Mùa Chay - Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về “Stewardship”? (Phần Cuối)
12. Ai Gieo Thì Sẽ Gặt…. (As You Sow, So You Reap)
Chúa Giêsu đã từng nói: “Whatsoever a man sows, that shall he also reap.” Tức “Ai gieo, thì sẽ gặt.”
Nếu những cây mà chúng ta gieo trồng đều chỉ là vàng (gold) và tất cả mọi thứ (things), thì đó chính là tất cả những gì mà chúng ta có thể hy vọng rằng chúng ta sẽ gặt được vào đời sau, nghĩa là: chúng ta sẽ gặt được vào thêm thật nhiều là vàng và thêm thật nhiều nữa tất cả mọi thứ.
Chúa Giêsu cũng nói rằng tất cả mọi thứ (things) rồi cũng sẽ rỉ mục (rusty), gặm mòn (corrode) và tàn phai (wear out) đi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết gieo theo đúng những lời hứa của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể kỳ vọng rằng sẽ có ngày chúng ta gặt hái được trọn vẹn tất cả những lời hứa đó của Ngài.
Tinh thần “stewardship” Kitô Giáo chính là việc gieo trồng lên (plants) sự tín nhiệm hay lòng tin cậy (trust): tin cậy vào những lời thệ hứa của Thiên Chúa nhằm cung cấp cho chúng ta tất cả mọi thứ mà chúng ta cần. Khi chúng ta tín thác cho Thiên Chúa một phần tài sản nào đó mà Ngài đã trao ban cho chúng ta, thì chúng ta sẽ gặt được rất nhiều ơn phúc mà Ngài đã hứa ban. Lịch sử đã cho thấy những ai biết đặt Thiên Chúa lên hàng đầu, thì sẽ gặt hái thêm vào rất nhiều.
Thế thì mảnh vườn của bạn, và của riêng tôi - tác giả bài viết này - sẽ sinh sôi và nảy nở như thế nào trong Mùa Chay Thánh này?
13. “Stewardship” Theo Một Nghĩa Rộng Lớn Hơn (Stewardship In A Bigger Sense)
Qua rất nhiều cách, “stewardship” luôn tạo ra một sự khác biệt rõ ràng bên ngoài những bức tường của Giáo Hội cũng như bên trong.
Dolores Nann, một thành viên của Giáo Xứ Thánh Matthais nói: “Tôi nghĩ tất cả mọi thứ chúng ta làm đều là ‘stewardship’ vì lẽ chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô, do đó, chúng ta phải bắt chước Chúa Kitô trong mọi khía cạnh, và trong mọi phần của cuộc sống chúng ta.”
Phyllis Stone, một thành viên của Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình, người thực hiện công việc tiếp thị (marketing) cho một hãng dược phẩm nói: “Khi tôi tiếp cận với các quyết định vốn có ảnh hưởng đến đời sống của những người khác, tôi luôn cố nghĩ rằng đâu là điều tốt nhất trong việc dựng xây hay hình thành nên một thân thể của Chúa Kitô. Trong cuộc sống của công ty hay doanh nghiệp, không phải lúc nào đó cũng là điều dễ làm, thế nhưng tôi luôn cố tìm mọi cách để cho phép đức tin của tôi hướng dẫn cách mà tôi sống. Bất cứ khi nào tôi ở trong trạng thái sắp đưa ra một quyết định gì đó, tôi không những nghĩ đâu là cách tốt nhất cho công ty hay doanh nghiệp của tôi, mà còn đâu là những điều tốt nhất cho những người có liên quan.”
“Stewardship” không thể bị giới hạn chỉ bên trong phạm vi của nhà thờ và của Giáo Hội mà thôi. Là những người Công Giáo, chúng ta không thể nào trông chờ vào những người hàng xóm của chúng ta “mở cánh cửa của họ ra cho chúng ta,” ngay cả khi họ đang rất cần đến chúng ta. Chúng ta phải tự mình mở những cánh cửa của giáo xứ, của Giáo Hội chúng ta ra cho họ, bằng việc gọi mời họ tham gia, bằng việc đem đến cho họ những bữa ăn nóng, trong một tiết trời đông giá lạnh, hay trong một ngày mưa bảo, nắng nóng, oi bức, vân vân... Những người hàng xóm láng giềng của chúng ta phải cần “nhìn thấy tất cả mọi người.” Bằng việc cởi mở, bằng việc đón chào, bằng việc đến với họ - những tha nhân - và bằng việc biết sẽ chia thời gian, tài lực và của cải của chúng ta, cho họ, thì đó mới đúng là cách mà chúng ta thực hành tinh thần “stewardship” theo như cách mà Thiên Chúa đã trù định và mong mõi nơi chúng ta.
Hãy nghĩ về thời gian như là một món quà vô giá, hãy cố tìm hiểu ra một nhận thức thật đúng về giá trị không thể nào so sánh được của thời gian, và hãy suy xét lại lương tâm của chúng ta theo chiều kích này. Liệu chúng ta có đang sử dụng thời gian của chúng ta theo đúng như kế hoạch của Thiên Chúa không? Hay là chúng ta đang vội ném và vứt bỏ đi thời gian? Hay là ngày nào cũng như thế, vơi đầy, trống rỗng, và muộn phiền….? Nếu ngày mai không có bình minh, thì liệu chúng ta phải làm gì cho chính Thiên Chúa ngay ngày hôm nay? Thời gian đúng là một món quà vô giá của Thiên Chúa ban trao, bạn ạ!
Việc cho đi thật sự (true giving) bao gồm cả sự hy sinh. Thiên Chúa biết được giá trị thật sự về món quà của chúng ta bởi vì Ngài biết về số lượng hy sinh, và số lần hy sinh đằng sau mỗi một quà mà chúng ta cho đi. Chúng ta phải nên cố gắng để trở nên giống y hệt Thiên Chúa trong việc cho đi của chúng ta. Trong suốt Mùa Chay Thánh này, chúng ta hãy cùng nhau nhớ rằng, sự cho đi thật sự bao gồm cả sự hy sinh; và việc cho đi đó không được ích kỷ và phải được diễn ra thường xuyên luôn. Tuy Mùa Chay Thánh là mùa đặc biệt để chúng ta bắt đầu thể hiện việc cho đi thật sự của chúng ta, thế nhưng, sau Mùa Chay, việc cho đi thật sự đó phải luôn là việc cho đi mãi, và hy sinh mãi cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và cho tha nhân…. Có như thế thì việc cho đi thật sự mới mang ý nghĩa trọn vẹn và hoàn hảo, đúng không bạn?
