Bắc Kinh luôn cho rằng coronavirus không nguy hiểm bằng SARS. Tuy nhiên, tính đến 10 giờ sáng ngày thứ Hai 17 tháng Hai, theo các báo cáo chính thức của Trung Quốc con số người chết đã lên đến 1,775 người trong vòng gần 2 tháng qua. Trong khi đó, con số tử vong vì dịch SARS trong cả hai năm 2002 và 2003 chỉ có 774 người. Như thế, chỉ trong 2 tháng, số người chết đã cao hơn gấp đôi con số tử vong vì SARS trong 2 năm.
Con số người nhiễm bệnh SARS trong suốt 2 năm trên toàn thế giới là 8,098 người. Trong khi đó, chỉ chưa đầy 2 tháng qua, tính đến ngày thứ Hai 17 tháng Hai đã có 71,327 người nhiễm bệnh, tức là gần 10 lần nhiều hơn.
Trong ngày Chúa Nhật 16 tháng Hai, đã có 110 bị thiệt mạng, và thêm 2,827 người được xác nhận là nhiễm bệnh.
Qua một loạt các dàn xếp đầy khó khăn, Ninh Châu (Ning Zhu - 宁珠), một nữ y tá Công Giáo ở Vũ Hán, một thành phố trung tâm của Trung Quốc, là tâm chấn của sự bùng phát coronavirus gây chết người, đã đồng ý nói chuyện qua điện thoại với thông tấn xã CNN về thực trạng của ngành y tế thành phố trước dịch coronavirus, mà nay chính thức được gọi là COVID-19. Cô cho biết hàng ngàn y tá và bác sĩ đã bị nhiễm bệnh và ít nhất 6 bác sĩ mà cô quen biết đã chết, trong điều kiện tham nhũng tràn lan. Cả các khẩu trang y tế cũng bị tham ô.
CNN cho biết như sau:
Thay vì giúp đỡ trên tuyến đầu, Ninh Châu, là tên giả của cô để tránh bị bọn cầm quyền trả thù, đã phải tự cô lập tại nhà trong nhiều tuần qua, sau khi chiếu ngực vào ngày 26 tháng Giêng cho thấy cô bị nghi ngờ đã nhiễm loại coronavirus mới này.
Ninh Châu được yêu cầu về nhà, tự cô lập mình, chờ đợi được xét nghiệm axit nucleic để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, nhưng điều này đã không bao giờ đến. Lý do đơn giản là vì bệnh viện của cô đã cạn kiệt các tài nguyên y tế.
“Ngay bây giờ, điều đó thực sự là một vấn đề. Bệnh viện chúng tôi đã có hơn 100 người đang bị cách ly ở nhà,” cô nói với CNN qua điện thoại, và cho biết chỉ trong một vài ngày qua, bệnh viện của cô đã có thêm 30 nhân viên y tế được xác nhận là thực sự đã nhiễm virus.
Cô cho biết thêm: “Nếu các cuộc thử nghiệm âm tính, chúng tôi có thể trở lại làm việc. Tôi thực sự không có bất kỳ triệu chứng nào, chẳng qua là có một chút vấn đề với CT scan của tôi, có vẻ như có một chút nhiễm trùng”.
Ninh Châu ước tính rằng trong số 500 nhân viên y tế tại bệnh viện, hơn 130 người có thể đã bị nhiễm thứ virus kinh hoàng, đến nay đã lây nhiễm hơn 70,000 người trên toàn cầu, đa số là tại Hoa Lục.
Tình hình ở bệnh viện của cô không phải là duy nhất. Trên mạng Vi Bác (Weibo - 微博), một mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, một y tá khác của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết khoảng 150 đồng nghiệp tại bệnh viện của cô đã được xác nhận bị nhiễm bệnh - bao gồm cả chính bản thân cô.
Cô y tá này cũng được yêu cầu tự cách ly tại nhà kể từ khi bị nhiễm bệnh vào tháng trước, và cuối cùng đã được đưa vào bệnh viện mà cô làm việc để được điều trị vào hôm thứ Ba tuần trước.
“Dãy lầu nội trú tôi được điều trị về cơ bản chỉ gồm toàn các đồng nghiệp từ bệnh viện của tôi. Đây là những phòng hai hay ba người nằm chung, tên của các đồng nghiệp tôi và số giường được ghi rõ trên cửa ra vào.”
