1. Giáo dân Vũ Hán cho biết hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm virus. Di tản khẩn cấp tại Singapore sáng thứ Tư
Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus vẫn đang tiếp tục tăng ở mức kinh hoàng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 98 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,114 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653 người. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, là tâm chấn của dịch bệnh.
Nguồn tin của Giáo Hội địa phương ở Vũ Hán bày tỏ âu lo với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng tổn thất sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới vì tình trạng thiếu các dụng cụ y khoa và các nhân viên y tế kiệt sức, thậm chí hàng ngàn y tá và bác sĩ đã nhiễm bệnh.
Các bệnh viện ở Vũ Hán thiếu nguồn cung cấp y tế như khẩu trang, kính bảo hộ và các bộ quần áo chống lây nhiễm. Vì sự thiếu hụt này, trong thời gian làm việc hàng chục giờ, các bác sĩ và y tá chỉ được cung cấp một bộ đồ mặc trong suốt ca trực. Do đó, họ không dám ăn trưa và hạn chế đi vệ sinh. Tình trạng kiệt sức và thiếu các quần áo chống lây nhiễm đã khiến hàng ngàn y tá và bác sĩ nhiễm bệnh.
Một thiếu sót nghiêm trọng là thiếu oxy. Nhiều bệnh nhân bị viêm phổi cấp tính rất cần mặt nạ oxy và dưỡng khí, nhưng không có đủ bình oxy và các máy thở.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng Hai, ngân hàng DBS, là ngân hàng lớn nhất của Singapore đã di tản khẩn cấp 300 nhân viên khỏi trụ sở chính sau khi một nhân viên làm việc tại đây vừa được xác nhận nhiễm coronavirus.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn DBS, là ông Tạ Cung Tử (Tse Koon Shee - 谢恭子)cho biết như sau trong công văn gởi đến các nhân viên:
“Tôi rất tiếc phải thông báo với các bạn rằng có một trường hợp nhiễm coronavirus tại DBS Asia Central ở lầu 43 vừa được xác nhận ngày hôm nay. Để phòng ngừa, tất cả 300 nhân viên đang làm việc ở lầu 43 trong tòa nhà MBFC phải di tản ngay và sẽ làm việc tại nhà trong thời gian này.”
Nhân viên bị nhiễm bệnh này cảm thấy không khoẻ khi đi làm vào hôm thứ Ba, và đã được đưa vào bệnh viện vào buổi chiều cùng ngày. Sau các xét nghiệm, sáng thứ Tư, anh ta đã báo cáo với cấp trên mình bị nhiễm virus.
Trong cuộc họp báo sau đó, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS vừa nêu.
2. Giáo dân đau buồn trước cái chết quá thê thảm của cha sở tỏa ngát hương thơm thánh thiện
Hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Giám Mục giáo phận Tucson đã ra thông báo chính thức về cái chết của một linh mục địa phương, sau khi nhiều người không thể nào tin nổi trước tin đồn ngài đã từ giã cuộc đời một cách thê thảm.
Thông báo viết:
“Với một tâm hồn rất nặng nề, tôi đau buồn thông báo với anh chị em rằng Cha Raul Valencia, Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson, đã gặp một tai nạn xe hơi thảm khốc hôm nay và đã qua đời,” Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson viết.
“Tin tức này ập đến như một cú sốc rất lớn đối với gia đình, giáo dân và bạn bè của ngài. Các viên chức của Bộ An toàn Công cộng đã thông báo cho gia đình ngài biết rằng cái chết diễn ra tức thời,” Đức Cha Weisenburger nói.
“Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho Cha Valencia, gia đình và giáo xứ của ngài. Tất nhiên, cái chết của một linh mục cũng ảnh hưởng sâu sắc đến linh mục đoàn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Raul Valencia. Ngài rất nhỏ con, chỉ cao có 1 mét 28.
Cha Raul Valencia là vị linh mục mà hương thơm thánh thiện tỏa ngát của ngài đã hoán cải được nhiều người.
