Chỉ căn cứ vào tuyên bố của hai bên, Mỹ và Iran, tiếp theo cuộc không tập hạ sát người con cưng của chế độ Iran, chiến tranh giữa hai bên là điều không thể tránh, dù Tổng Thống Trump cho rằng hành động của Mỹ là để ngăn chặn một cuộc chiến tranh chứ không phải để khởi diễn nó.
Nhưng cũng chính câu nói của Ông Trump khiến người ta hy vọng chiến tranh là điều có thể tránh được. Nhưng muốn có điều ấy, hai bên buộc phải nói chuyện với nhau. Phiền một nỗi, Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo ký giả John Allen (xem Forget the Swiss — How about the Vatican to broker US/Iran relations?, Crux, John L. Allen Jr., Jan 5, 2020), hai quốc gia giao tiếp với nhau qua trung gian Tòa đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran. Chính vì thế, các viên chức của tòa đại sứ này đã được Iran mời hôm thứ Sáu để nghe lời phản đối của họ về vụ hạ sát Tướng Qasem Soleimani, mô tả nó như “một điển hình trắng trợn của chủ nghĩa khủng bố nhà nước Hoa Kỳ”.
Thực ra, Hoa Kỳ không cần trung gian Thụy Sĩ mới hay phản ứng của Iran vì phản ứng ấy đã được truyền thông thế giới truyền đi nhanh chóng và đầy đủ. Đối với ký giả Allen, Thụy Sĩ có lẽ cũng không được cần đến, khi Hoa Kỳ và Iran, để tránh cuộc chiến tranh cận kề, muốn nói chuyện trực diện với nhau qua một trung gian. Vì theo ông, trung gian ấy, tốt hơn, rất có thể là Vatican.
Lý do thứ nhất, liên hệ ngoại giao của Tòa Thánh với Iran đã có từ năm 1954, 30 năm trước khi Hoa Kỳ khởi đầu các liên hệ chính thức dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1984. Các nhà lãnh đạo Iran thời hậu cách mạng đặc biệt quan tâm đến việc làm nổi bật việc họ giao tiếp với Vatican, như một cách để phản công các cố gắng của Hoa Kỳ muốn tô vẽ họ như một thứ quốc gia cùng đinh (pariah state). Hiện nay, Iran có nhiều nhà ngoại giao tại Vatican hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Cộng Hòa Dominica; đây là dấu chỉ họ rất coi trọng mối liên hệ này.
Gần đây nhất, Iran đánh giá cao đường lối của Vatican đối với Syria, một đường lối không đòi thay đổi chế độ bằng cách loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Đàng khác, Vatican coi Iran như nước chủ chốt cho bất cứ giải pháp nào tại Syria, bao gồm cả việc che chở mạnh mẽ hơn cho cộng đồng thiểu số Kitô giáo tại Syria, và do đó đã đối xử với quốc gia này và các nhà lãnh đạo của nó một cách tôn trọng khác hẳn bất cứ định chế Tây phương nào khác.
Thêm vào đó, Vatican, nói chung, luôn chống đối việc trừng phạt kinh tế như một đòn bẩy chính trị, vì sợ rằng các hậu quả của chúng phần lớn rơi xuống đầu thường dân vô tội. Chính vì thế, Tòa Thánh chưa bao giờ ủng hộ việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Iran vì vi phạm các thỏa ước hạch nhân và nhiều tranh chấp khác.
Thứ hai, theo Allen, Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể không được Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Trump ưa bằng Iran. Lý do vì vị đương kim Giáo Hoàng tỏ ra không ưa các người Công Giáo bảo thủ Hoa Kỳ vốn nằm trong số những người hết lòng ủng hộ vị Tổng thống này. Nói chung, về phương diện lịch sử, các tổ chức duy Hồi Giáo vẫn thường coi Vatican như một thứ tuyên úy đối với Phương Tây, nay hẳn họ thấy rõ Đức Phanxicô không hề nằm trong giỏ Tòa Bạch Ốc. Điều này quả là một vốn qúy trong hoàn cảnh này.
Sau cùng có một lý do nằm bên dưới khiến Vatican có thể vận động được Teheran mà cả Thụy Sĩ lẫn bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể, đó là Thiên Chúa. Trên bình diện lãnh đạo, Iran là một chế độ thần trị, và dù cho là họ rất tinh khôn về khoa chính trị thực dụng (realpolitik), thế giới suy tư của giai cấp lãnh đạo của họ vẫn bàng bạc với các ý niệm và từ vựng tôn giáo. Vatican, vì thế, là trung gian nghiêm túc có thể vận động Iran trên bình diện này và được coi trọng.
Về phương diện học thuyết, Đạo Công Giáo và ngành Shi’a của Hồi Giáo Iran có một sự gần gũi tự nhiên. Không như ngành Sunni, một thứ Thệ Phản trong thế giới Hồi Giáo, người Shi’ites được lãnh đạo bởi giai cấp giáo sĩ, họ nhìn nhận cả sách thánh lẫn truyền thống như các nguồn mặc khải; họ có nền thần học mạnh mẽ về hy sinh và chuộc tội, và họ cũng có những trào lưu lòng đạo bình dân phát biều bằng các ngày lễ, lòng sùng kính và cả các thánh nữa.
