Hiệp Thông số 39
Truyện ngắn của Uyên Lý
Ở thị trấn cao nguyên nhỏ bé này nhịp sống của dân hòa theo vận sống của cây càphê. Càphê xanh lên, dân tình xanh theo, càphê vàng lá, da dẻ người vàng vọt. Càphê thiếu nước, mặt mày người dân khô cằn. Ở đây người dân bòn nhặt càphê đóng tiền học cho con, dành dụm càphê sắm xe, xây nhà. Những người có máu mặt thu gom càphê, mở đồn điền càphê để làm giàu, những ai khố rách áo ôm đi làm công tưới bón, hái lượm càphê mà sống. Có dạo càphê ế ẩm, rớt giá, dân vùng này lao đao khốn khổ, nhiều gia đình dân tộc lại bồng bế, dắt dìu nhau bỏ phố lên rừng, số còn lại bán rẫy đi làm mướn. Ngược lại nhiều gia đình người Kinh trường vốn, bỏ thêm vốn tưới bón, cố trụ lại cầu may.
Ở đây có lẽ dài hơi, trường vốn nhất là cha con ông Phương Thượng đang nắm trong tay cả mươi mẫu rẫy. Rẫy càphê nhà ông lúc nào cũng no nước, đẫm phân nên phủ xanh ngát một khu đồi. Năm bảy năm nay cha con ông vẫn “trường kỳ kháng chiến” sống chết với càphê. Riêng Thương Hoài, cô con gái một được bố ‘nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa’, vừa ra trường, nàng đành bỏ lại tất cả sau lưng, bỏ lại ngôi nhà thờ bé nhỏ thân thương giữa lòng Sàigòn, bỏ những ngày xanh bay nhảy, bỏ bè bạn, bỏ cả phố thị lên vùng phố núi này sống với bố, lo cho bố, chỉ mong bố bớt dần đi thói mê tiền hơn mê Chúa, tham tiền hơn thương vợ, thương con và chỉ biết tiền nên chẳng biết ơn nghĩa là gì. Ngày ấy, vừa xuống xe trước cổng trang trại, Hoài đã xoắn xuýt, ôm chặt vai bố, cười ngoan hiền, thỏ thẻ: “Bố ơi, Thương Hoài về ở luôn đây với bố nè, con muốn phụ bố lo chuyện nương rẫy. Tội nghiệp bố! Mấy năm nay từ ngày mẹ mất, bố tiều tụy đi như một cánh đồng hoang”. Ông bố vuốt tóc con, mắt rưng rưng lệ, chỉ tay về phía trang trại mênh mông, “Hoài ạ, ba già rồi, con lại chẳng còn mẹ, cả nương rẫy này của con đấy!” Ông Phương Thượng tay chống cây gậy đầu lân, chân đi ủng, dẫn con ra thăm rẫy đang mùa hoa, hoa càphê nở trắng xóa cả sườn đồi. Hương hoa thoang thoảng làm trầm lắng lòng người ‘con gái phố thị’. Thương Hoài nhí nhảnh kể thoáng tâm sự mình với bố, “Bố nghe rõ không, đây là yêu sách của con gái cưng: thứ nhất chớ uống rượu nhiều, thứ hai chớ đánh đập công nhân, thứ ba chớ la con gái, thư tư đi lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc”.
– “Úi dà, con gái ngoan đạo lại lên giọng dạy đạo cho bố đây. Thôi được, Hoài ngoan đạo cứ ngoan nhưng phải phân minh, đạo ra đạo, đời ra đời, làm tiền ra làm tiền, làm phúc ra làm phúc, không nhập nhằng, và cũng đừng quên có thực mới vực được đạo”.
Thương Hoài thấp thoáng nghe ra âm giọng khô khan từ một cõi tâm hoang lạnh, lạt lẽo ân tình của bố. Xót xa như muối đổ trong lòng, Thương Hoài bỗng khát khao mãnh liệt một ngày bố đổi lòng, một hôm bố trở về...
Năm tháng lui dần nhưng mãi tới nay, Hoài vẫn không thôi xốn xang trước lối sống vô tâm, hẹp lượng của bố. Chiều qua ông mới ăn giá với đám khách lái Sàigòn nhận bán dốc đi mấy chục tấn hạt mùa cũ. Các công nhân người thiểu số quần quật khuân vác suốt từ chiều. Ông đích thân đứng đôn đốc, “Hoài à, để kịp rỡ xong kho này, phải sau chín giờ mới được ‘cơm nước’. Con nhớ lên hàng gấp trong đêm và xong trước năm giờ sáng mai, trễ sẽ rất phiền hà với chủ hàng Saigòn. Đừng quên cho đám này ăn thiếu đi mới được việc, no bụng là hỏng chuyện! Nhớ sắc trà đặc, cho uống đẫy vào là cả đám tỉnh như như sáo hết.
Bố cứ làm như họ mình đồng da sắt không bằng!