Cha Valencia, 60 tuổi, là một người yêu mến chức tư tế. Ngài tốt nghiệp nha khoa bác sĩ và đã hành nghề nha sĩ hơn 11 năm tại Nogales, Mễ Tây Cơ - một thị trấn biên giới đối diện với Nogales, Arizona, Hoa Kỳ là nơi ngài sinh ra và lớn lên. Mặc dù kiếm tiền dễ dàng như thế, Valencia có một lòng đạo sâu sắc nên ngài quyết định bỏ mọi sự vào năm 1997 để gia nhập chủng viện Juan Navarrete y Guerrero. Năm sau, ngài chuyển đến chủng viện Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Tổng giáo phận San Antonio, Texas, nơi ngài hoàn thành chương trình thần học vào năm 2002.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 2003 và được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Monica, nơi ngài phục vụ trong một năm trước khi được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Jude Thaddeus tại San Luis, Arizona, nơi ngài phục vụ cho đến khi trở thành Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson.
Theo truyền thông địa phương, sáng 7 tháng Hai, sau khi về thăm gia đình ở Nogales, trên đường trở lại giáo xứ của mình, Cha Valencia đã gặp tai nạn trên xa lộ liên tiểu bang 19. Vì ngài nhỏ con nên ngài lái một chiếc xe rất nhỏ cho vừa với kích thước của mình. Vì thế, khi tai nạn xảy ra chiếc xe của ngài bị co dúm lại và ngài qua đời tức khắc, trong khi chiếc xe gây ra tai nạn cho ngài được báo cáo là cả người và xe đều không hề hấn gì.
Anh chị em giáo dân đã viếng xác cha Valencia từ 6 đến 10 giờ tối thứ Hai 10 tháng 2. Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày thứ Ba lúc 10 giờ sáng tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nogales. Đức Cha Jose Leopoldo González, Giám Mục Nogales là chủ tế trong thánh lễ.
Một thánh lễ an táng khác được tổ chức vào ngày thứ Ba 11 tháng 2 lúc 1:30 chiều tại nhà thờ thánh Augustinô ở Tucson do Đức Cha Edward Weisenburger làm chủ tế. Thi hài của ngài đã được chôn cất tại Nghĩa trang Holy Hope ở Tucson.
Cha Edson Elizarras, Cha sở giáo xứ tại Saint Christopher ở Marana gần đó, đã quen biết với Cha Valencia từ thời trung học. Ngài nói với đài truyền hình KVOA 4 rằng vị linh mục quá cố là người có tính cách rất ngoại thường.
Ngài rất ủng hộ và khích lệ mọi người và luôn nói “Si se puede, bạn có thể làm điều đó, đừng sợ, hãy can đảm trong Chúa”.
3. Vị Giám mục cao niên nhất nước Pháp đã qua đời.
Vị giám mục cao niên nhất nước Pháp, Ðức Cha Georges-Hilaire Dupont đã từ trần hôm 29 tháng Giêng năm 2020 tại tỉnh Manche miền Normandie, hưởng thọ 100 tuổi.
Đức Cha Dupont sinh ngày 16 tháng 11 năm 1919 tại Virey, nước Pháp. Ngài gia nhập dòng thừa sai Hiến Sinh Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, và được thụ phong linh mục ngày 9 tháng Năm, 1943.
Ngài đi truyền giáo tại nhiều nước Phi châu. Ngài đã từng tham dự Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Ngày 16 tháng Giêng, 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Pala của Cộng hòa Tchad. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 1 tháng Năm, 1964.
Ngài từ chức vào ngày 28 tháng Sáu, 1975, và trở về Pháp làm cha sở miền quê, trước tiên tại đảo Corse, rồi đến miền Vaucluse, và sau cùng tại miền Normandie.
Năm 2012, Ðức Cha Dupont tham gia phái đoàn 12 giám mục và linh mục tham dự Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến.
4. Ðức Thượng phụ Kirill đề nghị nhắc đến Thiên Chúa trong hiến pháp của Nga.