Những nét song hành ấy khiến Vatican rất thích hợp trong việc tạo nên mối liên hệ gắn bó mà không quốc gia Tây Phương nào khác có thể có đối với Iran.
Nhưng đâu có thể là sáng kiến ngoại giao của Tòa Thánh trong hoàn cảnh này?
Allen cho rằng, trước nhất, Đức Phanxicô có thể đích thân viết thư cho cả Tổng thống Trump lẫn Lãnh Đạo Tối Cao của Iran là Ali Khamenei, giống như các lá thư ngài viết năm 2014 cho cả nhà lãnh đạo Cuba, Raul Castro, lẫn Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Barack Obama, những lá thư đã giúp dọn đường tái lập liên hệ ngoại giao giữa Havana và Washington.
Trong các lá thư, Đức Phanxicô có thể đề nghị cung ứng các dịch vụ của Vatican như người trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ, hay, ít nhất, như đường dây giao tiếp ở hậu trường giữa hai quốc gia để bảo đảm rằng các quyết định quân sự vội vàng không được đưa ra dựa trên tính toán sai lầm hay thiếu thông tin chính xác.
Ngài cũng có thể phỏng theo hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng cách đích thân gửi sứ giả tới cả Tehran lẫn Washington, thúc giục họ chứng tỏ hạn chế, giống vị Giáo Hoàng Balan đã làm với Baghdad và Washington năm 2003 trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở Iraq. Hiển nhiên, cố gắng ấy đã không thành. Nhưng sự kiện không thành một lần không có nghĩa nó sẽ không thành lần thứ hai.
Còn nếu mạnh dạn hơn, Đức Phanxicô có thể công bố ý định của ngài sẽ đi thăm Trung Đông, với ý tưởng triệu tập các viên chức Iran và Hoa kỳ cùng với đại diện các quốc gia khác trong vùng trong một cố gắng nhằm cổ vũ đối thoại và các giải pháp hòa bình. Nơi tổ chức có thể là Lebanon, một nước được Đức Phanxicô hứa sẽ đến thăm từ năm 2017 và là nước có liên hệ gần gũi với Iran nhưng cũng có mối liên hệ đủ để làm việc với Hoa Kỳ. Lebanon cũng là nước có dân số Công Giáo lớn nhất ở Trung Đông, khiến nó là nước tự nhiên để Đức Phanxicô tới thăm.
Nhưng cũng chính câu nói của Ông Trump khiến người ta hy vọng chiến tranh là điều có thể tránh được. Nhưng muốn có điều ấy, hai bên buộc phải nói chuyện với nhau. Phiền một nỗi, Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo ký giả John Allen (xem Forget the Swiss — How about the Vatican to broker US/Iran relations?, Crux, John L. Allen Jr., Jan 5, 2020), hai quốc gia giao tiếp với nhau qua trung gian Tòa đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran. Chính vì thế, các viên chức của tòa đại sứ này đã được Iran mời hôm thứ Sáu để nghe lời phản đối của họ về vụ hạ sát Tướng Qasem Soleimani, mô tả nó như “một điển hình trắng trợn của chủ nghĩa khủng bố nhà nước Hoa Kỳ”.
Thực ra, Hoa Kỳ không cần trung gian Thụy Sĩ mới hay phản ứng của Iran vì phản ứng ấy đã được truyền thông thế giới truyền đi nhanh chóng và đầy đủ. Đối với ký giả Allen, Thụy Sĩ có lẽ cũng không được cần đến, khi Hoa Kỳ và Iran, để tránh cuộc chiến tranh cận kề, muốn nói chuyện trực diện với nhau qua một trung gian. Vì theo ông, trung gian ấy, tốt hơn, rất có thể là Vatican.
Lý do thứ nhất, liên hệ ngoại giao của Tòa Thánh với Iran đã có từ năm 1954, 30 năm trước khi Hoa Kỳ khởi đầu các liên hệ chính thức dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1984. Các nhà lãnh đạo Iran thời hậu cách mạng đặc biệt quan tâm đến việc làm nổi bật việc họ giao tiếp với Vatican, như một cách để phản công các cố gắng của Hoa Kỳ muốn tô vẽ họ như một thứ quốc gia cùng đinh (pariah state). Hiện nay, Iran có nhiều nhà ngoại giao tại Vatican hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Cộng Hòa Dominica; đây là dấu chỉ họ rất coi trọng mối liên hệ này.