Đúng, muốn nhà này thành tấc đất, tấc vàng mình phải có những thằng ‘mình đồng da sắt’ và trước tiên con phải có một trái tim bằng sắt!
Có nhiều người xin làm, sao bố không nhận thêm cho đỡ khổ người ta, đỡ mệt cho mình.
Con quên à mình đã có giá ba chục một ca đêm, tính trọn gói không tính theo bao hạt, sao không ép việc lại thêm người. Có thế mà tính không ra”.
Hai bố con đang lời qua tiếng lại bỗng nghe chó sủa inh ỏi và giọng người la gọi nhau xôn xao ở cuối con đường mòn. Ở Phía hồ Xen Phênh dưới chân đồi, thấp thoáng có ánh đuốc mờ tỏ, bập bùng, ông Phương Thượng la gọi H’zieng, “Xách đèn xuống ngay ven rẫy coi chuyện gì dưới đó!” H’zieng đang lo đèn đuốc chưa kịp đi, một nhóm người ở buôn Xen Phênh đã đèn đuốc hộc tốc chạy tới la gọi tìm mấy người quen, người thân đang bốc vác càphê ở kho sau nhà Hoài, “Cứu giùm với Azỏn, H’zan,... con H’zum lội nước bị chìm ngoài hồ rồi. Nhanh lên các anh”.
Gấp bách quá không kịp kêu cổng, chưa kịp xin phép chủ, họ đứng ngoài la gọi ầm ĩ làm ông Phương Thượng nổi nóng, “Đồ cướp trộm nào đây, tụi mày muốn què hết cả đám hả. H’zieng, thả chó ra!” Thương Hoài lập tức ra lệnh tiếp cho anh gác cổng, giọng quyết liệt còn hơn bố, “H’zieng, cấm thả chó. Bố ơi, con lạy bố. Bố thả chó cắn người ta, con sẽ nhảy hồ chết theo!” Ông chủ sợ con gái liều nên rút lại lệnh thả chó nhưng hậm hực đe doạ, “Tụi mày cút hết, chần chừ gây rối ở đây tao thả chó ra, sẽ khó toàn mạng!” Đúng lúc đám công nhân mấy chục thanh niên buôn Xen Phênh bỏ kho kéo ra, tới vòng tay, cúi đầu trước hai cha con, ông già M’noong Cut thay anh em đứng ra xin ông chủ, cho anh em ra hồ cứu cô gái H’zum vừa rớt xuống hồ. Ông chủ vừa phủi tay vừa điểm mặt, giọng ông lạnh tanh, “Thằng nào đi, cứ đi nhưng từ nay đừng héo lánh tới đây xin việc”. Sau một phút câm nín, ông già M’nong Cut cúi đầu bước khỏi cổng, rồi lần lượt từng người ra theo. Họ nhập chung với nhau, người đến kêu, người đi cứu chạy bay ra hồ theo ánh đuốc lửa phừng phừng dẫn đầu. Thương Hoài rùng mình như vừa qua cơn ác mộng, không ngờ người cha đẻ ra cô lại mang một cõi tâm sâu độc, vụ lợi, vô tâm, vô tình đến thế. Và ở đáy lòng, cô phải cố dằn xuống một thứ cảm giác nửa yêu quý, nửa coi khinh chính bố mình, người bố mà cô đã hứa với Chúa và hẹn với lòng, sẽ làm mọi cách kéo bố về với ân tình của Chúa, dù phải mất hết, cũng cam. Hoài kệ bố đứng lại một mình lặng thinh nhìn nhóm người làm bỏ đi, nàng bỏ mặc cửa kho mở toang, hiện rõ dưới ánh đèn rực sáng, những bao càphê la liệt trên sàn, trên kệ. Mọi thứ đang còn dang dở. Cô bỏ lại công việc dang dở và bỏ lại ông bố với tâm sự dở dang, chạy theo đám người đang vội vã cứu người như cứu hỏa.
Hoài chưa bao giờ chứng kiến cảnh những con người chung vai góp sức nhau giành giật lấy sinh mạng một con người trong nỗ lực hùng tráng đến thế! Mấy chục thanh niên dân tộc xen lẫn người Kinh bỏ việc nhà ông Phương Thượng chạy ra, vừa xác định được chỗ cô gái rớt xuống hồ, theo lời giải thích của bố mẹ cô gái, cả nhóm đồng loạt nhảy ngay xuống hồ mò tìm. Các bà trong buôn mang đèn đuốc ra soi từng bờ bụi ven hồ. Mấy con trai ông Tú người Kinh còn hì hục chèo con thuyền nhỏ, mang dàn lưới bén ra chăng tìm. Riêng Thương Hoài, cô lệnh cho thợ, “Tháo toàn bộ mấy trăm mét dây ống dẫn nước tưới càphê, mang ra ngay làm dây biên cứu hộ”. Cô còn cấp tốc cho nổ máy điện, dẫn đèn ra bờ hồ. Trên khúc quanh con đường mòn, cả chục chiếc Honda liên tục nổ máy chiếu đèn lưu động trợ giúp cuộc tìm kiếm. Ai chẳng biết, nước hồ mùa này lạnh như cắt nhưng ai vào cuộc cũng hết sức hết lòng. Mươi phút sau, bất chợt một thanh niên vớt được chiếc gùi đang nổi cạnh bụi cây nhọ nồi gần bờ, trong gùi còn đầy những nhánh càphê nặng hạt, mới hái. Liền sau đó một nhóm người từ trong buôn ra tri hô, “H’zum đây rồi, H’zum còn sống, chẳng chết chóc gì đâu!” Người ta tìm ra cô bé H’zum mặt mày tái mét, nằm bất động bên xó bếp nhà mình. Vừa hay tin, các thanh niên hể hả từ dưới hồ đi lên, chẳng ai trách giận bố mẹ H’zum và chẳng ai hạch hỏi gì cô gái ‘lâm nạn’ này.