Liệu “stewardship” có phải là việc mà chúng ta bỏ coi hay việc chúng ta bỏ tiền típ không? Trong tất cả mọi việc chúng ta làm, Thiên Chúa phải luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta, chứ Ngài không phải là ưu tiên cuối cùng của chúng ta. Nếu không thì, chúng ta chỉ trao cho Ngài những cặn bả, những sự dư thừa hay những gì con rơi rớt lại, sau khi chúng ta đã cung cấp riêng những gì là tốt nhất, và êm ái nhất cho bản thân của chúng ta. Nguyên tắc của việc biết hy sinh để cho đi, mà tiếng Anh gọi là “sacrificial giving” chính là việc chúng ta trao cho Thiên Chúa trên hết so với tất cả những gì mà Ngài đã trao ban cho chúng ta. Nếu không thì, tôi e ngại rằng, một số người sẽ nói rằng, đó không phải là việc cho đi thật sự (true offering), mà đó chỉ đơn giản là một khoản tiền típ nhỏ để lại trên bàn mà thôi. Chúng ta hãy cùng nguyện cầu cho nhau, để chúng ta thật sự chính là những vị môn đệ biết và có thể cho đi một cách rộng lượng, hải hà, trong sự âm thầm, khiêm tốn, và ẩn mình….
Tiền bạc không phải là một kẻ nô lệ (servant), mà tiền bạc chính là một ông chủ (master) luôn đòi hỏi thời gian, năng lực và sự lo lắng của chúng ta. Thật vậy, nó chính là một ông chủ đòi hỏi rất cao và rất tàn nhẫn. Rất nhiều người Kitô Giáo đã học và tìm ra được bí mật của việc đối phó với tiền bạc, bằng cách để cho Thiên Chúa trực tiếp hướng dẫn họ trong vấn đề này. Thì những người như vậy đã khám phá ra được rằng khi Thiên Chúa và sứ vụ của Ngài được đặt lên hàng đầu….. trước tất cả mọi thứ khác ….. thì người đó biết trù định một cách khôn ngoan, biết cẩn thận chuẩn bị ngân sách (budget) của mình, biết mua sắm một cách đạm bạc, thanh bần (frugally), biết tiết kiệm thường xuyên, và chỉ đầu tư vào những gì mà họ cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ đồng ý và chấp nhận. Thì những ai, với sự hướng dẫn của Thiên Chúa, hoạch định cẩn thận các vấn đề tài chánh của họ, rồi đem kế hoạch đó ra thi hành, sẽ nhận thấy rằng: tiền bạc đã trở nên một kẻ đầy tớ nguy nga, diễm lệ, chứ không còn là một ông chủ ác tàn và manh nha nữa. Họ sẽ khám phá ra được sự tự do từ những áp lực tài chánh, và tìm ra được niềm vui khi trở thành những người quản gia đúng nghĩa về những ích lợi, mà họ vẫn cứ mãi nhận được qua ơn huệ của Thiên Chúa.
14. Ngắm Đàng Thánh Giá: Qua Việc Trở Nên Những Người Quản Gia Tốt về Thời Gian, Tài Lực và Của Cải (The Way of The Cross: Be Good Stewards of Your Time, Talent & Treasure)
“Tôi không nhận thức được những gì mà tôi bị lôi cuốn vào.” Đó là lời phát biểu mà chúng ta vẫn thường hay đưa ra khi chúng ta luôn tìm cách rút ra hay chối từ một số trách nhiệm mà trước đây chúng ta đã chấp nhận.
Nghĩ Đến Sự Vinh Danh (Thinking of the honor)
Có lẽ đã có lần chúng ta được yêu cầu để điều khiển một ủy ban nào đó trong cộng đồng hay trong trường học. Chúng ta đồng ý chấp nhận, vì nghĩ rằng đó là một vinh dự lớn cho chúng ta. Vài tháng sau đó, chúng ta từ chức sau khi khám phá ra rằng công việc đó không hẳn là như vậy, vì có rất ít lời cám ơn, và chẳng có một sự vinh danh nào cả. Rồi chúng ta tìm cách lý giải rằng, lúc đó chúng ta chưa nhìn thấy được trọn vẹn tất cả mọi mặt của vấn đề khi chúng ta đồng ý chấp nhận trách nhiệm này. Thì đây chính là một sự rút lui, yếu hèn và vị kỷ. Làm việc cho Thiên Chúa mà chỉ nghĩ đến “danh, tước” và “cái tôi thật to” của mình thì đó chính là kiểu làm việc trống rỗng, thấp kém, và thiếu tinh thần bác ái, của những kẻ giả hình, gian dối, lọc lừa….
Hãy Nghĩ Lại Cam Kết Của Chúng Ta (Re-think our commitment)
Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy nghĩ lại cam kết của chúng ta để theo Chúa Giêsu và trở thành những người quản gia tốt lành và nhân hậu của Ngài về thời gian và tài lực của chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Cách của Thầy đòi hỏi anh/em phải biết từ bỏ chính mình và vác thập giá. Anh/em có chắc là anh/em muốn đi theo Thầy không?”
Chia Sẽ Của Cải Của Chúng Ta (Share our gifts of treasure)
Mùa Chay cũng gọi mời chúng ta hãy biết sẽ chia những nguồn tài chánh của chúng ta bằng cách đóng góp hy sinh thật sự. Món quà của chúng ta phải là một sự đáp trả về đức tin, bằng đức tin, và chính đức tin, và đó phải là một sự đáp trả từ con tim và khối óc, chứ đừng để con tim thì đồng ý, thế nhưng tâm trí thì lại dao động, suy nghĩ vẽ vời, tính toán, cân đo...
Tự Chối Bỏ Có Nghĩa Là Cam Kết (Self-denial means commitment)
Tự chối bỏ không có nghĩa là việc tự đối xử hay việc tự coi chính chúng ta như là đất bẩn, bụi dơ. Mà nó có nghĩa là việc đáp trả lời kêu gọi của Chúa Giêsu thậm chí ngay cả khi lời kêu gọi đó chính là một điều gì đó mà chúng ta không muốn chọn. Nó cũng có nghĩa là việc trở nên những người thật sự biết cam kết mạnh mẽ vào Chúa Kitô để chúng ta có thể nhìn thấy Ngài một cách sáng lạng và rõ ràng hơn là chúng ta nhìn thấy trong con đường tăm tối, gồ ghề và lắm đá sỏi.
15. “Stewardship” Trong Chiều Kích của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Stewardship with USCCB)
Như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói vào năm 2001 rằng: “Với tư cách là những người môn đệ trung tín và những người bắt chước Chúa Kitô, chúng ta được gọi mời, được thúc giục để chống lại khuynh hướng của đương thời, bằng việc biết chọn lấy việc rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để thổi bầu không khí đó vào trong một xã hội đương đại ô nhiễm, vì lẽ chúng ta được thôi thúc bằng sức mạnh vô biên về lòng bác ái của Thiên Chúa.”
Và Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy." (Máthêu 22:37-39).
