VATICAN - Sáng thứ tư 21-5-2008 vì trời Roma mưa lớn Đức Thánh Cha đã phải tiếp kiến tín hữu tại hai nơi: trước hết trong đền thờ thánh Phêrô, tiếp đến trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một giáo phụ ít được biết tới đó là giáo phụ Romano il Melode. Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về các Giáo Phụ của Giáo Hội, hôm nay tôi muốn đề cập tới một gương mặt ít được biết đến là Romano il Melode, chào đời khoảng năm 490 tại Emessa, ngày nay là Homs bên Siria. Là thần học gia, thi sĩ và nhạc sĩ, người thuộc hàng ngũ các thần học gia đã biến thần học thành thơ phú. Chẳng hạn như thánh Efrem người đồng hương sống 2 thế kỷ trước đó, hay thánh Ambrogio bên Tây Phương, mà các thánh thi do người sáng tác vẫn còn được dùng trong phụng vụ ngay nay và đánh động con tim chúng ta, hoặc một thần học gia, tư tưởng gia lớn như thánh Toma, người đã để lại cho chúng ta các bài thánh thi của lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa; hay thánh Gioan Thánh Giá và biết bao nhiêu vị khác nữa. Lòng tin là tình yêu và vì thế tạo thành thơ và làm ra nhạc. Lòng tin là niềm vui, do đó tạo ra vẻ đẹp.
Romano il Melode là một trong các vị đó, vừa là thần học gia vừa là thi sĩ vừa là nhạc sĩ. Sau khi học hiểu các yếu tố đầu tiên của nền văn hóa hy lạp và siriac tại quê sinh, Romano sang sống tại Berito, tức Beirut ngày nay, hoàn bị chương trình giáo dục cổ điển và các hiểu biết hùng biện.
Được phong làm Phó Tế vĩnh viễn (515) Romano rao giảng 3 năm tại đây, rồi đổi sang thành Constantinopoli vào cuối triều đại của hoàng đế Anastasio I (518), và sống trong tu viện gần nhà thờ Mẹ Thiên Chúa. Romano được Đức Mẹ hiện ra và ban cho đặc sủng thơ phú. Sáng hôm sau, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, ông bắt đầu ca hát từ tòa giảng: ”Hôm nay Đức Nữ Trinh sinh hạ Đấng Siêu Việt” (Sulla Nativita I. Proemio). Và thế là giáo phụ trở thành người thuyết giảng ca hát cho tới khi qua đời sau năm 555.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói giáo phụ Romano là một trong các tác giả các thánh thi đáng chú ý nhất. Thời đó bài giảng là cách dậy giáo lý duy nhất cho tín hữu, và giáo phụ Romano trở thành chứng nhân tâm tình tôn giáo của tín hữu thời đó và của kiểu dậy giáo lý độc đáo. Qua các sáng tác của người chúng ta có thể biết óc sáng tạo của hình thức dậy giáo lý này cũng như của tư tưởng thần học, mỹ thuật và nghệ thuật vẽ các ảnh thánh trên gỗ thời đó. Nơi giáo phụ giảng dậy là một đền thánh gần thành Constantinopoli. Giáo phụ lên tòa giảng ở giữa nhà thờ và thuyết giáo bằng cách dùng các hình ảnh trên tường hay các bức vẽ trưng bầy trên tòa giảng, và đối thoại với tín hữu. Các bài giảng của giáo phụ là các bài thánh thi có vần có điệu được hát lên, gọi là ”kontákia” là các cậy gậy nhỏ dùng để cuốn các văn bản phụng vụ hay các bản văn khác. Chúng ta còn giữ được 89 bài thánh thi, nhưng truyền thống cho biết có tới 1000 bài.
