Lời mở
Các bài Thánh Kinh của Chúa Nhật tuần II Mùa Chay luôn giới thiệu với ta cuộc hành trình đức tin của tổ phụ Abraham và cuộc biến hình trên núi của Đức Giêsu, để nhắc nhở ta về đặc tính “mở ra với siêu việt”. Đây là một đặc tính căn bản của con người được Giáo Hội Công Giáo nói đến trong số 130 của cuốn Học thuyết Xã hội Công Giáo và số 57 của cuốn Docat, nhưng ít được ta quan tâm. Chính đặc tính này tạo nên nét đẹp của đức tin Công Giáo và biến đổi đời sống ta trở thành kỳ diệu phi thường. Vì thế, ta dành ít phút để tìm hiểu về điều đó.
1. Sống trong một thế giới đóng kín vì ô nhiễm
Hiện nay, 95% dân số trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người chết sớm vì nó. Việt Nam có khoảng 50.000 người chết và thiệt hại khoảng 240.000 tỷ đồng mỗi năm (x. Bài “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam nhìn từ góc nhìn kinh tế”, tổ chức sáng ngày 14/1/2020, ở Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội). Những hạt bụi to nhỏ, nhất là bụi mịn có đường kính từ 1,5 micron trở xuống, cùng với các vi nấm, vi trùng, virus có thể đi thẳng vào phổi, tàn phá các phế nang ở phổi khiến cho buồng phổi không còn đủ khí oxy để biến máu đen thành máu đỏ. Việc thiếu khí trong máu và thiếu máu trên não dẫn đến các bệnh viêm phổi cấp tính, tim mạch, thần kinh và suy yếu toàn thân. Virus Corona, mà cả thế giới đang lo dịch bệnh Covid-19, cũng tàn phá phổi theo hướng đó. Rồi vì sợ nhiễm bệnh, người ta phải đóng kín với con người, tránh tiếp xúc, tránh du lịch, chỉ muốn ở yên trong nhà và đời sống xã hội, kinh tế thế giới bị thiệt hại nặng nề.
Những bụi bẩn tinh thần còn tàn phá nặng nề hơn và càng làm người ta đóng kín với nhau hơn. Cuộc chiến tranh lạnh giữa các dân tộc theo hai chủ nghĩa Tư bản và Cộng sản ngay sau Thế chiến hai (1939-1945) đã gây ô nhiễm nặng nề cho tinh thần con người. Hầu như tất cả các giá trị tốt đẹp của tinh thần như sự thật, sự sống, tự do, độc lập, hạnh phúc, tình yêu, công bằng, hoà bình, tôn giáo,… đều bị những chủ nghĩa đó xuyên tạc và giải thích một cách lệch lạc, theo góc nhìn của mỗi hệ tư tưởng, để giành phần thắng về cho mình. Các giá trị ấy đã bị chuyển đổi thành: sự dối trá, chết chóc, nô lệ, phụ thuộc, thù ghét, bất công, bất hạnh, vô thần,… Rồi các bụi bẩn ấy bám vào tâm hồn con người gây nên những tật bệnh tinh thần nguy hiểm làm băng hoại toàn thể đời sống.
Con người duy nhất với tinh thần và thể xác từ đó bị xé làm đôi thành duy tâm và duy vật, duy lý và duy thực. Con người là một tổng hợp độc đáo từ đó bị chia cắt thành nội tâm và ngoại giới, thành cá nhân và tập thể, thành tự nhiên và siêu nhiên. Con người tự do, cao quý, vĩnh hằng và là hình ảnh của tinh thần tuyệt đối từ đó trở thành nô lệ cho vật chất, tư bản, cho tham vọng điên cuồng và dục vọng thấp hèn, cho chính quyền chuyên chế, đảng phái độc tài để rồi thấy cuộc sống trần thế của mình là bất hạnh và phi lý.
Nước Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và vị trí đặc biệt, đã trở thành tiền đồn cho hai chủ nghĩa đó từ năm 1945 đến nay với hàng triệu người bị chết trong cuộc chiến, hàng chục triệu tài sản bị phá huỷ và hàng trăm triệu tinh thần bị tổn thương. Người ta đóng kín vào đời sống cá nhân, chỉ biết có mình hay cùng lắm là gia đình mình. Người ta hành động gian dối, bất công, bất chính để kiếm thật nhiều tiền, để sở hữu nhiều vật chất và hưởng thụ chúng.