Việc thể hiện tinh thần “stewardship” Kitô Giáo đích thực đòi hỏi chúng ta phải biết hiện thể sự giúp đỡ cụ thể của chúng ta cho những người hàng xóm láng giềng của chúng ta: là những tha nhân, những người sa cơ bước lỡ, những chương trình đóng góp bác ái của Giáo Xứ, của Giáo Phận, vân vân.
Mỗi một giáo xứ chính là một phần của cả Giáo Hội hoàn vũ. Thông qua các giáo xứ chúng ta, mỗi một người trong chúng ta dự phần vào một cộng đồng toàn cầu, rộng lớn hơn. Do đó, chẳng có vô nghĩa chút nào, khi nhắc lại lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong việc kêu gọi tất cả chúng ta tích cực tham gia vào các vụ lạc quyên của Giáo Hội nơi quê hương mới này, vì đó cũng chính là cơ hội để chúng ta hiện thể tinh thần “stewardship” Kitô Giáo đích thực của chúng ta.
Lịch Lạc Quyên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
Quyên góp cho Chương Trình Một Chén Cơm Ăn (Operation Rice Bowl): đây là việc đóng góp của từng cá nhân và từng gia đình cho Tổ Chức Cứu Tế (CRS) Hoa Kỳ trong suốt Mùa Chay Thánh, từ ngày 1/3/2006 đến ngày 16/4/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
Catholic Relief Services, Operation Rice Bowl
P.O.Box 17220
Baltimore, MD 21298-9663
Quyên góp để Cứu Tế Công Giáo: vào Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay, ngày 26/3/2006. Dùng bao thư màu Xanh lá chuối (Green) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB
Rev. Msgr. William P. Fay - General Secretary
3211 4th Street, NE
Washington, DC 20017-1194
Quyên góp để trợ giúp cho Vùng Đất Thánh: vào Thứ Sáu Tuần Thánh, tức vào ngày 14/4/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
Regional Commissariat of the Holy Land
Bro. Callistus Welch, OFM
1400 Quincy Street, NE
Washington, DC 20017
Quyên góp cho Kế Hoạch Truyền Giáo Quốc Nội: vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng tư, tức vào ngày 30/4/2006. Dùng bao thư màu Xanh Nhạt hơi pha đỏ (Lavender) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Home Missions Appeal
P.O.Box 73142
Baltimore, MD 21273
Quyên góp cho Chiến Dịch Truyền Thông Công Giáo: vào ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng năm, tức vào ngày 21/5/2006. Dùng bao thư màu Vàng (Yellow) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Communication Campaign
P.O.Box 73140
Baltimore, MD 21273
Quyên góp cho Quỹ Giúp Tòa Thánh: vào ngày Chủ Nhật gần lễ kính hai Thánh Phaolô và Phêrô Tông Đồ, tức vào ngày 2/7/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
The Apostolic Nunciature, Peter ’s Pence
3339 Massachusetts Ave, NW
Washington, DC 20008
Cùng với bản sao chuyển tiền, gởi về cho USCCB, Office of the General Secretary, 3211 4th Street NE, Washington, DC 20017.
Quyên góp cho Trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ: vào Chủ Nhật thứ nhất hay thứ nhì của tháng chín, tức vào ngày 3/9/2006 hay 10/9/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic University of America
Office of the President - Rev. David M. O’ Connell, President
Washington, DC 20064
Quyên góp cho Chương Trình Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới (World Mission Sunday): vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10, tức vào ngày 22/10/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
The Society for the Propagation of the Faith
366 5th Avenue
New York, NY 10001
Quyên góp cho Chiến Dịch Công Giáo về việc Phát Triển Nhân Loại/Con Người: vào ngày Chủ Nhật sau Ngày Lễ Tạ Ơn, tức vào ngày 19/11/2006. Dùng bao thư màu Hồng (Pink) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Campaign for Human Development
Rev. Robert J. Vitillo - Executive Director
3211 4th Street, NE
Washington, DC 20017-1194
Quyên góp vào Quỹ Hưu cho Các Tu Sĩ: vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng chạp, tức vào ngày 10/12/2006. Dùng bao thư màu Vàng (Golden) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Retirement Fund for Religious
P.O.Box 73140
Baltimore, MD 21273
“Hôm nay con đã tỏ ra là con làm điều tốt cho cha …. Xin Đức Chúa thưởng con vì điều tốt con làm cho cha hôm nay.” (I Samuel 24:19-20).
16. Lời Kết (Conclusion)
Để kết thúc loạt bài viết về chủ đề “stewardship,” xin gởi lại Quý Vị độc giả VietCatholic một mẫu chuyện ngắn như sau:
Có một binh sĩ trong cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ I được trao phó cho nhiệm vụ phải thu thập lại tất cả những mảnh vỡ và những miếng nhỏ nhặt của một bức tượng về Chúa Kitô, vốn đã bị thiêu hủy khi Vương Cung Thánh Đường để tượng Chúa Kitô bị bom và súng cối bắn vào.
Người binh sĩ đó tìm được hầu như tất cả mọi miếng nhỏ và những mảnh vỡ của bức tượng, và rồi trao chúng lại cho một người họa sĩ, là người phải có trách nhiệm để tái hình thành lại bức tượng. Mặc dầu, công việc đòi hòi người họa sĩ phải bỏ ra nhiều tháng trời để hoàn thành việc ghép lại bức tượng, nhưng cuối cùng, người họa sĩ cũng đã hoàn thành, và bức tượng được đặt trở lại trên bệ của nó trong Vương Cung Thánh Đường.
Tuy nhiên, có một khía cạnh trong bức tượng của Chúa Kitô bị mất đi, đó là người binh sĩ không thể nào tìm thấy được đôi bàn tay của Chúa Kitô. Cả người binh sĩ lẫn người thợ thủ công (artisan) đều xem công việc của họ là chưa hoàn thành vì bức tượng không có đôi bàn tay.
Thế là, vào một ngày nọ, khi người thợ thủ công đang nhìn ngắm bức tượng thiếu vắng đôi bàn tay, Ông ta liền nảy ra một ý tưởng rất độc đáo. Thay vì để đôi bàn tay của Chúa Kitô được đưa lên trong tư thế ban phúc lành, đúng với bức tượng nguyên thủy, thì người thợ thủ công lại đặt vào chổ mất đôi bàn tay những trạm trỗ, trang trí rất công phu nhưng rất giản đơn, một tấm bảng nhỏ đặt dưới bệ của bức tượng không có tay.
Những chữ được viết trên tấm bảng được đọc như sau: “Ta không có tay, nhưng là đôi tay của con” (I have no hands, but yours.)
Liệu chúng ta sẽ trao đôi bàn tay của chúng ta - thời gian và mọi khả năng của chúng ta - cho Giáo Xứ của chúng ta và Giáo Hội của chúng ta không? Liệu đôi bàn tay của chúng ta có giống hệt và trùng khớp với đôi bàn tay của Chúa Kitô trong bức tượng không? Hay chúng chỉ là những đôi bàn tay ích kỷ, luôn cân đo, đong đếm, hay tay phải làm rồi để cho tay trái biết?.....
