Chúa Nhật V Phục Sinh năm A
Đừng sợ hãi
Đã làm người, không thiếu những nỗi sợ trong cuộc đời vây lấy bản thân từng người. Không đơn giản là nỗi sợ hãi những điều khủng khiếp tấn công, mà còn có cả những điều lẽ ra “không đáng sợ”, cũng làm chúng ta khiếp đảm, bạc nhược, trốn chạy...
Bởi ai cũng để cho những nỗi sợ hãi vây bọc, vì thế, cuộc sống càng ngày càng tăng thêm tội ác, tăng thêm những: sự bất công, sự bị mê hoặc, sự luồng cúi, sự giành giật, sự phản bội chân lý, sự a tòng những điều dữ, sự ngông cuồng, sự ức hiếp, sự tráo trở, sự chết chóc oan uổng của người vô tội, sự khủng bố tinh thần và thể xác, sự phải gánh lấy đau khổ, thậm chí đau khổ kéo dài…
Với kẻ “sợ”, những nỗi sợ hãi ấy vô vàn lần cướp đi một phần, hoặc cướp đi tất cả sự bình an, thoải mái, cũng như sự tỉnh táo nơi bản thân.
Bởi ý thức sự cần thiết của lòng can đảm, ngay khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ngỏ cùng thế giới: “Đừng sợ! Hãy mở cửa đón Chúa Kitô”.
Lời “Đừng sợ” này vang lên suốt triều đại giáo hoàng của đấng kế vị thánh Phêrô, để nhắc mọi người con của Hội Thánh và bất cứ ai yêu đời sống thiện tâm về lòng can đảm đối đầu cùng thử thách và nghịch cảnh. Nhất là “Đừng sợ” những khi cần thiết phải làm chứng và nêu cao chân lý, công lý.
Ngược về thời đầu của lịch sử Kitô giáo, cũng vẫn là sự hoang mang, nỗi sợ hãi hằn trong tâm trí các môn đệ của Chúa Giêsu. Một mặt, họ sợ hãi vì chứng kiến Thầy bị giết cách tan thương, tủi nhục.
Mặt khác, họ tiếp tục hoang mang trước niềm tin phục sinh. Phục sinh là sự kiện vượt quá trí hiểu của con gười, vì thế, sau biến cố Chúa Giêsu đã thực sự chết trên thập giá, mà nay nhiều môn đệ tin rằng, Người đã phục sinh, thì nhiều môn đệ khác của Chúa vẫn bàng hoàng, vẫn bán tín bán nghi, chưa thực sự an tâm về niềm tin phục sinh ấy. Họ nghi nan bởi mầu nhiệm phục sinh, một chân lý chưa từng có, đến với họ vừa quá diệu kỳ, nhưng cũng quá bất ngờ.
Do đó, thánh Phêrô với tư cách lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, lên tiếng trấn an và củng cố đức tin, đồng nhắc lại sứ mạng được sai đi cho các anh em mình: “Vinh dự cho anh em là những kẻ tin… anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người” (bài đọc 1: 1Pr 2, 7.9).
Lui về khoảng thời gian xa hơn. Đó là thời Chúa Giêsu còn hiện diện giữa trần thế, càng cho thấy, nỗi sợ hãi là một hiện thực luôn áp đảo, gây khó khăn cho con người.
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật V mùa Phục sinh năm A, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống lại giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu nơi dương thế. Chúa từ giã và an ủi:
“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Thói thường, lời khiến người ta khó quên nhất ngay trước khi chia lìa nhau là lời giã từ. Tin Mừng hôm nay diễn tả tình cảm của Chúa Giêsu y như thế: da diết, luyến nhớ, yêu thương… Một tình cảm rất con người.
- Chúa Giêsu sắp từ giã môn đệ để về cùng Cha. Sự lưu luyến làm cho mọi người trong cuộc đau lòng. Vì thế, lời ủi an của Chúa như thêm sức mạnh để họ vượt qua.