Khi đóng kín vào chính mình như một thụ tạo đầy tham vọng và dục vọng, đóng kín vào vật chất vô hồn để bị lệ thuộc vào không gian và thời gian là con người thấy mình bị nô lệ cho đủ thứ nghiện ngập, mỗi ngày một tàn tạ, già yếu, tật bệnh và tận cùng bằng cái chết. Đây là hậu quả đau thương của cuộc sống đóng kín với Thiên Chúa, với tha nhân, với vạn vật và với chính mình.
2. Mở ra với siêu việt và hướng tới vô biên
Trong Mùa Chay, Giáo Hội nhắc nhở ta rằng: “Mở ra với siêu việt là đặc tính của con người: con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo. Nhờ tinh thần, với trí khôn và ý chí, con người không bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian, có thể nâng mình lên trên mọi thụ tạo và cả chính mình để tiếp xúc được với Đấng siêu việt là Thiên Chúa” (Học thuyết Xã hội Công Giáo, số 130; Docat, câu 53). Chính nhờ cuộc tiếp xúc này, con người nối kết được với nguồn sống phi thường, với nguồn chân thiện mỹ vĩnh hằng để phát huy những khả năng vô tận, vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa.
Abraham trong Bài đọc I (x. St 12,1-4) là hình ảnh của con người biết mở ra cho Đấng siêu việt. Ông bỏ các thần linh, ngẫu tượng của dân tộc để dấn thân vào cuộc hành trình đức tin, tới một vùng đất xa lạ theo lệnh của Thiên Chúa. Chính nhờ lòng tin này, ông đã trở thành người cha của một dân tộc đông đúc luôn mở rộng tâm hồn cho Đấng vô biên.
Đấng đó “đã kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Ngài, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân huệ của Ngài. Ân huệ đó Ngài đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Giêsu Kitô” (2Tm 1,9).
Đức Giêsu đã thể hiện cho ta hiểu về con người mở ra cho siêu việt sẽ lạ lùng như thế nào trong bài Tin Mừng (x. Mt 17,1-9).
- Mở ra với Đấng siêu việt là họ trở thành người con yêu dấu của Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống thần linh, hạnh phúc vô tận và mọi ân huệ của Chúa.
- Mở ra với Đấng siêu việt là chính con người họ sẽ toả sáng giống như khuôn mặt Đức Giêsu chói lọi như ánh sáng mặt trời vì gắn kết được với nguồn sáng là chính Thiên Chúa. Đời sống tự nhiên của họ từ đó sẽ thay đổi tận gốc để mỗi hành động, tư tưởng, cảm xúc của họ có giá trị vô biên.
- Mở ra với Đấng siêu việt thì tất cả vạn vật tiếp xúc với họ cũng được biến đổi giống như y phục của Chúa Giêsu trở nên trắng tinh như ánh sáng. Vật chất không còn là khối bất động, đen đủi, xấu xí đến độ làm cho người ta nhàm chán, kinh tởm, nôn mửa như chiếc rễ cây trồi lên mặt đất, khiến nhà văn Jean Paul Sartre nghĩ đến bãi phân chó và viết nên tác phẩm Buồn nôn. Vật chất giờ đây trở thành những món quà nối kết tình yêu mà người ta trao tặng cho các phụ nữ trong ngày 8/3 này.
- Mở ra với Đấng siêu việt là con người “mở ra với chân trời vô biên của hiện hữu” để tiếp xúc với các thiên thần, với các người đã khuất như Đức Giêsu nói chuyện với ông Moise và Elia. Tinh thần con người có thể gặp được mọi tinh thần khác ở bất cứ không gian và thời gian nào, vì tất cả đều được bao phủ bằng đám mây sáng ngời của Thánh Thần tình yêu.
Lời kết
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp Mùa Chay 2020, đã nói với chúng ta rằng: “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, chúng tôi này xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2Cr 5,20).
Chúng ta hãy thanh tẩy ký ức của mình cho sạch những bụi bẩn tinh thần và ăn năn hối cải các tội lỗi để trở về với Thiên Chúa. Chúng ta hãy mở ra với Thiên Chúa bằng những giây phút cầu nguyện cũng như mở ra cho tha nhân và vạn vật bằng những hành động bác ái yêu thương. Lúc đó chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được cuộc biến hình trong đời mình.