“Tôi sợ virus bên trong cơ thể tôi sẽ xuất hiện và lây nhiễm cho những đồng nghiệp vẫn đang phải đứng trên tuyến đầu.”
Mỗi khi các đồng nghiệp đến kiểm tra, cô nín thở. “Tôi sợ virus bên trong cơ thể của tôi sẽ thoát ra và lây nhiễm các đồng nghiệp vẫn đang phải chống chọi vất vả trên tuyến đầu”
Hôm thứ Sáu 14 tháng Hai, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là NHC, đã thừa nhận rằng 1,716 nhân viên y tế trên toàn quốc đã bị nhiễm virus, và cho biết sáu người trong số họ đã chết.
Các nhân viên y tế từ lâu đã phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao trong các đợt bùng phát dịch bệnh lớn. Dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng, thường được gọi là SARS, đã hoành hành tại Trung Quốc từ cuối năm 2002 đến 2003. Tuy nhiên, tại Vũ Hán, tâm chấn của sự bùng phát coronavirus mới này, tình trạng đã trở nên trầm trọng hơn do thiếu các nguồn tài nguyên y tế một cách nghiêm trọng để đối phó với dòng bệnh nhân, là hậu quả của chính sách bưng bít của bọn cầm quyền.
Chỉ riêng tại Vũ Hán, theo NHC đã có 1,102 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, chiếm 73% số ca nhiễm bệnh trong tỉnh Hồ Bắc.
Y tá Ninh Châu cho biết thành phố 11 triệu dân này có 398 bệnh viện và gần 6,000 phòng khám cộng đồng. Bất kể những hàng dài chờ đợi của các bệnh nhân, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán chỉ đưa ra một danh sách 9 bệnh viện chuyên điều trị các trường hợp nhiễm coronavirus. Những bệnh viện được chọn hay bị chọn chưa hẳn là vì họ chuyên về căn bệnh này. Thực ra, chẳng có một bệnh viện ở Trung Quốc chuyên trị các loại dịch bệnh như thế này.
61 bệnh viện khác chỉ có phòng khám ngoại trú để tiếp nhận các bệnh nhân có triệu chứng sốt cao - được cho là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào tuần trước, loại virus này lây lan nhanh và dễ dàng đến mức, trong các bệnh viện được chỉ định này, chính các nhân viên y tế đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các trường hợp mắc bệnh. Thí dụ như tại bệnh viện Trung Nam (Zhongnan -中南), một trong số 61 bệnh viện có phòng khám ngoại trú, 40 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh, chiếm gần 30% trong số 138 bệnh nhân coronavirus được bệnh viện này giới thiệu sang 9 bệnh viện nội trú
Bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong - 彭志勇), trưởng khoa cấp tính tại Bệnh viện Trung Nam là đồng tác giả của bài báo, nói với tạp chí điều tra tin tức Tài Tân (Caixin - 财新) rằng tỷ lệ các y tá và bác sĩ bị nhiễm bệnh ở bệnh viện của ông “là rất nhỏ so với các bệnh viện khác.”
“Tại bệnh viện số 7 Vũ Hán, một trong số 61 bệnh viện có phòng khám ngoại trú, hai phần ba nhân viên bị nhiễm bệnh do thiếu tài nguyên y tế như kính che mắt, áo bảo hộ, khẩu trang y tế,” ông Bành cho biết như trên, trích lời phó giám đốc của mình, là người được phái đến để hỗ trợ bệnh viện này.
Vì tính chất dễ truyền nhiễm của virus này nên tuy có nhiều y tá và bác sĩ thực sự là những anh hùng trên tuyến đầu chống trả với dịch bệnh, không thiếu các trường hợp các nhân viên y tế cố tình lẩn tránh. Hôm 14 tháng Hai, bà Đường Chí Hoành trưởng phòng y tế thành phố Hoàng Cương của tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vì tội xua đuổi bệnh nhân về nhà, né tránh không xét nghiệm đến nơi đến chốn các trường hợp nghi ngờ, tiến độ xét nghiệm chậm chạp.