Theo lời kể của ông bà H’chor, từ chập tối, H’zum theo bố mẹ đi hái rau ven bờ hồ. Bất chợt nghe tiếng chó sủa, tiếng con la và tiếng nước động ầm lên dưới hồ, hai ông bà nhìn lại, dồn dập gọi nhưng không nghe con đáp. Cả hai ướm chừng chỗ con té hồ và nhảy xuống mò tìm ngay nhưng chẳng thấy tăm hơi. Bà mẹ kể, “Lạ là con bé vẫn lội trong hồ mỗi ngày, nó chẳng chìm được, chỉ sợ nó bị ma lòng hồ rút!” Nhưng cả làng biết, gia đình này nghèo nhất buôn. Cả nhà chỉ trông vào mấy luống khoai mì nên bữa đói, bữa no. Nhiều người còn rõ, nhà H’zum cũng như nhiều nhà khác, vào mùa hạt chín, thường đi hái trộm càphê ở rẫy ông Phương Thượng. Mới tháng trước một phụ nữ trong buôn bị chó canh rẫy cắn đổ ruột, suýt chết. Thâm tâm ai cũng đoán ra, H’zum theo bố mẹ đi ăn cắp càphê, nghe tiếng chó, vội ném gùi xuống hồ và chạy biến về nhà nằm run rẩy. Có mặt Thương Hoài trong vụ cấp cứu nên người ta ngậm miệng chẳng tiết lộ sự thật nhưng mọi chi tiết đều lọt mắt Thương Hoài và nàng đoán biết hết. Trở về ngay khi hay tin H’zum còn sống, cô rã rời leo ngược sườn đồi lên phòng vào giường với cõi tâm trĩu nặng.
Hôm sau, trời cao nguyên nắng đẹp nhưng tâm sự Thương Hoài cả ngày u uẩn. Nàng cảm nhận những đám mây đen đang vần vũ trên khung trời thân yêu. Suốt đêm qua, cô không chợp mắt. Mấy năm cùng với bố quản lý trang trại, hôm nay cô mới sáng ý hiểu rõ mọi ngõ ngách công việc và hiểu rõ bố giàu có, thế lực nhất vùng nên ai cũng sợ bố. Đồng thời ai cũng ghét bố vì tính keo kiệt, keo kiệt đến ác độc. Hoài còn nhớ, có thuở bố là ông trùm của họ đạo hẻo lánh này, ngày nào cũng thức dậy đi lễ sớm. Còn bây giờ, nàng trực giác bố chẳng còn đạo nghĩa gì. Bố bỏ nhà thờ, bỏ Chúa, chỉ nghĩ tới tiền. Nghĩ mà giận bố, chẳng biết từ bao giờ, tâm hồn bố thành hoang dã như một sa mạc, để cho cỏ dại với lau lách mọc tràn lan. Nhưng Hoài cứ ước mơ, cứ nguyện cầu cho bố, Hoài nhất định gieo trồng, tưới bón những hạt giống tốt tươi dù gieo ngay giữa lòng cỏ lùng, cỏ độc. Mặt khác nàng không đành lòng để những người dân tộc nghèo đói trong buôn bản bị bố dửng dưng chà đạp. Cô ghét bố nhất vụ thả chó săn canh rẫy cắn người ta suýt chết. Cô gái đã tính toán và nhất định ‘phen’ người nghèo, cho dù vì túng khổ họ có thể thành những kẻ trộm cắp. Nàng muốn bắt tay vào cuộc ngay để cứu vãn tình thế.
Hôm sau nữa, sáng sớm Chúa Nhật, ra ngồi cạnh bố, trên ghế đá ngoài vườn, pha càphê cho bố, nàng nhẹ nhàng vào đề “Bố ơi, để chạy việc, con muốn giúp cho gia đình những người làm cho nhà mình mỗi ngày thêm một bữa cháo”. Ông bố gằn giọng,
“Cô còn định phá tôi thêm à?
Bố không nghe, con sẽ giận luôn và ngậm miệng không bao giờ nói nữa!
Thì bố đang nghe đây”.