Mỗi thánh thi ”kontákion” bao gồm từ 18 đến 20 phiên khúc, với số vần bằng nhau, được cấu trúc theo mô thức của điệp khúc thứ nhất, có các dấu nhấn ở các câu và kết thúc bằng điệp khúc giống nhau để tạo thành sự thống nhất của toàn thánh thi. Ngoài ra chữ đầu của mỗi phiên khúc làm thành tên của tác giả thường có từ ”khiêm hạ” đi trước. Thánh thi kết thúc bằng một lời nguyện nhắc đến các biến cố cử hành. Sau khi kết thúc bài đọc Kinh Thánh, Romano cất bài hát dẫn nhập loan báo đề tài bài giảng và giải thích điệp khúc, mà cả cộng đoàn lập lại sau mỗi phiên khúc do giáo phụ hát lớn tiếng.
Đức Thánh Cha đã trưng dẫn vài thí dụ của kiểu giảng dậy giáo lý này của giáo phụ Romano il Melode. Điển hình và ý nghĩa là bài thánh thi cho Ngày Thứ Sáu Khổ Nạn: đó là cuộc đối thoại giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trên đường thập giá. Đức maria nói: ”Con ơi, Con đi đâu vậy? Tại sao Con lại chu toàn đường đời Con mau như thế? Con ơi, có bao giờ Mẹ ngờ rằng phải trông thấy Con trong cảnh huống này, có bao giờ Mẹ tưởng được rằng người gian ác có thể tạo ra kinh hoàng như thế, tra tay bắt Con chống lại mọi công lý?” Chúa Giêsu đáp: ”Mẹ ơi, tại sao Mẹ lại khóc? (...) Con lại không phải khổ đau hay sao? Con lại không phải chết hay sao? Như thế làm sao Con có thể cứu rỗi Ađam được?” Con của Đức Maria yên ủi Mẹ mình, nhưng nhắc cho Mẹ nhớ tới vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ: ”Vì thế, Mẹ ơi, hãy thôi buồn đau: đừng rên siết thêm nữa, vì Mẹ được gọi là ”đấng đầy ơn phước” (Maria ai piedi della croce, 1-2; 4-5). Trong thánh thi về cuộc tế lễ Igiaác, bà Sara dành cho mình quyền quyết định về sự sống của Igiaác.
Giáo phụ Romano không sử dụng tiếng hy lạp bisantin trang trọng của triều đình, nhưng dùng một thứ hy lạp đơn sơ, gần gũi với ngôn ngữ của dân chúng. Người nói về Chúa Giêsu một cách sống động, riêng tư và gọi Ngài là ”suối nguồn không cháy và ánh sáng chống lại tối tăm” và nói: ”Con bừng nóng khi cầm Chúa trong tay như một ngọn đèn; thật ra, ai cầm một ngọn đèn giữa loài người thì được chiếu sáng mà không đốt cháy. Vì thế xin Chúa hãy soi sáng cho con, Chúa là Ngọn Đèn không thể dập tắt” (La Presentazione o Festa dell'incontro, 8).
Sức mạnh thuyết phục của các bài giảng của giáo phụ dựa trên sự trung thực của lời nói và cuộc sống. Trong một lời cầu giáo phụ xin với Chúa: ”Ôi Đấng Cứu Thế của con, xin cho lưỡi con sáng sủa, xin mở miệng con và sau khi làm tràn đầy nó, xin hãy đâm thấu trái tim con để cho hành động của con trung thực với lời con nói” (Missione degli Apostoli, 2).
Trong phần hai của bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã duyệt xét một số đề tài lời giảng dậy của giáo phụ Romano, ngài nói:
Một đề tài nòng cốt trong lời giảng dậy của người là sự thống nhất hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, sự thống nhất giữa việc sáng tạo và lịch sử cứu độ, sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước. Một đề tài quan trọng khác nữa là thánh thần học, nghĩa là giáo lý về Chúa Thánh Thần. Trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống giáo phụ nhấn mạnh sự tiếp nối giữa Chúa Kitô lên trời và các tông đồ, nghĩa là Giáo Hội, và ca ngợi hoạt động truyền giáo của các vị trên thế giới: ”với sức mạnh của Thiên Chúa các vị đã chinh phục con người; đã cầm thập giá Chúa như ngòi bút, đã dùng lời nói như lưới và bắt cá thế gian, đã có Ngôi Lời như móc câu nhọn, và thịt của Vua vũ trụ như mồi cho họ” (La Pentecoste, 2,18).
