1 Samuen 16: 1b, 6-7,10-13a; T.vịnh 22; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41

"Hành vi đốt một ngọn nến cũng là một cách dâng lời kinh nguyện" Đây là suy tư của tu sĩ David Steindl-Rast suy ngắm về sức mạnh của ánh sáng. Thầy Davis là một tu sĩ dòng Bênêdictô, sinh ra ở Vienna, nước Áo. Ông ta được nhiều người khắp thế giới biết đến vì ông tham gia tích cực vào cuộc đối thoại liên tôn, và trình bày những hiểu biết của ông về sự tương tác giữa khoa học và đời sống thiêng liêng. Ngay cả một hành vi đơn giản như đốt một ngọn nến với ý thức chăm chú có thể giúp chúng ta chú ý đến đến ánh sáng Hy Vọng thay vì tuyệt vọng chán nản, ánh sáng của lòng trắc ẩn thay cho sự cô đơn, ánh sáng của lòng Thương xót mở ra cho chúng ta sự hiện hữu của ơn Thánh Sủng trong cuộc sống của chúng ta. "Chính hành vi đốt một ngọn nến" chứng tỏ sự dấn thân của chúng ta chống lại bóng tối âm u của xung đột, bạo lực và nghèo đói đang bao trùm rất nhiều nơi trên thế giới. “Hành vi đốt một ngọn nến” là dấu chỉ sự ao ước của chúng ta giống như người được sinh ra đui mù, mong được trông thấy sớm hơn.

Câu chuyện về người bị mù bẩm sinh là một câu chuyện có nhiều yếu tố đáng để ý hơn là chuyện đui mù của anh ta. Câu chuyện cũng nói lên sự đui mù của các môn đệ của Chúa Giêsu, của cộng đoàn, và các kinh sư trong đền thờ. Sự đui mù của một người không chỉ là tình trạng khiếm khuyết bản thân, nó trở nên là một tình trạng để lý giải về bản chất tội lỗi của anh ta. Do thế, đây cũng là câu chuyện của chúng ta nữa. Vì sự đui mù đang hiện diện ở từng con người chúng ta. Đoạn văn khá dài, và có nhiều chỗ thay đổi buồn cười. Người mù không bao giờ xin được chữa lành, nhưng Chúa Giêsu lại chữa cho anh ta lành. Trước khi anh ta trông thấy được. Đời sống anh ta khó khăn, Nhưng, trái lại anh ta không còn hình dạng như thế. Một khi anh ta được trông thấy, đời sống anh ta trở nên bận rộn. Anh ta thấy được chính nơi anh và gia đình của anh là trung tâm một cuộc tranh chấp gắt gao ở đền thờ. Những ai nghĩ họ là người thấy rất rõ lại là những người đui mù. Câu chuyện đầy những câu hỏi và lời đánh giá. Đấy không phải là dấu chỉ để chúng ta quan sát, nhưng cũng để cho chúng ta tự trả lời trong lòng chúng ta.

Sự đui mù của cộng đoàn là điều lạ lùng. Một ít người láng giềng nghĩ chắc người được chữa lành không phải là người họ biết "người thường ngồi ăn xin ở bên lề đường". Anh ta sống trong thành phố với họ, nhưng thật ra anh ta sống bên lề của xã hội. Có phải vì anh ta không có địa vị trong xã hội nên các người láng giềng không nhận biết anh ta chăng? Cho dù anh ta vẫn mặc quần áo như trước đây khi anh ta còn mù, mà sao họ lại không nhìn ra anh ta được? Có lẻ họ chỉ nhận biết anh qua căn bệnh của anh đang mắc phải mà thôi phải vậy chăng? Có phải anh ta mang mặc cảm là người tội lỗi, hoàn toàn khác với họ chăng? Chắc họ cũng đã có vài lần cho anh một ít tiền trong lần van xin nào đó của anh. Nhưng, điều làm cho chúng ta tự hỏi là có khi nào họ quan sát anh ta chưa? Có vẻ như tầm nhìn của họ bị hạn chế nên trông thấy chưa rõ như họ nghĩ. Thông thường, những người nghĩ mình biết nhìn, đó là họ đã tự lừa dối họ. Có thể ở đây chúng ta nên dừng lại và tự hỏi là chúng ta đã trông thấy rõ những người sống chung quanh chúng ta chưa? Có bao giờ chúng ta dành thời gian để quan tâm hay nói chuyện với họ chưa? Cái nhìn của chúng ta có giống như khi Chúa Giêsu khi Ngài nhìn thấy anh mù không?