Sau cùng, chúng ta cần phải nhớ rằng: “stewardship” không phải là việc Giáo Hội hay các linh mục đòi hỏi tiền bạc của chúng ta, hay sổ ngân phiếu của chúng ta, mà Giáo Hội muốn mời gọi và trao cho chúng ta cơ hội để chúng ta biết hiện thể đúng với tinh thần của “stewardship” đích thực Kitô Giáo trong việc quản lý thời gian, tài lực, và tiền của mà Thiên Chúa đã tín thác và gởi trao lại cho chúng ta để chúng ta quản lý thay Ngài.
Sẽ là một lầm lỗi lớn, nếu xem “stewardship” như là một chương trình tài chánh (finance program), mà trái lại, “stewardship” chính là một chương trình tâm linh (spirituality program). Nếu chúng ta không quan tâm gì cả đến tiền bạc hay không muốn để cho chuyện tiền bạc làm cho chúng ta quá căng thẳng, quá bế tắc, thì cách hiện thể tinh thần “stewardship” theo Thánh Kinh đúng nhất, trong hoàn cảnh này, chính là việc chúng ta cùng kêu gọi và thúc giục nhau (tất cả mọi thành viên trong gia đình, các bè bạn, đồng sự, … của chúng ta) năng đến nhà thờ, năng tham gia vào các hoạt động của Giáo Xứ, chứ đừng có đứng bên lề và lên tiếng chỉ trích.
“Stewardship” chính là lời đáp trả cho một cuộc kiếm tìm về nhân dạng / căn tính của con người, và về ý nghĩa đích thực của cuộc sống. “Stewardship” đưa ra một nền tảng chính cho cuộc sống ở trần thế này, và việc thuyết phục tất cả mọi người hiểu được giá trị đích thực của “stewardship” như là một lối sống duy nhất của người Kitô Giáo, trông có vẽ như là một cuộc chiến khá gay go trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay, vì lẽ, nền văn hóa của chúng ta là một nền văn hóa theo quyền lợi riêng (culture of entitlement), và chúng ta hưởng mọi thứ như không. Nền văn hóa đó cổ võ cho chủ nghĩa cá nhân (individualism) như là một lối sống ắt phải có. Cái cốt lõi của “stewardship” chính là sự biết ơn (gratitude) về những gì đã được rộng lượng, ban trao bởi Thiên Chúa, để từ đó biết cho đi một cách nhưng không, trong sự âm thầm, lặng lẽ, khiếm tốn, vui vẽ, chân thành, liên lũy, và cầu nguyện.
Liệu các bạn có trở thành những chứng nhân về tinh thần “stewardship” sau khi chúng ta đã cùng nhau nghiền ngẫm về chủ đề này không? Ai sẽ là những người thuyết phục cho tất cả mọi người sống trong xã hội này rằng, một trong những cách để đạt ơn cứu rỗi cánh chung duy nhất chính là việc biết hiện thể tinh thần “stewardship” đích thực Kitô Giáo ngay từ bây giờ, để rồi không còn kịp nữa?
Đâu sẽ là những “vết son đặc biệt” (special marks) mà chính tôi, cùng các bạn, sẽ để lại nơi thế hệ này, nơi Giáo Xứ và nơi Giáo Hội của chúng ta, khi thời gian cứ mãi cuốn trôi….. Chúng ta đã làm được gì, một cách cụ thể, cho Giáo Xứ và Giáo Hội của chúng ta chưa?
Đến bao giờ chúng ta mới chịu từ bỏ “cái tôi ích kỷ,” cùng “thái độ bàng quang, bỏ mặc, tự kiêu, tự đại” của chúng ta để cứ mãi duy trì một kiếp “đứng bên lề” hòng luôn lên tiếng “chỉ trích, phê phán, và bôi nhọ” đồng loại của chúng ta?
Tôi sẽ là gì, là ai: người hay thú, nếu như không có Thiên Chúa trao ban cho trí tuệ, thời gian và của tiền mà tôi hiện đang có? Tôi là ai ngay trong Giáo Xứ và Giáo Hội của tôi, hay tôi vẫn chỉ là một người “khách lạ” có vui, có lợi thì đến; còn buồn hay phải sẽ chia thì lại nhanh chóng biến đi theo mây gió của sự vô tình..?
Liệu Mùa Chay Năm 2006 này có giống hệt như những Mùa Chay khác, đã trôi qua trong quá khứ, trong cuộc đời lữ thứ, gió bụi của tôi không, hay chúng chỉ toàn là sự sầu não, buồn phiền, ấm ức, cay đắng, đau đớn, ích kỷ, và trống rỗng?
Thôi, vài lời tự vấn tâm cang như thế đó, muốn gởi trao lại cho các bạn và mời các bạn cũng tự hỏi chính luơng tâm của các bạn, về những gợi ý trên…
Vì chưng ……
“Chúa là mục tử chăn dắt con, con chẳng thiếu thốn gì.
Ngài dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.” (Thánh Vịnh 23:1, 5)
“Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Kính sợ Chúa đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
Kẻ giàu sang phải bần cùng đói khổ,
còn ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu của gì.” (Thánh Vịnh 34: 9-10)
“Của cải làm ra, con hãy dùng mà tôn vinh Đức Chúa,
và hãy dâng lên Người phần hoa lợi đầu mùa của con.
Nhờ thế, kho chứa của con sẽ đầy ắp lúa thơm
và bồn ép sẽ tràn trề rượu mới.” (Châm Ngôn 3: 9-10)
“Các ngươi hãy đem tất cả thuế thập phân vào nhà kho, để có lương thực trong Nhà Ta. Hãy làm thế thử xem Ta có mở cổng trời cho các ngươi, hoặc có tuôn đổ phúc lành dư dật xuống trên các ngươi không? - Đức Chúa các đạo binh phán. Vì các ngươi, Ta đã ngăn cản không cho cào cào phá hoại hoa màu ruộng đất của các ngươi, không để cho nho ngoài đồng không sinh trái, - Đức Chúa các đạo binh phán.” (Malakhi 3: 10)
“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em? ‘Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.’” (Luca 16: 9-13)
Xin chúc các bạn một Mùa Chay Thánh 2006 này thật có ý nghĩa và thật đẹp, đẹp mãi… trong đôi mắt triều mến và mĩm cười của Chúa Kitô, Thiên Chúa của chúng ta, các bạn nhé!
Các tư Liệu của bài viết này được sưu tầm và góp nhặt từ các nguồn như: Catholic Digest, Parish Publishing, Scriptures, vân vân, như là cách để chia sẽ lại cùng Quý Vị những nổi ưu tư về Mùa Chay Thánh 2006.
Washington, D.C.
