Boezio và Cassiodoro: hai giáo phụ của sự đối thoại, gặp gỡ và hòa giải giữa các nền văn hóa khác nhau
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-3-2008
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-3-2008
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.