Những người láng giềng không phải là những người duy nhất sống trong bóng tối. Các môn đệ và các kinh sư trong đền thờ cùng chia sẻ một truyền thống lâu đời của dân Do Thái. Xác nhận bệnh tật và sự bất hạnh của cuộc sống đều được coi là dấu hiệu thiếu ân sũng của Thiên Chúa và bị Ngài trừng phạt. Chúng ta nghe nói về thái độ đó khi các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiền người này sinh ra bị mù. Anh ta hay cha mẹ anh ta?" Chúng ta khi nghe câu hỏi đó một lần nữa cho thấy tính hà khắc trong cách xét xử cúa các kinh sư trong đền thờ. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mà chúng ta nghe nói đến thái độ này. Đôi khi, ngay cả ở thời nay, mỗi khi có tai họa xãy ra cho người tốt; một số người thường thắc mắc "Tại sao Thiên Chúa lại phạt tôi? Tôi đi nhà thở. Tôi cầu kinh hằng ngày. Tôi giúp nơi phát cơm cho người nghèo ở giáo xứ. Tôi đã làm gì sai hay sao?" Dù vậy chúng ta nên biết rằng cầu nguyện và làm việc lành không phải là phương cách che chở chúng ta khỏi những đau khổ tối tăm cho riêng mình và cho cộng đoàn.

Sự mù lòa của các kinh sư thật là điều đáng lo lắng. Đáng lẻ họ phải là những người khôn ngoan trong truyền thống tôn giáo. Họ là những người thực thi cầu nguyện, ăn chay và khao khát sự trọn lành. Họ là những người trông chờ Đấng được Hứa sẽ đến. Điều gì đã xãy ra sau sự mù lòa của họ? Người mù được chữa lành nói chuyện với các kinh sư và câu hỏi của anh ta rất rõ ràng: Anh ta mời các kinh sư nói chuyện với Chúa Giêsu để họ được biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài từ đâu đến. Vì sao các kinh sư không nghe anh ta? Vì sao họ không gặp Chúa Giêsu để hỏi Ngài? Có phải vì họ lo sợ hay chăng? Có phải vì họ sợ mất quyền hành, hay vì họ sợ sự thay đổi đột ngột về niềm tin vào Chúa Giêsu sẽ gây khó khăn cho đời sống của họ chăng? Họ có quyền tha tội và giải thoát những người bị cách ly và bị kỳ thị trong xã hội và tôn giáo. Họ có giống như cha mẹ người mù đã phải lánh mặt; do sợ bị xua đuổi ra khỏi cộng đoàn của đền thờ và của gia đình họ? Việc trông thấy và tin tưởng vào Chúa Giêsu có phải tốn kém gì nhiều hay không? Ngay cả đối với chúng ta, sự đui mù cũng có lợi thế của nó. Thường, khi tìm thấy sự thật trong những tình huống khó khăn, mặc dù nó liên quan đến các sự kiện trên thế giới, hay khi đưa ra những quyết định về đời sống cá nhân của chúng ta có thể có những điều rất khó xử. Sự thật khiến chúng ta được tự do, nên chính đáng. Nhưng, thử hỏi chúng ta có chju trả giá cho những vấn đề đó không?

