Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus đang tiếp tục tăng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 97 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,113 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh.
Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, và là một chuyên gia về Trung Quốc có trụ sở ở Rôma, là người đã từng giảng dạy nhiều năm tại Đại Học Bắc Kinh, vừa có bài tường thuật sau về sự bưng bít thông tin của Bắc Kinh trong dịch bệnh Coronavirus.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thế giới có thể đang ca ngợi cách thức nổi bật của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của coronavirus, nhưng không ai muốn nhắc đến thành công của nước này trong việc chống lại thông tin tự do mà bọn cầm quyền nước này cho là một thứ “virus” khác.
Các nhà báo, luật sư, giáo sư và bác sĩ nào dám bày tỏ mối quan tâm hoặc truyền lại những hình ảnh và dữ liệu bị cho là không phù hợp với các nguồn chính thức đã bị cảnh sát đe dọa, hoặc thậm chí còn bị giam giữ.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin cảnh sát đã bắt giữ nhà báo và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và “cách ly” anh ta (như một bệnh nhân coronavirus) vì các videos của anh từ Vũ Hán. [Luật sư Trần đã nổi tiếng với một câu nói thời danh khi mô tả về cách thức bệnh viện Trung ương Vũ Hán xua đuổi những người dân tìm kiếm trợ giúp về y tế trong bối cảnh hoang mang có mắc phải căn bệnh quái ác này không, sau khi đã có các triệu chứng đáng âu lo. Anh nói: “Có nhà nước nào lại khốn nạn như thế không?” – chú thích của người dịch]
Một trong những báo cáo mới nhất của luật sư Trần tập trung vào các bệnh viện mới được xây dựng cấp tốc trong vài ngày.
Nhà báo này cho biết các bệnh viện này không được thiết kế để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, mà chỉ đơn giản là các “bệnh viện chiến trường”, với hàng trăm bệnh nhân chất đống trong các phòng bệnh, thường không được khám hay điều trị gì cả.
Một nạn nhân khác của cảnh sát là Giáo sư Chu Hiền Nhất (Zhou Xuanyi - 周贤一), một triết gia tại Đại học Vũ Hán, là người đã bị chính các sinh viên của mình báo cáo với cảnh sát vì đã nói trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng giới lãnh đạo tại Vũ Hán đã chậm trễ trong việc giải quyết dịch bệnh và thông báo cho công chúng về nguy cơ của nó.
Giáo sư Chu đã bị tố cáo vì dám “chất vấn Đảng Cộng sản” và “thù ghét đất nước của chính mình”.
Mặc dù Thị trưởng Vũ Hán và nhà cầm quyền cũng thừa nhận rằng họ hành động quá muộn, Học viện Khoa học Xã hội, nơi Giáo sư Chu làm việc, đã đưa ra một thông báo nói rằng vị Giáo sư này đã “vi phạm các hướng dẫn về hành vi chuyên nghiệp của giáo viên đại học trong kỷ nguyên mới dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.”
Đài Á Châu Tự Do cũng báo cáo về việc bắt giữ ông Quách Quân (Guo Quan - 郭全), một nhà hoạt động dân chủ và cựu giảng viên đại học, ở Nam Kinh.
Cuộc đàn áp đã trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nhiều người Trung Quốc bày tỏ nỗi buồn và chỉ trích bọn cầm quyền về cái chết của Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và cảnh sát, cũng như cấp trên tại bệnh viện đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ một bệnh nhân.
Hôm thứ Ba, tờ Tài Tân (Caixin - 财新) đã công bố cuộc phỏng vấn với hai bác sĩ khác chịu chung số phận với bác sĩ Lương. Đó là bác sĩ Tạ Lâm Ca (Xie Linka - 谢琳卡), là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại trung tâm ung bướu của Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, và bác sĩ Lưu Văn (Liu Wen - 刘雯), làm việc tại khoa thần kinh của Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Vào tháng 12, họ cũng đã cố gắng thông báo cho những người khác về bệnh viêm phổi kỳ lạ ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, nhưng cả hai bị cảnh sát ngăn chặn.
