Sự tự do của tạo vật có lý trí
(Origenes: Von den Prinzipien)
Người ta có thể nói được rằng thánh Augustinô ở Tây Phương như thế nào, thì Origenes ở Đông Phương cũng như thế: Một triết gia Kitô giáo đầy thế giá và gây được nhiều ảnh hưởng nhất. Đúng vậy, ảnh hưởng tinh thần của Origenes ở Đông Phương rất mạnh mẽ và sâu xa, mặc dầu trong những tranh cãi bất đồng vào các thế kỷ IV và thế kỷ VI, ông đã phải gánh chịu nhiều tổn thương vì bị vu khống và bị kết án là đã đưa ra những học thuyết sai lạc. Nhưng Johann Eck, - tên thật là Johann Maier (1486-1543), nhà thần học Công Giáo, một đối thủ của Martin Luther – đã nói rằng, đối với ông đọc một trang sách của Origenes còn giá trị hơn mười trang của Augustinô.
Origenes sinh năm 186 tại Alexandrien thuộc Ai Cập. Cùng thời với Plotin, một đại triết gia thuộc tân phái Platonisme, Origenes đã theo học triết học tại Ammonios Sakkas. Về sau, Origenes đã điều khiển trường thần học tại chính Alexandrien. Tại đây các học thuyết Kitô giáo được trình bày theo cách thức triết học cổ điển. Origenes là một trong những tác giả đã biên soạn nhiều sách vở nhất trong toàn thể thời cổ đại. Tổng số các tác phẩm do ông biên soạn lên tới 600 cuốn. Thuộc về số những tác phẩm quan trọng nhất của Origenes là những bình luận về các bản văn trong Kinh Thánh – Cựu cũng như Tân Ước – mà Rufin Acquileia vào thế ký IV đã phiên dịch ra tiếng La-tinh và nhờ vậy, thế giới Tây Phương lúc bấy giờ mới có điều kiện tiếp cận được với kho tàng các tác phẩm origenes.
Hai tác phẩm quan trọng nhất của Origenes, chắc hẳn đó phải là cuốn «Contra Celsum» - (Chống lại Celsus), một tác phẩm có tính cách minh giáo, tức trình bày những biện minh cho giáo lý Kitô giao dựa trên nền tảng triết học để phản bác chống lại triết gia Celsus thuộc học thuyết Platon, và cuốn «De Principiis» - (Về Các Nguyên Lý), một trình bày về các nguyên tắc nền tảng của nền triết học Kitô giáo.
Khắp nơi trong các tác phẩm của Origenes, người ta rất dễ dàng khám phá ra những dấu vết của triết học thời cổ đại, tức các tư tưởng của học thuyết duy trí Platon và phái khắc khổ Stoika. Trong các học thuyết về Thiên Chúa, về linh hồn bất tử, cả trong học thuyết về sự tiền hữu (Préexistence), về Kitô học và Thiên Chúa Ba Ngôi, v.v…, đâu đâu người ta cũng đều có thể bắt gặp được các tư tưởng rất quen thuộc của nền triết học cổ đại. Điều đó không có gì là ngạc nhiên, vì Origenes đã coi chính giáo lý Kitô giáo là hình thức cao tột đỉnh của Triết học. Do đó, người ta sẽ không thể tìm ra được nơi Origenes cũng như trong toàn thể Giáo Phụ học một khoa thần học hoàn toàn tách rời khỏi triết học.
Nhưng Origenes cũng đã đề xướng một đường lối tư duy mới mang màu sắc cá nhân của ông và là điều khác biệt với toàn bộ nền triết học cổ đại tiền Kitô giáo, đó chính là học thuyết về sự tự do. Tuy nhiên, chính Origenes lại không bao giờ tự khẳng định mình đã đưa ra một đường lối tư tưởng hoàn toàn mới mẻ, nhưng ông chỉ muốn trình bày chân lý cũ dưới màu sắc huy hoàng mới mẻ mà thôi. Điều trước kia chưa bao giờ được nghe đến lại tự biểu lộ ra qua một sự đối kháng trừu tượng mà cho đến lúc bấy giờ chưa thể dẫn chứng được, tức là sự đối kháng giữa bản thể hay bản tính một bên và sự tự do một bên khác.
