Hôm qua, chúng tôi có trích lại lời nhận định của Đức Hồng Y Godfried Daneels, Tổng Giám Mục Brussels và Giáo Chủ Bỉ phát biểu tại cơ mật viện hồng y năm 2001, dưới sự chủ tọa của Tôi Tớ Chúa là Đức Cố GH Gioan Phaolô II, rằng đã đến lúc thần học và giáo lý Công Giáo cần phải khai thác hơn nữa chân thứ ba trong cái kiềng ba chân Chân Thiện Mỹ của kho tàng Đức Tin của mình. Hôm nay, tin Zenit cho hay: nhân buổi triều kiến chung tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm mồng 3 tháng Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh rằng đức tin Công Giáo không phải chỉ đề cập tới tư duy, mà là đề cập tới trọn bộ con người, nhất là xúc cảm, thưởng thức cái đẹp. Ngài quả quyết như thế khi bình luận về một đan sĩ người Đức sống trong thế kỷ thứ tám.
Một nhà bách khoa
Đan sĩ đó chính là thánh Rabanus Maurus Magnentius (khoảng 780 – 4 Tháng Hai năm 856), một đan sĩ dòng Biển Đức, tổng giám mục Mainz, Đức, và là một nhà thần học. Ngài cũng là tác giả cuốn bách khoa De rerum naturis (về bản chất sự vật), đồng thời viết nhiều khảo luận về giáo dục, văn phạm và chú giải Thánh Kinh. Ngài là một trong các thày dạy và văn sĩ nổi tiếng nhất thời ấy đến độ được xưng tụng là "Praeceptor Germaniae," (Thầy Nước Đức). Trong Lịch Rôma Martyrologium Romanum, 2001, các trang 126 và tiếp theo, ngài được mừng kính vào ngày 4 tháng Hai và được liệt vào hàng “sanctus” (thánh).
Thánh Rabanus Maurus sinh tại Mainz, cha mẹ thuộc giai cấp qúy tộc. Ngày sinh không chắc chắn, nhưng theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngài được nhận vào dòng Biển Đức rất sớm, là một “puer oblatus” (dâng mình lúc còn nhỏ). Năm 801, ngài được lãnh chức phó tế tại Fulda vùng Hesse. Năm sau, do yêu cầu của Ratgar, tu viện trưởng, ngài qua Tours hoàn tất việc học dưới sự dạy dỗ của Alcuin. Thấy sự siêng năng và tính tinh trong của ngài, vị này đặt cho ngài tên Maurus, theo tên của đồ đệ sủng ái của Thánh Biển Đức là Thánh Maurus. Hai năm sau, ngài trở lại Fulda và được trao trọng trách trông coi nhà trường sở tại. Dưới quyền điều khiển của ngài, trường này mau chóng trở thành một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về học thuật và xuất bản sách ở Âu Châu và đã cho xuất thân nhiều học trò sáng chói như Walafrid Strabo, Servatus Lupus of Ferrières, và Otfrid of Weissenburg. Có lẽ vào thời kỳ này, ngài cho thu thập sách văn phạm của Priscian, một sách giáo khoa rất nổi tiếng thời Trung Cổ.
Năm 814, Rabanus được thụ phong linh mục. Sau đó không lâu, có lẽ vì bất đồng với Ratgar, ngài buộc phải rút lui khỏi Fulda một thời gian. Nhờ thế, ngài có dịp đi hành hương Đất Thánh, một việc được ngài nhắc đến trong cuốn chú giải sách Giôsuê. Năm 817, khi tân tu viện trưởng Egil được bầu lên, ngài trở lại Fulda và năm 822, khi tu viện trưởng Egil qua đời, chính ngài được bầu thay thế. Ngài hết sức hiệu quả và thành công trong chức vụ này cho tới tận năm 842, lúc, bị lôi cuốn bởi văn học và lòng sùng đạo, ngài xin từ chức để lui về sống ẩn dật tại một dòng kín St Petersberg gần đó. Tuy nhiên, vào năm 847, ngài lại buộc phải bước vào đời sống công một lần nữa vì được bầu để kế nhiệm Otgar trong chức vụ tổng giám mục Mainz. Ngài qua đời tại Winkel bên bờ Sông Rhine năm 856.