Hai nhân vật trí thức nổi tiếng của Trung Quốc đã lên tiếng chống lại sự thiếu tự do thông tin. Đó là Giáo sư Từ Chương Nhuận (Xu Zhangrun - 徐章润) tại Đại học Luật Khoa Thanh Hóa (Tsinghua -清华) và ông Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇),cựu giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh.
Giáo sư Từ Chương Nhuận đã công bố một bài tiểu luận chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc vì đã không kiểm soát được dịch coronavirus. Ông Từ Chí Dũng đã công bố một bài báo trên các phương tiện truyền thông xã hội yêu cầu Tập Cận Bình từ chức vì không có khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng lớn. Bây giờ cả hai đều có nguy cơ đi tù.
Rõ ràng là kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, một lệnh cấm vận thông tin đã gây hại cho người dân ở Trung Quốc và trên thế giới, khiến cho virus lây lan gần như tự do trong nhiều tuần lễ.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới - với sự dè dặt không dám tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ca ngợi quá mức “phương pháp Trung Quốc” trong việc ngăn chặn dịch bệnh – phải chăng đã bị Bắc Kinh nắm trong tay khi không đòi hỏi tự do thông tin và các kiểm tra độc lập hơn về tình hình.
Trên thực tế, cho đến nay, những con số về tử vong và nhiễm trùng là những con số được độc quyền cung cấp bởi các cơ quan y tế Trung Quốc.
Mặc dù khen ngợi hành động của Bắc Kinh, nhiều quốc gia đã đóng cửa các đường dây liên lạc với Trung Quốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Điều này cho thấy rằng họ có ít niềm tin vào những gì chính quyền Trung Quốc nói, nhưng sự im lặng của họ đã cho phép Bắc Kinh đàn áp mọi hình thức chỉ trích tại Hoa Lục.
Source:Asia NewsChina cracking down on the free information virus about the epidemic
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,113 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh.
Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, và là một chuyên gia về Trung Quốc có trụ sở ở Rôma, là người đã từng giảng dạy nhiều năm tại Đại Học Bắc Kinh, vừa có bài tường thuật sau về sự bưng bít thông tin của Bắc Kinh trong dịch bệnh Coronavirus.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thế giới có thể đang ca ngợi cách thức nổi bật của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của coronavirus, nhưng không ai muốn nhắc đến thành công của nước này trong việc chống lại thông tin tự do mà bọn cầm quyền nước này cho là một thứ “virus” khác.
Các nhà báo, luật sư, giáo sư và bác sĩ nào dám bày tỏ mối quan tâm hoặc truyền lại những hình ảnh và dữ liệu bị cho là không phù hợp với các nguồn chính thức đã bị cảnh sát đe dọa, hoặc thậm chí còn bị giam giữ.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin cảnh sát đã bắt giữ nhà báo và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và “cách ly” anh ta (như một bệnh nhân coronavirus) vì các videos của anh từ Vũ Hán. [Luật sư Trần đã nổi tiếng với một câu nói thời danh khi mô tả về cách thức bệnh viện Trung ương Vũ Hán xua đuổi những người dân tìm kiếm trợ giúp về y tế trong bối cảnh hoang mang có mắc phải căn bệnh quái ác này không, sau khi đã có các triệu chứng đáng âu lo. Anh nói: “Có nhà nước nào lại khốn nạn như thế không?” – chú thích của người dịch]
Một trong những báo cáo mới nhất của luật sư Trần tập trung vào các bệnh viện mới được xây dựng cấp tốc trong vài ngày.
Nhà báo này cho biết các bệnh viện này không được thiết kế để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, mà chỉ đơn giản là các “bệnh viện chiến trường”, với hàng trăm bệnh nhân chất đống trong các phòng bệnh, thường không được khám hay điều trị gì cả.
