VATICAN - Sáng thứ tư 5-3-2008 đã có hơn 17.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hằng tuần với Đức Thánh Cha. Phần đầu của buổi tiếp kiến đã diễn ra trong đền thờ thánh Phêrô, dành cho thành viên Hiệp hội Đức Mẹ tỉnh Grappa và phong trào ”Hy vọng và sự sống”, cũng như cho giáo viên, học sinh và phụ huynh các trường do các Nữ tu Tông đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu điều khiển cũng như học sinh nhiều trường Roma và Italia. Đức Thánh Cha nói ngài cầu nguyện cho tất cả các em để Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy vào lòng các em 7 ơn thánh của Chúa.
Phần hai của buổi tiếp kiến đã diễn ra trong đại thính đường Phaolo VI, dành cho 8000 tín hữu khác. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của Đức Giáo Hoàng Leo Cả, một trong các ngôi sao giáo phụ của lịch sử Giáo Hội.
Năm 1754 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV đã tuyên bố thánh Giáo Hoàng Leo Cả là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Giáo Hoàng Leo Cả đã là một trong các vị Giáo Hoàng lớn nhất của lịch sử vì đã góp phần rất nhiều vào việc củng cố quyền bính và uy tín của Ngai Tòa Phêrô. Người là vị Giám Mục Roma đầu tiên mang tên Leo là tên sẽ được 12 Giáo Hoàng khác chọn. Người cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên còn lưu lại các bút tích gồm các bài giảng nói với dân chúng. Chúng khiến liên tưởng đến các buổi tiếp kiến là hình thức Người Kế Vị Thánh Phêrô gặp gỡ tín hữu và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới trong vài thập niên qua. Đề cập tới nguồn gốc của thánh Giáo Hoàng Leo Cả Đức Thánh Cha nói:
Thánh Leo gốc vùng Tuscia. Vào năm 430 người trở thành Phó Tế của Giáo Hội Roma và với thời gian đã chiếm được một địa vị quan trọng. Chính vai trò này khiến vào năm 440 hoàng thái hậu Galla Placidia, nhiếp chính đế quốc Phương Tây, đã gửi Phó Tế Leo sang Gallia để giải quyết một tình trạng tranh chấp khó khăn. Nhưng trong mùa hè năm đó Đức Giáo Hoàng Sisto III qua đời và Phó Tế Leo được bầu lên thay thế. Về Roma vị tân Giáo Hoàng được tấn phong ngày 29 tháng 9 năm 440 và cai quản Giáo Hội 21 năm, và là một trong các vị Giáo Hoàng quan trọng nhất lịch sử Giáo Hội. Khi người qua đời ngày mùng 10 tháng 11 năm 461 Đức Leo Cả được chôn cất gần mộ thánh Phêrô. Hài cốt của người ngày nay được lưu giữ tại một trong các bàn thờ của đền thờ thánh Phêrô.
Thời Đức Giáo Hoàng Leo Cả là thời có rất nhiều khó khăn: bị quân rợ xâm lăng nhiều lần, quyền bính của các hoàng đế bên Tây phương suy yếu dần, và cuộc khủng hoảng xã hội kéo dài đã khiến cho Giáo Hoàng phải nhận lãnh một vai trò quan trọng cả trên bình diện dân sự và chính trị, cũng như sẽ xảy ra vào thời Đức Giáo Hoàng Gregporio Cả 150 năm sau đó. Nhưng điều này cũng khiến cho vai trò của Ngai Tòa Roma thêm quan trọng và uy tín. Giai thoại nổi tiếng nhất trong cuộc đời thánh Giáo Hàng Leo Cả là vụ gặp gỡ với Attila vua người Unni tại Mantova cùng với một phái đoàn Roma vào năm 452. Đức Giáo Hoàng Leo đã thuyết phục vua Attila đừng tiếp tục cuộc chiến xâm lăng đã tàn phá vùng đông bắc Italia, nhờ thế phần còn lại của Italia được cứu thoát. Biến cố này cho thấy hoạt động hòa bình của Đức Leo Cả. Nhưng ba năm sau đó sáng kiến hòa bình của Đức Leo Cả đã không có kết qủa, nhưng vẫn minh chứng lòng can đảm của người. Mùa xuân năm 455 Đức Leo Cả đã không thể ngăn chặn rợ Vandal xâm lăng và cướp phá thành phố Roma, nhưng sự can thiệp can đảm của người và hàng giáo sĩ đã tránh cho thành phố và các đền thờ thánh Phêrô, thánh Phaolo và thánh Gioan có đầy dân chúng ẩn náu trong đó, không bị đốt phá.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói chúng ta biết được hoạt động của thánh Giáo Hoàng Leo Cả nhờ còn giữ được 100 bài giảng của người bằng tiếng Latinh rất hay và nhờ khoảng 150 bức thư của người. Qua đó chúng ta biết được công tác phục vụ sự thật và tình bác ái của người. Đức Leo Cả liên lỉ lo lắng cho tín hữu và dân thành Roma, cũng như cho sự hiệp thông giữa các Giáo Hội khác nhau và cho các nhu cầu của các Giáo Hội này. Người không mệt mỏi thăng tiến quyền tối thượng của Người Kế Vị Thánh Phêrô, như được các Giám Mục tham dự Công Đồng Chung Calcedonia chứng minh.
