Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật 32 TN mở đầu bằng những lời ca tụng một danh xưng, một đức tính gần như được “nhân cách hóa” : “Đức Khôn Ngoan” :
“Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ…Ai từ sáng sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không phải nhọc nhằn vất vả…” (Kn 6,12.15).
Để nắm bắt được trọng tâm của sứ điệp được chuyển tải, chúng ta cần biết một chút lai lịch về sách Khôn Ngoan.
Theo tác giả Giuse Nguyễn Thuân, thì :
“Sách Khôn ngoan là một quyển sách trong bộ Kinh Thánh được biên soạn ở thế kỷ thứ I trước Chúa Giáng Sinh, trong môi trường văn hoá Hy lạp ở Alexandria bên Ai cập. Cuốn sách được viết ra chống lại sức cuốn hút của văn hoá Hy lạp đang làm cho người Do thái bị lung lạc bằng cách đề cao sự khôn ngoan của Thiên Chúa, bộc lộ trong số phận của mỗi con người và trong lịch sử dân Chúa.”
Qua đó, chúng ta có thể nói được rằng : Lịch sử mạc khải của cựu ước phần nào chính là một bản toát yếu đầy “biện chứng” của con đường tìm kiếm sự “khôn ngoan đích thực”, sự Khôn Ngoan được hiểu là chính Thiên Chúa và các ý định cứu độ của Ngài, sự Khôn Ngoan đã trở thành một “Ngôi Vị Thần Linh” sẵn sàng hiện diện và đồng hành với tất cả những ai khao khát kiếm tìm và mở rộng cửa lòng đón đợi như BĐ 1 hôm nay đã khẳng quyết : “Ai khao khát Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ mình cho biết. Ai từ sáng sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không phải nhọc nhằn vất vả…”.
Và như thế, Lời Chúa đã minh định rằng : cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi cuộc sống đó đặt nền trên chính sự lựa chọn khôn ngoan là biết “hướng về Thiên Chúa, khát khao Thiên Chúa, tìm kiếm Thiên Chúa”, kính sợ Thiên Chúa :
“Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan.” (Tv 111, 10). Hoặc lời trong sách Huấn ca cho biết: “Lòng kính sợ Đức Chúa là tuyệt đỉnh của khôn ngoan, mang lại bình an và sức khoẻ dồi dào.” (Hc 1, 18).
Vâng, đó chính là sự chọn lựa thường xuyên của muôn thế hệ cha ông đạo đức của người Do Thái mà lời Thánh Vịnh 62 chúng ta vừa cùng nhau ca hát đã chứng tỏ :
“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
Ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
Tấm thân nầy mòn mõi đợi trông,
Như mảnh đất hoang, khô cằn, không giọt nước…”.
Thế nhưng, không phải thời nào, lúc nào dân Chúa cũng đều có chọn lựa “Khôn Ngoan” như thế. Bằng chứng là vào Chúa Giêsu, khi xã hội Do Thái bị phân mảnh dưới ách thống trị của Rôma cùng với nền văn hóa thời thượng Hy Lạp, thì sự khôn ngoan mà người ta chọn lựa thường xuyên lại “ngã” về hướng con người, thay vì Thiên Chúa, đảm bảo vật chất thay vì của cải thần linh, ma mánh và thủ thuật lề luật thay vì sự đơn giản và trong sáng của tình yêu…
Thời đó, những người Pharisiêu rao giảng và sống theo một thứ khôn ngoan “giả hình và kiêu ngạo” dựa trên những thứ luật lệ không dẫn đến Thiên Chúa mà cũng chẳng phục vụ con người ; riêng nhóm Sa-đốc lại chọn lựa sự khôn ngoan là chính là “thiên đàng tại thế” với nhu cầu vật chất và điểm tựa quyền lực chính trị…; trong khi đa phần dân đen khố rách áo ôm thì như “bèo dạt mây trôi”, chả biết đường đi lối bước nào sáng soi để tìm ra nẻo chính.