Ông đang nghe, nhưng Thương Hoài chưa nói hết, dì Tư đã từ khu kho xưởng tất tưởi lên thưa, “Ông chủ ơi, bốn con chó săn canh rẫy đều nằm chết nhe răng, trợn mắt cạnh hàng rào, coi khủng khiếp lắm! Con đoán, ai đó đêm qua đã bả chúng”. Ông đứng bật dậy quắc mắt, “Vậy là tụi nó không còn biết trời biết đất rồi!” Thương Hoài phản ứng lẹ mong làm dịu bớt tình hình,
“Bố để con ra ngay coi
Không cần phải coi, phải xét gì nữa. Tất cả đều do lũ trộm càphê. Tụi nó muốn giết chó cho dễ lộng hành trộm hạt. Chúng sẽ phải đền tội”.
Ngay hôm sau ông về Sàigòn, “Bố sẽ về trại chó Gò Vấp đặt một chục chó nghiệp vụ và thuê người về huấn luyện tại nhà. Nhưng còn phải chờ, Hoài ạ. Trong mùa hạt này bố sẽ mắc điện vào hàng rào. Thằng nào tham thì thâm!
Bố nói nghe ghê quá, bố mắc điện hàng rào chẳng biết bắt được trộm không hay lại giết chết con gái bố.
Vậy thì bố xin rút lại. Mình thuê người gác đêm vậy.
Bốn tháng sau vào buổi chiều, một chuyến xe đặc biệt chở lũ chó về tận nhà, có ông chủ đích thân đi kèm. Những con chó cao lênh khênh, tất cả bị khóa mõm, đeo xiềng nhưng bộ điệu xông xáo dữ tợn như hùm. Vừa giáp mặt lũ chó, Thương Hoài run bắn lên, quay mặt đi, nước mắt dàn dụa. Không phải khóc vì sợ chó nhưng nàng chạnh lòng nghĩ tới những khuôn mặt chất phác, nghèo khổ quanh đây, ông cụ M’chachon, M’nong Cut, thằng Athỏn, anh chị H’chor, con bé H’zum... biết đâu sẽ toang máu, đổ ruột, với lũ chó vô tâm, vô tình này. Chó vô tâm, vô tình đã đành nhưng còn người cha ‘thân yêu’, “Chúa ơi, xin đừng để bố con thành kẻ giết người tàn ác! Chúa ơi, con lạy Chúa!” Thương Hoài xót xa như muối đổ trong lòng.
Giá càphê mùa mới bắt đầu tăng vọt từ mười bốn, mười lăm lên ngay hai mươi, hai mốt. Nhiều nhà trúng hạt, vui như mở hội, người ta cắn thử hạt, phơi hạt, chào mời khách lái tới trả giá. Riêng với Thương Hoài, giữa niềm vui cũng ẩn chứa nhiều thảm kịch. Tại một khu vườn càphê dưới chân đồi, tuần rồi thêm hai vụ chó canh rẫy cắn người dân buôn bản trọng thương. Rồi mọi chuyện được sắp xếp bằng tiền cũng êm xuôi hết.
Gần đây, Hoài thường chống đối cha về vụ trả ‘lương chết đói’ hai trăm ngàn/tháng cho những người thiểu số suốt ngày vất vả. Cô ngấm ngầm lấy vốn riêng trả thêm cho người làm khoản lương khác, lớn hơn cả tiền lương bố trả. Cô từng năn nỉ bố, “Bố ơi, Chúa cho nhà mình khá, cũng nên rộng lòng, rộng tay hơn với những công nhân đang túng khổ, thiếu thốn trăm bề.
Úi dà, cứ vung tay quá trán như cô sạt nghiệp lúc nào không hay. Rồi lúc mình thiếu, ai giúp mình đây?
Bây giờ khắp rẫy nhà ông, có cả bầy chó tung hoành suốt đêm làm cô nghĩ ngợi lắm. Đột nhiên vài tuần sau, bầy chó dữ như hùm của ông chủ Phương Thượng cứ lần lượt bị bả chết, chết đến con cuối cùng. Ông tiếp tục mua thêm, nhưng thêm con nào, bị bả con ấy, ông phát điên lên, “Thằng chó nào đã bả được những con chó chỉ biết ăn do chủ cho ăn?”
Thực ra chẳng ‘thằng chó’ nào bả được những con chó dày dặn nghiệp vụ này, nhưng là chính Thương Hoài, con gái ông cưng nhất đã bả chết hết, không chừa ‘thằng chó’ nào và chính nàng đã quyết liệt chống lại lối sống ‘người là chó sói của người’ của chính bố mình. Thương Hoài ơi, có phải không, ‘thà mất lòng cha, đẹp ý Trời’, Thương Hoài ơi, có phải ý Trời không, “Tóc mai sợi vắn sợi dài, ghét nhau chẳng được, thương hoài ngàn năm!”