Trung Quốc đã huy động các bác sĩ từ các địa phương khác đến Vũ Hán để dập tắt ổ dịch này. Tuy nhiên, nhiều người bỏ trốn. Cuối cùng, Trung Quốc đã phải điều động các lực lượng quân y đến địa phương này. Trong tổng số 3,500 quân nhân được dự trù đưa đến Vũ Hán, Tân Hoa Xã cho biết 2,400 người đã có mặt.
Source:CNNOver 1,700 frontline medics infected with coronavirus in China, presenting new crisis for the government
Con số người nhiễm bệnh SARS trong suốt 2 năm trên toàn thế giới là 8,098 người. Trong khi đó, chỉ chưa đầy 2 tháng qua, tính đến ngày thứ Hai 17 tháng Hai đã có 71,327 người nhiễm bệnh, tức là gần 10 lần nhiều hơn.
Trong ngày Chúa Nhật 16 tháng Hai, đã có 110 bị thiệt mạng, và thêm 2,827 người được xác nhận là nhiễm bệnh.
Qua một loạt các dàn xếp đầy khó khăn, Ninh Châu (Ning Zhu - 宁珠), một nữ y tá Công Giáo ở Vũ Hán, một thành phố trung tâm của Trung Quốc, là tâm chấn của sự bùng phát coronavirus gây chết người, đã đồng ý nói chuyện qua điện thoại với thông tấn xã CNN về thực trạng của ngành y tế thành phố trước dịch coronavirus, mà nay chính thức được gọi là COVID-19. Cô cho biết hàng ngàn y tá và bác sĩ đã bị nhiễm bệnh và ít nhất 6 bác sĩ mà cô quen biết đã chết, trong điều kiện tham nhũng tràn lan. Cả các khẩu trang y tế cũng bị tham ô.
CNN cho biết như sau:
Thay vì giúp đỡ trên tuyến đầu, Ninh Châu, là tên giả của cô để tránh bị bọn cầm quyền trả thù, đã phải tự cô lập tại nhà trong nhiều tuần qua, sau khi chiếu ngực vào ngày 26 tháng Giêng cho thấy cô bị nghi ngờ đã nhiễm loại coronavirus mới này.
Ninh Châu được yêu cầu về nhà, tự cô lập mình, chờ đợi được xét nghiệm axit nucleic để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, nhưng điều này đã không bao giờ đến. Lý do đơn giản là vì bệnh viện của cô đã cạn kiệt các tài nguyên y tế.
“Ngay bây giờ, điều đó thực sự là một vấn đề. Bệnh viện chúng tôi đã có hơn 100 người đang bị cách ly ở nhà,” cô nói với CNN qua điện thoại, và cho biết chỉ trong một vài ngày qua, bệnh viện của cô đã có thêm 30 nhân viên y tế được xác nhận là thực sự đã nhiễm virus.
Cô cho biết thêm: “Nếu các cuộc thử nghiệm âm tính, chúng tôi có thể trở lại làm việc. Tôi thực sự không có bất kỳ triệu chứng nào, chẳng qua là có một chút vấn đề với CT scan của tôi, có vẻ như có một chút nhiễm trùng”.
Ninh Châu ước tính rằng trong số 500 nhân viên y tế tại bệnh viện, hơn 130 người có thể đã bị nhiễm thứ virus kinh hoàng, đến nay đã lây nhiễm hơn 70,000 người trên toàn cầu, đa số là tại Hoa Lục.
Tình hình ở bệnh viện của cô không phải là duy nhất. Trên mạng Vi Bác (Weibo - 微博), một mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, một y tá khác của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết khoảng 150 đồng nghiệp tại bệnh viện của cô đã được xác nhận bị nhiễm bệnh - bao gồm cả chính bản thân cô.
Cô y tá này cũng được yêu cầu tự cách ly tại nhà kể từ khi bị nhiễm bệnh vào tháng trước, và cuối cùng đã được đưa vào bệnh viện mà cô làm việc để được điều trị vào hôm thứ Ba tuần trước.
“Dãy lầu nội trú tôi được điều trị về cơ bản chỉ gồm toàn các đồng nghiệp từ bệnh viện của tôi. Đây là những phòng hai hay ba người nằm chung, tên của các đồng nghiệp tôi và số giường được ghi rõ trên cửa ra vào.”
“Tôi sợ virus bên trong cơ thể tôi sẽ xuất hiện và lây nhiễm cho những đồng nghiệp vẫn đang phải đứng trên tuyến đầu.”
