi chúng ta hoặc làm hư nó: Đối với các tín hữu đó là linh hồn bất tử; đối với mọi người đó là chứng ta của chính lương tâm họ.
Lòng kính sợ Thiên Chúa hoàn toàn khác với sợ hãi. Chúng ta phải học kính sợ Thiên Chúa: Thánh Vịnh nói: “Hỡi các con Ta, hãy đến và hãy lắng nghe Ta, Ta sẽ dạy cho các con biết kính sợ Chúa” (Tv 33:12); trái lại, chúng ta không cần phải học sợ hãi ở trường học; nó bất ngờ xảy đến cho chúng ta khi chạm trán với nguy hiểm; chính các sự việc làm cho chúng ta sợ hãi.
Nhưng ý nghĩa của chính sự kính sợ Thiên Chúa khác với sợ hãi. Đó là một phần của Đức Tin: Nó phát sinh từ việc hiểu biết Thiên Chúa là ai. Nó đồng thời cùng là cảm giác mà chúng ta cảm thấy trước cảnh hùng vĩ nào đó của thiên nhiên. Đó là cảm thấy mình nhỏ bé trước một điều gì vĩ đại; là trạng thái sững sờ, kinh ngạc pha lẫn với thán phục. Trước cảnh người tê liệt đứng dậy và bước đi, Tin Mừng nói, “Mọi người đều kinh ngạc và ngợi khen Thiên Chúa; đầy kính sợ, họ nói: “Hôm nay chúng ta đã thấy những điều kỳ diệu’” (Lc 5:26). Kính sợ là một danh xưng khác cho sững sờ và chúc tụng.
Loại kính sợ này là một bạn đồng hành và đồng minh của tình yêu: đó là sợ làm mất lòng người mình yêu mà chúng ta thấy ở nơi những người yêu nhau thật, ngay cả trong lãnh vực hoàn toàn nhân loại. Sự kính sợ này thường được gọi là “khởi đầu của đức khôn ngoan” bởi vì nó đưa đến những chọn lựa đúng trong đời. Thật vậy nó là một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần (x. Isaia 11:2).
Như thường lệ, Tin Mừng không những chỉ soi sáng Đức Tin của chúng ta mà còn giúp chúng ta hiểu thực trạng của đời sống thường nhật. Thời đại chúng ta được gọi là “thời đại lo âu” (W.H. Auden). Lo âu là điều liên quan gần gũi với lo sợ, người ta nói rằng nó đã trở thành bệnh của thế kỷ, là một trong những nguyên nhân chính của một số lớn bệnh đau tim. Sự lan tràn của lo âu dường như nối liền với sự kiện là, so với quá khứ, chúng ta có nhiều loại bảo hiểm kinh tế, nhân thọ, và nhiều phương thế ngừa bệnh cùng làm chậm lại cái chết.
Nguyên nhân của sự lo âu này là sự giảm bớt -- nếu không phải là hoàn toàn biến mất – trong xã hội của chúng ta sự kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện. “Không còn ai còn sợ Thiên Chúa nữa!” Đôi khi chúng ta nói đùa như thế, nhưng nó chứa đựng một sự thật bi thảm. Khi sự kính sợ Thiên Chúa càng nhỏ đi, thì chúng ta càng sợ hãy đồng loại của mình!
Thật là dễ hiểu tại sao lại có trường hợp này. Khi quên Thiên Chúa, chúng ta đặt niềm tin vào các sự vật thế gian, là những sự vật mà Đức Kitô nói rằng “kẻ trộm có thể lấy được và mối mọt có thể làm cho hao mòn” -- những sự vật bất toàn có thể biến mất từ lúc này qua lúc khác, thì giờ (và mối mọt) tiêu hủy mà không tiếc xót, những sự vật mà mọi người đang theo đuổi, và như thế tạo nên tranh chấp và kình địch (“ước muốn bắt chước” nổi danh mà René Girard nói đến), là những điều cần được bảo vệ bằng nghiến răng và đôi khi với súng trên tay.
Việc giảm sút sự kính sợ Thiên Chúa thay vì giải thoát chúng ta khỏi lo âu, thì lại làm cho chúng ta vướng mắc nhiều hơn trong lo sợ. Hãy nhìn những gì đang xảy ra cho sự liên hệ giữa con cái và cha mẹ trong xã hội chúng ta. Những người cha không còn kính sợ Thiên Chúa nữa, nên con cái cũng không còn kính sợ những người cha! Sự kính sợ Thiên Chúa được phản ảnh trong và tương tự như sự kính sợ của con cái đối với cha mẹ. Thánh Kinh tiếp tục liên kết hai điều này lại với nhau. Nhưng có phải sự thiếu kính sợ cha mẹ làm cho con cái và những người trẻ ngày nay có nhiều tự do và tự tin hơn không? Chúng ta biết rõ rằng điều ngược lại chính là điều thật sự [đang xảy ra].