Mời đọc Hiệp Thông số 39 - Bản Tin của Hội Đồng giám Mục Việt Nam
tóc mai sợi vắn, sợi dài
Truyện ngắn của Uyên Lý
Ở thị trấn cao nguyên nhỏ bé này nhịp sống của dân hòa theo vận sống của cây càphê. Càphê xanh lên, dân tình xanh theo, càphê vàng lá, da dẻ người vàng vọt. Càphê thiếu nước, mặt mày người dân khô cằn. Ở đây người dân bòn nhặt càphê đóng tiền học cho con, dành dụm càphê sắm xe, xây nhà. Những người có máu mặt thu gom càphê, mở đồn điền càphê để làm giàu, những ai khố rách áo ôm đi làm công tưới bón, hái lượm càphê mà sống. Có dạo càphê ế ẩm, rớt giá, dân vùng này lao đao khốn khổ, nhiều gia đình dân tộc lại bồng bế, dắt dìu nhau bỏ phố lên rừng, số còn lại bán rẫy đi làm mướn. Ngược lại nhiều gia đình người Kinh trường vốn, bỏ thêm vốn tưới bón, cố trụ lại cầu may.
Ở đây có lẽ dài hơi, trường vốn nhất là cha con ông Phương Thượng đang nắm trong tay cả mươi mẫu rẫy. Rẫy càphê nhà ông lúc nào cũng no nước, đẫm phân nên phủ xanh ngát một khu đồi. Năm bảy năm nay cha con ông vẫn “trường kỳ kháng chiến” sống chết với càphê. Riêng Thương Hoài, cô con gái một được bố ‘nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa’, vừa ra trường, nàng đành bỏ lại tất cả sau lưng, bỏ lại ngôi nhà thờ bé nhỏ thân thương giữa lòng Sàigòn, bỏ những ngày xanh bay nhảy, bỏ bè bạn, bỏ cả phố thị lên vùng phố núi này sống với bố, lo cho bố, chỉ mong bố bớt dần đi thói mê tiền hơn mê Chúa, tham tiền hơn thương vợ, thương con và chỉ biết tiền nên chẳng biết ơn nghĩa là gì. Ngày ấy, vừa xuống xe trước cổng trang trại, Hoài đã xoắn xuýt, ôm chặt vai bố, cười ngoan hiền, thỏ thẻ: “Bố ơi, Thương Hoài về ở luôn đây với bố nè, con muốn phụ bố lo chuyện nương rẫy. Tội nghiệp bố! Mấy năm nay từ ngày mẹ mất, bố tiều tụy đi như một cánh đồng hoang”. Ông bố vuốt tóc con, mắt rưng rưng lệ, chỉ tay về phía trang trại mênh mông, “Hoài ạ, ba già rồi, con lại chẳng còn mẹ, cả nương rẫy này của con đấy!” Ông Phương Thượng tay chống cây gậy đầu lân, chân đi ủng, dẫn con ra thăm rẫy đang mùa hoa, hoa càphê nở trắng xóa cả sườn đồi. Hương hoa thoang thoảng làm trầm lắng lòng người ‘con gái phố thị’. Thương Hoài nhí nhảnh kể thoáng tâm sự mình với bố, “Bố nghe rõ không, đây là yêu sách của con gái cưng: thứ nhất chớ uống rượu nhiều, thứ hai chớ đánh đập công nhân, thứ ba chớ la con gái, thư tư đi lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc”.
– “Úi dà, con gái ngoan đạo lại lên giọng dạy đạo cho bố đây. Thôi được, Hoài ngoan đạo cứ ngoan nhưng phải phân minh, đạo ra đạo, đời ra đời, làm tiền ra làm tiền, làm phúc ra làm phúc, không nhập nhằng, và cũng đừng quên có thực mới vực được đạo”.
Thương Hoài thấp thoáng nghe ra âm giọng khô khan từ một cõi tâm hoang lạnh, lạt lẽo ân tình của bố. Xót xa như muối đổ trong lòng, Thương Hoài bỗng khát khao mãnh liệt một ngày bố đổi lòng, một hôm bố trở về...
Năm tháng lui dần nhưng mãi tới nay, Hoài vẫn không thôi xốn xang trước lối sống vô tâm, hẹp lượng của bố. Chiều qua ông mới ăn giá với đám khách lái Sàigòn nhận bán dốc đi mấy chục tấn hạt mùa cũ. Các công nhân người thiểu số quần quật khuân vác suốt từ chiều. Ông đích thân đứng đôn đốc, “Hoài à, để kịp rỡ xong kho này, phải sau chín giờ mới được ‘cơm nước’. Con nhớ lên hàng gấp trong đêm và xong trước năm giờ sáng mai, trễ sẽ rất phiền hà với chủ hàng Saigòn. Đừng quên cho đám này ăn thiếu đi mới được việc, no bụng là hỏng chuyện! Nhớ sắc trà đặc, cho uống đẫy vào là cả đám tỉnh như như sáo hết.
Bố cứ làm như họ mình đồng da sắt không bằng!
