Năm nay có thể là năm cuối cùng của tín hữu Công Giáo Iraq
Đức Thánh Cha Phanxicô, các nhà lãnh đạo khác tại Vatican và trong vùng Trung Đông đã lên tiếng đặc biệt quan ngại trước viễn cảnh chiến tranh trong vùng. So với năm 2003 khi Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào Iraq để lật đổ Saddam Hussein, người Công Giáo tại Iraq chỉ còn lại 10% so với trước đây.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là những cuộc biểu tình dữ dội của các trào lưu Hồi Giáo cực đoan ngay trên đường phố Baghdad trong những ngày này. Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê âu lo về tình hình này và quan ngại rằng nếu xảy ra một cuộc chiến tranh nữa, người Công Giáo sẽ biến mất hoàn toàn khỏi quốc gia này.
Người Công Giáo tại Syria cũng chỉ còn lại chưa đến 1/3 so với trước khi bắt đầu cuộc nội chiến vào năm 2011. Trong thánh lễ hôm 6 tháng Giêng tại Damascus, Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II của Công Giáo nghi lễ Syria kêu gọi thế giới hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình.
Trong chương trình này chúng tôi xin được giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét lịch sử và những lý do dẫn đến tình trạng hiện nay, cũng như nhận định của hàng giáo phẩm trong khu vực.
Quan hệ Iran- Vatican và vài nét lịch sử cũng như những lý do dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay
Quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Vatican đã được manh nha dưới triều đại của Vua Abbas I khi các đại sứ Iran, hay còn gọi là Ba Tư, tại Ý lần lượt đến thăm Đức Giáo Hoàng Piô XII.
Năm 1953, CIA ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Mohammed Mossadegh, rất được ưa chuộng, để mở rộng và củng cố quyền lực của Vua Mohammad Reza Pahlavi. 10 năm sau đó, CIA cũng làm một trò tương tự như thế tại Việt Nam đối với tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vua Pahlavi đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican từ năm 1954, có thể có các lý do khác, nhưng chắc chắn một phần là vì muốn được thế giới công nhận rộng rãi. Ngay từ đầu và đến tận ngày nay, Iran có một đoàn ngoại giao lớn thứ hai tại Vatican chỉ sau Cộng hòa Dominican.
Những cuộc biểu tình trong cuộc Cách mạng Hồi Giáo diễn ra suốt năm 1978 đã khiến Vua Pahlavi phải bỏ chạy sang Hoa Kỳ. Nghiêm trọng hơn, ngày 4 tháng 11, 1979 các sinh viên Hồi Giáo đã chiếm toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran để buộc Hoa Kỳ phải dẫn độ Pahlavi về nước. Khi Hoa Kỳ từ chối, họ bắt giữ 52 nhân viên sứ quán làm con tin. Đáp lại, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và tịch thu tất cả tài sản của quốc gia này trên đất Mỹ. Năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái sứ thần đến Iran để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng con tin. Tuy nhiên, hai bên khăng khăng giữ quan điểm của mình. Một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ nhằm giải cứu con tin đã được thực hiện nhưng thất bại.
52 nhân viên sứ quán bị bắt làm con tin trong suốt 444 ngày. Họ chỉ được trả tự do sau khi tổng thống Jimmy Carter rời khỏi chức vụ và tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Âu châu. Tuy nhiên, quan hệ giữa Tehran và Vatican vẫn được duy trì, và thực tế càng có vẻ mặn mà hơn.
Sau cuộc khủng hoảng con tin, Hoa Kỳ luôn coi Iran là quốc gia thù địch và nguy hiểm vì Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân và tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi Giáo Shiite. Năm 1984, Hoa Kỳ chính thức liệt kê Iran là quốc gia tài trợ cho khủng bố Hồi Giáo.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm vào một chiếc máy bay chở hành khách của Iran giết chết 290 người vào tháng 7, 1988.