Còn có một đề tài chính khác là Kitô học. Giáo phụ không đi vào chi tiết các ý niệm khó của thần học được tranh luận nhiều và cũng xé rách sự hiệp nhất giữa các thần học gia cũng như tín hữu trong Giáo Hội. Người chỉ giảng một loại Kitô học đơn sơ nhưng nền tảng của các Công Đồng Chung lớn. Nhưng nhất là gần gũi với lòng đạo đức bình dân. ”Chúa Kitô là người nhưng cũng là Thiên Chúa, không phân chia làm hai nhưng là Một, Con của một Cha và Duy Nhất” (la Passione 19). Riêng đối với Đức Maria, vì nhớ ơn Mẹ đã ban cho đặc sủng thơ phú, giáo phụ nhắc tới Mẹ ở cuối mọi bài thánh thi và dâng kính Mẹ các bài thánh thi hay đẹp nhất trong các lễ Sinh Nhật, Truyền Tin, Chức là Mẹ Thiên Chúa, Eva Mới.
Sau cùng các giáo huấn luân lý của giáo phụ hướng tới ngày phán xét sau hết, là sự thật cuối cùng của đời người, khi chúng ta phải đứng trước Thẩm Phán công chính. Vì thế giáo phụ khuyến khích mọi người hoán cải sám hối và ăn chay. Một cách tích cực Kitô hữu phải sống bác ái và làm phúc bố thí.
Các thánh thi của giáo phụ tràn đầy nhân bản, sự hăng say của lòng tin và sự khiêm nhường sâu thẳm. Thi sĩ nhạc sĩ thần học gia này nhắc nhớ cho chúng ta biết kho tàng của nền văn hóa Kitô, nảy sinh từ lòng tin, từ con tim của người đã gặp gỡ Chúa Kitô Con Thiên Chúa. Từ tiếp xúc đó của con tim với Chân Lý là Tình Yêu nảy sinh ra nền văn hóa Kitô lớn lao. Và nếu lòng tin sống động, thì gia tài văn hóa cũng sẽ không chết, nhưng sống động và hiện diện.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một giáo phụ ít được biết tới đó là giáo phụ Romano il Melode. Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về các Giáo Phụ của Giáo Hội, hôm nay tôi muốn đề cập tới một gương mặt ít được biết đến là Romano il Melode, chào đời khoảng năm 490 tại Emessa, ngày nay là Homs bên Siria. Là thần học gia, thi sĩ và nhạc sĩ, người thuộc hàng ngũ các thần học gia đã biến thần học thành thơ phú. Chẳng hạn như thánh Efrem người đồng hương sống 2 thế kỷ trước đó, hay thánh Ambrogio bên Tây Phương, mà các thánh thi do người sáng tác vẫn còn được dùng trong phụng vụ ngay nay và đánh động con tim chúng ta, hoặc một thần học gia, tư tưởng gia lớn như thánh Toma, người đã để lại cho chúng ta các bài thánh thi của lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa; hay thánh Gioan Thánh Giá và biết bao nhiêu vị khác nữa. Lòng tin là tình yêu và vì thế tạo thành thơ và làm ra nhạc. Lòng tin là niềm vui, do đó tạo ra vẻ đẹp.
Romano il Melode là một trong các vị đó, vừa là thần học gia vừa là thi sĩ vừa là nhạc sĩ. Sau khi học hiểu các yếu tố đầu tiên của nền văn hóa hy lạp và siriac tại quê sinh, Romano sang sống tại Berito, tức Beirut ngày nay, hoàn bị chương trình giáo dục cổ điển và các hiểu biết hùng biện.