Trong dịp kỷ niệm 11 năm ngày được bầu làm Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, Ðức Thượng phụ Kirill đã đề nghị Tổng thống Putin của Nga đề cập đến Thiên Chúa trong hiến pháp nước này.
Giài thích về yêu cầu của mình, Ðức Thượng phụ Kirill nói: “Chúng ta cầu nguyện và cố gắng để Thiên Chúa sẽ được nhắc đến trong luật cơ bản của chúng ta, vì phần lớn công dân Nga tin vào Thiên Chúa”. Do đó, “nếu trong quốc ca có thể có những từ mà quê hương được Chúa bảo vệ, tại sao không thể nói như thế trong Hiến pháp?”. Theo Ðức Thượng phụ, đức tin vào Thiên Chúa là một lý tưởng vượt trội, có khả năng hình thành đạo đức cá nhân, xã hội và chính trị.
Sau buổi lễ, Ðức Thượng phụ đã cảm ơn Tổng thống Putin vì đã đặt ưu tiên cho các mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nga trong thập kỷ qua. Tổng thống Putin cũng cảm ơn Ðức Thượng phụ: “Mười một năm trôi qua rất nhanh, ngài có thể không nhận thấy, nhưng chúng tôi đã nhận thấy hoạt động không mệt mỏi của ngài, toàn bộ xã hội Nga đã được hưởng lợi từ đó”.
Các thành viên của Ủy ban sửa đổi hiến pháp đã ngay lập tức xem xét đề xuất của Ðức Thượng phụ, phát triển ý tưởng đưa “Lời nói đầu” có đề cập đến niềm tin Chính thống giáo vào điều lệ cơ bản, hoặc viết lại các điều khoản trong phần giới thiệu, bên cạnh niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ thêm vào “những công trạng anh hùng về sự hy sinh của dân tộc Nga trong Thế chiến thứ hai”.
Ðại diện Hồi giáo, Mufti Talgat Tadzhuddin đã ủng hộ đề xuất của Ðức Thượng phụ Kirill và bên cạnh những tham chiếu đến Thiên Chúa, ông cũng thêm vào một thực tế là “các tôn giáo truyền thống hỗ trợ Nhà nước về mặt đạo đức và vật chất”.
Ðảng Cộng sản Nga đã lập tức ra tuyên bố chống lại việc đưa những tham chiếu về Thiên Chúa và tôn giáo vào trong Hiến pháp. Chủ tịch đảng Maksim Surajkin giải thích: “Chúng tôi rất tôn trọng tâm tình của các tín đồ của tất cả các hệ phái tôn giáo, nhưng chúng ta không thể chấp nhận các biểu tượng tôn giáo trong luật cơ bản của nhà nước thế tục của chúng ta, như điều khoản số 14 thiết lập sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, đặc biệt là vì ý kiến của công dân rất đa dạng”
5. Ðức Thánh Cha gửi sứ điệp video cho lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại.
Hôm 04 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các tham dự viên, tham dự lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ tại Abu Dhabi. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “một năm sau Tuyên ngôn Abu Dhabi, chúng ta hy vọng về một tương lai thoát khỏi sự thù hận”.
Ðức Thánh Cha mở đầu sứ điệp như sau: “Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lần đầu tiên sự kiện nhân đạo vĩ đại, chúng ta hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại, một tương lai thoát khỏi sự hiềm thù, thống trị, cực đoan và khủng bố, trong đó các giá trị của hòa bình, tình yêu và tình huynh đệ chiếm ưu thế”. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc lại việc ký kết một năm trước, Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại tại Abu Dhabi mà ngài “cùng với người anh em”, Ðại Imam Ðền thờ Hồi giáo Al Azhar thực hiện.