Các bài Thánh Kinh của Chúa Nhật tuần II Mùa Chay luôn giới thiệu với ta cuộc hành trình đức tin của tổ phụ Abraham và cuộc biến hình trên núi của Đức Giêsu, để nhắc nhở ta về đặc tính “mở ra với siêu việt”. Đây là một đặc tính căn bản của con người được Giáo Hội Công Giáo nói đến trong số 130 của cuốn Học thuyết Xã hội Công Giáo và số 57 của cuốn Docat, nhưng ít được ta quan tâm. Chính đặc tính này tạo nên nét đẹp của đức tin Công Giáo và biến đổi đời sống ta trở thành kỳ diệu phi thường. Vì thế, ta dành ít phút để tìm hiểu về điều đó.
1. Sống trong một thế giới đóng kín vì ô nhiễm
Hiện nay, 95% dân số trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người chết sớm vì nó. Việt Nam có khoảng 50.000 người chết và thiệt hại khoảng 240.000 tỷ đồng mỗi năm (x. Bài “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam nhìn từ góc nhìn kinh tế”, tổ chức sáng ngày 14/1/2020, ở Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội). Những hạt bụi to nhỏ, nhất là bụi mịn có đường kính từ 1,5 micron trở xuống, cùng với các vi nấm, vi trùng, virus có thể đi thẳng vào phổi, tàn phá các phế nang ở phổi khiến cho buồng phổi không còn đủ khí oxy để biến máu đen thành máu đỏ. Việc thiếu khí trong máu và thiếu máu trên não dẫn đến các bệnh viêm phổi cấp tính, tim mạch, thần kinh và suy yếu toàn thân. Virus Corona, mà cả thế giới đang lo dịch bệnh Covid-19, cũng tàn phá phổi theo hướng đó. Rồi vì sợ nhiễm bệnh, người ta phải đóng kín với con người, tránh tiếp xúc, tránh du lịch, chỉ muốn ở yên trong nhà và đời sống xã hội, kinh tế thế giới bị thiệt hại nặng nề.
Những bụi bẩn tinh thần còn tàn phá nặng nề hơn và càng làm người ta đóng kín với nhau hơn. Cuộc chiến tranh lạnh giữa các dân tộc theo hai chủ nghĩa Tư bản và Cộng sản ngay sau Thế chiến hai (1939-1945) đã gây ô nhiễm nặng nề cho tinh thần con người. Hầu như tất cả các giá trị tốt đẹp của tinh thần như sự thật, sự sống, tự do, độc lập, hạnh phúc, tình yêu, công bằng, hoà bình, tôn giáo,… đều bị những chủ nghĩa đó xuyên tạc và giải thích một cách lệch lạc, theo góc nhìn của mỗi hệ tư tưởng, để giành phần thắng về cho mình. Các giá trị ấy đã bị chuyển đổi thành: sự dối trá, chết chóc, nô lệ, phụ thuộc, thù ghét, bất công, bất hạnh, vô thần,… Rồi các bụi bẩn ấy bám vào tâm hồn con người gây nên những tật bệnh tinh thần nguy hiểm làm băng hoại toàn thể đời sống.
Con người duy nhất với tinh thần và thể xác từ đó bị xé làm đôi thành duy tâm và duy vật, duy lý và duy thực. Con người là một tổng hợp độc đáo từ đó bị chia cắt thành nội tâm và ngoại giới, thành cá nhân và tập thể, thành tự nhiên và siêu nhiên. Con người tự do, cao quý, vĩnh hằng và là hình ảnh của tinh thần tuyệt đối từ đó trở thành nô lệ cho vật chất, tư bản, cho tham vọng điên cuồng và dục vọng thấp hèn, cho chính quyền chuyên chế, đảng phái độc tài để rồi thấy cuộc sống trần thế của mình là bất hạnh và phi lý.
Nước Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và vị trí đặc biệt, đã trở thành tiền đồn cho hai chủ nghĩa đó từ năm 1945 đến nay với hàng triệu người bị chết trong cuộc chiến, hàng chục triệu tài sản bị phá huỷ và hàng trăm triệu tinh thần bị tổn thương. Người ta đóng kín vào đời sống cá nhân, chỉ biết có mình hay cùng lắm là gia đình mình. Người ta hành động gian dối, bất công, bất chính để kiếm thật nhiều tiền, để sở hữu nhiều vật chất và hưởng thụ chúng.