Công Đồng được triệu tập năm 451 với sự tham dự của 350 Giám Mục và là Công Đồng quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội cho tới thời đó. Nó là điểm tới vững chắc của nền Kitô học đã được thảo luận trong ba Công Đồng trước đó là Nicea năm 325, Constantinopoli năm 381 và Ephexô năm 431.
Ngay từ thế kỷ thứ VI 4 Công Đồng nói trên đã được so sánh với 4 Phúc Âm như Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả khẳng định trong một bức thư nổi tiếng (I,24), vì chúng giống như một tảng đá vuông làm nền cho cấu trúc lòng tin thánh thiện. Công Đồng Calcedonia phủ nhận lạc thuyết của Eutiche không chấp nhận nhân tính thật của Con Thiên Chúa, và khẳng định sự kết hiệp của thiên tính và nhân tính trong Bản Vị duy nhất của Chúa Kitô không lẫn lộn và không phân chia.
Lòng tin đó nơi Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật được Đức Leo Cả khẳng định trong văn bản giáo lý quan trọng gửi cho Giám Mục Constantinopoli. Văn bản được đọc và các nghị phụ đã đồng thanh kêu lên: ”Phêrô đã nói qua miệng Leo”. Các can thiệp thời đó cho thấy thánh Leo ý thức được trách nhiệm khẩn thiết của Người Kế Vị Thánh Phêrô có vai trò duy nhất trong Giáo Hội, vì ”được giao cho một tông đồ duy nhất điều được thông báo cho các tông đồ khác”, như thánh Leo khẳng định trong một bài giảng lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô (83,2). Trách nhiệm đó thánh nhân đã biết thi hành bên Tây cũng như bên Đông nhiều lần với sự cẩn trọng, cứng rắn và sáng suốt qua các bút tích và các vị đặc sứ. Người cho thấy việc thực thi quyền tối thượng Roma là cần thiết vào thời đó cũng như ngày nay, để phục vụ một cách hữu hiệu sự hiệp thông, là đặc tính của Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô.
Sau cùng Đức Thánh Cha đề cập tới các công tác mục vụ của Đức Giáo Hoàng Leo Cả và nói:
Ý thức được giai đoạn lịch sử trong đó người đang sống và sự chuyển tiếp đang xảy ra trong một thời đại khủng hoảng nặng - từ Roma ngoại giáo sang Roma Kitô - Đức Leo Cả biết gần gũi với dân chúng và tín hữu với hoạt động mục vụ và lời giảng dậy. Người linh hoạt tình bác ái tại Roma bị thử thách vì đói kém, vì số người tị nạn tuốn về, vì bất công và nghèo túng. Người chống lại các mê tín dị đoan và hoạt động của các nhóm lạc giáo Manicheo. Người gắn liền phụng vụ với cuộc sống thường ngày của tín hữu: kết hiệp ăn chay với bác ái và bố thí, đặc biệt trong bốn mùa ghi dấu thời tiết thay đổi. Đặc biệt Đức Leo Cả dậy cho tín hữu biết rằng phụng vụ Kitô không phải là việc nhớ lại các biến cố qúa khứ, mà là hiện tại hóa các thực tại vô hình hoạt động trong cuộc sống của từng người. Và đó cũng là điều có giá trị đối với ngày nay. Việc cử hành lễ Phục Sinh trong mọi lúc ”không phải như là cái gì đã qua, nhưng như là biến cố hiện tại”. Tất cả thuộc một chương trình chính xác: như Đấng Tạo Hóa đã khiến cho con người được nhào nặn bằng bùn đất trở thành sống động với hơi thở của sự sống lý trí,
cũng thế sau tội thuở ban đầu Người đã gửi Con mình xuống thế gian để trao ban trở lại cho con người phẩm giá đã mất và phá hủy ách thống trị của ma quỷ qua sự sống mới của ơn thánh..