Như thế, Origenes đã đảo ngược sự tương quan lệ thuộc đó; nghĩa là chính sự tự do xác định bản thể, chứ không phải ngược lại. Để hiểu được điều Origenes thực sự muốn đề cập đến ở đây, người ta cần phải biết rõ được sự đối lập. Bởi vì những đề tài to lớn bao giờ cũng có những sự đối lập to lớn. Và sự đối lập ở đây là khuynh hướng triết học của duy trí chủ nghĩa hay ngộ đạo thuyết (Gnosis)(1). Những người thuộc phái duy trí chủ nghĩa, hay ngộ đạo thuyết, cho rằng tất cả những gì hiện hữu, thì hiện hữu thực tiễn dưới hình thức của một nguyên tắc hay của một bản thể có thể biến đổi; nếu vậy, người ta có thể nói rằng sự dữ cũng hiện hữu thực tiễn. Vì thế, nói chung, khuynh hướng triết học này gắn liền với tư tưởng về Nhị Nguyên thuyết.
Origenes trình bày học thuyết về sự tự do của ông đối lập với học thuyết về bản thể hay với học thuyết «bản tính». Sự dữ không phải là một bản thể thực tiễn, nhưng là phát xuất từ sự lạm dụng sự tự do. Nhưng học thuyết của Origenes về sự tự do không chỉ là một học thuyết về sự dữ mà thôi, nhưng trước hết nó còn nói lên rằng tất cả những gì hiện hữu đều cần phải qui hướng về sự tự do của tạo vật có lý trí.
Vậy, Thiên Chúa Tạo Hóa đã không tạo ra sự khác biệt trong thế giới của tạo vật có lý trí. Nhưng Người chỉ sáng tạo «một bản tính», và bản tính đó đã tự phân biệt với chính mình bằng sự tự do. Và khi Tạo Hoá tạo dựng nên vũ trụ còn lại cũng không do tùy thích, nhưng là dựa trên tác động của lý trí, thì cuối cùng tất cả những sự khác biệt trong vũ trụ là do sự tự do của tạo vật có lý trí.
Gregor Nyssa, một vị Giáo Phụ quan trọng vào thế kỷ IV, đã tóm tắt một cách rõ ràng ý tưởng cơ bản của Origenes trong một câu như sau: "Có thể nói được rằng chúng ta là cha đẻ của chính mình, khi chúng ta tự đưa chính mình làm tiêu biểu cho những người mà chúng ta muốn trở thành, và qua ý chí, chúng ta muốn uốn nắn mình thành mẫu người mà mình muốn trở thành." Người ta có thể quả quyết mà không sợ quá lời rằng, ở đây người ta nghe một Jean-Paul Sartre(2) của thời cổ đại Kitô giáo, dĩ nhiên theo nghĩa tích cực.
Từ những quan điểm nguyên tắc đó, Origenes đã chối bỏ quan điểm của học thuyết Platonisme về việc linh hồn đầu thai vào trong thể xác loài vật được hiểu theo nghĩa đen. Thật ra, điều Platon muốn đề cập đến khi ông nói về sự «loài vật hóa» của con người, đó là con người có thể trở thành loài vật, nếu con người chỉ chiều theo những đòi hỏi tự nhiên. Điều đáng ghi nhận ở đây là lối nói ẩn dụ này của Platon chẳng bao lâu đã được thu nhận vào trong học thuyết Platonisme.