Tác phẩm của Thánh Rabanus Maurus thì nhiều, trong đó, nhiều cuốn chưa được xuất bản. Về chú giải Thánh Kinh, ngài có những cuốn về các sách từ Sáng Thế tới Thủ Lãnh, sách Rút, sách Các Vua, Biên Niên Sử, Giuđít, Étte, Thánh Vịnh, Cách Ngôn, Khôn Ngoan, Giảng Viên, Giêrêmia, Ai Ca, Êdêkien, Macabê, Matthêu, các Thư của Thánh Phaolô, gồm cả thư Do Thái. Ngài còn có những khảo luận về các chủ đề tín lý và thực tiễn, trong đó có nhiều cuốn bài giảng. Về huấn luyện hàng giáo sĩ, ngài có cuốn De institutione clericorum (Về việc tấn phong các giáo sĩ), trong đó ngài trình bày cách tuyệt vời các quan điểm của Thánh Augustinô và Thánh Grêgôriô Cả về chủ đề này. Một trong những công trình nổi tiếng và có tính lâu dài nhất của ngài là tuyển tập thi ca lấy Thánh Giá làm trọng tâm, diễn tả cả bằng lời lẫn hình ảnh và cả con số nữa.
Các tác phẩm khác phải kể các cuốn De universo libri xxii., sive etymologiarum opus (Về [kiến thức] tổng quát cuốn XXII, hay công trình từ nguyên học), một loại từ điển hay bách khoa, dựa nhiều vào cuốn Etymologies (Từ nguyên học) của Isidore of Seville, nhằm giúp giải thích Thánh Kinh về hình loại học, về lịch sử và huyền nhiệm học, các cuốn De sacris ordinibus (Về các chức thánh), De disciplina ecclesiastica (Về kỷ luật giáo hội) và Martyrologium (Hạnh Thánh Tử Đạo). Tất cả đều có tính bác học (ngài biết cả tiếng Hy Lạp lẫn Hibálai). Ngài còn sáng tác ca khúc nổi tiếng "Veni Creator Spiritus," (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến), một thánh ca được hát vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và được Đức Bênêđíctô XVI coi là một “tổng hợp phi thường về Thánh Thần Học Kitô Giáo”. Nhiều thế kỷ sau, Gustav Mahler đã sử dụng ca khúc đó làm bản đồng ca đầu tiên trong giao hưởng số tám của mình.
Năm 2006, lễ kỷ niệm 1,150 năm qua đời của ngài đã được cử hành khắp nước Đức, nhất lạ ở Mainz và Fulda. Một trong các cao điểm cử hành là việc trưng bày Codex Vaticanus Reginensis latinus 124, một việc cho mượn hết sức ngoại thường của Vatican đối với Mainz. Trong bộ này người ta thấy có thủ bản qúy giá của tập De laudibus sanctae crucis (Ca tụng Thánh Giá) mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi là “dấn thân thần học đầu tiên […] được diễn tả bằng hình thức thi ca, có chủ đề mầu nhiệm thánh giá […] nhằm trình bày không những một nội dung có tính ý niệm mà còn gồm những động lực có tính nghệ thuật tinh tế biết sử dụng cả hình thức thi ca lẫn hình thức họa hình"…Nhân dịp này, ba cuốn nghiên cứu giá trị về các công trình của Thánh Rabanus Maurus cũng đã được xuất bản.
Tâm trí và xúc cảm
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Rabanus Maurus biết cách tiếp xúc với các học giả cổ thời cũng như các giáo phụ Kitô Giáo của thời tiền Trung Cổ. Do đó, đã đóng góp nhiều nhất trong việc duy trì sống động nền văn hóa thần học, chú giải Thánh Kinh và tâm linh, làm gia tài cho nhiều thế kỷ về sau tìm tòi.
Đức Thánh Cha cho hay: các nhân vật lỗi lạc của thế giới đan sĩ như Peter Damian, Peter Đáng Kính và Bernard Clairvaux đều trích dẫn ngài, cũng như rất nhiều các giáo sĩ của hàng linh mục triều, những người trong hai thế kỷ 12 và 13 đã hiến thân cho một trong những luồng tư duy nhân bản tươi đẹp và nhiều hoa trái nhất.
Nền văn hóa phi thường làm Rabanus Maurus ra khác người đã mau chóng kéo được chú ý của hầu hết các nhân vật vĩ đại thời ấy. Ngài trở nên cố vấn cho nhiều ông hoàng, giúp duy trì được tính thống nhất của Đế Quốc, và trên bình diện văn hóa, không từ chối bất cứ ai xin một câu trả lời có suy nghĩ, thường là được Thánh Kinh gợi ý và phù hợp với văn bản các Giáo Phụ.