Đó là mầu nhiệm Kitô học mà qua thư gửi cho Công Đồng Chung Calcedonia thánh Leo Cả đã góp phần khẳng định một cách hữu hiệu và chính yếu. Nó lập lại lời tuyên xưng của thánh Phêrô: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Trong sức mạnh của lòng tin đó Đức Leo Cả đã là người vĩ đại đem lại hòa bình và tình yêu thương cho tất cả mọi người.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Phần hai của buổi tiếp kiến đã diễn ra trong đại thính đường Phaolo VI, dành cho 8000 tín hữu khác. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của Đức Giáo Hoàng Leo Cả, một trong các ngôi sao giáo phụ của lịch sử Giáo Hội.
Năm 1754 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV đã tuyên bố thánh Giáo Hoàng Leo Cả là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Giáo Hoàng Leo Cả đã là một trong các vị Giáo Hoàng lớn nhất của lịch sử vì đã góp phần rất nhiều vào việc củng cố quyền bính và uy tín của Ngai Tòa Phêrô. Người là vị Giám Mục Roma đầu tiên mang tên Leo là tên sẽ được 12 Giáo Hoàng khác chọn. Người cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên còn lưu lại các bút tích gồm các bài giảng nói với dân chúng. Chúng khiến liên tưởng đến các buổi tiếp kiến là hình thức Người Kế Vị Thánh Phêrô gặp gỡ tín hữu và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới trong vài thập niên qua. Đề cập tới nguồn gốc của thánh Giáo Hoàng Leo Cả Đức Thánh Cha nói:
Thánh Leo gốc vùng Tuscia. Vào năm 430 người trở thành Phó Tế của Giáo Hội Roma và với thời gian đã chiếm được một địa vị quan trọng. Chính vai trò này khiến vào năm 440 hoàng thái hậu Galla Placidia, nhiếp chính đế quốc Phương Tây, đã gửi Phó Tế Leo sang Gallia để giải quyết một tình trạng tranh chấp khó khăn. Nhưng trong mùa hè năm đó Đức Giáo Hoàng Sisto III qua đời và Phó Tế Leo được bầu lên thay thế. Về Roma vị tân Giáo Hoàng được tấn phong ngày 29 tháng 9 năm 440 và cai quản Giáo Hội 21 năm, và là một trong các vị Giáo Hoàng quan trọng nhất lịch sử Giáo Hội. Khi người qua đời ngày mùng 10 tháng 11 năm 461 Đức Leo Cả được chôn cất gần mộ thánh Phêrô. Hài cốt của người ngày nay được lưu giữ tại một trong các bàn thờ của đền thờ thánh Phêrô.
Thời Đức Giáo Hoàng Leo Cả là thời có rất nhiều khó khăn: bị quân rợ xâm lăng nhiều lần, quyền bính của các hoàng đế bên Tây phương suy yếu dần, và cuộc khủng hoảng xã hội kéo dài đã khiến cho Giáo Hoàng phải nhận lãnh một vai trò quan trọng cả trên bình diện dân sự và chính trị, cũng như sẽ xảy ra vào thời Đức Giáo Hoàng Gregporio Cả 150 năm sau đó. Nhưng điều này cũng khiến cho vai trò của Ngai Tòa Roma thêm quan trọng và uy tín. Giai thoại nổi tiếng nhất trong cuộc đời thánh Giáo Hàng Leo Cả là vụ gặp gỡ với Attila vua người Unni tại Mantova cùng với một phái đoàn Roma vào năm 452. Đức Giáo Hoàng Leo đã thuyết phục vua Attila đừng tiếp tục cuộc chiến xâm lăng đã tàn phá vùng đông bắc Italia, nhờ thế phần còn lại của Italia được cứu thoát. Biến cố này cho thấy hoạt động hòa bình của Đức Leo Cả. Nhưng ba năm sau đó sáng kiến hòa bình của Đức Leo Cả đã không có kết qủa, nhưng vẫn minh chứng lòng can đảm của người. Mùa xuân năm 455 Đức Leo Cả đã không thể ngăn chặn rợ Vandal xâm lăng và cướp phá thành phố Roma, nhưng sự can thiệp can đảm của người và hàng giáo sĩ đã tránh cho thành phố và các đền thờ thánh Phêrô, thánh Phaolo và thánh Gioan có đầy dân chúng ẩn náu trong đó, không bị đốt phá.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói chúng ta biết được hoạt động của thánh Giáo Hoàng Leo Cả nhờ còn giữ được 100 bài giảng của người bằng tiếng Latinh rất hay và nhờ khoảng 150 bức thư của người. Qua đó chúng ta biết được công tác phục vụ sự thật và tình bác ái của người. Đức Leo Cả liên lỉ lo lắng cho tín hữu và dân thành Roma, cũng như cho sự hiệp thông giữa các Giáo Hội khác nhau và cho các nhu cầu của các Giáo Hội này. Người không mệt mỏi thăng tiến quyền tối thượng của Người Kế Vị Thánh Phêrô, như được các Giám Mục tham dự Công Đồng Chung Calcedonia chứng minh.