Đúng, muốn nhà này thành tấc đất, tấc vàng mình phải có những thằng ‘mình đồng da sắt’ và trước tiên con phải có một trái tim bằng sắt!
Có nhiều người xin làm, sao bố không nhận thêm cho đỡ khổ người ta, đỡ mệt cho mình.
Con quên à mình đã có giá ba chục một ca đêm, tính trọn gói không tính theo bao hạt, sao không ép việc lại thêm người. Có thế mà tính không ra”.
Hai bố con đang lời qua tiếng lại bỗng nghe chó sủa inh ỏi và giọng người la gọi nhau xôn xao ở cuối con đường mòn. Ở Phía hồ Xen Phênh dưới chân đồi, thấp thoáng có ánh đuốc mờ tỏ, bập bùng, ông Phương Thượng la gọi H’zieng, “Xách đèn xuống ngay ven rẫy coi chuyện gì dưới đó!” H’zieng đang lo đèn đuốc chưa kịp đi, một nhóm người ở buôn Xen Phênh đã đèn đuốc hộc tốc chạy tới la gọi tìm mấy người quen, người thân đang bốc vác càphê ở kho sau nhà Hoài, “Cứu giùm với Azỏn, H’zan,... con H’zum lội nước bị chìm ngoài hồ rồi. Nhanh lên các anh”.
Gấp bách quá không kịp kêu cổng, chưa kịp xin phép chủ, họ đứng ngoài la gọi ầm ĩ làm ông Phương Thượng nổi nóng, “Đồ cướp trộm nào đây, tụi mày muốn què hết cả đám hả. H’zieng, thả chó ra!” Thương Hoài lập tức ra lệnh tiếp cho anh gác cổng, giọng quyết liệt còn hơn bố, “H’zieng, cấm thả chó. Bố ơi, con lạy bố. Bố thả chó cắn người ta, con sẽ nhảy hồ chết theo!” Ông chủ sợ con gái liều nên rút lại lệnh thả chó nhưng hậm hực đe doạ, “Tụi mày cút hết, chần chừ gây rối ở đây tao thả chó ra, sẽ khó toàn mạng!” Đúng lúc đám công nhân mấy chục thanh niên buôn Xen Phênh bỏ kho kéo ra, tới vòng tay, cúi đầu trước hai cha con, ông già M’noong Cut thay anh em đứng ra xin ông chủ, cho anh em ra hồ cứu cô gái H’zum vừa rớt xuống hồ. Ông chủ vừa phủi tay vừa điểm mặt, giọng ông lạnh tanh, “Thằng nào đi, cứ đi nhưng từ nay đừng héo lánh tới đây xin việc”. Sau một phút câm nín, ông già M’nong Cut cúi đầu bước khỏi cổng, rồi lần lượt từng người ra theo. Họ nhập chung với nhau, người đến kêu, người đi cứu chạy bay ra hồ theo ánh đuốc lửa phừng phừng dẫn đầu. Thương Hoài rùng mình như vừa qua cơn ác mộng, không ngờ người cha đẻ ra cô lại mang một cõi tâm sâu độc, vụ lợi, vô tâm, vô tình đến thế. Và ở đáy lòng, cô phải cố dằn xuống một thứ cảm giác nửa yêu quý, nửa coi khinh chính bố mình, người bố mà cô đã hứa với Chúa và hẹn với lòng, sẽ làm mọi cách kéo bố về với ân tình của Chúa, dù phải mất hết, cũng cam. Hoài kệ bố đứng lại một mình lặng thinh nhìn nhóm người làm bỏ đi, nàng bỏ mặc cửa kho mở toang, hiện rõ dưới ánh đèn rực sáng, những bao càphê la liệt trên sàn, trên kệ. Mọi thứ đang còn dang dở. Cô bỏ lại công việc dang dở và bỏ lại ông bố với tâm sự dở dang, chạy theo đám người đang vội vã cứu người như cứu hỏa.
Hoài chưa bao giờ chứng kiến cảnh những con người chung vai góp sức nhau giành giật lấy sinh mạng một con người trong nỗ lực hùng tráng đến thế! Mấy chục thanh niên dân tộc xen lẫn người Kinh bỏ việc nhà ông Phương Thượng chạy ra, vừa xác định được chỗ cô gái rớt xuống hồ, theo lời giải thích của bố mẹ cô gái, cả nhóm đồng loạt nhảy ngay xuống hồ mò tìm. Các bà trong buôn mang đèn đuốc ra soi từng bờ bụi ven hồ. Mấy con trai ông Tú người Kinh còn hì hục chèo con thuyền nhỏ, mang dàn lưới bén ra chăng tìm. Riêng Thương Hoài, cô lệnh cho thợ, “Tháo toàn bộ mấy trăm mét dây ống dẫn nước tưới càphê, mang ra ngay làm dây biên cứu hộ”. Cô còn cấp tốc cho nổ máy điện, dẫn đèn ra bờ hồ. Trên khúc quanh con đường mòn, cả chục chiếc Honda liên tục nổ máy chiếu đèn lưu động trợ giúp cuộc tìm kiếm. Ai chẳng biết, nước hồ mùa này lạnh như cắt nhưng ai vào cuộc cũng hết sức hết lòng. Mươi phút sau, bất chợt một thanh niên vớt được chiếc gùi đang nổi cạnh bụi cây nhọ nồi gần bờ, trong gùi còn đầy những nhánh càphê nặng hạt, mới hái. Liền sau đó một nhóm người từ trong buôn ra tri hô, “H’zum đây rồi, H’zum còn sống, chẳng chết chóc gì đâu!” Người ta tìm ra cô bé H’zum mặt mày tái mét, nằm bất động bên xó bếp nhà mình. Vừa hay tin, các thanh niên hể hả từ dưới hồ đi lên, chẳng ai trách giận bố mẹ H’zum và chẳng ai hạch hỏi gì cô gái ‘lâm nạn’ này.