Được phong làm Phó Tế vĩnh viễn (515) Romano rao giảng 3 năm tại đây, rồi đổi sang thành Constantinopoli vào cuối triều đại của hoàng đế Anastasio I (518), và sống trong tu viện gần nhà thờ Mẹ Thiên Chúa. Romano được Đức Mẹ hiện ra và ban cho đặc sủng thơ phú. Sáng hôm sau, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, ông bắt đầu ca hát từ tòa giảng: ”Hôm nay Đức Nữ Trinh sinh hạ Đấng Siêu Việt” (Sulla Nativita I. Proemio). Và thế là giáo phụ trở thành người thuyết giảng ca hát cho tới khi qua đời sau năm 555.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói giáo phụ Romano là một trong các tác giả các thánh thi đáng chú ý nhất. Thời đó bài giảng là cách dậy giáo lý duy nhất cho tín hữu, và giáo phụ Romano trở thành chứng nhân tâm tình tôn giáo của tín hữu thời đó và của kiểu dậy giáo lý độc đáo. Qua các sáng tác của người chúng ta có thể biết óc sáng tạo của hình thức dậy giáo lý này cũng như của tư tưởng thần học, mỹ thuật và nghệ thuật vẽ các ảnh thánh trên gỗ thời đó. Nơi giáo phụ giảng dậy là một đền thánh gần thành Constantinopoli. Giáo phụ lên tòa giảng ở giữa nhà thờ và thuyết giáo bằng cách dùng các hình ảnh trên tường hay các bức vẽ trưng bầy trên tòa giảng, và đối thoại với tín hữu. Các bài giảng của giáo phụ là các bài thánh thi có vần có điệu được hát lên, gọi là ”kontákia” là các cậy gậy nhỏ dùng để cuốn các văn bản phụng vụ hay các bản văn khác. Chúng ta còn giữ được 89 bài thánh thi, nhưng truyền thống cho biết có tới 1000 bài.
Mỗi thánh thi ”kontákion” bao gồm từ 18 đến 20 phiên khúc, với số vần bằng nhau, được cấu trúc theo mô thức của điệp khúc thứ nhất, có các dấu nhấn ở các câu và kết thúc bằng điệp khúc giống nhau để tạo thành sự thống nhất của toàn thánh thi. Ngoài ra chữ đầu của mỗi phiên khúc làm thành tên của tác giả thường có từ ”khiêm hạ” đi trước. Thánh thi kết thúc bằng một lời nguyện nhắc đến các biến cố cử hành. Sau khi kết thúc bài đọc Kinh Thánh, Romano cất bài hát dẫn nhập loan báo đề tài bài giảng và giải thích điệp khúc, mà cả cộng đoàn lập lại sau mỗi phiên khúc do giáo phụ hát lớn tiếng.
Đức Thánh Cha đã trưng dẫn vài thí dụ của kiểu giảng dậy giáo lý này của giáo phụ Romano il Melode. Điển hình và ý nghĩa là bài thánh thi cho Ngày Thứ Sáu Khổ Nạn: đó là cuộc đối thoại giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trên đường thập giá. Đức maria nói: ”Con ơi, Con đi đâu vậy? Tại sao Con lại chu toàn đường đời Con mau như thế? Con ơi, có bao giờ Mẹ ngờ rằng phải trông thấy Con trong cảnh huống này, có bao giờ Mẹ tưởng được rằng người gian ác có thể tạo ra kinh hoàng như thế, tra tay bắt Con chống lại mọi công lý?” Chúa Giêsu đáp: ”Mẹ ơi, tại sao Mẹ lại khóc? (...) Con lại không phải khổ đau hay sao? Con lại không phải chết hay sao? Như thế làm sao Con có thể cứu rỗi Ađam được?” Con của Đức Maria yên ủi Mẹ mình, nhưng nhắc cho Mẹ nhớ tới vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ: ”Vì thế, Mẹ ơi, hãy thôi buồn đau: đừng rên siết thêm nữa, vì Mẹ được gọi là ”đấng đầy ơn phước” (Maria ai piedi della croce, 1-2; 4-5). Trong thánh thi về cuộc tế lễ Igiaác, bà Sara dành cho mình quyền quyết định về sự sống của Igiaác.