Câu chuyện người đàn ông bị mù từ thuở nhỏ cũng là câu chuyện của những môn đệ, về việc nghe và đáp lại. Trong khi chúng ta lắng nghe câu chuyện, chúng ta bắt đầu hiểu, cùng với người mù; việc lắng nghe Chúa Giêsu và tin vào lời Ngài là điều rất quan trọng. Nếu không biết Chúa Giêsu là ai, người mù dám để cho một người lạ sờ vào anh ta và lấy bùn xức lên mắt anh ta. Khi Chúa Giêsu bảo anh ta đến hồ Siloác mà rửa, anh ta đi ngay. Có lẻ anh ta đang rất cần nên mạnh dạng ra đi. Trong khi anh ta rửa mắt anh ta được trông thấy. Sự xét xử khắc nghiệt của các kinh sư, và sự bàn luận của các người trong cộng đoàn về việc anh ta được sáng mắt chứng tỏ anh đã nói lên sự thật mà anh ta biết. Rồi từ từ, từng bước một những điều nhỏ được thể hiện và đưa anh ta đến Đấng Công Chính. Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi: bởi đâu và do ai, chúng ta cần được thấy rõ ràng hơn?

Nói cách khác, câu chuyện này là một câu chuyện rất buồn về việc chửa lành trong Kinh Thánh. Người không ai biết tên được trông thấy. Nhưng, đó là một kinh nghiệm vừa buồn vừa vui. Ngay lúc mọi người đều được vui vẻ thì anh đó cảm thấy cô đơn, và xa cách đời sống trước kia của anh ta. Tất cả đời sống của anh ta đã hoàn toàn thay đổi. Anh ta không còn sức tự sống với tiền anh ta ăn xin. Và cha mẹ anh ta cũng không còn có trách nhiệm giúp đở anh ta nữa. Anh ta phải làm việc vì anh ta không còn mù. Trước những rối loạn ấy anh ta đứng một mình vì người ta đã trục xuất anh ta ra khỏi đền thờ. Và chính lúc đó Chúa Giêsu tìm gặp anh ta và hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" Anh ta trả lời "Thưa Ngài, tôi tin". Rồi anh sâp mình xuống trước mặt Người.

Thầy David Steindl-Rast nói: "mắt chỉ thấy ánh sáng, tai chỉ nghe được âm thanh. Nhưng, một trái tim sẽ rung cảm và hiểu rõ mọi sự".

Trong khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện người mù, chúng ta nên tự hỏi một vài câu: kinh nghiệm bị mù từ nhỏ là như thế nào? Sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người không ai có trãi nghiệm đó thì sao? Sống trong một hoàn cảnh mà chúng ta tin rằng không bao giờ có thể thay đổi được thì sao?

"Ngay cả việc thắp một ngọn nến cũng là cách cầu nguyện". Trong khi chúng ta thắp ngọn nến trong Mùa Chay này, chúng ta có thể cầu xin cho ánh sáng đức tin được tỏa sáng trong tâm hồn và một trái tim biết lắng nghe lời Chúa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

4th SUNDAY OF LENT (A)

1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41

"The very act of lighting a candle is a prayer." This is one of Brother David Steindl-Rast’s reflections on the power of light. Brother David, a Benedictine monk, was born in Vienna, Austria. He is internationally known for his active participation in interfaith dialogue and his insights on the interaction between spirituality and science. The simple practice of lighting a candle with intention can help us focus on the Light of Hope instead of despair; the Light of Compassion, that replaces isolation; the Light of Mercy, that opens our eyes to the presence of grace in our lives. "The very act of lighting a candle," witnesses our commitment to resist the darkness of conflict, violence and poverty that covers so many places in our world. "The very act of lighting a candle" is a sign of our desire, like the man born blind, to see clearly.

The story of the man born blind is more than a story of his blindness. The story also reveals the blindness of Jesus’ disciples, the community, and the temple priests. The man’s blindness is a state of being not an ethical statement about his sinful behavior. Because of that, it is our story too, since blindness is a part of the human condition. The passage is quite long and has many ironical twists. The blind man never asks to be healed, but Jesus heals him. Before he receives his sight, his life is difficult, but he is rather inconspicuous. Once he becomes sighted, his life becomes complex. He finds himself and his family at the center of a harsh temple dispute. Those who claim to have sight are blind. The story is filled with questions and judgments. These are not just for us to observe, but also for us to answer and to resolve within ourselves.