Tháng 03/2006
12. Ai Gieo Thì Sẽ Gặt…. (As You Sow, So You Reap)
Chúa Giêsu đã từng nói: “Whatsoever a man sows, that shall he also reap.” Tức “Ai gieo, thì sẽ gặt.”
Nếu những cây mà chúng ta gieo trồng đều chỉ là vàng (gold) và tất cả mọi thứ (things), thì đó chính là tất cả những gì mà chúng ta có thể hy vọng rằng chúng ta sẽ gặt được vào đời sau, nghĩa là: chúng ta sẽ gặt được vào thêm thật nhiều là vàng và thêm thật nhiều nữa tất cả mọi thứ.
Chúa Giêsu cũng nói rằng tất cả mọi thứ (things) rồi cũng sẽ rỉ mục (rusty), gặm mòn (corrode) và tàn phai (wear out) đi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết gieo theo đúng những lời hứa của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể kỳ vọng rằng sẽ có ngày chúng ta gặt hái được trọn vẹn tất cả những lời hứa đó của Ngài.
Tinh thần “stewardship” Kitô Giáo chính là việc gieo trồng lên (plants) sự tín nhiệm hay lòng tin cậy (trust): tin cậy vào những lời thệ hứa của Thiên Chúa nhằm cung cấp cho chúng ta tất cả mọi thứ mà chúng ta cần. Khi chúng ta tín thác cho Thiên Chúa một phần tài sản nào đó mà Ngài đã trao ban cho chúng ta, thì chúng ta sẽ gặt được rất nhiều ơn phúc mà Ngài đã hứa ban. Lịch sử đã cho thấy những ai biết đặt Thiên Chúa lên hàng đầu, thì sẽ gặt hái thêm vào rất nhiều.
Thế thì mảnh vườn của bạn, và của riêng tôi - tác giả bài viết này - sẽ sinh sôi và nảy nở như thế nào trong Mùa Chay Thánh này?
13. “Stewardship” Theo Một Nghĩa Rộng Lớn Hơn (Stewardship In A Bigger Sense)
Qua rất nhiều cách, “stewardship” luôn tạo ra một sự khác biệt rõ ràng bên ngoài những bức tường của Giáo Hội cũng như bên trong.
Dolores Nann, một thành viên của Giáo Xứ Thánh Matthais nói: “Tôi nghĩ tất cả mọi thứ chúng ta làm đều là ‘stewardship’ vì lẽ chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô, do đó, chúng ta phải bắt chước Chúa Kitô trong mọi khía cạnh, và trong mọi phần của cuộc sống chúng ta.”
Phyllis Stone, một thành viên của Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình, người thực hiện công việc tiếp thị (marketing) cho một hãng dược phẩm nói: “Khi tôi tiếp cận với các quyết định vốn có ảnh hưởng đến đời sống của những người khác, tôi luôn cố nghĩ rằng đâu là điều tốt nhất trong việc dựng xây hay hình thành nên một thân thể của Chúa Kitô. Trong cuộc sống của công ty hay doanh nghiệp, không phải lúc nào đó cũng là điều dễ làm, thế nhưng tôi luôn cố tìm mọi cách để cho phép đức tin của tôi hướng dẫn cách mà tôi sống. Bất cứ khi nào tôi ở trong trạng thái sắp đưa ra một quyết định gì đó, tôi không những nghĩ đâu là cách tốt nhất cho công ty hay doanh nghiệp của tôi, mà còn đâu là những điều tốt nhất cho những người có liên quan.”
“Stewardship” không thể bị giới hạn chỉ bên trong phạm vi của nhà thờ và của Giáo Hội mà thôi. Là những người Công Giáo, chúng ta không thể nào trông chờ vào những người hàng xóm của chúng ta “mở cánh cửa của họ ra cho chúng ta,” ngay cả khi họ đang rất cần đến chúng ta. Chúng ta phải tự mình mở những cánh cửa của giáo xứ, của Giáo Hội chúng ta ra cho họ, bằng việc gọi mời họ tham gia, bằng việc đem đến cho họ những bữa ăn nóng, trong một tiết trời đông giá lạnh, hay trong một ngày mưa bảo, nắng nóng, oi bức, vân vân... Những người hàng xóm láng giềng của chúng ta phải cần “nhìn thấy tất cả mọi người.” Bằng việc cởi mở, bằng việc đón chào, bằng việc đến với họ - những tha nhân - và bằng việc biết sẽ chia thời gian, tài lực và của cải của chúng ta, cho họ, thì đó mới đúng là cách mà chúng ta thực hành tinh thần “stewardship” theo như cách mà Thiên Chúa đã trù định và mong mõi nơi chúng ta.
Hãy nghĩ về thời gian như là một món quà vô giá, hãy cố tìm hiểu ra một nhận thức thật đúng về giá trị không thể nào so sánh được của thời gian, và hãy suy xét lại lương tâm của chúng ta theo chiều kích này. Liệu chúng ta có đang sử dụng thời gian của chúng ta theo đúng như kế hoạch của Thiên Chúa không? Hay là chúng ta đang vội ném và vứt bỏ đi thời gian? Hay là ngày nào cũng như thế, vơi đầy, trống rỗng, và muộn phiền….? Nếu ngày mai không có bình minh, thì liệu chúng ta phải làm gì cho chính Thiên Chúa ngay ngày hôm nay? Thời gian đúng là một món quà vô giá của Thiên Chúa ban trao, bạn ạ!
Việc cho đi thật sự (true giving) bao gồm cả sự hy sinh. Thiên Chúa biết được giá trị thật sự về món quà của chúng ta bởi vì Ngài biết về số lượng hy sinh, và số lần hy sinh đằng sau mỗi một quà mà chúng ta cho đi. Chúng ta phải nên cố gắng để trở nên giống y hệt Thiên Chúa trong việc cho đi của chúng ta. Trong suốt Mùa Chay Thánh này, chúng ta hãy cùng nhau nhớ rằng, sự cho đi thật sự bao gồm cả sự hy sinh; và việc cho đi đó không được ích kỷ và phải được diễn ra thường xuyên luôn. Tuy Mùa Chay Thánh là mùa đặc biệt để chúng ta bắt đầu thể hiện việc cho đi thật sự của chúng ta, thế nhưng, sau Mùa Chay, việc cho đi thật sự đó phải luôn là việc cho đi mãi, và hy sinh mãi cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và cho tha nhân…. Có như thế thì việc cho đi thật sự mới mang ý nghĩa trọn vẹn và hoàn hảo, đúng không bạn?