Ðức Thánh Cha đặc biệt gửi lời chào thăm đến “tất cả những ai giúp đỡ những người anh em nghèo khổ, bệnh tật, bị bách hại và yếu đuối; không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc”. Tiếp đến, Ðức Thánh Cha đánh giá cao sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dành cho công việc của Ủy ban Tối cao Tình huynh đệ Nhân loại, và cám ơn sáng kiến của Nhà Ápraham đã phát động Giải thưởng cho Tình huynh đệ Nhân loại.
Cuối cùng, Ðức Thánh Cha nói: “Tôi vui vì có thể tham gia vào giây phút giới thiệu với thế giới Giải thưởng Quốc tế của Tình huynh đệ Nhân loại. Qua việc làm này, tất cả những mẫu gương đạo đức của những người nam nữ trong thế giới được khích lệ. Những mẫu gương thể hiện tình yêu bằng những hành động và hy sinh vì thiện ích của người khác, bất kể khác biệt về tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Xin Thiên Chúa Toàn năng chúc lành cho mọi nỗ lực vì thiện ích của nhân loại và giúp chúng ta tiến bước trong tình huynh đệ”
6. Các Giám mục Canada cương quyết phản đối việc trợ tử.
Hôm 31 tháng 01 năm 2020, Chính phủ Canada đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến, về việc mở rộng các tiêu chí đủ điều kiện thực hiện cái chết êm dịu và trợ tử. Ðặc biệt, theo đề xuất, những thực hành này cũng có thể được mở rộng cho thanh thiếu niên bị bệnh nặng và cho những người không có khả năng nhận thức, nhưng trước đây họ đã thể hiện ý muốn được trợ tử. Trước sự kiện này, Giáo Hội Công Giáo Canada đã thể hiện rõ ràng lập trường về việc bảo vệ sự sống: trong một bức thư gửi Thủ tướng Justin Trudeau, Hội Ðồng Giám Mục Canada nhấn mạnh rằng trực tiếp giết một người hoặc tham gia trợ tử là những hành động không “bao giờ có thể được biện minh”.
Các Giám mục khuyến khích Chính phủ “thực hiện một suy tư sâu rộng, vô tư và kéo dài hơn về vấn đề này, với mục đích đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan như xã hội, y tế và đạo đức được xem xét cách cẩn thận và kỹ lưỡng”. Ngoài ra, các Giám mục còn đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ mà bệnh nhân có thể được nhận. Các Giám mục cho rằng, điều này thể hiện cách đối xử “nhân đạo trong việc nhìn nhận sự sống có một giá trị khách quan vượt ra ngoài sự lựa chọn tự do của chúng ta”.
Ðức Cha Richard Joseph Gagnon, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt cảnh báo về những rủi ro mà các thực hành mới có thể gây ra, như trợ tử cho người trầm cảm, cho trẻ em và người già, đó là: “Chúng là những rủi ro gây sốc và lo lắng không được có chỗ đứng trong bất kỳ xã hội nào”. Các Giám mục khuyên hãy xem cuộc sống như một “hồng ân”, cần được trợ giúp khi đứng trước “sự tổn thương và đau khổ về thể xác, tình cảm và tinh thần”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng phương pháp được chính phủ lựa chọn, tức là tham khảo ý kiến của người dân, không phù hợp và hời hợt. Vì sử dụng một cuộc thăm dò để giải quyết các vấn đề đạo đức nghiêm trọng liên quan đến sự sống và cái chết, hơn nữa chỉ trong hai tuần, thì “không đủ để nghiên cứu vấn đề”. Hơn nữa, nó không phù hợp vì tham khảo ý kiến nhưng bỏ qua nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến yêu cầu trợ tử như “cô đơn, cô lập, thiếu sự hỗ trợ của gia đình hoặc cộng đồng, khủng hoảng về thể chất hoặc tâm lý”. Thay vào đó, những yếu tố này cần được xem xét để hiểu được sự tổn thương của bệnh nhân, “bị áp lực hoặc buộc phải chọn” muốn chết.