Và vị “Rabbi” đến từ Na-da-rét đã mang đến một Tin Vui, một Tin Mừng, một chọn lựa “Khôn Ngoan” mới mẻ, hấp dẫn, như chiếc chìa khóa vạn năng để mở vào cánh cửa nhân sinh, như Ngài đã quả quyết : “Thầy là đường, sự thật, sự sống” (Ga 14,6).
Đức Kitô không nói khác những gì các sứ ngôn và các Tổ phụ đã dạy trong cựu ước cho dân ưu tuyển Ít-ra-en. Khác chăng là tính dứt khoát và uy thế của Tin Mừng mà Ngài nhất quyết phải giữ “độc quyền” như một “Người Con Thừa Tự” có trách nhiệm bảo tồn di sản của Chúa Cha. Thật vậy, sự Khôn ngoan đích thực theo Tin Mừng của Đức Kitô chính là :
- Bước đi trên lộ trình của Bát Phúc : Khó nghèo, hiền lành, trong sạch, xây dựng hòa bình, đón nhận hy sinh…
- Sẵn sàng bán tất cả “gia tài sản nghiệp trần gian” để có được “Viên ngọc quí” là chính Đức Kitô và sự công chính của Ngài, như như Matthêô sẵn sàng bỏ bàn thu thuế hái ra tiền, các tay dân chài Simon, Anrê, Gacôbê…bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ cả cha mẹ vợ con… để làm tông đồ,
- Không ngừng hoán cải như Giakê để trở nên một con người mới, can đảm đứng lên để trở về nhà Cha cho dù thân tàn ma dại “như người con thứ”, hay mắc cở thẹn thùng như Phêrô, để thà được “ở bên trong nhà cha dự tiệc” hơn là ở ngoài để mang lấy cái mặc cảm sĩ diện vì mình là “ngươi con trưởng” !
- Can đảm trở nên như trẻ thơ và biết sống tin yêu phó thác trong tay quan phòng của Cha như Cha đã ân cần chăm sóc chú chim sẻ trên cành và cây hoa huệ giữa đồng xanh….
Chúng ta còn đọc thấy sự khôn ngoan mà Đức Kitô muốn cho các môn sinh của Ngài không phải chỉ dừng lại ở chọn lựa như một nguyên tắc hướng dẫn mà phải là một thực hành cụ thể : Đó là :
- Biết cúi xuống rửa chân cho anh em, sẵn sàng yêu thương thù địch và có thể tha thứ bảy mươi lần bảy ; hoặc biến cuộc đời thành người Samari nhân hậu đới với hết mọi anh em, đặc biệt những anh em thương tật, nghèo hèn, rách nát…
- Thà như Maria Bêtania mất bình dầu thơm cam tùng nhưng “có được đôi chân của Chúa” tỏa mùi hương thơm ngát ; hơn là một Giuđa rủng rỉnh túi bạc của bon chen và phản bội để dẫn đến thất vọng não nề.
- Thà sẵn sàng nói không với “lời lãi cả thế gian” để khỏi phải “thiệt mất linh hồn” ; thà làm “tên trộm lành” chọn đặt niềm trông cậy vào lòng khoan dung tha thứ để vào thiên đàng hơn là “ông phú hộ” giàu nứt sổ đổ vách nhưng bị ném vào lửa hỏa ngục….
Nhưng đó mới chỉ là những “chọn lựa khôn ngoan” cho cuộc sống tại thế nầy. Lời Chúa trong Chúa Nhật 32 TN nầy còn dẫn dắt chúng ta đến “chân trời tận thế”, đến sự chọn lựa khôn ngoan trước viến tượng cánh chung.
Thật vậy, bài học Khôn Ngoan, theo ẩn dụ của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay, đó là biết hướng về tương lai chung cuộc để đón gặp “Tân Lang” với đèn dầu nghiêm túc như 5 cô thiếu nữ phù dâu hân hoan vào dự tiệc cưới.
Cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn là cuộc lên đường tiến về cùng đích cuộc đời, tiến về quê hương vĩnh cửu. Cuộc hành trình đó, trong ngôn ngữ của dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, chính là “sự tỉnh thức đợi chờ của những người thiếu nữ cầm đèn đi đón tân lang” ; và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình ; người chinh phụ ôm con mòn mõi chờ chinh phu cho dù sẽ hóa thành tượng đá ; cha già mong ngóng tin con trong thấp thỏm bao ngày trên con đường về mái ấm...
Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ. ("Mỗi ngày một tin vui")
Trong viễn tượng cánh chung của mỗi cuộc đời cũng thế. Đối với những ai đã sẵn sàng, đèn cháy cầm tay, họ sẽ được sung sướng gặp Chúa. Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Avila mấp máy nói lên với Chúa trước khi tắt thở: “Lạy Chúa Giêsu, này là giờ chúng ta gặp nhau” ; trong khi chị Thánh Têrêsa Giêsu Hài đồng than thở : “Lạy Chúa, con… yêu mến Chúa”, đôi mắt xuất thần nhìn thẳng vào một điểm trên pho tượng Đức Mẹ, mặt tươi tắn, rồi nhắm mắt ra đi, đồng hồ chỉ 7 giờ 20 phút tối 30 tháng 9 năm 1897. “Những người trinh nữ” ấy đã cầm đèn sáng ra đón Chúa và gặp gỡ “người tình lang” muôn thuở…
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, trông cậy sẽ được hưởng hạnh phúc bất diệt trong vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc của sự phục sinh. Đó chính là bài giáo lý cơ bản mà Thánh Phaolô đã từng dạy cho các tín hữu Tê-xa-lô-ni-ca ngày xưa và hôm nay chúng ta mới vừa nghe lại qua Bđ 2 : “Chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền, như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu”.
Sứ điệp nầy lại được vang lên trong tháng “Các đẳng linh hồn” sẽ là một nhắc nhớ mỗi người chúng ta đừng quên số phận của chính chúng ta và nhất là, của những anh chị em đang được thanh luyện trong luyện ngục, và sốt sắng cầu nguyện cho họ để họ sớm được hưởng phúc thiên đàng.
Và sự chọn lựa gần nhất, căn bản nhất, sự khôn ngoan đích thực nhất của bây giờ và hôm nay, đó chính là Thân Mình của Đức Ki-Tô : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
LM. Giuse Trương Đình Hiền
“Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ…Ai từ sáng sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không phải nhọc nhằn vất vả…” (Kn 6,12.15).
Để nắm bắt được trọng tâm của sứ điệp được chuyển tải, chúng ta cần biết một chút lai lịch về sách Khôn Ngoan.
Theo tác giả Giuse Nguyễn Thuân, thì :
“Sách Khôn ngoan là một quyển sách trong bộ Kinh Thánh được biên soạn ở thế kỷ thứ I trước Chúa Giáng Sinh, trong môi trường văn hoá Hy lạp ở Alexandria bên Ai cập. Cuốn sách được viết ra chống lại sức cuốn hút của văn hoá Hy lạp đang làm cho người Do thái bị lung lạc bằng cách đề cao sự khôn ngoan của Thiên Chúa, bộc lộ trong số phận của mỗi con người và trong lịch sử dân Chúa.”
Qua đó, chúng ta có thể nói được rằng : Lịch sử mạc khải của cựu ước phần nào chính là một bản toát yếu đầy “biện chứng” của con đường tìm kiếm sự “khôn ngoan đích thực”, sự Khôn Ngoan được hiểu là chính Thiên Chúa và các ý định cứu độ của Ngài, sự Khôn Ngoan đã trở thành một “Ngôi Vị Thần Linh” sẵn sàng hiện diện và đồng hành với tất cả những ai khao khát kiếm tìm và mở rộng cửa lòng đón đợi như BĐ 1 hôm nay đã khẳng quyết : “Ai khao khát Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ mình cho biết. Ai từ sáng sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không phải nhọc nhằn vất vả…”.
Và như thế, Lời Chúa đã minh định rằng : cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi cuộc sống đó đặt nền trên chính sự lựa chọn khôn ngoan là biết “hướng về Thiên Chúa, khát khao Thiên Chúa, tìm kiếm Thiên Chúa”, kính sợ Thiên Chúa :
“Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan.” (Tv 111, 10). Hoặc lời trong sách Huấn ca cho biết: “Lòng kính sợ Đức Chúa là tuyệt đỉnh của khôn ngoan, mang lại bình an và sức khoẻ dồi dào.” (Hc 1, 18).