Công Đồng được triệu tập năm 451 với sự tham dự của 350 Giám Mục và là Công Đồng quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội cho tới thời đó. Nó là điểm tới vững chắc của nền Kitô học đã được thảo luận trong ba Công Đồng trước đó là Nicea năm 325, Constantinopoli năm 381 và Ephexô năm 431.
Ngay từ thế kỷ thứ VI 4 Công Đồng nói trên đã được so sánh với 4 Phúc Âm như Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả khẳng định trong một bức thư nổi tiếng (I,24), vì chúng giống như một tảng đá vuông làm nền cho cấu trúc lòng tin thánh thiện. Công Đồng Calcedonia phủ nhận lạc thuyết của Eutiche không chấp nhận nhân tính thật của Con Thiên Chúa, và khẳng định sự kết hiệp của thiên tính và nhân tính trong Bản Vị duy nhất của Chúa Kitô không lẫn lộn và không phân chia.
Lòng tin đó nơi Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật được Đức Leo Cả khẳng định trong văn bản giáo lý quan trọng gửi cho Giám Mục Constantinopoli. Văn bản được đọc và các nghị phụ đã đồng thanh kêu lên: ”Phêrô đã nói qua miệng Leo”. Các can thiệp thời đó cho thấy thánh Leo ý thức được trách nhiệm khẩn thiết của Người Kế Vị Thánh Phêrô có vai trò duy nhất trong Giáo Hội, vì ”được giao cho một tông đồ duy nhất điều được thông báo cho các tông đồ khác”, như thánh Leo khẳng định trong một bài giảng lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô (83,2). Trách nhiệm đó thánh nhân đã biết thi hành bên Tây cũng như bên Đông nhiều lần với sự cẩn trọng, cứng rắn và sáng suốt qua các bút tích và các vị đặc sứ. Người cho thấy việc thực thi quyền tối thượng Roma là cần thiết vào thời đó cũng như ngày nay, để phục vụ một cách hữu hiệu sự hiệp thông, là đặc tính của Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô.
Sau cùng Đức Thánh Cha đề cập tới các công tác mục vụ của Đức Giáo Hoàng Leo Cả và nói:
Ý thức được giai đoạn lịch sử trong đó người đang sống và sự chuyển tiếp đang xảy ra trong một thời đại khủng hoảng nặng - từ Roma ngoại giáo sang Roma Kitô - Đức Leo Cả biết gần gũi với dân chúng và tín hữu với hoạt động mục vụ và lời giảng dậy. Người linh hoạt tình bác ái tại Roma bị thử thách vì đói kém, vì số người tị nạn tuốn về, vì bất công và nghèo túng. Người chống lại các mê tín dị đoan và hoạt động của các nhóm lạc giáo Manicheo. Người gắn liền phụng vụ với cuộc sống thường ngày của tín hữu: kết hiệp ăn chay với bác ái và bố thí, đặc biệt trong bốn mùa ghi dấu thời tiết thay đổi. Đặc biệt Đức Leo Cả dậy cho tín hữu biết rằng phụng vụ Kitô không phải là việc nhớ lại các biến cố qúa khứ, mà là hiện tại hóa các thực tại vô hình hoạt động trong cuộc sống của từng người. Và đó cũng là điều có giá trị đối với ngày nay. Việc cử hành lễ Phục Sinh trong mọi lúc ”không phải như là cái gì đã qua, nhưng như là biến cố hiện tại”. Tất cả thuộc một chương trình chính xác: như Đấng Tạo Hóa đã khiến cho con người được nhào nặn bằng bùn đất trở thành sống động với hơi thở của sự sống lý trí,
cũng thế sau tội thuở ban đầu Người đã gửi Con mình xuống thế gian để trao ban trở lại cho con người phẩm giá đã mất và phá hủy ách thống trị của ma quỷ qua sự sống mới của ơn thánh..
Đó là mầu nhiệm Kitô học mà qua thư gửi cho Công Đồng Chung Calcedonia thánh Leo Cả đã góp phần khẳng định một cách hữu hiệu và chính yếu. Nó lập lại lời tuyên xưng của thánh Phêrô: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Trong sức mạnh của lòng tin đó Đức Leo Cả đã là người vĩ đại đem lại hòa bình và tình yêu thương cho tất cả mọi người.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.