- Nhưng không chỉ an ủi. Lời giã từ của Chúa còn chứa đựng nội dung ước hẹn. Ước hẹn là diễn tả nỗi lòng tha thiết, gắn bó, nhung nhớ, yêu thương… Nó cũng làm cho người ở lại sẽ an tâm hơn, vơi bớt nỗi biềm, để có thể đứng vững hơn.
Lời ước hẹn làm cho cả người đi lẫn người ở, luôn đau đáu nhớ về nhau, sống kề lòng nhau, dù thực tế có xa cách ngàn trùng.
- Đó cũng là lời giải thích lý do và ý nghĩa việc Chúa rời xa môn đệ. Chúa không bỏ những ai Chúa tuyển chọn. Chúa hiện diện bên họ. Chúa chờ đợi họ đi về phía Chúa.
- Tuy nhiên, trong lời trăn trối, bên cạnh tình cảm mà Chúa thể hiện trước giờ ly biệt, còn toát lên sự trấn an lớn lao đối với những bấn loạn, sự xoa dịu đối với những rối bời đang hiện diện trong lòng môn đệ.
Chúa đã phục sinh. Đoàn môn đệ hãy tin vững chắc vào Chúa. Họ hãy dừng lại nỗi hoang mang, sợ hãi.
Chỉ có tin vào Chúa mới có thể xóa sợ hãi, thêm can đảm.
Chỉ có đức tin mới có sức động viên, giúp môn đệ thêm nghị lực vượt qua tình cảm chia cắt, bước tiếp con đường Chúa đã hướng dẫn.
Nếu Chúa gởi gắm nơi chúng ta, những môn đệ của Chúa những uớc hẹn, là Chúa gởi gắm về những bảo đảm: tiếp tục yêu thương; tiếp tục gắn bó; tiếp tục hiện diện và tha thiết để được đón nhận chúng ta, để Chúa có chúng ta và chúng ta có Chúa, cả hai tồn tại vĩnh cửu..
Môn đệ hãy đừng sợ! Lời Chúa ước hẹn sẽ trở lại có sức xoa dịu niềm đau bằng viễn ảnh hạnh phúc của ngày gặp lại.
Môn đệ hãy dừng sợ! Chúa sẽ trở lại đón rước chúng ta. Chúng ta sẽ được mang đến nơi tốt đẹp mà Chúa dọn sẵn để chờ đợi, để cùng hưởng sự sống của chính Chúa, sự sống phục sinh vinh thắng.
Lời trấn an chứa đầy sự ước hẹn của Chúa, Hội Thánh muôn đời ghi khắc, để dù bất cứ hoàn cảnh nào, thăng hay trầm, khó khăn hay thuận lợi, Hội Thánh vẫn tin tưởng để luôn kiên vững trung thành với Chúa, trung thành với đường lối cứu độ của Chúa, không bao giờ giảm thiểu, không bao giờ ngưng trệ.
Chúng ta, từng người hãy vui lên, đừng sợ hãi. Chúa chiến thắng. Chúa hiện diện hết sức gần gũi, ấm áp, không bằng không gian, nhưng bằng tình mến, bằng niềm thương, bằng Lời chân lý, bằng Thánh Thần mà Chúa nhận lãnh và ban cho chúng ta từ nơi Chúa Cha, bằng nguồn sống thần linh là kho tàng bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Từng người hãy cùng Hội Thánh ghi khắc sự ủi an, sự ước hẹn của Chúa để cảm nhận tất cả sự vỗ về, sự âu yếm, để ngày một thêm can đảm, thêm nghị lực sống.
Đoàn môn đệ của Chúa Giêsu hôm nay cũng đang lữ hành tiến về nơi mà Chúa “đã dọn sẵn” cho mình. Như các môn đệ xưa, chúng ta hãy hết lòng trông cậy, và ngẩng cao đầu trong ơn Chúa cứu chuộc mà vượt thắng khó khăn, không đầu hàng nghịch cảnh, luôn sống tích cực, sống thánh thiện.
Chính niềm tin vào Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết những phương cách để giúp vượt qua mọi nỗi cheo leo trong đời.
Điều quan trọng là: Chúng ta đừng sợ hãi.