Đức Thánh Cha nhìn nhận ngài là một nhà bách khoa, trong cả ba lãnh vực triết học, nghệ thuật và thi ca. Ngài đã sử dụng nhuần nhuyễn mọi khía cạnh tâm, trí và xúc cảm, dùng mọi yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ và sự nhậy cảm nhân bản giúp con người ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn hữu thể mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Phương pháp hoà hợp mọi nghệ thuật, cả trí hiểu, trái tim lẫn xúc cảm, một phương thức xuất phát từ Phương Đông ấy, sẽ được ngài khai triển một cách cao độ tại Phương Tây, đạt tới những đỉnh cao chót vót trong việc tỉ mỉ san định Thánh Kinh cũng như trong các công trình đức tin và nghệ thuật khác. Các công trình này được thịnh hành ở Âu Châu mãi cho đến lúc máy in được sáng chế và cả về sau nữa. Như trên đã nói, dù sao, nó cũng cho thấy Rabanus Maurus ý thức rất rõ nhu cầu phải dấn thân vào kinh nghiệm đức tin, không phải chỉ bằng trí, bằng tâm, mà còn bằng xúc cảm nữa, bằng những yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ cũng như sự nhậy cảm nhân bản, giúp con người biết ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn con người mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Đức Thánh Cha cho biết điều ấy hết sức quan trọng. Vì theo ngài, “đức tin không phải chỉ là tư duy. Nó chạm tới trọn hữu thể ta. Xét vì Thiên Chúa đã thành người có thịt có máu và bước vào thế giới hữu hình, nên ta phải cố gắng gặp gỡ Người bằng mọi chiều kích của con người mình. Nhờ cách đó, thực tại Thiên Chúa mới đi sâu vào hữu thể ta và biến cải nó, nhờ đức tin”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Rabanus không “hiến mình cho nghệ thuật thi ca như một cùng đích, nhưng đúng hơn ngài dùng nghệ thuật này và bất cứ loại nhận thức nào khác để đi sâu hơn vào Lời Chúa”. Trong ngữ cảnh ấy, lẽ dĩ nhiên, vì là một đan sĩ đầu hết và trước hết, Rabanus phải dành ưu tiên của mình cho phụng vụ. “Ngài dành hết khả năng và sức lực của mình để cố gắng giới thiệu cho người cùng thời và nhất là cho các thừa tác viên […] cái hiểu về ý nghĩa thần học và tâm linh sâu sắc của mọi yếu tố trong cử hành phụng vụ”. Và trong cố gắng này, thánh nhân dựa nhiều vào Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Đức Thánh Cha cho hay, đó là liên tục tính của Đức Tin Kitô Giáo, một liên tục tính luôn khởi đầu từ Lời Thiên Chúa. Tuy nhiên nó cũng luôn sinh động, luôn khai triển và được phát biểu một cách mới mẻ, nhưng luôn hòa hợp với toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tòa nhà đức tin.
Làm việc và nghỉ ngơi không quên Thiên Chúa
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh việc phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, cả lúc làm việc lẫn lúc nghỉ ngơi, đi du lịch.
Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói thời danh của Thánh Rabanus Maurus: “Ai quên không chiêm ngắm là đánh mất, không nhìn thấy ánh sáng Thiên Chúa; ai bị tràn ngập bởi lắng lo và để cho tư duy mình bị đè bẹp bởi cảnh náo động của sự việc thuộc trần gian này là tự kết án mình bất lực, tuyệt đối không thể hiểu gì về các mầu nhiệm của Thiên Chúa vô hình”. Đức Thánh Cha cho rằng Rabanus Maurus muốn nói với người thời nay điều ấy.
Ngài cho hay: dù được bầu làm đan viện trưởng đan viện Fulda thời danh và sau đó làm tổng giám mục Mainz, Rabanus không bao giờ quên học hỏi nghiên cứu, dùng chính gương sang đời mình, chứng minh cho người khác thấy dù sẵn sàng phục vụ người khác, ta vẫn không bao giờ nên quên dành thì giờ thích đáng để suy tư, học hỏi và nhất là chiêm niệm.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ cử tọa: “trong khi làm việc, với nhịp độ chóng mặt, và trong khi nghỉ ngơi, ta cũng nên dành thì giờ cho Chúa. Ta cần mở cuộc sống ta đón nhận Người, dành cho Người một ý nghĩ, một suy tư, một lời cầu nguyện ngắn… Và trên hết, ta đừng nên quên rằng Chúa Nhật là Ngày của Chúa, ngày của phụng vụ, ngày để ta nhận thức cái đẹp của các ngôi thánh đường, thưởng thức âm nhạc thánh và lắng nghe Lời Chúa, là chính cái đẹp của Thiên Chúa, để Người bước thẳng vào chính con người ta. Chỉ có thế, đời ta mới nên cao cả, mới thực sự là một cuộc đời”.