Nhưng điều làm cho Origenes trở nên nổi danh là chính học thuyết «Apocatastse» của ông, tức chủ trương về sự cứu rỗi toàn diện cho muôn loài. Nhưng Origenes đã không công bố học thuyết đó như một tín điều. Cả học thuyết «Apocatastase» cũng gắn chặt với học thuyết về tự do. Nếu con người và tất cả những tạo vật có lý trí biết ý thức mình được tự do trước mặt Thiên Chúa, thì người ta không thể tưởng tượng được rằng, trong ngày tận thế, Thiên Chúa chỉ ban cho một số cá nhân nào đó sự cứu rỗi, chứ không phải cho tất cả mọi sự vật. Tuy nhiên, theo Origenes, thì "Giê-ru-sa-lem trên trời", "thiên đàng của sự tự do", luôn luôn là đối tượng của sự mong muốn hợp lý. Như vậy, đối với Origenes sự cứu rỗi của muôn vật có thể không gì khác hơn là một sự «hy vọng to lớn», như lời của Platon đã nói trong «Phaidon».
Những luận đề to lớn bao giờ cũng có những tác động to lớn. Lịch sử sự tác động của Origenes chưa được viết ra. Nhưng chúng ta đã gặp lại tư tưởng nền tảng của học thuyết về tự do của ông nơi Giovanni Pico Della Mirandola (1463-1494), triết gia người Ý, mà «Bài diễn thuyết về phẩm giá con người» thời danh của ông đã mau chóng được nồng nhiệt đón nhận như khởi đầu nền triết học tân đại.
Bấy giờ Tạo Hóa phán cùng A-dong: Ngươi hoàn toàn được tự do tự quyết định lấy bản chất của mình…, chứ không bị giới hạn. Ta đã không dựng nên ngươi như bậc thần thiêng hay loài trần tục, cũng không dựng nên ngươi như loài hay chết hoặc bất tử, hầu ngươi với quyền năng của mình, có thể tự cấu tạo chính mình theo những mô hình mà ngươi muốn. Ngươi có thể thoái hoá xuống bậc hạ đẳng thành loài súc vật; nhưng ngươi cũng có thể, nếu ngươi muốn, được tái sinh trên nơi cao cả, trong chốn các thần linh.
__________________
1. Gnosis, viết tắt của chữ „Gnostizimus“: Ngộ đạo thuyết hay Duy trí thuyết, chủ trương rằng sự hiểu biết chính là nguyên nhân mang lại sự cứu rỗi.
2. Jean-Paul Sartre (1905-1980): Triết gia người Pháp theo khuynh hướng triết học hiện sinh.
Sách tham khảo:
Orignes: «Von den Prinzipien» (De Principiis). Wissenschaftliche Buchgesellschaft, Darmstadt 1992, 888 Seiten.
(Origenes: Von den Prinzipien)
Người ta có thể nói được rằng thánh Augustinô ở Tây Phương như thế nào, thì Origenes ở Đông Phương cũng như thế: Một triết gia Kitô giáo đầy thế giá và gây được nhiều ảnh hưởng nhất. Đúng vậy, ảnh hưởng tinh thần của Origenes ở Đông Phương rất mạnh mẽ và sâu xa, mặc dầu trong những tranh cãi bất đồng vào các thế kỷ IV và thế kỷ VI, ông đã phải gánh chịu nhiều tổn thương vì bị vu khống và bị kết án là đã đưa ra những học thuyết sai lạc. Nhưng Johann Eck, - tên thật là Johann Maier (1486-1543), nhà thần học Công Giáo, một đối thủ của Martin Luther – đã nói rằng, đối với ông đọc một trang sách của Origenes còn giá trị hơn mười trang của Augustinô.
Triết gia và thần học gia tài ba Origenes |
Hai tác phẩm quan trọng nhất của Origenes, chắc hẳn đó phải là cuốn «Contra Celsum» - (Chống lại Celsus), một tác phẩm có tính cách minh giáo, tức trình bày những biện minh cho giáo lý Kitô giao dựa trên nền tảng triết học để phản bác chống lại triết gia Celsus thuộc học thuyết Platon, và cuốn «De Principiis» - (Về Các Nguyên Lý), một trình bày về các nguyên tắc nền tảng của nền triết học Kitô giáo.