Liệu “stewardship” có phải là việc mà chúng ta bỏ coi hay việc chúng ta bỏ tiền típ không? Trong tất cả mọi việc chúng ta làm, Thiên Chúa phải luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta, chứ Ngài không phải là ưu tiên cuối cùng của chúng ta. Nếu không thì, chúng ta chỉ trao cho Ngài những cặn bả, những sự dư thừa hay những gì con rơi rớt lại, sau khi chúng ta đã cung cấp riêng những gì là tốt nhất, và êm ái nhất cho bản thân của chúng ta. Nguyên tắc của việc biết hy sinh để cho đi, mà tiếng Anh gọi là “sacrificial giving” chính là việc chúng ta trao cho Thiên Chúa trên hết so với tất cả những gì mà Ngài đã trao ban cho chúng ta. Nếu không thì, tôi e ngại rằng, một số người sẽ nói rằng, đó không phải là việc cho đi thật sự (true offering), mà đó chỉ đơn giản là một khoản tiền típ nhỏ để lại trên bàn mà thôi. Chúng ta hãy cùng nguyện cầu cho nhau, để chúng ta thật sự chính là những vị môn đệ biết và có thể cho đi một cách rộng lượng, hải hà, trong sự âm thầm, khiêm tốn, và ẩn mình….
Tiền bạc không phải là một kẻ nô lệ (servant), mà tiền bạc chính là một ông chủ (master) luôn đòi hỏi thời gian, năng lực và sự lo lắng của chúng ta. Thật vậy, nó chính là một ông chủ đòi hỏi rất cao và rất tàn nhẫn. Rất nhiều người Kitô Giáo đã học và tìm ra được bí mật của việc đối phó với tiền bạc, bằng cách để cho Thiên Chúa trực tiếp hướng dẫn họ trong vấn đề này. Thì những người như vậy đã khám phá ra được rằng khi Thiên Chúa và sứ vụ của Ngài được đặt lên hàng đầu….. trước tất cả mọi thứ khác ….. thì người đó biết trù định một cách khôn ngoan, biết cẩn thận chuẩn bị ngân sách (budget) của mình, biết mua sắm một cách đạm bạc, thanh bần (frugally), biết tiết kiệm thường xuyên, và chỉ đầu tư vào những gì mà họ cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ đồng ý và chấp nhận. Thì những ai, với sự hướng dẫn của Thiên Chúa, hoạch định cẩn thận các vấn đề tài chánh của họ, rồi đem kế hoạch đó ra thi hành, sẽ nhận thấy rằng: tiền bạc đã trở nên một kẻ đầy tớ nguy nga, diễm lệ, chứ không còn là một ông chủ ác tàn và manh nha nữa. Họ sẽ khám phá ra được sự tự do từ những áp lực tài chánh, và tìm ra được niềm vui khi trở thành những người quản gia đúng nghĩa về những ích lợi, mà họ vẫn cứ mãi nhận được qua ơn huệ của Thiên Chúa.
14. Ngắm Đàng Thánh Giá: Qua Việc Trở Nên Những Người Quản Gia Tốt về Thời Gian, Tài Lực và Của Cải (The Way of The Cross: Be Good Stewards of Your Time, Talent & Treasure)
“Tôi không nhận thức được những gì mà tôi bị lôi cuốn vào.” Đó là lời phát biểu mà chúng ta vẫn thường hay đưa ra khi chúng ta luôn tìm cách rút ra hay chối từ một số trách nhiệm mà trước đây chúng ta đã chấp nhận.
Nghĩ Đến Sự Vinh Danh (Thinking of the honor)
Có lẽ đã có lần chúng ta được yêu cầu để điều khiển một ủy ban nào đó trong cộng đồng hay trong trường học. Chúng ta đồng ý chấp nhận, vì nghĩ rằng đó là một vinh dự lớn cho chúng ta. Vài tháng sau đó, chúng ta từ chức sau khi khám phá ra rằng công việc đó không hẳn là như vậy, vì có rất ít lời cám ơn, và chẳng có một sự vinh danh nào cả. Rồi chúng ta tìm cách lý giải rằng, lúc đó chúng ta chưa nhìn thấy được trọn vẹn tất cả mọi mặt của vấn đề khi chúng ta đồng ý chấp nhận trách nhiệm này. Thì đây chính là một sự rút lui, yếu hèn và vị kỷ. Làm việc cho Thiên Chúa mà chỉ nghĩ đến “danh, tước” và “cái tôi thật to” của mình thì đó chính là kiểu làm việc trống rỗng, thấp kém, và thiếu tinh thần bác ái, của những kẻ giả hình, gian dối, lọc lừa….
Hãy Nghĩ Lại Cam Kết Của Chúng Ta (Re-think our commitment)
Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy nghĩ lại cam kết của chúng ta để theo Chúa Giêsu và trở thành những người quản gia tốt lành và nhân hậu của Ngài về thời gian và tài lực của chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Cách của Thầy đòi hỏi anh/em phải biết từ bỏ chính mình và vác thập giá. Anh/em có chắc là anh/em muốn đi theo Thầy không?”
Chia Sẽ Của Cải Của Chúng Ta (Share our gifts of treasure)
Mùa Chay cũng gọi mời chúng ta hãy biết sẽ chia những nguồn tài chánh của chúng ta bằng cách đóng góp hy sinh thật sự. Món quà của chúng ta phải là một sự đáp trả về đức tin, bằng đức tin, và chính đức tin, và đó phải là một sự đáp trả từ con tim và khối óc, chứ đừng để con tim thì đồng ý, thế nhưng tâm trí thì lại dao động, suy nghĩ vẽ vời, tính toán, cân đo...
Tự Chối Bỏ Có Nghĩa Là Cam Kết (Self-denial means commitment)
Tự chối bỏ không có nghĩa là việc tự đối xử hay việc tự coi chính chúng ta như là đất bẩn, bụi dơ. Mà nó có nghĩa là việc đáp trả lời kêu gọi của Chúa Giêsu thậm chí ngay cả khi lời kêu gọi đó chính là một điều gì đó mà chúng ta không muốn chọn. Nó cũng có nghĩa là việc trở nên những người thật sự biết cam kết mạnh mẽ vào Chúa Kitô để chúng ta có thể nhìn thấy Ngài một cách sáng lạng và rõ ràng hơn là chúng ta nhìn thấy trong con đường tăm tối, gồ ghề và lắm đá sỏi.
15. “Stewardship” Trong Chiều Kích của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Stewardship with USCCB)
Như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói vào năm 2001 rằng: “Với tư cách là những người môn đệ trung tín và những người bắt chước Chúa Kitô, chúng ta được gọi mời, được thúc giục để chống lại khuynh hướng của đương thời, bằng việc biết chọn lấy việc rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để thổi bầu không khí đó vào trong một xã hội đương đại ô nhiễm, vì lẽ chúng ta được thôi thúc bằng sức mạnh vô biên về lòng bác ái của Thiên Chúa.”
Và Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy." (Máthêu 22:37-39).
Việc thể hiện tinh thần “stewardship” Kitô Giáo đích thực đòi hỏi chúng ta phải biết hiện thể sự giúp đỡ cụ thể của chúng ta cho những người hàng xóm láng giềng của chúng ta: là những tha nhân, những người sa cơ bước lỡ, những chương trình đóng góp bác ái của Giáo Xứ, của Giáo Phận, vân vân.