Một nhà bách khoa
Đan sĩ đó chính là thánh Rabanus Maurus Magnentius (khoảng 780 – 4 Tháng Hai năm 856), một đan sĩ dòng Biển Đức, tổng giám mục Mainz, Đức, và là một nhà thần học. Ngài cũng là tác giả cuốn bách khoa De rerum naturis (về bản chất sự vật), đồng thời viết nhiều khảo luận về giáo dục, văn phạm và chú giải Thánh Kinh. Ngài là một trong các thày dạy và văn sĩ nổi tiếng nhất thời ấy đến độ được xưng tụng là "Praeceptor Germaniae," (Thầy Nước Đức). Trong Lịch Rôma Martyrologium Romanum, 2001, các trang 126 và tiếp theo, ngài được mừng kính vào ngày 4 tháng Hai và được liệt vào hàng “sanctus” (thánh).
Thánh Rabanus Maurus sinh tại Mainz, cha mẹ thuộc giai cấp qúy tộc. Ngày sinh không chắc chắn, nhưng theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngài được nhận vào dòng Biển Đức rất sớm, là một “puer oblatus” (dâng mình lúc còn nhỏ). Năm 801, ngài được lãnh chức phó tế tại Fulda vùng Hesse. Năm sau, do yêu cầu của Ratgar, tu viện trưởng, ngài qua Tours hoàn tất việc học dưới sự dạy dỗ của Alcuin. Thấy sự siêng năng và tính tinh trong của ngài, vị này đặt cho ngài tên Maurus, theo tên của đồ đệ sủng ái của Thánh Biển Đức là Thánh Maurus. Hai năm sau, ngài trở lại Fulda và được trao trọng trách trông coi nhà trường sở tại. Dưới quyền điều khiển của ngài, trường này mau chóng trở thành một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về học thuật và xuất bản sách ở Âu Châu và đã cho xuất thân nhiều học trò sáng chói như Walafrid Strabo, Servatus Lupus of Ferrières, và Otfrid of Weissenburg. Có lẽ vào thời kỳ này, ngài cho thu thập sách văn phạm của Priscian, một sách giáo khoa rất nổi tiếng thời Trung Cổ.
Năm 814, Rabanus được thụ phong linh mục. Sau đó không lâu, có lẽ vì bất đồng với Ratgar, ngài buộc phải rút lui khỏi Fulda một thời gian. Nhờ thế, ngài có dịp đi hành hương Đất Thánh, một việc được ngài nhắc đến trong cuốn chú giải sách Giôsuê. Năm 817, khi tân tu viện trưởng Egil được bầu lên, ngài trở lại Fulda và năm 822, khi tu viện trưởng Egil qua đời, chính ngài được bầu thay thế. Ngài hết sức hiệu quả và thành công trong chức vụ này cho tới tận năm 842, lúc, bị lôi cuốn bởi văn học và lòng sùng đạo, ngài xin từ chức để lui về sống ẩn dật tại một dòng kín St Petersberg gần đó. Tuy nhiên, vào năm 847, ngài lại buộc phải bước vào đời sống công một lần nữa vì được bầu để kế nhiệm Otgar trong chức vụ tổng giám mục Mainz. Ngài qua đời tại Winkel bên bờ Sông Rhine năm 856.
Tác phẩm của Thánh Rabanus Maurus thì nhiều, trong đó, nhiều cuốn chưa được xuất bản. Về chú giải Thánh Kinh, ngài có những cuốn về các sách từ Sáng Thế tới Thủ Lãnh, sách Rút, sách Các Vua, Biên Niên Sử, Giuđít, Étte, Thánh Vịnh, Cách Ngôn, Khôn Ngoan, Giảng Viên, Giêrêmia, Ai Ca, Êdêkien, Macabê, Matthêu, các Thư của Thánh Phaolô, gồm cả thư Do Thái. Ngài còn có những khảo luận về các chủ đề tín lý và thực tiễn, trong đó có nhiều cuốn bài giảng. Về huấn luyện hàng giáo sĩ, ngài có cuốn De institutione clericorum (Về việc tấn phong các giáo sĩ), trong đó ngài trình bày cách tuyệt vời các quan điểm của Thánh Augustinô và Thánh Grêgôriô Cả về chủ đề này. Một trong những công trình nổi tiếng và có tính lâu dài nhất của ngài là tuyển tập thi ca lấy Thánh Giá làm trọng tâm, diễn tả cả bằng lời lẫn hình ảnh và cả con số nữa.