Đừng sợ hãi
Đã làm người, không thiếu những nỗi sợ trong cuộc đời vây lấy bản thân từng người. Không đơn giản là nỗi sợ hãi những điều khủng khiếp tấn công, mà còn có cả những điều lẽ ra “không đáng sợ”, cũng làm chúng ta khiếp đảm, bạc nhược, trốn chạy...
Bởi ai cũng để cho những nỗi sợ hãi vây bọc, vì thế, cuộc sống càng ngày càng tăng thêm tội ác, tăng thêm những: sự bất công, sự bị mê hoặc, sự luồng cúi, sự giành giật, sự phản bội chân lý, sự a tòng những điều dữ, sự ngông cuồng, sự ức hiếp, sự tráo trở, sự chết chóc oan uổng của người vô tội, sự khủng bố tinh thần và thể xác, sự phải gánh lấy đau khổ, thậm chí đau khổ kéo dài…
Với kẻ “sợ”, những nỗi sợ hãi ấy vô vàn lần cướp đi một phần, hoặc cướp đi tất cả sự bình an, thoải mái, cũng như sự tỉnh táo nơi bản thân.
Bởi ý thức sự cần thiết của lòng can đảm, ngay khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ngỏ cùng thế giới: “Đừng sợ! Hãy mở cửa đón Chúa Kitô”.
Lời “Đừng sợ” này vang lên suốt triều đại giáo hoàng của đấng kế vị thánh Phêrô, để nhắc mọi người con của Hội Thánh và bất cứ ai yêu đời sống thiện tâm về lòng can đảm đối đầu cùng thử thách và nghịch cảnh. Nhất là “Đừng sợ” những khi cần thiết phải làm chứng và nêu cao chân lý, công lý.
Ngược về thời đầu của lịch sử Kitô giáo, cũng vẫn là sự hoang mang, nỗi sợ hãi hằn trong tâm trí các môn đệ của Chúa Giêsu. Một mặt, họ sợ hãi vì chứng kiến Thầy bị giết cách tan thương, tủi nhục.
Mặt khác, họ tiếp tục hoang mang trước niềm tin phục sinh. Phục sinh là sự kiện vượt quá trí hiểu của con gười, vì thế, sau biến cố Chúa Giêsu đã thực sự chết trên thập giá, mà nay nhiều môn đệ tin rằng, Người đã phục sinh, thì nhiều môn đệ khác của Chúa vẫn bàng hoàng, vẫn bán tín bán nghi, chưa thực sự an tâm về niềm tin phục sinh ấy. Họ nghi nan bởi mầu nhiệm phục sinh, một chân lý chưa từng có, đến với họ vừa quá diệu kỳ, nhưng cũng quá bất ngờ.
Do đó, thánh Phêrô với tư cách lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, lên tiếng trấn an và củng cố đức tin, đồng nhắc lại sứ mạng được sai đi cho các anh em mình: “Vinh dự cho anh em là những kẻ tin… anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người” (bài đọc 1: 1Pr 2, 7.9).
Lui về khoảng thời gian xa hơn. Đó là thời Chúa Giêsu còn hiện diện giữa trần thế, càng cho thấy, nỗi sợ hãi là một hiện thực luôn áp đảo, gây khó khăn cho con người.
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật V mùa Phục sinh năm A, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống lại giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu nơi dương thế. Chúa từ giã và an ủi:
“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Thói thường, lời khiến người ta khó quên nhất ngay trước khi chia lìa nhau là lời giã từ. Tin Mừng hôm nay diễn tả tình cảm của Chúa Giêsu y như thế: da diết, luyến nhớ, yêu thương… Một tình cảm rất con người.
- Chúa Giêsu sắp từ giã môn đệ để về cùng Cha. Sự lưu luyến làm cho mọi người trong cuộc đau lòng. Vì thế, lời ủi an của Chúa như thêm sức mạnh để họ vượt qua.