Vâng, đó chính là sự chọn lựa thường xuyên của muôn thế hệ cha ông đạo đức của người Do Thái mà lời Thánh Vịnh 62 chúng ta vừa cùng nhau ca hát đã chứng tỏ :
“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
Ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
Tấm thân nầy mòn mõi đợi trông,
Như mảnh đất hoang, khô cằn, không giọt nước…”.
Thế nhưng, không phải thời nào, lúc nào dân Chúa cũng đều có chọn lựa “Khôn Ngoan” như thế. Bằng chứng là vào Chúa Giêsu, khi xã hội Do Thái bị phân mảnh dưới ách thống trị của Rôma cùng với nền văn hóa thời thượng Hy Lạp, thì sự khôn ngoan mà người ta chọn lựa thường xuyên lại “ngã” về hướng con người, thay vì Thiên Chúa, đảm bảo vật chất thay vì của cải thần linh, ma mánh và thủ thuật lề luật thay vì sự đơn giản và trong sáng của tình yêu…
Thời đó, những người Pharisiêu rao giảng và sống theo một thứ khôn ngoan “giả hình và kiêu ngạo” dựa trên những thứ luật lệ không dẫn đến Thiên Chúa mà cũng chẳng phục vụ con người ; riêng nhóm Sa-đốc lại chọn lựa sự khôn ngoan là chính là “thiên đàng tại thế” với nhu cầu vật chất và điểm tựa quyền lực chính trị…; trong khi đa phần dân đen khố rách áo ôm thì như “bèo dạt mây trôi”, chả biết đường đi lối bước nào sáng soi để tìm ra nẻo chính.
Và vị “Rabbi” đến từ Na-da-rét đã mang đến một Tin Vui, một Tin Mừng, một chọn lựa “Khôn Ngoan” mới mẻ, hấp dẫn, như chiếc chìa khóa vạn năng để mở vào cánh cửa nhân sinh, như Ngài đã quả quyết : “Thầy là đường, sự thật, sự sống” (Ga 14,6).
Đức Kitô không nói khác những gì các sứ ngôn và các Tổ phụ đã dạy trong cựu ước cho dân ưu tuyển Ít-ra-en. Khác chăng là tính dứt khoát và uy thế của Tin Mừng mà Ngài nhất quyết phải giữ “độc quyền” như một “Người Con Thừa Tự” có trách nhiệm bảo tồn di sản của Chúa Cha. Thật vậy, sự Khôn ngoan đích thực theo Tin Mừng của Đức Kitô chính là :
- Bước đi trên lộ trình của Bát Phúc : Khó nghèo, hiền lành, trong sạch, xây dựng hòa bình, đón nhận hy sinh…
- Sẵn sàng bán tất cả “gia tài sản nghiệp trần gian” để có được “Viên ngọc quí” là chính Đức Kitô và sự công chính của Ngài, như như Matthêô sẵn sàng bỏ bàn thu thuế hái ra tiền, các tay dân chài Simon, Anrê, Gacôbê…bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ cả cha mẹ vợ con… để làm tông đồ,
- Không ngừng hoán cải như Giakê để trở nên một con người mới, can đảm đứng lên để trở về nhà Cha cho dù thân tàn ma dại “như người con thứ”, hay mắc cở thẹn thùng như Phêrô, để thà được “ở bên trong nhà cha dự tiệc” hơn là ở ngoài để mang lấy cái mặc cảm sĩ diện vì mình là “ngươi con trưởng” !
- Can đảm trở nên như trẻ thơ và biết sống tin yêu phó thác trong tay quan phòng của Cha như Cha đã ân cần chăm sóc chú chim sẻ trên cành và cây hoa huệ giữa đồng xanh….