Tháng 6, 2007, tổng thống George Bush được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp tại Vatican. Ngài nêu lên mong muốn Hoa Kỳ và Iran chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử là mối đe dọa toàn cầu. Một năm sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo với Iran về các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Cho nên, vào năm 2008 mối quan hệ giữa Iran và Tòa thánh đã “ấm lên” rất nhiều. Tiêu biểu là phát biểu của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Ông nói rằng “Vatican là một lực lượng tích cực cho công lý và hòa bình” khi tiếp tân Sứ thần Tòa Thánh tại Iran, là Đức Tổng Giám Mục Jean-Paul Gobel, đến trình quốc thư.
Theo một bài báo của Carol Glatz đăng trên Catholic News Service vào ngày 7 tháng 10 năm 2010, Tổng thống Ahmadinejad nói với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Vatican trong nỗ lực ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình. Tổng thống cũng kêu gọi các tôn giáo trên thế giới hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật. Tuyên bố này được đích thân Phó Chủ tịch Quốc hội Iran, Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 6 tháng 10, 2010.
Một tuyên bố quá hay như thế gây ngạc nhiên đến mức khó tin đối với nhiều người. Cho nên, vào ngày 7 tháng 10, Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh lúc bấy giờ, phải chính thức xác nhận với Catholic News Service và nhiều thông tấn xã Công Giáo khác rằng bức thư đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng và nội dung của nó đúng hệt như những gì đã được các phương tiện truyền thông Iran công bố.
Ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình là những mối quan tâm rất lớn của Tòa Thánh. Do đó, vào ngày 3 tháng 11, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã gửi thư cho Tổng thống Iran để trả lời, trong đó ngài tuyên bố rằng việc thành lập một ủy ban song phương của Vatican-Iran sẽ là một bước mong muốn để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo ở Iran. Đến nay Iran vẫn chưa xúc tiến đề nghị này. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo ở Iran có phần dễ thở hơn.
Tháng 7, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh diễn biến Hoa Kỳ và Iran đạt được hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tháng 5, 2018 tổng thống Trump quyết định đơn phương rút khỏi hiệp ước này vì Hoa Kỳ, Pháp và Anh cho rằng Iran vẫn bí mật nghiên cứu cách làm giàu Uranium và các vũ khí hạt nhân. Lệnh trừng phạt kinh tế được tái lập.
Trong tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, các tầu chở dầu bị tấn công trong vùng Vịnh. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran nhưng quốc gia này phủ nhận và bắn rớt một chiếc máy bay không người lái của Hoa Kỳ.
Căng thẳng gần đây lại rộ lên sau khi một nhà thầu Mỹ bị giết gần Kirkuk, Iraq, hôm 27 tháng 12, và bốn thành viên quân sự đã bị thương trong một cuộc tấn công của dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Một cuộc tấn công trả đũa của Hoa Kỳ đã giết chết 25 thành viên của dân quân và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm 31 tháng 12, những người biểu tình do nhóm dân quân này ủng hộ đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Ngày 3 tháng Giêng, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Đó là một sự leo thang lớn giữa hai nước.
Tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Một cuộc tấn công khác đã được tiến hành ở Iraq, lần này nhắm vào các thành viên của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở nước này.
Sáng sớm thứ Bảy theo giờ địa phương, một đoàn xe hai chiếc chở các thành viên của Lực lượng dân quân PMF của Hồi Giáo Shiite, được Iran hậu thuẫn, đã bị tấn công, ít nhất năm người bị giết chết.
Nhận định của hàng giáo phẩm trong vùng
Đức Hồng Y Louis Rafaël Sako, Thượng Phụ Công Giáo Chanđê, đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ vào hôm thứ Bảy sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ tại Baghdad giết chết Tướng Qasem Soleimani của Iran, và các cuộc biểu tình diễn ra sau đó.