- Nhưng không chỉ an ủi. Lời giã từ của Chúa còn chứa đựng nội dung ước hẹn. Ước hẹn là diễn tả nỗi lòng tha thiết, gắn bó, nhung nhớ, yêu thương… Nó cũng làm cho người ở lại sẽ an tâm hơn, vơi bớt nỗi biềm, để có thể đứng vững hơn.
Lời ước hẹn làm cho cả người đi lẫn người ở, luôn đau đáu nhớ về nhau, sống kề lòng nhau, dù thực tế có xa cách ngàn trùng.
- Đó cũng là lời giải thích lý do và ý nghĩa việc Chúa rời xa môn đệ. Chúa không bỏ những ai Chúa tuyển chọn. Chúa hiện diện bên họ. Chúa chờ đợi họ đi về phía Chúa.
- Tuy nhiên, trong lời trăn trối, bên cạnh tình cảm mà Chúa thể hiện trước giờ ly biệt, còn toát lên sự trấn an lớn lao đối với những bấn loạn, sự xoa dịu đối với những rối bời đang hiện diện trong lòng môn đệ.
Chúa đã phục sinh. Đoàn môn đệ hãy tin vững chắc vào Chúa. Họ hãy dừng lại nỗi hoang mang, sợ hãi.
Chỉ có tin vào Chúa mới có thể xóa sợ hãi, thêm can đảm.
Chỉ có đức tin mới có sức động viên, giúp môn đệ thêm nghị lực vượt qua tình cảm chia cắt, bước tiếp con đường Chúa đã hướng dẫn.
Nếu Chúa gởi gắm nơi chúng ta, những môn đệ của Chúa những uớc hẹn, là Chúa gởi gắm về những bảo đảm: tiếp tục yêu thương; tiếp tục gắn bó; tiếp tục hiện diện và tha thiết để được đón nhận chúng ta, để Chúa có chúng ta và chúng ta có Chúa, cả hai tồn tại vĩnh cửu..
Môn đệ hãy đừng sợ! Lời Chúa ước hẹn sẽ trở lại có sức xoa dịu niềm đau bằng viễn ảnh hạnh phúc của ngày gặp lại.
Môn đệ hãy dừng sợ! Chúa sẽ trở lại đón rước chúng ta. Chúng ta sẽ được mang đến nơi tốt đẹp mà Chúa dọn sẵn để chờ đợi, để cùng hưởng sự sống của chính Chúa, sự sống phục sinh vinh thắng.
Lời trấn an chứa đầy sự ước hẹn của Chúa, Hội Thánh muôn đời ghi khắc, để dù bất cứ hoàn cảnh nào, thăng hay trầm, khó khăn hay thuận lợi, Hội Thánh vẫn tin tưởng để luôn kiên vững trung thành với Chúa, trung thành với đường lối cứu độ của Chúa, không bao giờ giảm thiểu, không bao giờ ngưng trệ.
Chúng ta, từng người hãy vui lên, đừng sợ hãi. Chúa chiến thắng. Chúa hiện diện hết sức gần gũi, ấm áp, không bằng không gian, nhưng bằng tình mến, bằng niềm thương, bằng Lời chân lý, bằng Thánh Thần mà Chúa nhận lãnh và ban cho chúng ta từ nơi Chúa Cha, bằng nguồn sống thần linh là kho tàng bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Từng người hãy cùng Hội Thánh ghi khắc sự ủi an, sự ước hẹn của Chúa để cảm nhận tất cả sự vỗ về, sự âu yếm, để ngày một thêm can đảm, thêm nghị lực sống.
Đoàn môn đệ của Chúa Giêsu hôm nay cũng đang lữ hành tiến về nơi mà Chúa “đã dọn sẵn” cho mình. Như các môn đệ xưa, chúng ta hãy hết lòng trông cậy, và ngẩng cao đầu trong ơn Chúa cứu chuộc mà vượt thắng khó khăn, không đầu hàng nghịch cảnh, luôn sống tích cực, sống thánh thiện.
Chính niềm tin vào Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết những phương cách để giúp vượt qua mọi nỗi cheo leo trong đời.
Điều quan trọng là: Chúng ta đừng sợ hãi.