Chúng ta còn đọc thấy sự khôn ngoan mà Đức Kitô muốn cho các môn sinh của Ngài không phải chỉ dừng lại ở chọn lựa như một nguyên tắc hướng dẫn mà phải là một thực hành cụ thể : Đó là :
- Biết cúi xuống rửa chân cho anh em, sẵn sàng yêu thương thù địch và có thể tha thứ bảy mươi lần bảy ; hoặc biến cuộc đời thành người Samari nhân hậu đới với hết mọi anh em, đặc biệt những anh em thương tật, nghèo hèn, rách nát…
- Thà như Maria Bêtania mất bình dầu thơm cam tùng nhưng “có được đôi chân của Chúa” tỏa mùi hương thơm ngát ; hơn là một Giuđa rủng rỉnh túi bạc của bon chen và phản bội để dẫn đến thất vọng não nề.
- Thà sẵn sàng nói không với “lời lãi cả thế gian” để khỏi phải “thiệt mất linh hồn” ; thà làm “tên trộm lành” chọn đặt niềm trông cậy vào lòng khoan dung tha thứ để vào thiên đàng hơn là “ông phú hộ” giàu nứt sổ đổ vách nhưng bị ném vào lửa hỏa ngục….
Nhưng đó mới chỉ là những “chọn lựa khôn ngoan” cho cuộc sống tại thế nầy. Lời Chúa trong Chúa Nhật 32 TN nầy còn dẫn dắt chúng ta đến “chân trời tận thế”, đến sự chọn lựa khôn ngoan trước viến tượng cánh chung.
Thật vậy, bài học Khôn Ngoan, theo ẩn dụ của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay, đó là biết hướng về tương lai chung cuộc để đón gặp “Tân Lang” với đèn dầu nghiêm túc như 5 cô thiếu nữ phù dâu hân hoan vào dự tiệc cưới.
Cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn là cuộc lên đường tiến về cùng đích cuộc đời, tiến về quê hương vĩnh cửu. Cuộc hành trình đó, trong ngôn ngữ của dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, chính là “sự tỉnh thức đợi chờ của những người thiếu nữ cầm đèn đi đón tân lang” ; và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình ; người chinh phụ ôm con mòn mõi chờ chinh phu cho dù sẽ hóa thành tượng đá ; cha già mong ngóng tin con trong thấp thỏm bao ngày trên con đường về mái ấm...
Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ. ("Mỗi ngày một tin vui")
Trong viễn tượng cánh chung của mỗi cuộc đời cũng thế. Đối với những ai đã sẵn sàng, đèn cháy cầm tay, họ sẽ được sung sướng gặp Chúa. Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Avila mấp máy nói lên với Chúa trước khi tắt thở: “Lạy Chúa Giêsu, này là giờ chúng ta gặp nhau” ; trong khi chị Thánh Têrêsa Giêsu Hài đồng than thở : “Lạy Chúa, con… yêu mến Chúa”, đôi mắt xuất thần nhìn thẳng vào một điểm trên pho tượng Đức Mẹ, mặt tươi tắn, rồi nhắm mắt ra đi, đồng hồ chỉ 7 giờ 20 phút tối 30 tháng 9 năm 1897. “Những người trinh nữ” ấy đã cầm đèn sáng ra đón Chúa và gặp gỡ “người tình lang” muôn thuở…
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, trông cậy sẽ được hưởng hạnh phúc bất diệt trong vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc của sự phục sinh. Đó chính là bài giáo lý cơ bản mà Thánh Phaolô đã từng dạy cho các tín hữu Tê-xa-lô-ni-ca ngày xưa và hôm nay chúng ta mới vừa nghe lại qua Bđ 2 : “Chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền, như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu”.
Sứ điệp nầy lại được vang lên trong tháng “Các đẳng linh hồn” sẽ là một nhắc nhớ mỗi người chúng ta đừng quên số phận của chính chúng ta và nhất là, của những anh chị em đang được thanh luyện trong luyện ngục, và sốt sắng cầu nguyện cho họ để họ sớm được hưởng phúc thiên đàng.
Và sự chọn lựa gần nhất, căn bản nhất, sự khôn ngoan đích thực nhất của bây giờ và hôm nay, đó chính là Thân Mình của Đức Ki-Tô : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
LM. Giuse Trương Đình Hiền