Phương cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này là tái khám phá ra sự cần thiết và vẻ đẹp của việc kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện. Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta trong Tin Mừng mà chúng ta nghe ngày Chúa Nhật rằng người bạn đường luôn luôn đồng hành với sự kính sợ là sự tin tưởng vào Thiên Chúa. “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần!”
Thiên Chúa không muốn chúng ta sợ hãi Ngài, nhưng tin tưởng vào Ngài. Đó là điều trái ngược với lời của một hoàng đế: “Oderint dum metuant” – “Hãy để cho chúng ghét ta miễn là chúng còn sợ ta!” Những người cha trần thế của chúng ta phải bắt chước Thiên Chúa; họ không được để chúng ta sợ họ nhưng tin tưởng vào họ. Chính nhờ cách này mà sự kính trọng được nuôi dưỡng: sự thán phục, lòng tin tường, và tất cả những gì được xếp vào loại danh hiệu “kính sợ thánh thiện.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Rôma, ngày 20 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org) – Tin Mừng Chúa Nhật này có một số tư tưởng, nhưng chúng có thể được tóm tắt vào một câu có vẻ mâu thuẫn này: “Hãy kính sợ nhưng đừng sợ hãi.” Chúa Giêsu đã nói: “Các con đừng sợ những kẻ có thể giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn; ngược lại hãy sợ Đấng có quyền năng làm cho cả hổn lẫn xác phải hư mất nơi Hoả Ngục.” Chúng ta không được sợ hãi, hoặc sợ người ta; chúng ta phải kính sợ Thiên Chúa nhưng không sợ hãi Ngài.
Có một sự khác biệt giữa sợ hãi và kính sợ mà tôi muốn nhân dịp này để hiểu tại sao lại như thế và sự khác biệt này gồm có những gì. Sợ hãi là một sự biểu lộ bản năng căn bản để sinh tồn. Nó là một phản ứng trước một đe dọa đối với đời sống chúng ta, một sự đáp trả đối với một nguy hiểm thật sự hoặc chúng ta cảm thấy, cho dù đó là một nguy hiểm lớn lao nhất, là sự chết, hoặc những nguy hiểm đặc biệt đe dọa sự an bình, sự an toàn về thể lý của chúng ta, hay thế giới có ảnh hưởng đến chúng ta.
Đối với những nguy hiểm hoặc là có thật hoặc là tưởng tượng, chúng ta nói rằng một người sợ “cách hợp lý’ hay “cách vô lý” hoặc “vì bệnh lý”. Giống như đau ốm, lo sợ này có thể là trầm trọng hay là kinh niên. Nếu là trầm trọng, nó liên quan đến những tình trạng được định đoạt bởi những trường hợp nguy hiểm bất thường. Nếu tôi sắp bị xe đụng hoặc tôi bắt đầu cảm thấy đất động dưới chân tôi, đây là sợ hãi trầm trọng. “Những sự sợ hãi” này xảy đến bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước và chấm dứt khi nguy hiểm qua đi, nếu nó có để lại điều gì thì chỉ là một kỷ niệm buồn. Sợ hãi kinh niên là lúc nào cũng ở tình trạng lo âu, tình trạng này lớn lên với chúng ta từ khi mới sanh hay khi còn bé và trở thành một phần của con người chúng ta, và cuối cùng chúng ta nảy sinh một sự gắn bó với nó. Chúng ta gọi tình trạng như thế là mặc cảm hoặc bị ám ảnh: sợ nơi chật hẹp, sợ chỗ rộng rãi, và vân vân.
Tin Mừng giúp giải thoát chúng ta khỏi tất cả những lo âu ấy và tỏ lộ bản tính tương đối và bất định của chúng. Có một điều của chúng ta mà không một cái gì hay không một ai trên trần gian có thể thật sự lấy đi được khỏi chúng ta hoặc làm hư nó: Đối với các tín hữu đó là linh hồn bất tử; đối với mọi người đó là chứng ta của chính lương tâm họ.
Lòng kính sợ Thiên Chúa hoàn toàn khác với sợ hãi. Chúng ta phải học kính sợ Thiên Chúa: Thánh Vịnh nói: “Hỡi các con Ta, hãy đến và hãy lắng nghe Ta, Ta sẽ dạy cho các con biết kính sợ Chúa” (Tv 33:12); trái lại, chúng ta không cần phải học sợ hãi ở trường học; nó bất ngờ xảy đến cho chúng ta khi chạm trán với nguy hiểm; chính các sự việc làm cho chúng ta sợ hãi.
