BBC 17 tháng 4 2017 - Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.
Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị "cấp trung đội" là lần đầu tiên.
"Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền."
Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết'
Dân Đồng Tâm đối đầu với công an
Bàn tròn cuối tuần bình luận vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
Ông Vinh cũng cho rằng việc dân "bùng lên" bắt giữ với qui mô như vậy là việc hiếm. Ông cũng cho rằng việc bắt giữ này không có sự chuẩn bị, chỉ là phản ứng bất đắc dĩ vì phẫn uất quá mức.
"Theo thông tin chúng tôi nhận được thì những người bị bắt giữ được ăn uống, đối xử rất tử tế và được gọi điện về nhà, khác hẳn với việc 15 người (mà tôi nghe thông tin chứ không phải 4 người) mà không có tăm hơi gì.
"Trong khi báo chí nhà nước còn đang rón rén chưa nói về vụ việc này và nếu có thì cũng chỉ đổ lỗi cho người dân bắt giữ người trái pháp luật. Thế còn những người dân bị bắt giữ trái pháp luật thì là bắt đúng hay sai, pháp luật Việt Nam cũng hài hước lắm," ông Vinh nói.
Ông Vinh dẫn lại nội dung một bài của báo Người Cao tuổi mô tả điều ông gọi là việc nhập nhèm lợi dụng giữa đất quốc phòng và đất đã thu hồi, chưa thu hồi.
"Người ta bảo đó là đất an ninh quốc phòng nhưng thực chất là đất đã bị cắt xẻ và làm nhà trên đó.
"Người ta cứ nghĩ rằng cứ đưa chó, đưa dùi cui và cảnh sát tới thì giải quyết được hết nhưng đây là giọt nước làm tràn ly.
"Nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh trật tự nhưng hiện nay việc gì công an cũng nhảy vào làm thay chính quyền," ông Vinh nói.
Về thông tin nói có việc tẩm xăng dầu vào người bị bắt tại Đồng Tâm và dọa châm lửa nếu bị đột nhập, ông Vinh nói ông không thể kiểm chứng được việc này.
Tuy nhiên ông Vinh nói điều đó cũng có thể xảy ra nếu dân coi đó là biện pháp cuối cùng để bảo vệ mình khỏi bị đàn áp.
TS Phạm Chí Dũng nói rằng nếu chúng ta đặt địa vị của mình vào người nông dân mất đất như ở Văn Giang, Hưng Yên hay những chỗ khác thì mới hiểu được.
"Khi tất cả tài sản của mình bị gần như cướp trắng và kẻ cướp lại huy động một lực lượng cảnh sát, công an tới đàn áp, cưỡng chế mình thì mình phải phản ứng thôi.
"Nếu không phản ứng thì những đứa con của mình lấy gì ra mà ăn. Nếu không làm vậy thì không biết có thể làm gì khác được không.
"Tôi không cho rằng người dân muốn hành hạ hay hạ sát công an đâu và gây rối loạn, và họ chỉ phản ứng thôi và chỉ muốn trao đổi người dân bị bắt và đây là biện pháp cùng quẫn," ông Dũng nói trong chương trình bàn tròn hôm Chúa Nhật.
'Đồng Tâm là Ô Khảm'
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh nét tương đồng về vụ việc Đồng Tâm với những gì xảy ra tại Ô Khảm ở Trung Quốc và giống nhau ở việc ông gọi là "thu đất vô lối và đền bù rẻ mạt".
Ông Dũng dẫn chiếu về việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã xử các quan chức Ô Khảm lợi dụng bán đất thu hồi của nông dân cao gấp 50 lần so với tiền đền bù và mô tả điều ông gọi là "Họ cũng điều cảnh sát tới trấn áp, cắt điện, cắt Internet tại Đồng Tâm y chang như những gì đã xảy ra tại Ô Khảm."
Trung Quốc truy nã người sau vụ Ô Khảm
Dân Ô Khảm lại phản đối chính quyền
"Ô Khảm nổ bùng lên chỉ khi một đại diện của dân là ông Tiết Cẩm Ba đứng ra đàm phán với chính quyền và bị chính quyền bắt luôn.
"Sau khi ông Tiết Cẩm Ba bị chết trong tù thì toàn bộ dân Ô Khảm bùng lên chiếm giữ các trụ sở công quyền và công an cảnh sát phải trốn hết."
"Nếu một người nông dân ở Đồng Tâm bị bắt, mà tôi nghe nói bị thương nặng, cũng chết như ông Tiết Cẩm Ba thì chuyện gì xảy ra?" ông Dũng đặt câu hỏi.
Vụ Đồng Tâm, theo ông Dũng, là dấu ấn đầu tiên của một giai đoạn mà ông gọi là "hỗn loạn" trong xã hội Việt Nam.
"Việc tương tự có thể lan ra nhiều địa phương khác như vết dầu loang và miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ là khu vực gánh chịu vết dầu loang này trong thời gian tới," ông Dũng nói với chương trình tọa đàm hôm Chúa Nhật. "Nếu khu đất Đồng Tâm dùng vào mục đích kinh tế xã hội thì phải đền bù cho dân theo giá thị trường," ông Dũng nói.
Bình luận về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Vinh nói nếu ông Hoàng Trung Hải [Bí thư Thành phố Hà Nội] ]là người có bản lĩnh, biết lắng nghe thì ông ấy không cần ông Nguyễn Đức Chung [Chủ tịch Thành phố Hà Nội] mà xuống tận nơi và xem đúng sai thế nào để giải quyết quyền lợi cho người dân.
(Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39621124)
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.
Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị "cấp trung đội" là lần đầu tiên.
"Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền."
Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết'
Dân Đồng Tâm đối đầu với công an
Bàn tròn cuối tuần bình luận vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
Ông Vinh cũng cho rằng việc dân "bùng lên" bắt giữ với qui mô như vậy là việc hiếm. Ông cũng cho rằng việc bắt giữ này không có sự chuẩn bị, chỉ là phản ứng bất đắc dĩ vì phẫn uất quá mức.
"Theo thông tin chúng tôi nhận được thì những người bị bắt giữ được ăn uống, đối xử rất tử tế và được gọi điện về nhà, khác hẳn với việc 15 người (mà tôi nghe thông tin chứ không phải 4 người) mà không có tăm hơi gì.
"Trong khi báo chí nhà nước còn đang rón rén chưa nói về vụ việc này và nếu có thì cũng chỉ đổ lỗi cho người dân bắt giữ người trái pháp luật. Thế còn những người dân bị bắt giữ trái pháp luật thì là bắt đúng hay sai, pháp luật Việt Nam cũng hài hước lắm," ông Vinh nói.
Ông Vinh dẫn lại nội dung một bài của báo Người Cao tuổi mô tả điều ông gọi là việc nhập nhèm lợi dụng giữa đất quốc phòng và đất đã thu hồi, chưa thu hồi.
"Người ta bảo đó là đất an ninh quốc phòng nhưng thực chất là đất đã bị cắt xẻ và làm nhà trên đó.
"Người ta cứ nghĩ rằng cứ đưa chó, đưa dùi cui và cảnh sát tới thì giải quyết được hết nhưng đây là giọt nước làm tràn ly.
"Nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh trật tự nhưng hiện nay việc gì công an cũng nhảy vào làm thay chính quyền," ông Vinh nói.
Về thông tin nói có việc tẩm xăng dầu vào người bị bắt tại Đồng Tâm và dọa châm lửa nếu bị đột nhập, ông Vinh nói ông không thể kiểm chứng được việc này.
Tuy nhiên ông Vinh nói điều đó cũng có thể xảy ra nếu dân coi đó là biện pháp cuối cùng để bảo vệ mình khỏi bị đàn áp.
TS Phạm Chí Dũng nói rằng nếu chúng ta đặt địa vị của mình vào người nông dân mất đất như ở Văn Giang, Hưng Yên hay những chỗ khác thì mới hiểu được.
"Khi tất cả tài sản của mình bị gần như cướp trắng và kẻ cướp lại huy động một lực lượng cảnh sát, công an tới đàn áp, cưỡng chế mình thì mình phải phản ứng thôi.
"Nếu không phản ứng thì những đứa con của mình lấy gì ra mà ăn. Nếu không làm vậy thì không biết có thể làm gì khác được không.
"Tôi không cho rằng người dân muốn hành hạ hay hạ sát công an đâu và gây rối loạn, và họ chỉ phản ứng thôi và chỉ muốn trao đổi người dân bị bắt và đây là biện pháp cùng quẫn," ông Dũng nói trong chương trình bàn tròn hôm Chúa Nhật.
'Đồng Tâm là Ô Khảm'
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh nét tương đồng về vụ việc Đồng Tâm với những gì xảy ra tại Ô Khảm ở Trung Quốc và giống nhau ở việc ông gọi là "thu đất vô lối và đền bù rẻ mạt".
Ông Dũng dẫn chiếu về việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã xử các quan chức Ô Khảm lợi dụng bán đất thu hồi của nông dân cao gấp 50 lần so với tiền đền bù và mô tả điều ông gọi là "Họ cũng điều cảnh sát tới trấn áp, cắt điện, cắt Internet tại Đồng Tâm y chang như những gì đã xảy ra tại Ô Khảm."
Trung Quốc truy nã người sau vụ Ô Khảm
Dân Ô Khảm lại phản đối chính quyền
"Ô Khảm nổ bùng lên chỉ khi một đại diện của dân là ông Tiết Cẩm Ba đứng ra đàm phán với chính quyền và bị chính quyền bắt luôn.
"Sau khi ông Tiết Cẩm Ba bị chết trong tù thì toàn bộ dân Ô Khảm bùng lên chiếm giữ các trụ sở công quyền và công an cảnh sát phải trốn hết."
"Nếu một người nông dân ở Đồng Tâm bị bắt, mà tôi nghe nói bị thương nặng, cũng chết như ông Tiết Cẩm Ba thì chuyện gì xảy ra?" ông Dũng đặt câu hỏi.
Vụ Đồng Tâm, theo ông Dũng, là dấu ấn đầu tiên của một giai đoạn mà ông gọi là "hỗn loạn" trong xã hội Việt Nam.
"Việc tương tự có thể lan ra nhiều địa phương khác như vết dầu loang và miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ là khu vực gánh chịu vết dầu loang này trong thời gian tới," ông Dũng nói với chương trình tọa đàm hôm Chúa Nhật. "Nếu khu đất Đồng Tâm dùng vào mục đích kinh tế xã hội thì phải đền bù cho dân theo giá thị trường," ông Dũng nói.
Bình luận về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Vinh nói nếu ông Hoàng Trung Hải [Bí thư Thành phố Hà Nội] ]là người có bản lĩnh, biết lắng nghe thì ông ấy không cần ông Nguyễn Đức Chung [Chủ tịch Thành phố Hà Nội] mà xuống tận nơi và xem đúng sai thế nào để giải quyết quyền lợi cho người dân.
(Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39621124)