Khi đóng kín vào chính mình như một thụ tạo đầy tham vọng và dục vọng, đóng kín vào vật chất vô hồn để bị lệ thuộc vào không gian và thời gian là con người thấy mình bị nô lệ cho đủ thứ nghiện ngập, mỗi ngày một tàn tạ, già yếu, tật bệnh và tận cùng bằng cái chết. Đây là hậu quả đau thương của cuộc sống đóng kín với Thiên Chúa, với tha nhân, với vạn vật và với chính mình.
2. Mở ra với siêu việt và hướng tới vô biên
Trong Mùa Chay, Giáo Hội nhắc nhở ta rằng: “Mở ra với siêu việt là đặc tính của con người: con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo. Nhờ tinh thần, với trí khôn và ý chí, con người không bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian, có thể nâng mình lên trên mọi thụ tạo và cả chính mình để tiếp xúc được với Đấng siêu việt là Thiên Chúa” (Học thuyết Xã hội Công Giáo, số 130; Docat, câu 53). Chính nhờ cuộc tiếp xúc này, con người nối kết được với nguồn sống phi thường, với nguồn chân thiện mỹ vĩnh hằng để phát huy những khả năng vô tận, vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa.
Abraham trong Bài đọc I (x. St 12,1-4) là hình ảnh của con người biết mở ra cho Đấng siêu việt. Ông bỏ các thần linh, ngẫu tượng của dân tộc để dấn thân vào cuộc hành trình đức tin, tới một vùng đất xa lạ theo lệnh của Thiên Chúa. Chính nhờ lòng tin này, ông đã trở thành người cha của một dân tộc đông đúc luôn mở rộng tâm hồn cho Đấng vô biên.
Đấng đó “đã kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Ngài, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân huệ của Ngài. Ân huệ đó Ngài đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Giêsu Kitô” (2Tm 1,9).
Đức Giêsu đã thể hiện cho ta hiểu về con người mở ra cho siêu việt sẽ lạ lùng như thế nào trong bài Tin Mừng (x. Mt 17,1-9).
- Mở ra với Đấng siêu việt là họ trở thành người con yêu dấu của Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống thần linh, hạnh phúc vô tận và mọi ân huệ của Chúa.
- Mở ra với Đấng siêu việt là chính con người họ sẽ toả sáng giống như khuôn mặt Đức Giêsu chói lọi như ánh sáng mặt trời vì gắn kết được với nguồn sáng là chính Thiên Chúa. Đời sống tự nhiên của họ từ đó sẽ thay đổi tận gốc để mỗi hành động, tư tưởng, cảm xúc của họ có giá trị vô biên.
- Mở ra với Đấng siêu việt thì tất cả vạn vật tiếp xúc với họ cũng được biến đổi giống như y phục của Chúa Giêsu trở nên trắng tinh như ánh sáng. Vật chất không còn là khối bất động, đen đủi, xấu xí đến độ làm cho người ta nhàm chán, kinh tởm, nôn mửa như chiếc rễ cây trồi lên mặt đất, khiến nhà văn Jean Paul Sartre nghĩ đến bãi phân chó và viết nên tác phẩm Buồn nôn. Vật chất giờ đây trở thành những món quà nối kết tình yêu mà người ta trao tặng cho các phụ nữ trong ngày 8/3 này.
- Mở ra với Đấng siêu việt là con người “mở ra với chân trời vô biên của hiện hữu” để tiếp xúc với các thiên thần, với các người đã khuất như Đức Giêsu nói chuyện với ông Moise và Elia. Tinh thần con người có thể gặp được mọi tinh thần khác ở bất cứ không gian và thời gian nào, vì tất cả đều được bao phủ bằng đám mây sáng ngời của Thánh Thần tình yêu.
Lời kết
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp Mùa Chay 2020, đã nói với chúng ta rằng: “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, chúng tôi này xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2Cr 5,20).
Chúng ta hãy thanh tẩy ký ức của mình cho sạch những bụi bẩn tinh thần và ăn năn hối cải các tội lỗi để trở về với Thiên Chúa. Chúng ta hãy mở ra với Thiên Chúa bằng những giây phút cầu nguyện cũng như mở ra cho tha nhân và vạn vật bằng những hành động bác ái yêu thương. Lúc đó chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được cuộc biến hình trong đời mình.