Khắp nơi trong các tác phẩm của Origenes, người ta rất dễ dàng khám phá ra những dấu vết của triết học thời cổ đại, tức các tư tưởng của học thuyết duy trí Platon và phái khắc khổ Stoika. Trong các học thuyết về Thiên Chúa, về linh hồn bất tử, cả trong học thuyết về sự tiền hữu (Préexistence), về Kitô học và Thiên Chúa Ba Ngôi, v.v…, đâu đâu người ta cũng đều có thể bắt gặp được các tư tưởng rất quen thuộc của nền triết học cổ đại. Điều đó không có gì là ngạc nhiên, vì Origenes đã coi chính giáo lý Kitô giáo là hình thức cao tột đỉnh của Triết học. Do đó, người ta sẽ không thể tìm ra được nơi Origenes cũng như trong toàn thể Giáo Phụ học một khoa thần học hoàn toàn tách rời khỏi triết học.
Nhưng Origenes cũng đã đề xướng một đường lối tư duy mới mang màu sắc cá nhân của ông và là điều khác biệt với toàn bộ nền triết học cổ đại tiền Kitô giáo, đó chính là học thuyết về sự tự do. Tuy nhiên, chính Origenes lại không bao giờ tự khẳng định mình đã đưa ra một đường lối tư tưởng hoàn toàn mới mẻ, nhưng ông chỉ muốn trình bày chân lý cũ dưới màu sắc huy hoàng mới mẻ mà thôi. Điều trước kia chưa bao giờ được nghe đến lại tự biểu lộ ra qua một sự đối kháng trừu tượng mà cho đến lúc bấy giờ chưa thể dẫn chứng được, tức là sự đối kháng giữa bản thể hay bản tính một bên và sự tự do một bên khác.
Như thế, Origenes đã đảo ngược sự tương quan lệ thuộc đó; nghĩa là chính sự tự do xác định bản thể, chứ không phải ngược lại. Để hiểu được điều Origenes thực sự muốn đề cập đến ở đây, người ta cần phải biết rõ được sự đối lập. Bởi vì những đề tài to lớn bao giờ cũng có những sự đối lập to lớn. Và sự đối lập ở đây là khuynh hướng triết học của duy trí chủ nghĩa hay ngộ đạo thuyết (Gnosis)(1). Những người thuộc phái duy trí chủ nghĩa, hay ngộ đạo thuyết, cho rằng tất cả những gì hiện hữu, thì hiện hữu thực tiễn dưới hình thức của một nguyên tắc hay của một bản thể có thể biến đổi; nếu vậy, người ta có thể nói rằng sự dữ cũng hiện hữu thực tiễn. Vì thế, nói chung, khuynh hướng triết học này gắn liền với tư tưởng về Nhị Nguyên thuyết.
Origenes trình bày học thuyết về sự tự do của ông đối lập với học thuyết về bản thể hay với học thuyết «bản tính». Sự dữ không phải là một bản thể thực tiễn, nhưng là phát xuất từ sự lạm dụng sự tự do. Nhưng học thuyết của Origenes về sự tự do không chỉ là một học thuyết về sự dữ mà thôi, nhưng trước hết nó còn nói lên rằng tất cả những gì hiện hữu đều cần phải qui hướng về sự tự do của tạo vật có lý trí.
Vậy, Thiên Chúa Tạo Hóa đã không tạo ra sự khác biệt trong thế giới của tạo vật có lý trí. Nhưng Người chỉ sáng tạo «một bản tính», và bản tính đó đã tự phân biệt với chính mình bằng sự tự do. Và khi Tạo Hoá tạo dựng nên vũ trụ còn lại cũng không do tùy thích, nhưng là dựa trên tác động của lý trí, thì cuối cùng tất cả những sự khác biệt trong vũ trụ là do sự tự do của tạo vật có lý trí.