Một tiêu điểm khác được Hội Ðồng Giám mục nhấn mạnh đó là việc lắng nghe: để có được “một nghiên cứu chính xác hơn, vô tư và kéo dài” về vấn đề này, tất cả các bên liên quan phải tham gia, gồm có: cha mẹ của trẻ em mắc bệnh tâm thần; nhân viên y tế; người già bị người chăm sóc lạm dụng; chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Cuối cùng, các Giám mục Canada nhấn mạnh rằng Giáo hội không đơn độc trong cuộc chiến chống lại việc thực hành cái chết êm dịu và trợ tử: Ví dụ, Hiệp hội Y tế Thế giới, gần đây đã tái khẳng định phản đối đối với các thực hành này, và “cam kết dấn thân mạnh mẽ đối với các nguyên tắc đạo đức y tế và tôn trọng tối đa đối với sự sống của con người”. Ngoài ra, các tổ chức chăm sóc giảm nhẹ, như Hiệp hội Chăm sóc Giảm nhẹ Canada và Hiệp hội Bác sĩ Chăm sóc Giảm nhẹ Canada đã từ chối trợ tử như một phần của chăm sóc giảm nhẹ.
7. Người vô gia cư Roma cầu nguyện cho những người chết trên đường phố.
Hàng trăm người vô gia cư và tình nguyện viên đã tụ họp nhau trong Vương cung thánh đường Ðức Maria ở khu vực Trastevere của Roma hôm Chúa Nhật 02 tháng 02 năm 2020 để cầu nguyện cho những người đã chết trên các đường phố Roma.
Một ngọn nến được đặt trước bức ảnh Chúa Kitô thương xót cho mỗi người qua đời và tên của họ được xướng lên trong buổi cầu nguyện.
6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông này.
Cộng đoàn Công Giáo thánh Egidio đã tổ chức buổi tưởng niệm và một bữa ăn trưa cho tất cả các tham dự viên. Theo cộng đoàn thánh Egidio, 6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông năm 2020. Cộng đoàn thánh Egidio cũng cầu nguyện cho những người vô gia cư đã chết trong những năm gần đây.
Cộng đồng thánh Egidio bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm sau khi bà Modesta Valenti, một phụ nữ đã chết trước nhà ga xe lửa Termini của Roma vào ngày 31 tháng 01 năm 1983 sau khi xe cứu thương từ chối đưa bà đến bệnh viện. Sau đó, mỗi năm, phong trào giáo dân Công Giáo này tụ họp cầu nguyện cho những người vô gia cư chết trên đường phố.
Theo báo La Repubblica của Ý, có khoảng 8,000 người vô gia cư sống tại Roma; khoảng một nửa số này được cư trú và chăm sóc bởi các tổ chức bác ái. Trong suốt năm, cộng đồng thánh Egidio giúp những người vô gia cư ở Roma các bữa ăn, nơi ngủ đêm và các phòng khám bệnh.
Cộng đồng thánh Egidio cũng tổ chức các buổi tưởng niệm những người vô gia cư chết trên đường phố tại 5 thành phố khác của Ý, trong đó có Genoa và Torino.
8. Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 150 năm Roma trở thành thủ đô Italia.
Trong sứ điệp nhân dịp khởi sự năm kỷ niệm 150 năm Roma trở thành thủ đô của Italia thống nhất, Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu mong Roma ngày càng chu toàn ơn gọi huynh đệ và đại đồng, đáp ứng lời thỉnh cầu được bao gồm từ phía những người nghèo, người di cư và tị nạn.
Roma được thành lập năm 753 trước Chúa Kitô sinh ra, tức là cách đây 2,753 năm, trở thành kinh đô của đế quốc La Mã, rồi thủ đô của nước Tòa Thánh cho đến năm 1870 thì bị Vương quốc Italia chiếm và biến thành thủ đô từ ngày 03 tháng 02 năm 1871, sau đó là thủ đô của Cộng hòa Italia. Trong 150 năm qua, dân số Italia gia tăng từ 250 ngàn người lên 2 triệu 900 ngàn người như hiện nay. Nếu kể chung khu vực phụ cận thì dân số lên tới 4 triệu rưỡi.