Theo lời kể của ông bà H’chor, từ chập tối, H’zum theo bố mẹ đi hái rau ven bờ hồ. Bất chợt nghe tiếng chó sủa, tiếng con la và tiếng nước động ầm lên dưới hồ, hai ông bà nhìn lại, dồn dập gọi nhưng không nghe con đáp. Cả hai ướm chừng chỗ con té hồ và nhảy xuống mò tìm ngay nhưng chẳng thấy tăm hơi. Bà mẹ kể, “Lạ là con bé vẫn lội trong hồ mỗi ngày, nó chẳng chìm được, chỉ sợ nó bị ma lòng hồ rút!” Nhưng cả làng biết, gia đình này nghèo nhất buôn. Cả nhà chỉ trông vào mấy luống khoai mì nên bữa đói, bữa no. Nhiều người còn rõ, nhà H’zum cũng như nhiều nhà khác, vào mùa hạt chín, thường đi hái trộm càphê ở rẫy ông Phương Thượng. Mới tháng trước một phụ nữ trong buôn bị chó canh rẫy cắn đổ ruột, suýt chết. Thâm tâm ai cũng đoán ra, H’zum theo bố mẹ đi ăn cắp càphê, nghe tiếng chó, vội ném gùi xuống hồ và chạy biến về nhà nằm run rẩy. Có mặt Thương Hoài trong vụ cấp cứu nên người ta ngậm miệng chẳng tiết lộ sự thật nhưng mọi chi tiết đều lọt mắt Thương Hoài và nàng đoán biết hết. Trở về ngay khi hay tin H’zum còn sống, cô rã rời leo ngược sườn đồi lên phòng vào giường với cõi tâm trĩu nặng.
Hôm sau, trời cao nguyên nắng đẹp nhưng tâm sự Thương Hoài cả ngày u uẩn. Nàng cảm nhận những đám mây đen đang vần vũ trên khung trời thân yêu. Suốt đêm qua, cô không chợp mắt. Mấy năm cùng với bố quản lý trang trại, hôm nay cô mới sáng ý hiểu rõ mọi ngõ ngách công việc và hiểu rõ bố giàu có, thế lực nhất vùng nên ai cũng sợ bố. Đồng thời ai cũng ghét bố vì tính keo kiệt, keo kiệt đến ác độc. Hoài còn nhớ, có thuở bố là ông trùm của họ đạo hẻo lánh này, ngày nào cũng thức dậy đi lễ sớm. Còn bây giờ, nàng trực giác bố chẳng còn đạo nghĩa gì. Bố bỏ nhà thờ, bỏ Chúa, chỉ nghĩ tới tiền. Nghĩ mà giận bố, chẳng biết từ bao giờ, tâm hồn bố thành hoang dã như một sa mạc, để cho cỏ dại với lau lách mọc tràn lan. Nhưng Hoài cứ ước mơ, cứ nguyện cầu cho bố, Hoài nhất định gieo trồng, tưới bón những hạt giống tốt tươi dù gieo ngay giữa lòng cỏ lùng, cỏ độc. Mặt khác nàng không đành lòng để những người dân tộc nghèo đói trong buôn bản bị bố dửng dưng chà đạp. Cô ghét bố nhất vụ thả chó săn canh rẫy cắn người ta suýt chết. Cô gái đã tính toán và nhất định ‘phen’ người nghèo, cho dù vì túng khổ họ có thể thành những kẻ trộm cắp. Nàng muốn bắt tay vào cuộc ngay để cứu vãn tình thế.
Hôm sau nữa, sáng sớm Chúa Nhật, ra ngồi cạnh bố, trên ghế đá ngoài vườn, pha càphê cho bố, nàng nhẹ nhàng vào đề “Bố ơi, để chạy việc, con muốn giúp cho gia đình những người làm cho nhà mình mỗi ngày thêm một bữa cháo”. Ông bố gằn giọng,
“Cô còn định phá tôi thêm à?
Bố không nghe, con sẽ giận luôn và ngậm miệng không bao giờ nói nữa!
Thì bố đang nghe đây”.