Lời kêu gọi của Đức Thượng Phụ đã diễn ra trong bối cảnh hàng ngàn người xuống đường ở thủ đô Iraq, than khóc về cái chết của Tướng Soleimani và la hét các khẩu hiệu chống Mỹ. Vào buổi tối, một hoả tiễn đã bắn trúng vào vùng xanh của Baghdad, tức là một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt gần Đại sứ quán Hoa Kỳ. Một hoả tiễn khác rớt vào khu phố Jadriya gần đó, và hai hoả tiễn khác được nhắm vào căn cứ không quân Balad. Theo một tuyên bố của quân đội Iraq, không có ai bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công hoả tiễn này và không ai nhận trách nhiệm đã gây ra cuộc tấn công.
Đáp lại, trong một tweet vào hôm thứ Bảy, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cảnh báo Iran rằng Hoa Kỳ đã chọn 52 địa điểm sẽ bị tấn công rất nhanh và rất nặng nề, nếu bị Iran tấn công bất kỳ người Mỹ nào hoặc tài sản của Mỹ. Số 52 là biểu tượng của 52 con tin Hoa Kỳ bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1981.
Đức Hồng Y Louis Sako nói:
“Người dân Iraq vẫn còn bị kinh hoàng bởi những gì đã xảy ra tuần trước. Thật là một thảm họa khi đất nước chúng ta bị biến thành một nơi các thế lực nước ngoài muốn cân bằng tỷ số với nhau, thay vì là một quốc gia có chủ quyền, có khả năng bảo vệ vùng đất của chính mình, của cải của chính họ, của chính công dân mình. Trước tình hình tế nhị và nguy hiểm này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan biết tự chế, thể hiện sự khôn ngoan, hành động hợp lý và ngồi vào bàn đàm phán để đối thoại và tìm hiểu lẫn nhau để quốc gia này có thể tránh được những hậu quả không thể tưởng tượng được.
Chúng tôi dâng lời cầu nguyện lên Chúa toàn năng để Ngài ban cho Iraq và khu vực này được hòa bình, ổn định, an toàn, và một cuộc sống bình thường mà chúng tôi mong muốn.”
Giám Mục Phụ Tá của Đức Thượng Phụ Babylon, là Đức Cha Mar Shlemon Warduni nói trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News rằng “một cuộc chiến mới ở Iraq sẽ vô cùng khủng khiếp đối với dân chúng và cộng đồng Kitô giáo. Chúng tôi luôn là người yếu nhất phải trả hậu quả nặng nề trong các cuộc xung đột vũ trang.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình trong một tweet: “Chúng ta phải tin rằng những người khác cũng cần hòa bình như chúng ta. Hòa bình sẽ không có được trừ khi nó được hy vọng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho hồng ân hòa bình!”
Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chiến tranh chỉ mang đến cái chết và hủy diệt.”
Dù không nêu đích danh một quốc gia nào, Đức Thánh Cha cho biết hiện đang có một bầu không khí căng thẳng khủng khiếp ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngài kêu gọi tất cả mọi bên hãy dùng phương thế đối thoại và tự kiềm chế mà xua đuổi con ma thù hận đi! Sau đó Đức Thánh Cha mời mọi người hãy thinh lặng cầu nguyện trong giây lát cho ý chỉ này.
Đề cập đến sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran, Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, nhận xét rằng “Thật là điều đáng buồn và đau lòng khi chuyện đó xảy ra chỉ vài ngày khi chúng ta bắt đầu năm mới với đầy nhiệt tình, đầy hy vọng cho hòa bình và thanh thản, nhưng rồi chúng ta phải đón nhận tin tức về bạo lực và chiến tranh ở những nơi khác trên thế giới.”
Ngài nói tiếp rằng “trong khi chúng ta nói về hòa bình, vẫn có những thế lực trên thế giới sẽ nói về bạo lực với chúng ta, và chỉ khi nào chúng ta nắm chặt tay Chúa chúng ta, vị Hoàng tử hòa bình, chúng ta mới có thể vượt qua được tất cả những trở ngại này.”