Các tác phẩm khác phải kể các cuốn De universo libri xxii., sive etymologiarum opus (Về [kiến thức] tổng quát cuốn XXII, hay công trình từ nguyên học), một loại từ điển hay bách khoa, dựa nhiều vào cuốn Etymologies (Từ nguyên học) của Isidore of Seville, nhằm giúp giải thích Thánh Kinh về hình loại học, về lịch sử và huyền nhiệm học, các cuốn De sacris ordinibus (Về các chức thánh), De disciplina ecclesiastica (Về kỷ luật giáo hội) và Martyrologium (Hạnh Thánh Tử Đạo). Tất cả đều có tính bác học (ngài biết cả tiếng Hy Lạp lẫn Hibálai). Ngài còn sáng tác ca khúc nổi tiếng "Veni Creator Spiritus," (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến), một thánh ca được hát vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và được Đức Bênêđíctô XVI coi là một “tổng hợp phi thường về Thánh Thần Học Kitô Giáo”. Nhiều thế kỷ sau, Gustav Mahler đã sử dụng ca khúc đó làm bản đồng ca đầu tiên trong giao hưởng số tám của mình.
Năm 2006, lễ kỷ niệm 1,150 năm qua đời của ngài đã được cử hành khắp nước Đức, nhất lạ ở Mainz và Fulda. Một trong các cao điểm cử hành là việc trưng bày Codex Vaticanus Reginensis latinus 124, một việc cho mượn hết sức ngoại thường của Vatican đối với Mainz. Trong bộ này người ta thấy có thủ bản qúy giá của tập De laudibus sanctae crucis (Ca tụng Thánh Giá) mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI coi là “dấn thân thần học đầu tiên […] được diễn tả bằng hình thức thi ca, có chủ đề mầu nhiệm thánh giá […] nhằm trình bày không những một nội dung có tính ý niệm mà còn gồm những động lực có tính nghệ thuật tinh tế biết sử dụng cả hình thức thi ca lẫn hình thức họa hình"…Nhân dịp này, ba cuốn nghiên cứu giá trị về các công trình của Thánh Rabanus Maurus cũng đã được xuất bản.
Tâm trí và xúc cảm
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Rabanus Maurus biết cách tiếp xúc với các học giả cổ thời cũng như các giáo phụ Kitô Giáo của thời tiền Trung Cổ. Do đó, đã đóng góp nhiều nhất trong việc duy trì sống động nền văn hóa thần học, chú giải Thánh Kinh và tâm linh, làm gia tài cho nhiều thế kỷ về sau tìm tòi.
Đức Thánh Cha cho hay: các nhân vật lỗi lạc của thế giới đan sĩ như Peter Damian, Peter Đáng Kính và Bernard Clairvaux đều trích dẫn ngài, cũng như rất nhiều các giáo sĩ của hàng linh mục triều, những người trong hai thế kỷ 12 và 13 đã hiến thân cho một trong những luồng tư duy nhân bản tươi đẹp và nhiều hoa trái nhất.
Nền văn hóa phi thường làm Rabanus Maurus ra khác người đã mau chóng kéo được chú ý của hầu hết các nhân vật vĩ đại thời ấy. Ngài trở nên cố vấn cho nhiều ông hoàng, giúp duy trì được tính thống nhất của Đế Quốc, và trên bình diện văn hóa, không từ chối bất cứ ai xin một câu trả lời có suy nghĩ, thường là được Thánh Kinh gợi ý và phù hợp với văn bản các Giáo Phụ.
