Tờ Vox và đài truyền hình Al Jeera của Qatar đều đưa ra nhận định rằng các chính sách sai lầm của Iran và Iraq đang khiến cho các quốc gia này sớm muộn cũng trở thành các ổ dịch coronavirus kinh hoàng tại Trung Đông.
Iran đang cố gắng che đậy các con số thương vong vì coronavirus khiến người dân lơ là mất cảnh giác.
Trong khi đó, Iraq lại thổi phồng những lo sợ liên quan đến coronavirus. Người dân cho rằng chính phủ đang hù dọa họ để có cớ cấm các cuộc biểu tình. Người dân cũng đâm ra lơ là mất cảnh giác.
Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của một hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, đã qua đời vì coronavirus vào hôm thứ Hai 2 tháng Ba. Cái chết của ông theo sau hai nhà lãnh đạo Iran khác - một cựu đại sứ cạnh Tòa Thánh và một thành viên mới được bầu vào Quốc hội.
Các báo cáo cho thấy có tổng cộng khoảng bảy quan chức hàng đầu đã nhiễm coronavirus, bao gồm cả Margarj Harirchi, thứ trưởng bộ y tế, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống coronavirus, và Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar.
Việc tiết lộ Ebtekar nhiễm bệnh, đặc biệt gây sốc cho các lãnh đạo Iran, vì tin này được đưa ra chỉ một ngày sau khi bà tham dự một cuộc họp nội các, trong đó bà ngồi gần các quan chức chế độ, bao gồm cả lãnh tụ Khamenei 80 tuổi.
Việc coronavirus có khả năng lây lan đến cấp cao nhất trong chính phủ Iran, là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy quốc gia này đang thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Cho đến nay, Iran thừa nhận có 1,501 trường hợp nhiễm bệnh và 66 trường hợp tử vong. Đài BBC cho rằng Iran cố tình che đậy các con số thương vong vì coronavirus. Hôm 28 tháng Hai, Iran nói chỉ có 34 trường hợp tử vong. Nhưng đài BBC cho biết ít nhất 210 người đã thiệt mạng. Việc cố ý che đậy các con số thương vong vì coronavirus có thể khiến người dân mất cảnh giác và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, tại Iraq, tình hình xem ra lại ngược hẳn lại. Người dân Iraq cho rằng chính phủ đang thổi phồng sự nguy hiểm của coronavirus để cấm đoán các cuộc biểu tình.
Biểu tình đã nổ ra tại Baghdad và các thành phố khác từ tháng 10 năm ngoái. Quảng trường Giải phóng là trung tâm của các cuộc đối đầu bạo lực giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ. Bây giờ, quân đội đang phun hóa chất để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
Một người nói: “Chúng tôi không sợ những tay súng bắn tỉa, chúng tôi sẽ không sợ coronavirus. Iraq quan trọng hơn bất cứ điều gì. Iraq là tất cả mọi thứ, coronavirus là cái quái gì chứ? Chúng tôi phải đối mặt với nhiều điều còn tồi tệ hơn nhiều so với coronavirus. Chúng tôi phải đương đầu với những tay súng bắn tỉa giết người, và các loại bom khác nhau.”
Chính phủ đang cấm các cuộc tụ họp công cộng lớn. Họ muốn đóng cửa các trường học, các trường đại học cũng như các nhà hàng và quán cà phê như thế này trong một trung tâm mua sắm ở Baghdad.
Một dược sĩ nói:
“Tôi nghĩ rằng tất cả mọi thứ đã được phóng đại. Đúng là có mối quan tâm và lo lắng. Nhưng khi nói đến ngành y tế Iraq thì luôn luôn có sự phóng đại. Vâng, có một ít vấn đề nhưng tôi lo lắng về an ninh hơn là về sức khỏe.”
Các chủ doanh nghiệp đã phải đối mặt với các quan chức y tế đến kiểm tra xem các cửa hàng của họ đã được khử trùng chưa.
Koval Marvin, là người quản lý thương xá này nói: “Nhà nước hù doạ người dân. Chúng tôi phải thận trọng không phải là với con virus nhưng phải đề cao cảnh giác trước bất kỳ quyết định nào của Bộ Y tế hoặc chính nhà nước, điều này sẽ có tác động đến kinh doanh.”
Ít nhất một bệnh nhân được xác nhận nhiễm coronavirus đang được điều trị tại bệnh viện Baghdad này. Đó là một người đàn ông Iraq đi du lịch sang Iran. Ông ta là trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận tại thành phố có chín triệu người này.
Những bệnh nhân khác đang được điều trị tại thành phố Kirkuk ở phía bắc. Hàng chục trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi trên khắp đất nước. Bất chấp các cảnh báo của chính phủ, các thánh địa của Iraq vẫn đang thu hút rất đông người dân. Những lo ngại về coronavirus có thể đã làm giảm bớt đám đông thường tập trung ở Quảng trường Tahrir này, nhưng ở Baghdad, đường phố vẫn chật cứng xe cộ và nườm nượp người qua kẻ lại.
Nhiều người Iraq đã sống qua nhiều thập kỷ xung đột và biến động chính trị. Nhưng dường như họ chưa sẵn sàng nhận thức cuộc sống hàng ngày của họ đang bị đảo lộn vì virus. Nguy cơ nhiễm coronavirus đang tiến gần đến các trung tâm đông đúc của Baghdad nhưng người Iraq ở đây dường như quyết tâm tiếp tục tỉnh bơ sống như bình thường.