The community’s blindness is curious. Some neighbors aren’t even sure if the cured man is the same man, "who used to sit and beg." He lives in their town, but socially he lives on the periphery of society. Is it because of his lack of social status that his neighbors do not recognize him? No doubt he is wearing the same clothing after his cure that he had always worn. Could they not recognize him because they only identify him by his disability? Is his only identity that of a sinner: someone quite different from themselves? Since he begs they must have given him some coins, but it makes us wonder if they ever took the time to really see him? It seems that their sight is not as clear as they think. Often, those who think they have sight deceive themselves. Perhaps here, we should stop and ask ourselves how well we see those who live on the periphery of our lives? Do we ever take time to notice them or speak to them? How well is our sight when it comes to seeing as Jesus saw the blind man that day?

The neighborhood people are not the only ones living in darkness. The disciples and the temple priests share a long tradition. Illness and misfortune were considered signs of God’s disfavor and punishment. We hear this attitude expressed when the disciples question Jesus. "Rabbi, who has sinned this man or his parents…?" We hear it again boldly stated in the harsh judgment of the temple priests. But that is not the only time we hear this attitude expressed. Sometimes, even today, when bad things happen to good people some people question: "Why is God punishing me? I go to church. I say my daily prayers. I serve at the soup kitchen in our parish. What have I done wrong?" Yet, we know that prayer and good works are not magic potions that protect us from personal or communal pain and darkness.

The blindness of the priests is particularly troubling. They are supposed to be the wise ones in their religious tradition. They are the ones who, through prayer, fasting and desire for wholeness, are the watch persons of the Promised One. What is behind their lack of insight? The newly sighted man’s dialogue with the priests and his questioning of them are bold. He invites the priests to engage Jesus in a conversation to find out who he is and from where he comes. Why do the priests not listen? Why do they not seek Jesus out to question him? Is it fear that holds them back? Do they fear losing their authority, or the drastic changes belief in Jesus would cause in their lives? They have the power to forgive sins and to release people from their social and religious stigma. Are they, like the parents of the man, afraid they will be ostracized from their temple community and their families? Is the cost of sight, believing in Jesus, too great to pay? Even for us blindness has its advantages. Often seeking the truth in difficult situations, whether it concerns world events, or making decisions in our own personal lives, can be painful. The truth might set us free to be more authentic, but are we willing to pay the cost?

The story of the man born blind is also about discipleship: listening and responding. As we listen to the story we begin to understand, along with the blind man, how important it is to listen carefully to Jesus and trust his words. Without knowing who Jesus is, the man allows this stranger to touch him and put mud on his eyes. When Jesus tells him to go to the pool of Siloam, he goes. Perhaps it is because he is in great need, but his docility is courageous. As he goes through the cleansing of the mud, the opening of his eyes, the harsh conversations with the community and priests, his integrity shines. He speaks only the truth he knows. Step by step small revelations lead him to the One who is the Truth. As we listen to his story, we hear the voice of a true disciple and we can question ourselves. Where, or whom, do we need to see more clearly?

In a way, this story is one of the saddest cures in the Bible. The unnamed man receives his sight, but it is a bitter sweet experience. At a moment when everyone should be rejoicing, he finds himself alone and alienated from his former life. His whole life has changed. No longer can he support himself by begging for his daily bread. No longer will his parents take responsibility for him. No longer can he claim blindness as a reason for inaction. In the midst of this confusing and isolating situation he stands alone. "They drove him away (from the temple)." It is then that Jesus seeks him out and finds him. "Do you believe in the Son of Man?" His answer is clear, "’Lord, I believe’ … "and worshiped him."

"Eyes see only light, ears hear only sound, but a listening heart perceives meaning." (Brother David Steindl-Rast)

As we ponder this story we might want to ask ourselves a few more questions. What is the experience of being born blind? What is it like to live in a world that most people will never experience? What is it like to be born into a situation that we believe can never change?

"The very act of lighting the candle is prayer." As we light our candles during this Lenten season, we might want to pray for insight and a listening heart.