Giáo phụ Romano không sử dụng tiếng hy lạp bisantin trang trọng của triều đình, nhưng dùng một thứ hy lạp đơn sơ, gần gũi với ngôn ngữ của dân chúng. Người nói về Chúa Giêsu một cách sống động, riêng tư và gọi Ngài là ”suối nguồn không cháy và ánh sáng chống lại tối tăm” và nói: ”Con bừng nóng khi cầm Chúa trong tay như một ngọn đèn; thật ra, ai cầm một ngọn đèn giữa loài người thì được chiếu sáng mà không đốt cháy. Vì thế xin Chúa hãy soi sáng cho con, Chúa là Ngọn Đèn không thể dập tắt” (La Presentazione o Festa dell'incontro, 8).
Sức mạnh thuyết phục của các bài giảng của giáo phụ dựa trên sự trung thực của lời nói và cuộc sống. Trong một lời cầu giáo phụ xin với Chúa: ”Ôi Đấng Cứu Thế của con, xin cho lưỡi con sáng sủa, xin mở miệng con và sau khi làm tràn đầy nó, xin hãy đâm thấu trái tim con để cho hành động của con trung thực với lời con nói” (Missione degli Apostoli, 2).
Trong phần hai của bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã duyệt xét một số đề tài lời giảng dậy của giáo phụ Romano, ngài nói:
Một đề tài nòng cốt trong lời giảng dậy của người là sự thống nhất hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, sự thống nhất giữa việc sáng tạo và lịch sử cứu độ, sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước. Một đề tài quan trọng khác nữa là thánh thần học, nghĩa là giáo lý về Chúa Thánh Thần. Trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống giáo phụ nhấn mạnh sự tiếp nối giữa Chúa Kitô lên trời và các tông đồ, nghĩa là Giáo Hội, và ca ngợi hoạt động truyền giáo của các vị trên thế giới: ”với sức mạnh của Thiên Chúa các vị đã chinh phục con người; đã cầm thập giá Chúa như ngòi bút, đã dùng lời nói như lưới và bắt cá thế gian, đã có Ngôi Lời như móc câu nhọn, và thịt của Vua vũ trụ như mồi cho họ” (La Pentecoste, 2,18).
Còn có một đề tài chính khác là Kitô học. Giáo phụ không đi vào chi tiết các ý niệm khó của thần học được tranh luận nhiều và cũng xé rách sự hiệp nhất giữa các thần học gia cũng như tín hữu trong Giáo Hội. Người chỉ giảng một loại Kitô học đơn sơ nhưng nền tảng của các Công Đồng Chung lớn. Nhưng nhất là gần gũi với lòng đạo đức bình dân. ”Chúa Kitô là người nhưng cũng là Thiên Chúa, không phân chia làm hai nhưng là Một, Con của một Cha và Duy Nhất” (la Passione 19). Riêng đối với Đức Maria, vì nhớ ơn Mẹ đã ban cho đặc sủng thơ phú, giáo phụ nhắc tới Mẹ ở cuối mọi bài thánh thi và dâng kính Mẹ các bài thánh thi hay đẹp nhất trong các lễ Sinh Nhật, Truyền Tin, Chức là Mẹ Thiên Chúa, Eva Mới.
Sau cùng các giáo huấn luân lý của giáo phụ hướng tới ngày phán xét sau hết, là sự thật cuối cùng của đời người, khi chúng ta phải đứng trước Thẩm Phán công chính. Vì thế giáo phụ khuyến khích mọi người hoán cải sám hối và ăn chay. Một cách tích cực Kitô hữu phải sống bác ái và làm phúc bố thí.
Các thánh thi của giáo phụ tràn đầy nhân bản, sự hăng say của lòng tin và sự khiêm nhường sâu thẳm. Thi sĩ nhạc sĩ thần học gia này nhắc nhớ cho chúng ta biết kho tàng của nền văn hóa Kitô, nảy sinh từ lòng tin, từ con tim của người đã gặp gỡ Chúa Kitô Con Thiên Chúa. Từ tiếp xúc đó của con tim với Chân Lý là Tình Yêu nảy sinh ra nền văn hóa Kitô lớn lao. Và nếu lòng tin sống động, thì gia tài văn hóa cũng sẽ không chết, nhưng sống động và hiện diện.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.