CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
BÌNH AN
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.
Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: Đây đâu phải là một cảnh bình an. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức họa này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”.
1. “Bình an cho các con”
Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân nhà thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: "anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh lễ?" Anh bạn trả lời: "mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của linh mục với giáo dân và ngược lại". Câu đó là: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", sau đó cộng đoàn đáp: "và ở cùng cha". Anh bạn nói tiếp: "mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta"; "Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa". Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. (Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong đêm Giáng sinh, các thiên thần hát mừng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người được Thiên Chúa yêu thương”. Ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh hiện đến và trao ban bình an, đó là quà tặng tuyệt vời cho các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức.
Khi Thầy đã chết và an táng trong mồ, các Tông Đồ hoang mang sợ hãi, giờ đây họ lại càng bồn chồn lo lắng khi nghe tin Thầy đã sống lại. Chúa Phục Sinh đến với lời chúc lành đã củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn các môn đệ.
Bình an của Chúa Phục Sinh đã thổi sức sống mới giúp các môn đệ trở thành con người mới. Thánh Phaolô đã xác tín Thiên Chúa là nguồn mạch bình an:“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24). Như thế, bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy và sống đẹp lòng Chúa.
2. Hoa quả của Bình An.
Hoa quả của bình an là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại, nhịn nhục...
Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình...
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.
Hoa quả bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hòa thư thái trong tâm hồn.
Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.
Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
BÌNH AN
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.
Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: Đây đâu phải là một cảnh bình an. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức họa này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”.
1. “Bình an cho các con”
Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân nhà thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: "anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh lễ?" Anh bạn trả lời: "mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của linh mục với giáo dân và ngược lại". Câu đó là: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", sau đó cộng đoàn đáp: "và ở cùng cha". Anh bạn nói tiếp: "mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta"; "Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa". Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. (Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong đêm Giáng sinh, các thiên thần hát mừng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người được Thiên Chúa yêu thương”. Ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh hiện đến và trao ban bình an, đó là quà tặng tuyệt vời cho các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức.
Khi Thầy đã chết và an táng trong mồ, các Tông Đồ hoang mang sợ hãi, giờ đây họ lại càng bồn chồn lo lắng khi nghe tin Thầy đã sống lại. Chúa Phục Sinh đến với lời chúc lành đã củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn các môn đệ.
Bình an của Chúa Phục Sinh đã thổi sức sống mới giúp các môn đệ trở thành con người mới. Thánh Phaolô đã xác tín Thiên Chúa là nguồn mạch bình an:“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24). Như thế, bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy và sống đẹp lòng Chúa.
2. Hoa quả của Bình An.
Hoa quả của bình an là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại, nhịn nhục...
Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình...
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.
Hoa quả bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hòa thư thái trong tâm hồn.
Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.
Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.