Mỗi một giáo xứ chính là một phần của cả Giáo Hội hoàn vũ. Thông qua các giáo xứ chúng ta, mỗi một người trong chúng ta dự phần vào một cộng đồng toàn cầu, rộng lớn hơn. Do đó, chẳng có vô nghĩa chút nào, khi nhắc lại lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong việc kêu gọi tất cả chúng ta tích cực tham gia vào các vụ lạc quyên của Giáo Hội nơi quê hương mới này, vì đó cũng chính là cơ hội để chúng ta hiện thể tinh thần “stewardship” Kitô Giáo đích thực của chúng ta.
Xin Cho Con Biết Mến Yêu, và Phụng Sự Chúa nơi Mọi Người |
Quyên góp cho Chương Trình Một Chén Cơm Ăn (Operation Rice Bowl): đây là việc đóng góp của từng cá nhân và từng gia đình cho Tổ Chức Cứu Tế (CRS) Hoa Kỳ trong suốt Mùa Chay Thánh, từ ngày 1/3/2006 đến ngày 16/4/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
Catholic Relief Services, Operation Rice Bowl
P.O.Box 17220
Baltimore, MD 21298-9663
Quyên góp để Cứu Tế Công Giáo: vào Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay, ngày 26/3/2006. Dùng bao thư màu Xanh lá chuối (Green) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB
Rev. Msgr. William P. Fay - General Secretary
3211 4th Street, NE
Washington, DC 20017-1194
Quyên góp để trợ giúp cho Vùng Đất Thánh: vào Thứ Sáu Tuần Thánh, tức vào ngày 14/4/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
Regional Commissariat of the Holy Land
Bro. Callistus Welch, OFM
1400 Quincy Street, NE
Washington, DC 20017
Quyên góp cho Kế Hoạch Truyền Giáo Quốc Nội: vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng tư, tức vào ngày 30/4/2006. Dùng bao thư màu Xanh Nhạt hơi pha đỏ (Lavender) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Home Missions Appeal
P.O.Box 73142
Baltimore, MD 21273
Quyên góp cho Chiến Dịch Truyền Thông Công Giáo: vào ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng năm, tức vào ngày 21/5/2006. Dùng bao thư màu Vàng (Yellow) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Communication Campaign
P.O.Box 73140
Baltimore, MD 21273
Quyên góp cho Quỹ Giúp Tòa Thánh: vào ngày Chủ Nhật gần lễ kính hai Thánh Phaolô và Phêrô Tông Đồ, tức vào ngày 2/7/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
The Apostolic Nunciature, Peter ’s Pence
3339 Massachusetts Ave, NW
Washington, DC 20008
Cùng với bản sao chuyển tiền, gởi về cho USCCB, Office of the General Secretary, 3211 4th Street NE, Washington, DC 20017.
Quyên góp cho Trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ: vào Chủ Nhật thứ nhất hay thứ nhì của tháng chín, tức vào ngày 3/9/2006 hay 10/9/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic University of America
Office of the President - Rev. David M. O’ Connell, President
Washington, DC 20064
Quyên góp cho Chương Trình Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới (World Mission Sunday): vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10, tức vào ngày 22/10/2006. Hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
The Society for the Propagation of the Faith
366 5th Avenue
New York, NY 10001
Quyên góp cho Chiến Dịch Công Giáo về việc Phát Triển Nhân Loại/Con Người: vào ngày Chủ Nhật sau Ngày Lễ Tạ Ơn, tức vào ngày 19/11/2006. Dùng bao thư màu Hồng (Pink) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Catholic Campaign for Human Development
Rev. Robert J. Vitillo - Executive Director
3211 4th Street, NE
Washington, DC 20017-1194
Quyên góp vào Quỹ Hưu cho Các Tu Sĩ: vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng chạp, tức vào ngày 10/12/2006. Dùng bao thư màu Vàng (Golden) được phân phát trong giáo sứ hay gởi tiền/ngân phiếu đến địa chỉ:
USCCB, Retirement Fund for Religious
P.O.Box 73140
Baltimore, MD 21273
“Hôm nay con đã tỏ ra là con làm điều tốt cho cha …. Xin Đức Chúa thưởng con vì điều tốt con làm cho cha hôm nay.” (I Samuel 24:19-20).
16. Lời Kết (Conclusion)
Để kết thúc loạt bài viết về chủ đề “stewardship,” xin gởi lại Quý Vị độc giả VietCatholic một mẫu chuyện ngắn như sau:
Có một binh sĩ trong cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ I được trao phó cho nhiệm vụ phải thu thập lại tất cả những mảnh vỡ và những miếng nhỏ nhặt của một bức tượng về Chúa Kitô, vốn đã bị thiêu hủy khi Vương Cung Thánh Đường để tượng Chúa Kitô bị bom và súng cối bắn vào.
Người binh sĩ đó tìm được hầu như tất cả mọi miếng nhỏ và những mảnh vỡ của bức tượng, và rồi trao chúng lại cho một người họa sĩ, là người phải có trách nhiệm để tái hình thành lại bức tượng. Mặc dầu, công việc đòi hòi người họa sĩ phải bỏ ra nhiều tháng trời để hoàn thành việc ghép lại bức tượng, nhưng cuối cùng, người họa sĩ cũng đã hoàn thành, và bức tượng được đặt trở lại trên bệ của nó trong Vương Cung Thánh Đường.
Tuy nhiên, có một khía cạnh trong bức tượng của Chúa Kitô bị mất đi, đó là người binh sĩ không thể nào tìm thấy được đôi bàn tay của Chúa Kitô. Cả người binh sĩ lẫn người thợ thủ công (artisan) đều xem công việc của họ là chưa hoàn thành vì bức tượng không có đôi bàn tay.
Thế là, vào một ngày nọ, khi người thợ thủ công đang nhìn ngắm bức tượng thiếu vắng đôi bàn tay, Ông ta liền nảy ra một ý tưởng rất độc đáo. Thay vì để đôi bàn tay của Chúa Kitô được đưa lên trong tư thế ban phúc lành, đúng với bức tượng nguyên thủy, thì người thợ thủ công lại đặt vào chổ mất đôi bàn tay những trạm trỗ, trang trí rất công phu nhưng rất giản đơn, một tấm bảng nhỏ đặt dưới bệ của bức tượng không có tay.
Những chữ được viết trên tấm bảng được đọc như sau: “Ta không có tay, nhưng là đôi tay của con” (I have no hands, but yours.)
Liệu chúng ta sẽ trao đôi bàn tay của chúng ta - thời gian và mọi khả năng của chúng ta - cho Giáo Xứ của chúng ta và Giáo Hội của chúng ta không? Liệu đôi bàn tay của chúng ta có giống hệt và trùng khớp với đôi bàn tay của Chúa Kitô trong bức tượng không? Hay chúng chỉ là những đôi bàn tay ích kỷ, luôn cân đo, đong đếm, hay tay phải làm rồi để cho tay trái biết?.....