Source:VoxIran’s coronavirus outbreak has hit the highest levels of government
Iran đang cố gắng che đậy các con số thương vong vì coronavirus khiến người dân lơ là mất cảnh giác.
Trong khi đó, Iraq lại thổi phồng những lo sợ liên quan đến coronavirus. Người dân cho rằng chính phủ đang hù dọa họ để có cớ cấm các cuộc biểu tình. Người dân cũng đâm ra lơ là mất cảnh giác.
Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của một hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, đã qua đời vì coronavirus vào hôm thứ Hai 2 tháng Ba. Cái chết của ông theo sau hai nhà lãnh đạo Iran khác - một cựu đại sứ cạnh Tòa Thánh và một thành viên mới được bầu vào Quốc hội.
Các báo cáo cho thấy có tổng cộng khoảng bảy quan chức hàng đầu đã nhiễm coronavirus, bao gồm cả Margarj Harirchi, thứ trưởng bộ y tế, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống coronavirus, và Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar.
Việc tiết lộ Ebtekar nhiễm bệnh, đặc biệt gây sốc cho các lãnh đạo Iran, vì tin này được đưa ra chỉ một ngày sau khi bà tham dự một cuộc họp nội các, trong đó bà ngồi gần các quan chức chế độ, bao gồm cả lãnh tụ Khamenei 80 tuổi.
Việc coronavirus có khả năng lây lan đến cấp cao nhất trong chính phủ Iran, là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy quốc gia này đang thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Cho đến nay, Iran thừa nhận có 1,501 trường hợp nhiễm bệnh và 66 trường hợp tử vong. Đài BBC cho rằng Iran cố tình che đậy các con số thương vong vì coronavirus. Hôm 28 tháng Hai, Iran nói chỉ có 34 trường hợp tử vong. Nhưng đài BBC cho biết ít nhất 210 người đã thiệt mạng. Việc cố ý che đậy các con số thương vong vì coronavirus có thể khiến người dân mất cảnh giác và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, tại Iraq, tình hình xem ra lại ngược hẳn lại. Người dân Iraq cho rằng chính phủ đang thổi phồng sự nguy hiểm của coronavirus để cấm đoán các cuộc biểu tình.
Biểu tình đã nổ ra tại Baghdad và các thành phố khác từ tháng 10 năm ngoái. Quảng trường Giải phóng là trung tâm của các cuộc đối đầu bạo lực giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ. Bây giờ, quân đội đang phun hóa chất để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
Một người nói: “Chúng tôi không sợ những tay súng bắn tỉa, chúng tôi sẽ không sợ coronavirus. Iraq quan trọng hơn bất cứ điều gì. Iraq là tất cả mọi thứ, coronavirus là cái quái gì chứ? Chúng tôi phải đối mặt với nhiều điều còn tồi tệ hơn nhiều so với coronavirus. Chúng tôi phải đương đầu với những tay súng bắn tỉa giết người, và các loại bom khác nhau.”
Chính phủ đang cấm các cuộc tụ họp công cộng lớn. Họ muốn đóng cửa các trường học, các trường đại học cũng như các nhà hàng và quán cà phê như thế này trong một trung tâm mua sắm ở Baghdad.
Một dược sĩ nói:
“Tôi nghĩ rằng tất cả mọi thứ đã được phóng đại. Đúng là có mối quan tâm và lo lắng. Nhưng khi nói đến ngành y tế Iraq thì luôn luôn có sự phóng đại. Vâng, có một ít vấn đề nhưng tôi lo lắng về an ninh hơn là về sức khỏe.”
Các chủ doanh nghiệp đã phải đối mặt với các quan chức y tế đến kiểm tra xem các cửa hàng của họ đã được khử trùng chưa.
Koval Marvin, là người quản lý thương xá này nói: “Nhà nước hù doạ người dân. Chúng tôi phải thận trọng không phải là với con virus nhưng phải đề cao cảnh giác trước bất kỳ quyết định nào của Bộ Y tế hoặc chính nhà nước, điều này sẽ có tác động đến kinh doanh.”
Ít nhất một bệnh nhân được xác nhận nhiễm coronavirus đang được điều trị tại bệnh viện Baghdad này. Đó là một người đàn ông Iraq đi du lịch sang Iran. Ông ta là trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận tại thành phố có chín triệu người này.
Những bệnh nhân khác đang được điều trị tại thành phố Kirkuk ở phía bắc. Hàng chục trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi trên khắp đất nước. Bất chấp các cảnh báo của chính phủ, các thánh địa của Iraq vẫn đang thu hút rất đông người dân. Những lo ngại về coronavirus có thể đã làm giảm bớt đám đông thường tập trung ở Quảng trường Tahrir này, nhưng ở Baghdad, đường phố vẫn chật cứng xe cộ và nườm nượp người qua kẻ lại.
Nhiều người Iraq đã sống qua nhiều thập kỷ xung đột và biến động chính trị. Nhưng dường như họ chưa sẵn sàng nhận thức cuộc sống hàng ngày của họ đang bị đảo lộn vì virus. Nguy cơ nhiễm coronavirus đang tiến gần đến các trung tâm đông đúc của Baghdad nhưng người Iraq ở đây dường như quyết tâm tiếp tục tỉnh bơ sống như bình thường.
Source:Vox