Gregor Nyssa, một vị Giáo Phụ quan trọng vào thế kỷ IV, đã tóm tắt một cách rõ ràng ý tưởng cơ bản của Origenes trong một câu như sau: "Có thể nói được rằng chúng ta là cha đẻ của chính mình, khi chúng ta tự đưa chính mình làm tiêu biểu cho những người mà chúng ta muốn trở thành, và qua ý chí, chúng ta muốn uốn nắn mình thành mẫu người mà mình muốn trở thành." Người ta có thể quả quyết mà không sợ quá lời rằng, ở đây người ta nghe một Jean-Paul Sartre(2) của thời cổ đại Kitô giáo, dĩ nhiên theo nghĩa tích cực.
Từ những quan điểm nguyên tắc đó, Origenes đã chối bỏ quan điểm của học thuyết Platonisme về việc linh hồn đầu thai vào trong thể xác loài vật được hiểu theo nghĩa đen. Thật ra, điều Platon muốn đề cập đến khi ông nói về sự «loài vật hóa» của con người, đó là con người có thể trở thành loài vật, nếu con người chỉ chiều theo những đòi hỏi tự nhiên. Điều đáng ghi nhận ở đây là lối nói ẩn dụ này của Platon chẳng bao lâu đã được thu nhận vào trong học thuyết Platonisme.
Nhưng điều làm cho Origenes trở nên nổi danh là chính học thuyết «Apocatastse» của ông, tức chủ trương về sự cứu rỗi toàn diện cho muôn loài. Nhưng Origenes đã không công bố học thuyết đó như một tín điều. Cả học thuyết «Apocatastase» cũng gắn chặt với học thuyết về tự do. Nếu con người và tất cả những tạo vật có lý trí biết ý thức mình được tự do trước mặt Thiên Chúa, thì người ta không thể tưởng tượng được rằng, trong ngày tận thế, Thiên Chúa chỉ ban cho một số cá nhân nào đó sự cứu rỗi, chứ không phải cho tất cả mọi sự vật. Tuy nhiên, theo Origenes, thì "Giê-ru-sa-lem trên trời", "thiên đàng của sự tự do", luôn luôn là đối tượng của sự mong muốn hợp lý. Như vậy, đối với Origenes sự cứu rỗi của muôn vật có thể không gì khác hơn là một sự «hy vọng to lớn», như lời của Platon đã nói trong «Phaidon».
Những luận đề to lớn bao giờ cũng có những tác động to lớn. Lịch sử sự tác động của Origenes chưa được viết ra. Nhưng chúng ta đã gặp lại tư tưởng nền tảng của học thuyết về tự do của ông nơi Giovanni Pico Della Mirandola (1463-1494), triết gia người Ý, mà «Bài diễn thuyết về phẩm giá con người» thời danh của ông đã mau chóng được nồng nhiệt đón nhận như khởi đầu nền triết học tân đại.
Bấy giờ Tạo Hóa phán cùng A-dong: Ngươi hoàn toàn được tự do tự quyết định lấy bản chất của mình…, chứ không bị giới hạn. Ta đã không dựng nên ngươi như bậc thần thiêng hay loài trần tục, cũng không dựng nên ngươi như loài hay chết hoặc bất tử, hầu ngươi với quyền năng của mình, có thể tự cấu tạo chính mình theo những mô hình mà ngươi muốn. Ngươi có thể thoái hoá xuống bậc hạ đẳng thành loài súc vật; nhưng ngươi cũng có thể, nếu ngươi muốn, được tái sinh trên nơi cao cả, trong chốn các thần linh.
__________________
1. Gnosis, viết tắt của chữ „Gnostizimus“: Ngộ đạo thuyết hay Duy trí thuyết, chủ trương rằng sự hiểu biết chính là nguyên nhân mang lại sự cứu rỗi.
2. Jean-Paul Sartre (1905-1980): Triết gia người Pháp theo khuynh hướng triết học hiện sinh.
Sách tham khảo:
Orignes: «Von den Prinzipien» (De Principiis). Wissenschaftliche Buchgesellschaft, Darmstadt 1992, 888 Seiten.