Sau cùng, chúng ta cần phải nhớ rằng: “stewardship” không phải là việc Giáo Hội hay các linh mục đòi hỏi tiền bạc của chúng ta, hay sổ ngân phiếu của chúng ta, mà Giáo Hội muốn mời gọi và trao cho chúng ta cơ hội để chúng ta biết hiện thể đúng với tinh thần của “stewardship” đích thực Kitô Giáo trong việc quản lý thời gian, tài lực, và tiền của mà Thiên Chúa đã tín thác và gởi trao lại cho chúng ta để chúng ta quản lý thay Ngài.
Sẽ là một lầm lỗi lớn, nếu xem “stewardship” như là một chương trình tài chánh (finance program), mà trái lại, “stewardship” chính là một chương trình tâm linh (spirituality program). Nếu chúng ta không quan tâm gì cả đến tiền bạc hay không muốn để cho chuyện tiền bạc làm cho chúng ta quá căng thẳng, quá bế tắc, thì cách hiện thể tinh thần “stewardship” theo Thánh Kinh đúng nhất, trong hoàn cảnh này, chính là việc chúng ta cùng kêu gọi và thúc giục nhau (tất cả mọi thành viên trong gia đình, các bè bạn, đồng sự, … của chúng ta) năng đến nhà thờ, năng tham gia vào các hoạt động của Giáo Xứ, chứ đừng có đứng bên lề và lên tiếng chỉ trích.
“Stewardship” chính là lời đáp trả cho một cuộc kiếm tìm về nhân dạng / căn tính của con người, và về ý nghĩa đích thực của cuộc sống. “Stewardship” đưa ra một nền tảng chính cho cuộc sống ở trần thế này, và việc thuyết phục tất cả mọi người hiểu được giá trị đích thực của “stewardship” như là một lối sống duy nhất của người Kitô Giáo, trông có vẽ như là một cuộc chiến khá gay go trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay, vì lẽ, nền văn hóa của chúng ta là một nền văn hóa theo quyền lợi riêng (culture of entitlement), và chúng ta hưởng mọi thứ như không. Nền văn hóa đó cổ võ cho chủ nghĩa cá nhân (individualism) như là một lối sống ắt phải có. Cái cốt lõi của “stewardship” chính là sự biết ơn (gratitude) về những gì đã được rộng lượng, ban trao bởi Thiên Chúa, để từ đó biết cho đi một cách nhưng không, trong sự âm thầm, lặng lẽ, khiếm tốn, vui vẽ, chân thành, liên lũy, và cầu nguyện.
Liệu các bạn có trở thành những chứng nhân về tinh thần “stewardship” sau khi chúng ta đã cùng nhau nghiền ngẫm về chủ đề này không? Ai sẽ là những người thuyết phục cho tất cả mọi người sống trong xã hội này rằng, một trong những cách để đạt ơn cứu rỗi cánh chung duy nhất chính là việc biết hiện thể tinh thần “stewardship” đích thực Kitô Giáo ngay từ bây giờ, để rồi không còn kịp nữa?
Đâu sẽ là những “vết son đặc biệt” (special marks) mà chính tôi, cùng các bạn, sẽ để lại nơi thế hệ này, nơi Giáo Xứ và nơi Giáo Hội của chúng ta, khi thời gian cứ mãi cuốn trôi….. Chúng ta đã làm được gì, một cách cụ thể, cho Giáo Xứ và Giáo Hội của chúng ta chưa?
Đến bao giờ chúng ta mới chịu từ bỏ “cái tôi ích kỷ,” cùng “thái độ bàng quang, bỏ mặc, tự kiêu, tự đại” của chúng ta để cứ mãi duy trì một kiếp “đứng bên lề” hòng luôn lên tiếng “chỉ trích, phê phán, và bôi nhọ” đồng loại của chúng ta?
Tôi sẽ là gì, là ai: người hay thú, nếu như không có Thiên Chúa trao ban cho trí tuệ, thời gian và của tiền mà tôi hiện đang có? Tôi là ai ngay trong Giáo Xứ và Giáo Hội của tôi, hay tôi vẫn chỉ là một người “khách lạ” có vui, có lợi thì đến; còn buồn hay phải sẽ chia thì lại nhanh chóng biến đi theo mây gió của sự vô tình..?
Liệu Mùa Chay Năm 2006 này có giống hệt như những Mùa Chay khác, đã trôi qua trong quá khứ, trong cuộc đời lữ thứ, gió bụi của tôi không, hay chúng chỉ toàn là sự sầu não, buồn phiền, ấm ức, cay đắng, đau đớn, ích kỷ, và trống rỗng?
Thôi, vài lời tự vấn tâm cang như thế đó, muốn gởi trao lại cho các bạn và mời các bạn cũng tự hỏi chính luơng tâm của các bạn, về những gợi ý trên…
Vì chưng ……
“Chúa là mục tử chăn dắt con, con chẳng thiếu thốn gì.
Ngài dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.” (Thánh Vịnh 23:1, 5)
“Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Kính sợ Chúa đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
Kẻ giàu sang phải bần cùng đói khổ,
còn ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu của gì.” (Thánh Vịnh 34: 9-10)
“Của cải làm ra, con hãy dùng mà tôn vinh Đức Chúa,
và hãy dâng lên Người phần hoa lợi đầu mùa của con.
Nhờ thế, kho chứa của con sẽ đầy ắp lúa thơm
và bồn ép sẽ tràn trề rượu mới.” (Châm Ngôn 3: 9-10)
“Các ngươi hãy đem tất cả thuế thập phân vào nhà kho, để có lương thực trong Nhà Ta. Hãy làm thế thử xem Ta có mở cổng trời cho các ngươi, hoặc có tuôn đổ phúc lành dư dật xuống trên các ngươi không? - Đức Chúa các đạo binh phán. Vì các ngươi, Ta đã ngăn cản không cho cào cào phá hoại hoa màu ruộng đất của các ngươi, không để cho nho ngoài đồng không sinh trái, - Đức Chúa các đạo binh phán.” (Malakhi 3: 10)
“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em? ‘Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.’” (Luca 16: 9-13)
Xin chúc các bạn một Mùa Chay Thánh 2006 này thật có ý nghĩa và thật đẹp, đẹp mãi… trong đôi mắt triều mến và mĩm cười của Chúa Kitô, Thiên Chúa của chúng ta, các bạn nhé!
Các tư Liệu của bài viết này được sưu tầm và góp nhặt từ các nguồn như: Catholic Digest, Parish Publishing, Scriptures, vân vân, như là cách để chia sẽ lại cùng Quý Vị những nổi ưu tư về Mùa Chay Thánh 2006.
Washington, D.C.
Tháng 03/2006