Lễ khai mạc chương trình kỷ niệm 150 năm thành Roma đã được cử hành tại Nhà Hát Roma chiều ngày 03 tháng 02 năm 2020, với sự hiện diện của 1,500 quan khách trong đó có Tổng thống, bà thị trưởng Roma và nhiều bộ trưởng trong chính phủ, đặc biệt là Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong sứ điệp được Ðức Hồng Y Parolin tuyên đọc trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Ðức Hồng Y Montini, sau này là Ðức Giáo hoàng Phaolô VI, tuyên bố trước ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II năm 1962: Biến cố Roma trở thành thủ đô Vương quốc Italia như thể là một sự sụp đổ, và thực sự là như vậy đối với lãnh thổ Nước Tòa Thánh... Nhưng nay chúng ta thấy Chúa Quan Phòng định liệu mọi sự cách khác.. biến cố Roma đã khởi đầu một lịch sử mới.
Trong Sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc đến 3 chặng nổi bật trong 150 năm lịch sử Roma: năm 1943, Roma bị Ðức quốc xã chiếm đóng và bố ráp người Do thái, cuộc diệt chủng Do thái cũng xảy ra tại Roma, nhưng trong lúc đó Roma đã trở thành nơi ẩn náu cho những người bị bách hại và những hàng rào cũ sụp đổ, cùng với sự cách biệt đau thương giữa Công Giáo và Do thái.
Biến cố thứ hai là Công đồng chung Vatican II từ năm 1962 đến 1965, Roma nổi bật như một không gian đại đồng, Công Giáo và đại kết, trở nên một thành thị phổ quát đối thoại, đại kết và liên tôn.
Biến cố thứ 3 là Hội nghị về những “tai ương của Roma” do Ðức Hồng Y Giám quản Ugo Poletti đề xướng, với sự tham dự của cộng đồng dân Chúa, trong đó người ta lắng nghe người nghèo và những khu vực ngoại ô. Ðặc tính đại đồng của Roma được sống trong sự bao gồm các khu vực ngoại biên.
Từ những sự kiện trên đây, Ðức Thánh Cha đề cao tài nguyên lớn của Roma về tình nhân đạo và ngài kêu gọi có một quan niệm chung về thành Roma như một thành huynh đệ và phổ quát, bao gồm mọi người và cởi mở đối với thế giới.
Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus vẫn đang tiếp tục tăng ở mức kinh hoàng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 98 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,114 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653 người. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, là tâm chấn của dịch bệnh.
Nguồn tin của Giáo Hội địa phương ở Vũ Hán bày tỏ âu lo với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng tổn thất sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới vì tình trạng thiếu các dụng cụ y khoa và các nhân viên y tế kiệt sức, thậm chí hàng ngàn y tá và bác sĩ đã nhiễm bệnh.
Các bệnh viện ở Vũ Hán thiếu nguồn cung cấp y tế như khẩu trang, kính bảo hộ và các bộ quần áo chống lây nhiễm. Vì sự thiếu hụt này, trong thời gian làm việc hàng chục giờ, các bác sĩ và y tá chỉ được cung cấp một bộ đồ mặc trong suốt ca trực. Do đó, họ không dám ăn trưa và hạn chế đi vệ sinh. Tình trạng kiệt sức và thiếu các quần áo chống lây nhiễm đã khiến hàng ngàn y tá và bác sĩ nhiễm bệnh.
Một thiếu sót nghiêm trọng là thiếu oxy. Nhiều bệnh nhân bị viêm phổi cấp tính rất cần mặt nạ oxy và dưỡng khí, nhưng không có đủ bình oxy và các máy thở.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng Hai, ngân hàng DBS, là ngân hàng lớn nhất của Singapore đã di tản khẩn cấp 300 nhân viên khỏi trụ sở chính sau khi một nhân viên làm việc tại đây vừa được xác nhận nhiễm coronavirus.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn DBS, là ông Tạ Cung Tử (Tse Koon Shee - 谢恭子)cho biết như sau trong công văn gởi đến các nhân viên:
“Tôi rất tiếc phải thông báo với các bạn rằng có một trường hợp nhiễm coronavirus tại DBS Asia Central ở lầu 43 vừa được xác nhận ngày hôm nay. Để phòng ngừa, tất cả 300 nhân viên đang làm việc ở lầu 43 trong tòa nhà MBFC phải di tản ngay và sẽ làm việc tại nhà trong thời gian này.”