Mỗi khi các đồng nghiệp đến kiểm tra, cô nín thở. “Tôi sợ virus bên trong cơ thể của tôi sẽ thoát ra và lây nhiễm các đồng nghiệp vẫn đang phải chống chọi vất vả trên tuyến đầu”
Hôm thứ Sáu 14 tháng Hai, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là NHC, đã thừa nhận rằng 1,716 nhân viên y tế trên toàn quốc đã bị nhiễm virus, và cho biết sáu người trong số họ đã chết.
Các nhân viên y tế từ lâu đã phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao trong các đợt bùng phát dịch bệnh lớn. Dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng, thường được gọi là SARS, đã hoành hành tại Trung Quốc từ cuối năm 2002 đến 2003. Tuy nhiên, tại Vũ Hán, tâm chấn của sự bùng phát coronavirus mới này, tình trạng đã trở nên trầm trọng hơn do thiếu các nguồn tài nguyên y tế một cách nghiêm trọng để đối phó với dòng bệnh nhân, là hậu quả của chính sách bưng bít của bọn cầm quyền.
Chỉ riêng tại Vũ Hán, theo NHC đã có 1,102 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, chiếm 73% số ca nhiễm bệnh trong tỉnh Hồ Bắc.
Y tá Ninh Châu cho biết thành phố 11 triệu dân này có 398 bệnh viện và gần 6,000 phòng khám cộng đồng. Bất kể những hàng dài chờ đợi của các bệnh nhân, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán chỉ đưa ra một danh sách 9 bệnh viện chuyên điều trị các trường hợp nhiễm coronavirus. Những bệnh viện được chọn hay bị chọn chưa hẳn là vì họ chuyên về căn bệnh này. Thực ra, chẳng có một bệnh viện ở Trung Quốc chuyên trị các loại dịch bệnh như thế này.
61 bệnh viện khác chỉ có phòng khám ngoại trú để tiếp nhận các bệnh nhân có triệu chứng sốt cao - được cho là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào tuần trước, loại virus này lây lan nhanh và dễ dàng đến mức, trong các bệnh viện được chỉ định này, chính các nhân viên y tế đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các trường hợp mắc bệnh. Thí dụ như tại bệnh viện Trung Nam (Zhongnan -中南), một trong số 61 bệnh viện có phòng khám ngoại trú, 40 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh, chiếm gần 30% trong số 138 bệnh nhân coronavirus được bệnh viện này giới thiệu sang 9 bệnh viện nội trú
Bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong - 彭志勇), trưởng khoa cấp tính tại Bệnh viện Trung Nam là đồng tác giả của bài báo, nói với tạp chí điều tra tin tức Tài Tân (Caixin - 财新) rằng tỷ lệ các y tá và bác sĩ bị nhiễm bệnh ở bệnh viện của ông “là rất nhỏ so với các bệnh viện khác.”
“Tại bệnh viện số 7 Vũ Hán, một trong số 61 bệnh viện có phòng khám ngoại trú, hai phần ba nhân viên bị nhiễm bệnh do thiếu tài nguyên y tế như kính che mắt, áo bảo hộ, khẩu trang y tế,” ông Bành cho biết như trên, trích lời phó giám đốc của mình, là người được phái đến để hỗ trợ bệnh viện này.
Vì tính chất dễ truyền nhiễm của virus này nên tuy có nhiều y tá và bác sĩ thực sự là những anh hùng trên tuyến đầu chống trả với dịch bệnh, không thiếu các trường hợp các nhân viên y tế cố tình lẩn tránh. Hôm 14 tháng Hai, bà Đường Chí Hoành trưởng phòng y tế thành phố Hoàng Cương của tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vì tội xua đuổi bệnh nhân về nhà, né tránh không xét nghiệm đến nơi đến chốn các trường hợp nghi ngờ, tiến độ xét nghiệm chậm chạp.
Trung Quốc đã huy động các bác sĩ từ các địa phương khác đến Vũ Hán để dập tắt ổ dịch này. Tuy nhiên, nhiều người bỏ trốn. Cuối cùng, Trung Quốc đã phải điều động các lực lượng quân y đến địa phương này. Trong tổng số 3,500 quân nhân được dự trù đưa đến Vũ Hán, Tân Hoa Xã cho biết 2,400 người đã có mặt.
Source:CNN