Nhưng ý nghĩa của chính sự kính sợ Thiên Chúa khác với sợ hãi. Đó là một phần của Đức Tin: Nó phát sinh từ việc hiểu biết Thiên Chúa là ai. Nó đồng thời cùng là cảm giác mà chúng ta cảm thấy trước cảnh hùng vĩ nào đó của thiên nhiên. Đó là cảm thấy mình nhỏ bé trước một điều gì vĩ đại; là trạng thái sững sờ, kinh ngạc pha lẫn với thán phục. Trước cảnh người tê liệt đứng dậy và bước đi, Tin Mừng nói, “Mọi người đều kinh ngạc và ngợi khen Thiên Chúa; đầy kính sợ, họ nói: “Hôm nay chúng ta đã thấy những điều kỳ diệu’” (Lc 5:26). Kính sợ là một danh xưng khác cho sững sờ và chúc tụng.
Loại kính sợ này là một bạn đồng hành và đồng minh của tình yêu: đó là sợ làm mất lòng người mình yêu mà chúng ta thấy ở nơi những người yêu nhau thật, ngay cả trong lãnh vực hoàn toàn nhân loại. Sự kính sợ này thường được gọi là “khởi đầu của đức khôn ngoan” bởi vì nó đưa đến những chọn lựa đúng trong đời. Thật vậy nó là một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần (x. Isaia 11:2).
Như thường lệ, Tin Mừng không những chỉ soi sáng Đức Tin của chúng ta mà còn giúp chúng ta hiểu thực trạng của đời sống thường nhật. Thời đại chúng ta được gọi là “thời đại lo âu” (W.H. Auden). Lo âu là điều liên quan gần gũi với lo sợ, người ta nói rằng nó đã trở thành bệnh của thế kỷ, là một trong những nguyên nhân chính của một số lớn bệnh đau tim. Sự lan tràn của lo âu dường như nối liền với sự kiện là, so với quá khứ, chúng ta có nhiều loại bảo hiểm kinh tế, nhân thọ, và nhiều phương thế ngừa bệnh cùng làm chậm lại cái chết.
Nguyên nhân của sự lo âu này là sự giảm bớt -- nếu không phải là hoàn toàn biến mất – trong xã hội của chúng ta sự kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện. “Không còn ai còn sợ Thiên Chúa nữa!” Đôi khi chúng ta nói đùa như thế, nhưng nó chứa đựng một sự thật bi thảm. Khi sự kính sợ Thiên Chúa càng nhỏ đi, thì chúng ta càng sợ hãy đồng loại của mình!
Thật là dễ hiểu tại sao lại có trường hợp này. Khi quên Thiên Chúa, chúng ta đặt niềm tin vào các sự vật thế gian, là những sự vật mà Đức Kitô nói rằng “kẻ trộm có thể lấy được và mối mọt có thể làm cho hao mòn” -- những sự vật bất toàn có thể biến mất từ lúc này qua lúc khác, thì giờ (và mối mọt) tiêu hủy mà không tiếc xót, những sự vật mà mọi người đang theo đuổi, và như thế tạo nên tranh chấp và kình địch (“ước muốn bắt chước” nổi danh mà René Girard nói đến), là những điều cần được bảo vệ bằng nghiến răng và đôi khi với súng trên tay.
Việc giảm sút sự kính sợ Thiên Chúa thay vì giải thoát chúng ta khỏi lo âu, thì lại làm cho chúng ta vướng mắc nhiều hơn trong lo sợ. Hãy nhìn những gì đang xảy ra cho sự liên hệ giữa con cái và cha mẹ trong xã hội chúng ta. Những người cha không còn kính sợ Thiên Chúa nữa, nên con cái cũng không còn kính sợ những người cha! Sự kính sợ Thiên Chúa được phản ảnh trong và tương tự như sự kính sợ của con cái đối với cha mẹ. Thánh Kinh tiếp tục liên kết hai điều này lại với nhau. Nhưng có phải sự thiếu kính sợ cha mẹ làm cho con cái và những người trẻ ngày nay có nhiều tự do và tự tin hơn không? Chúng ta biết rõ rằng điều ngược lại chính là điều thật sự [đang xảy ra].
Phương cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này là tái khám phá ra sự cần thiết và vẻ đẹp của việc kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện. Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta trong Tin Mừng mà chúng ta nghe ngày Chúa Nhật rằng người bạn đường luôn luôn đồng hành với sự kính sợ là sự tin tưởng vào Thiên Chúa. “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần!”
Thiên Chúa không muốn chúng ta sợ hãi Ngài, nhưng tin tưởng vào Ngài. Đó là điều trái ngược với lời của một hoàng đế: “Oderint dum metuant” – “Hãy để cho chúng ghét ta miễn là chúng còn sợ ta!” Những người cha trần thế của chúng ta phải bắt chước Thiên Chúa; họ không được để chúng ta sợ họ nhưng tin tưởng vào họ. Chính nhờ cách này mà sự kính trọng được nuôi dưỡng: sự thán phục, lòng tin tường, và tất cả những gì được xếp vào loại danh hiệu “kính sợ thánh thiện.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