Ông đang nghe, nhưng Thương Hoài chưa nói hết, dì Tư đã từ khu kho xưởng tất tưởi lên thưa, “Ông chủ ơi, bốn con chó săn canh rẫy đều nằm chết nhe răng, trợn mắt cạnh hàng rào, coi khủng khiếp lắm! Con đoán, ai đó đêm qua đã bả chúng”. Ông đứng bật dậy quắc mắt, “Vậy là tụi nó không còn biết trời biết đất rồi!” Thương Hoài phản ứng lẹ mong làm dịu bớt tình hình,
“Bố để con ra ngay coi
Không cần phải coi, phải xét gì nữa. Tất cả đều do lũ trộm càphê. Tụi nó muốn giết chó cho dễ lộng hành trộm hạt. Chúng sẽ phải đền tội”.
Ngay hôm sau ông về Sàigòn, “Bố sẽ về trại chó Gò Vấp đặt một chục chó nghiệp vụ và thuê người về huấn luyện tại nhà. Nhưng còn phải chờ, Hoài ạ. Trong mùa hạt này bố sẽ mắc điện vào hàng rào. Thằng nào tham thì thâm!
Bố nói nghe ghê quá, bố mắc điện hàng rào chẳng biết bắt được trộm không hay lại giết chết con gái bố.
Vậy thì bố xin rút lại. Mình thuê người gác đêm vậy.
Bốn tháng sau vào buổi chiều, một chuyến xe đặc biệt chở lũ chó về tận nhà, có ông chủ đích thân đi kèm. Những con chó cao lênh khênh, tất cả bị khóa mõm, đeo xiềng nhưng bộ điệu xông xáo dữ tợn như hùm. Vừa giáp mặt lũ chó, Thương Hoài run bắn lên, quay mặt đi, nước mắt dàn dụa. Không phải khóc vì sợ chó nhưng nàng chạnh lòng nghĩ tới những khuôn mặt chất phác, nghèo khổ quanh đây, ông cụ M’chachon, M’nong Cut, thằng Athỏn, anh chị H’chor, con bé H’zum... biết đâu sẽ toang máu, đổ ruột, với lũ chó vô tâm, vô tình này. Chó vô tâm, vô tình đã đành nhưng còn người cha ‘thân yêu’, “Chúa ơi, xin đừng để bố con thành kẻ giết người tàn ác! Chúa ơi, con lạy Chúa!” Thương Hoài xót xa như muối đổ trong lòng.
Giá càphê mùa mới bắt đầu tăng vọt từ mười bốn, mười lăm lên ngay hai mươi, hai mốt. Nhiều nhà trúng hạt, vui như mở hội, người ta cắn thử hạt, phơi hạt, chào mời khách lái tới trả giá. Riêng với Thương Hoài, giữa niềm vui cũng ẩn chứa nhiều thảm kịch. Tại một khu vườn càphê dưới chân đồi, tuần rồi thêm hai vụ chó canh rẫy cắn người dân buôn bản trọng thương. Rồi mọi chuyện được sắp xếp bằng tiền cũng êm xuôi hết.
Gần đây, Hoài thường chống đối cha về vụ trả ‘lương chết đói’ hai trăm ngàn/tháng cho những người thiểu số suốt ngày vất vả. Cô ngấm ngầm lấy vốn riêng trả thêm cho người làm khoản lương khác, lớn hơn cả tiền lương bố trả. Cô từng năn nỉ bố, “Bố ơi, Chúa cho nhà mình khá, cũng nên rộng lòng, rộng tay hơn với những công nhân đang túng khổ, thiếu thốn trăm bề.
Úi dà, cứ vung tay quá trán như cô sạt nghiệp lúc nào không hay. Rồi lúc mình thiếu, ai giúp mình đây?
Bây giờ khắp rẫy nhà ông, có cả bầy chó tung hoành suốt đêm làm cô nghĩ ngợi lắm. Đột nhiên vài tuần sau, bầy chó dữ như hùm của ông chủ Phương Thượng cứ lần lượt bị bả chết, chết đến con cuối cùng. Ông tiếp tục mua thêm, nhưng thêm con nào, bị bả con ấy, ông phát điên lên, “Thằng chó nào đã bả được những con chó chỉ biết ăn do chủ cho ăn?”
Thực ra chẳng ‘thằng chó’ nào bả được những con chó dày dặn nghiệp vụ này, nhưng là chính Thương Hoài, con gái ông cưng nhất đã bả chết hết, không chừa ‘thằng chó’ nào và chính nàng đã quyết liệt chống lại lối sống ‘người là chó sói của người’ của chính bố mình. Thương Hoài ơi, có phải không, ‘thà mất lòng cha, đẹp ý Trời’, Thương Hoài ơi, có phải ý Trời không, “Tóc mai sợi vắn sợi dài, ghét nhau chẳng được, thương hoài ngàn năm!”
Mời đọc Hiệp Thông số 39 - Bản Tin của Hội Đồng giám Mục Việt Nam