Đức Thánh Cha nhìn nhận ngài là một nhà bách khoa, trong cả ba lãnh vực triết học, nghệ thuật và thi ca. Ngài đã sử dụng nhuần nhuyễn mọi khía cạnh tâm, trí và xúc cảm, dùng mọi yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ và sự nhậy cảm nhân bản giúp con người ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn hữu thể mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Phương pháp hoà hợp mọi nghệ thuật, cả trí hiểu, trái tim lẫn xúc cảm, một phương thức xuất phát từ Phương Đông ấy, sẽ được ngài khai triển một cách cao độ tại Phương Tây, đạt tới những đỉnh cao chót vót trong việc tỉ mỉ san định Thánh Kinh cũng như trong các công trình đức tin và nghệ thuật khác. Các công trình này được thịnh hành ở Âu Châu mãi cho đến lúc máy in được sáng chế và cả về sau nữa. Như trên đã nói, dù sao, nó cũng cho thấy Rabanus Maurus ý thức rất rõ nhu cầu phải dấn thân vào kinh nghiệm đức tin, không phải chỉ bằng trí, bằng tâm, mà còn bằng xúc cảm nữa, bằng những yếu tố khác của khiếu thẩm mỹ cũng như sự nhậy cảm nhân bản, giúp con người biết ‘thưởng thức’ chân lý bằng trọn con người mình, một hữu thể có cả ‘tinh thần, linh hồn và thân xác’.
Đức Thánh Cha cho biết điều ấy hết sức quan trọng. Vì theo ngài, “đức tin không phải chỉ là tư duy. Nó chạm tới trọn hữu thể ta. Xét vì Thiên Chúa đã thành người có thịt có máu và bước vào thế giới hữu hình, nên ta phải cố gắng gặp gỡ Người bằng mọi chiều kích của con người mình. Nhờ cách đó, thực tại Thiên Chúa mới đi sâu vào hữu thể ta và biến cải nó, nhờ đức tin”.
Đức Thánh Cha nói rằng: Rabanus không “hiến mình cho nghệ thuật thi ca như một cùng đích, nhưng đúng hơn ngài dùng nghệ thuật này và bất cứ loại nhận thức nào khác để đi sâu hơn vào Lời Chúa”. Trong ngữ cảnh ấy, lẽ dĩ nhiên, vì là một đan sĩ đầu hết và trước hết, Rabanus phải dành ưu tiên của mình cho phụng vụ. “Ngài dành hết khả năng và sức lực của mình để cố gắng giới thiệu cho người cùng thời và nhất là cho các thừa tác viên […] cái hiểu về ý nghĩa thần học và tâm linh sâu sắc của mọi yếu tố trong cử hành phụng vụ”. Và trong cố gắng này, thánh nhân dựa nhiều vào Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Đức Thánh Cha cho hay, đó là liên tục tính của Đức Tin Kitô Giáo, một liên tục tính luôn khởi đầu từ Lời Thiên Chúa. Tuy nhiên nó cũng luôn sinh động, luôn khai triển và được phát biểu một cách mới mẻ, nhưng luôn hòa hợp với toàn bộ cấu trúc, toàn bộ tòa nhà đức tin.
Làm việc và nghỉ ngơi không quên Thiên Chúa
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh việc phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, cả lúc làm việc lẫn lúc nghỉ ngơi, đi du lịch.
Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói thời danh của Thánh Rabanus Maurus: “Ai quên không chiêm ngắm là đánh mất, không nhìn thấy ánh sáng Thiên Chúa; ai bị tràn ngập bởi lắng lo và để cho tư duy mình bị đè bẹp bởi cảnh náo động của sự việc thuộc trần gian này là tự kết án mình bất lực, tuyệt đối không thể hiểu gì về các mầu nhiệm của Thiên Chúa vô hình”. Đức Thánh Cha cho rằng Rabanus Maurus muốn nói với người thời nay điều ấy.
Ngài cho hay: dù được bầu làm đan viện trưởng đan viện Fulda thời danh và sau đó làm tổng giám mục Mainz, Rabanus không bao giờ quên học hỏi nghiên cứu, dùng chính gương sang đời mình, chứng minh cho người khác thấy dù sẵn sàng phục vụ người khác, ta vẫn không bao giờ nên quên dành thì giờ thích đáng để suy tư, học hỏi và nhất là chiêm niệm.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ cử tọa: “trong khi làm việc, với nhịp độ chóng mặt, và trong khi nghỉ ngơi, ta cũng nên dành thì giờ cho Chúa. Ta cần mở cuộc sống ta đón nhận Người, dành cho Người một ý nghĩ, một suy tư, một lời cầu nguyện ngắn… Và trên hết, ta đừng nên quên rằng Chúa Nhật là Ngày của Chúa, ngày của phụng vụ, ngày để ta nhận thức cái đẹp của các ngôi thánh đường, thưởng thức âm nhạc thánh và lắng nghe Lời Chúa, là chính cái đẹp của Thiên Chúa, để Người bước thẳng vào chính con người ta. Chỉ có thế, đời ta mới nên cao cả, mới thực sự là một cuộc đời”.