Đức Thánh Cha Phanxicô, các nhà lãnh đạo khác tại Vatican và trong vùng Trung Đông đã lên tiếng đặc biệt quan ngại trước viễn cảnh chiến tranh trong vùng. So với năm 2003 khi Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào Iraq để lật đổ Saddam Hussein, người Công Giáo tại Iraq chỉ còn lại 10% so với trước đây.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là những cuộc biểu tình dữ dội của các trào lưu Hồi Giáo cực đoan ngay trên đường phố Baghdad trong những ngày này. Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê âu lo về tình hình này và quan ngại rằng nếu xảy ra một cuộc chiến tranh nữa, người Công Giáo sẽ biến mất hoàn toàn khỏi quốc gia này.
Người Công Giáo tại Syria cũng chỉ còn lại chưa đến 1/3 so với trước khi bắt đầu cuộc nội chiến vào năm 2011. Trong thánh lễ hôm 6 tháng Giêng tại Damascus, Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II của Công Giáo nghi lễ Syria kêu gọi thế giới hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình.
Trong chương trình này chúng tôi xin được giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét lịch sử và những lý do dẫn đến tình trạng hiện nay, cũng như nhận định của hàng giáo phẩm trong khu vực.
Quan hệ Iran- Vatican và vài nét lịch sử cũng như những lý do dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay
Quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Vatican đã được manh nha dưới triều đại của Vua Abbas I khi các đại sứ Iran, hay còn gọi là Ba Tư, tại Ý lần lượt đến thăm Đức Giáo Hoàng Piô XII.
Năm 1953, CIA ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Mohammed Mossadegh, rất được ưa chuộng, để mở rộng và củng cố quyền lực của Vua Mohammad Reza Pahlavi. 10 năm sau đó, CIA cũng làm một trò tương tự như thế tại Việt Nam đối với tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vua Pahlavi đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican từ năm 1954, có thể có các lý do khác, nhưng chắc chắn một phần là vì muốn được thế giới công nhận rộng rãi. Ngay từ đầu và đến tận ngày nay, Iran có một đoàn ngoại giao lớn thứ hai tại Vatican chỉ sau Cộng hòa Dominican.
Những cuộc biểu tình trong cuộc Cách mạng Hồi Giáo diễn ra suốt năm 1978 đã khiến Vua Pahlavi phải bỏ chạy sang Hoa Kỳ. Nghiêm trọng hơn, ngày 4 tháng 11, 1979 các sinh viên Hồi Giáo đã chiếm toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran để buộc Hoa Kỳ phải dẫn độ Pahlavi về nước. Khi Hoa Kỳ từ chối, họ bắt giữ 52 nhân viên sứ quán làm con tin. Đáp lại, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và tịch thu tất cả tài sản của quốc gia này trên đất Mỹ. Năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái sứ thần đến Iran để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng con tin. Tuy nhiên, hai bên khăng khăng giữ quan điểm của mình. Một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ nhằm giải cứu con tin đã được thực hiện nhưng thất bại.
52 nhân viên sứ quán bị bắt làm con tin trong suốt 444 ngày. Họ chỉ được trả tự do sau khi tổng thống Jimmy Carter rời khỏi chức vụ và tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Âu châu. Tuy nhiên, quan hệ giữa Tehran và Vatican vẫn được duy trì, và thực tế càng có vẻ mặn mà hơn.
Sau cuộc khủng hoảng con tin, Hoa Kỳ luôn coi Iran là quốc gia thù địch và nguy hiểm vì Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân và tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi Giáo Shiite. Năm 1984, Hoa Kỳ chính thức liệt kê Iran là quốc gia tài trợ cho khủng bố Hồi Giáo.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm vào một chiếc máy bay chở hành khách của Iran giết chết 290 người vào tháng 7, 1988.