Gần đây nhất, Iran đánh giá cao đường lối của Vatican đối với Syria, một đường lối không đòi thay đổi chế độ bằng cách loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Đàng khác, Vatican coi Iran như nước chủ chốt cho bất cứ giải pháp nào tại Syria, bao gồm cả việc che chở mạnh mẽ hơn cho cộng đồng thiểu số Kitô giáo tại Syria, và do đó đã đối xử với quốc gia này và các nhà lãnh đạo của nó một cách tôn trọng khác hẳn bất cứ định chế Tây phương nào khác.
Thêm vào đó, Vatican, nói chung, luôn chống đối việc trừng phạt kinh tế như một đòn bẩy chính trị, vì sợ rằng các hậu quả của chúng phần lớn rơi xuống đầu thường dân vô tội. Chính vì thế, Tòa Thánh chưa bao giờ ủng hộ việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Iran vì vi phạm các thỏa ước hạch nhân và nhiều tranh chấp khác.
Thứ hai, theo Allen, Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể không được Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Trump ưa bằng Iran. Lý do vì vị đương kim Giáo Hoàng tỏ ra không ưa các người Công Giáo bảo thủ Hoa Kỳ vốn nằm trong số những người hết lòng ủng hộ vị Tổng thống này. Nói chung, về phương diện lịch sử, các tổ chức duy Hồi Giáo vẫn thường coi Vatican như một thứ tuyên úy đối với Phương Tây, nay hẳn họ thấy rõ Đức Phanxicô không hề nằm trong giỏ Tòa Bạch Ốc. Điều này quả là một vốn qúy trong hoàn cảnh này.
Sau cùng có một lý do nằm bên dưới khiến Vatican có thể vận động được Teheran mà cả Thụy Sĩ lẫn bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể, đó là Thiên Chúa. Trên bình diện lãnh đạo, Iran là một chế độ thần trị, và dù cho là họ rất tinh khôn về khoa chính trị thực dụng (realpolitik), thế giới suy tư của giai cấp lãnh đạo của họ vẫn bàng bạc với các ý niệm và từ vựng tôn giáo. Vatican, vì thế, là trung gian nghiêm túc có thể vận động Iran trên bình diện này và được coi trọng.
Về phương diện học thuyết, Đạo Công Giáo và ngành Shi’a của Hồi Giáo Iran có một sự gần gũi tự nhiên. Không như ngành Sunni, một thứ Thệ Phản trong thế giới Hồi Giáo, người Shi’ites được lãnh đạo bởi giai cấp giáo sĩ, họ nhìn nhận cả sách thánh lẫn truyền thống như các nguồn mặc khải; họ có nền thần học mạnh mẽ về hy sinh và chuộc tội, và họ cũng có những trào lưu lòng đạo bình dân phát biều bằng các ngày lễ, lòng sùng kính và cả các thánh nữa.
Những nét song hành ấy khiến Vatican rất thích hợp trong việc tạo nên mối liên hệ gắn bó mà không quốc gia Tây Phương nào khác có thể có đối với Iran.
Nhưng đâu có thể là sáng kiến ngoại giao của Tòa Thánh trong hoàn cảnh này?
Allen cho rằng, trước nhất, Đức Phanxicô có thể đích thân viết thư cho cả Tổng thống Trump lẫn Lãnh Đạo Tối Cao của Iran là Ali Khamenei, giống như các lá thư ngài viết năm 2014 cho cả nhà lãnh đạo Cuba, Raul Castro, lẫn Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Barack Obama, những lá thư đã giúp dọn đường tái lập liên hệ ngoại giao giữa Havana và Washington.
Trong các lá thư, Đức Phanxicô có thể đề nghị cung ứng các dịch vụ của Vatican như người trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ, hay, ít nhất, như đường dây giao tiếp ở hậu trường giữa hai quốc gia để bảo đảm rằng các quyết định quân sự vội vàng không được đưa ra dựa trên tính toán sai lầm hay thiếu thông tin chính xác.
Ngài cũng có thể phỏng theo hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng cách đích thân gửi sứ giả tới cả Tehran lẫn Washington, thúc giục họ chứng tỏ hạn chế, giống vị Giáo Hoàng Balan đã làm với Baghdad và Washington năm 2003 trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở Iraq. Hiển nhiên, cố gắng ấy đã không thành. Nhưng sự kiện không thành một lần không có nghĩa nó sẽ không thành lần thứ hai.
Còn nếu mạnh dạn hơn, Đức Phanxicô có thể công bố ý định của ngài sẽ đi thăm Trung Đông, với ý tưởng triệu tập các viên chức Iran và Hoa kỳ cùng với đại diện các quốc gia khác trong vùng trong một cố gắng nhằm cổ vũ đối thoại và các giải pháp hòa bình. Nơi tổ chức có thể là Lebanon, một nước được Đức Phanxicô hứa sẽ đến thăm từ năm 2017 và là nước có liên hệ gần gũi với Iran nhưng cũng có mối liên hệ đủ để làm việc với Hoa Kỳ. Lebanon cũng là nước có dân số Công Giáo lớn nhất ở Trung Đông, khiến nó là nước tự nhiên để Đức Phanxicô tới thăm.