Một nạn nhân khác của cảnh sát là Giáo sư Chu Hiền Nhất (Zhou Xuanyi - 周贤一), một triết gia tại Đại học Vũ Hán, là người đã bị chính các sinh viên của mình báo cáo với cảnh sát vì đã nói trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng giới lãnh đạo tại Vũ Hán đã chậm trễ trong việc giải quyết dịch bệnh và thông báo cho công chúng về nguy cơ của nó.
Giáo sư Chu đã bị tố cáo vì dám “chất vấn Đảng Cộng sản” và “thù ghét đất nước của chính mình”.
Mặc dù Thị trưởng Vũ Hán và nhà cầm quyền cũng thừa nhận rằng họ hành động quá muộn, Học viện Khoa học Xã hội, nơi Giáo sư Chu làm việc, đã đưa ra một thông báo nói rằng vị Giáo sư này đã “vi phạm các hướng dẫn về hành vi chuyên nghiệp của giáo viên đại học trong kỷ nguyên mới dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.”
Đài Á Châu Tự Do cũng báo cáo về việc bắt giữ ông Quách Quân (Guo Quan - 郭全), một nhà hoạt động dân chủ và cựu giảng viên đại học, ở Nam Kinh.
Cuộc đàn áp đã trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nhiều người Trung Quốc bày tỏ nỗi buồn và chỉ trích bọn cầm quyền về cái chết của Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và cảnh sát, cũng như cấp trên tại bệnh viện đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ một bệnh nhân.
Hôm thứ Ba, tờ Tài Tân (Caixin - 财新) đã công bố cuộc phỏng vấn với hai bác sĩ khác chịu chung số phận với bác sĩ Lương. Đó là bác sĩ Tạ Lâm Ca (Xie Linka - 谢琳卡), là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại trung tâm ung bướu của Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, và bác sĩ Lưu Văn (Liu Wen - 刘雯), làm việc tại khoa thần kinh của Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Vào tháng 12, họ cũng đã cố gắng thông báo cho những người khác về bệnh viêm phổi kỳ lạ ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, nhưng cả hai bị cảnh sát ngăn chặn.
Hai nhân vật trí thức nổi tiếng của Trung Quốc đã lên tiếng chống lại sự thiếu tự do thông tin. Đó là Giáo sư Từ Chương Nhuận (Xu Zhangrun - 徐章润) tại Đại học Luật Khoa Thanh Hóa (Tsinghua -清华) và ông Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇),cựu giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh.
Giáo sư Từ Chương Nhuận đã công bố một bài tiểu luận chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc vì đã không kiểm soát được dịch coronavirus. Ông Từ Chí Dũng đã công bố một bài báo trên các phương tiện truyền thông xã hội yêu cầu Tập Cận Bình từ chức vì không có khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng lớn. Bây giờ cả hai đều có nguy cơ đi tù.
Rõ ràng là kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, một lệnh cấm vận thông tin đã gây hại cho người dân ở Trung Quốc và trên thế giới, khiến cho virus lây lan gần như tự do trong nhiều tuần lễ.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới - với sự dè dặt không dám tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ca ngợi quá mức “phương pháp Trung Quốc” trong việc ngăn chặn dịch bệnh – phải chăng đã bị Bắc Kinh nắm trong tay khi không đòi hỏi tự do thông tin và các kiểm tra độc lập hơn về tình hình.
Trên thực tế, cho đến nay, những con số về tử vong và nhiễm trùng là những con số được độc quyền cung cấp bởi các cơ quan y tế Trung Quốc.
Mặc dù khen ngợi hành động của Bắc Kinh, nhiều quốc gia đã đóng cửa các đường dây liên lạc với Trung Quốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Điều này cho thấy rằng họ có ít niềm tin vào những gì chính quyền Trung Quốc nói, nhưng sự im lặng của họ đã cho phép Bắc Kinh đàn áp mọi hình thức chỉ trích tại Hoa Lục.
Source:Asia News