Tháng 6, 2007, tổng thống George Bush được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp tại Vatican. Ngài nêu lên mong muốn Hoa Kỳ và Iran chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử là mối đe dọa toàn cầu. Một năm sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo với Iran về các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Cho nên, vào năm 2008 mối quan hệ giữa Iran và Tòa thánh đã “ấm lên” rất nhiều. Tiêu biểu là phát biểu của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Ông nói rằng “Vatican là một lực lượng tích cực cho công lý và hòa bình” khi tiếp tân Sứ thần Tòa Thánh tại Iran, là Đức Tổng Giám Mục Jean-Paul Gobel, đến trình quốc thư.
Theo một bài báo của Carol Glatz đăng trên Catholic News Service vào ngày 7 tháng 10 năm 2010, Tổng thống Ahmadinejad nói với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Vatican trong nỗ lực ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình. Tổng thống cũng kêu gọi các tôn giáo trên thế giới hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật. Tuyên bố này được đích thân Phó Chủ tịch Quốc hội Iran, Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 6 tháng 10, 2010.
Một tuyên bố quá hay như thế gây ngạc nhiên đến mức khó tin đối với nhiều người. Cho nên, vào ngày 7 tháng 10, Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh lúc bấy giờ, phải chính thức xác nhận với Catholic News Service và nhiều thông tấn xã Công Giáo khác rằng bức thư đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng và nội dung của nó đúng hệt như những gì đã được các phương tiện truyền thông Iran công bố.
Ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình là những mối quan tâm rất lớn của Tòa Thánh. Do đó, vào ngày 3 tháng 11, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã gửi thư cho Tổng thống Iran để trả lời, trong đó ngài tuyên bố rằng việc thành lập một ủy ban song phương của Vatican-Iran sẽ là một bước mong muốn để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo ở Iran. Đến nay Iran vẫn chưa xúc tiến đề nghị này. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo ở Iran có phần dễ thở hơn.
Tháng 7, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh diễn biến Hoa Kỳ và Iran đạt được hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tháng 5, 2018 tổng thống Trump quyết định đơn phương rút khỏi hiệp ước này vì Hoa Kỳ, Pháp và Anh cho rằng Iran vẫn bí mật nghiên cứu cách làm giàu Uranium và các vũ khí hạt nhân. Lệnh trừng phạt kinh tế được tái lập.
Trong tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, các tầu chở dầu bị tấn công trong vùng Vịnh. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran nhưng quốc gia này phủ nhận và bắn rớt một chiếc máy bay không người lái của Hoa Kỳ.
Căng thẳng gần đây lại rộ lên sau khi một nhà thầu Mỹ bị giết gần Kirkuk, Iraq, hôm 27 tháng 12, và bốn thành viên quân sự đã bị thương trong một cuộc tấn công của dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Một cuộc tấn công trả đũa của Hoa Kỳ đã giết chết 25 thành viên của dân quân và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm 31 tháng 12, những người biểu tình do nhóm dân quân này ủng hộ đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Ngày 3 tháng Giêng, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Đó là một sự leo thang lớn giữa hai nước.
Tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Một cuộc tấn công khác đã được tiến hành ở Iraq, lần này nhắm vào các thành viên của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở nước này.
Sáng sớm thứ Bảy theo giờ địa phương, một đoàn xe hai chiếc chở các thành viên của Lực lượng dân quân PMF của Hồi Giáo Shiite, được Iran hậu thuẫn, đã bị tấn công, ít nhất năm người bị giết chết.
Nhận định của hàng giáo phẩm trong vùng
Đức Hồng Y Louis Rafaël Sako, Thượng Phụ Công Giáo Chanđê, đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ vào hôm thứ Bảy sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ tại Baghdad giết chết Tướng Qasem Soleimani của Iran, và các cuộc biểu tình diễn ra sau đó.
Lời kêu gọi của Đức Thượng Phụ đã diễn ra trong bối cảnh hàng ngàn người xuống đường ở thủ đô Iraq, than khóc về cái chết của Tướng Soleimani và la hét các khẩu hiệu chống Mỹ. Vào buổi tối, một hoả tiễn đã bắn trúng vào vùng xanh của Baghdad, tức là một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt gần Đại sứ quán Hoa Kỳ. Một hoả tiễn khác rớt vào khu phố Jadriya gần đó, và hai hoả tiễn khác được nhắm vào căn cứ không quân Balad. Theo một tuyên bố của quân đội Iraq, không có ai bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công hoả tiễn này và không ai nhận trách nhiệm đã gây ra cuộc tấn công.
Đáp lại, trong một tweet vào hôm thứ Bảy, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cảnh báo Iran rằng Hoa Kỳ đã chọn 52 địa điểm sẽ bị tấn công rất nhanh và rất nặng nề, nếu bị Iran tấn công bất kỳ người Mỹ nào hoặc tài sản của Mỹ. Số 52 là biểu tượng của 52 con tin Hoa Kỳ bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1981.
Đức Hồng Y Louis Sako nói:
“Người dân Iraq vẫn còn bị kinh hoàng bởi những gì đã xảy ra tuần trước. Thật là một thảm họa khi đất nước chúng ta bị biến thành một nơi các thế lực nước ngoài muốn cân bằng tỷ số với nhau, thay vì là một quốc gia có chủ quyền, có khả năng bảo vệ vùng đất của chính mình, của cải của chính họ, của chính công dân mình. Trước tình hình tế nhị và nguy hiểm này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan biết tự chế, thể hiện sự khôn ngoan, hành động hợp lý và ngồi vào bàn đàm phán để đối thoại và tìm hiểu lẫn nhau để quốc gia này có thể tránh được những hậu quả không thể tưởng tượng được.
Chúng tôi dâng lời cầu nguyện lên Chúa toàn năng để Ngài ban cho Iraq và khu vực này được hòa bình, ổn định, an toàn, và một cuộc sống bình thường mà chúng tôi mong muốn.”
Giám Mục Phụ Tá của Đức Thượng Phụ Babylon, là Đức Cha Mar Shlemon Warduni nói trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News rằng “một cuộc chiến mới ở Iraq sẽ vô cùng khủng khiếp đối với dân chúng và cộng đồng Kitô giáo. Chúng tôi luôn là người yếu nhất phải trả hậu quả nặng nề trong các cuộc xung đột vũ trang.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình trong một tweet: “Chúng ta phải tin rằng những người khác cũng cần hòa bình như chúng ta. Hòa bình sẽ không có được trừ khi nó được hy vọng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho hồng ân hòa bình!”
Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chiến tranh chỉ mang đến cái chết và hủy diệt.”
Dù không nêu đích danh một quốc gia nào, Đức Thánh Cha cho biết hiện đang có một bầu không khí căng thẳng khủng khiếp ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngài kêu gọi tất cả mọi bên hãy dùng phương thế đối thoại và tự kiềm chế mà xua đuổi con ma thù hận đi! Sau đó Đức Thánh Cha mời mọi người hãy thinh lặng cầu nguyện trong giây lát cho ý chỉ này.
Đề cập đến sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran, Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, nhận xét rằng “Thật là điều đáng buồn và đau lòng khi chuyện đó xảy ra chỉ vài ngày khi chúng ta bắt đầu năm mới với đầy nhiệt tình, đầy hy vọng cho hòa bình và thanh thản, nhưng rồi chúng ta phải đón nhận tin tức về bạo lực và chiến tranh ở những nơi khác trên thế giới.”
Ngài nói tiếp rằng “trong khi chúng ta nói về hòa bình, vẫn có những thế lực trên thế giới sẽ nói về bạo lực với chúng ta, và chỉ khi nào chúng ta nắm chặt tay Chúa chúng ta, vị Hoàng tử hòa bình, chúng ta mới có thể vượt qua được tất cả những trở ngại này.”