Nhân viên bị nhiễm bệnh này cảm thấy không khoẻ khi đi làm vào hôm thứ Ba, và đã được đưa vào bệnh viện vào buổi chiều cùng ngày. Sau các xét nghiệm, sáng thứ Tư, anh ta đã báo cáo với cấp trên mình bị nhiễm virus.
Trong cuộc họp báo sau đó, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS vừa nêu.
2. Giáo dân đau buồn trước cái chết quá thê thảm của cha sở tỏa ngát hương thơm thánh thiện
Hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Giám Mục giáo phận Tucson đã ra thông báo chính thức về cái chết của một linh mục địa phương, sau khi nhiều người không thể nào tin nổi trước tin đồn ngài đã từ giã cuộc đời một cách thê thảm.
Thông báo viết:
“Với một tâm hồn rất nặng nề, tôi đau buồn thông báo với anh chị em rằng Cha Raul Valencia, Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson, đã gặp một tai nạn xe hơi thảm khốc hôm nay và đã qua đời,” Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson viết.
“Tin tức này ập đến như một cú sốc rất lớn đối với gia đình, giáo dân và bạn bè của ngài. Các viên chức của Bộ An toàn Công cộng đã thông báo cho gia đình ngài biết rằng cái chết diễn ra tức thời,” Đức Cha Weisenburger nói.
“Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho Cha Valencia, gia đình và giáo xứ của ngài. Tất nhiên, cái chết của một linh mục cũng ảnh hưởng sâu sắc đến linh mục đoàn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Raul Valencia. Ngài rất nhỏ con, chỉ cao có 1 mét 28.
Cha Raul Valencia là vị linh mục mà hương thơm thánh thiện tỏa ngát của ngài đã hoán cải được nhiều người.
Cha Valencia, 60 tuổi, là một người yêu mến chức tư tế. Ngài tốt nghiệp nha khoa bác sĩ và đã hành nghề nha sĩ hơn 11 năm tại Nogales, Mễ Tây Cơ - một thị trấn biên giới đối diện với Nogales, Arizona, Hoa Kỳ là nơi ngài sinh ra và lớn lên. Mặc dù kiếm tiền dễ dàng như thế, Valencia có một lòng đạo sâu sắc nên ngài quyết định bỏ mọi sự vào năm 1997 để gia nhập chủng viện Juan Navarrete y Guerrero. Năm sau, ngài chuyển đến chủng viện Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Tổng giáo phận San Antonio, Texas, nơi ngài hoàn thành chương trình thần học vào năm 2002.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 2003 và được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Monica, nơi ngài phục vụ trong một năm trước khi được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Jude Thaddeus tại San Luis, Arizona, nơi ngài phục vụ cho đến khi trở thành Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson.
Theo truyền thông địa phương, sáng 7 tháng Hai, sau khi về thăm gia đình ở Nogales, trên đường trở lại giáo xứ của mình, Cha Valencia đã gặp tai nạn trên xa lộ liên tiểu bang 19. Vì ngài nhỏ con nên ngài lái một chiếc xe rất nhỏ cho vừa với kích thước của mình. Vì thế, khi tai nạn xảy ra chiếc xe của ngài bị co dúm lại và ngài qua đời tức khắc, trong khi chiếc xe gây ra tai nạn cho ngài được báo cáo là cả người và xe đều không hề hấn gì.
Anh chị em giáo dân đã viếng xác cha Valencia từ 6 đến 10 giờ tối thứ Hai 10 tháng 2. Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày thứ Ba lúc 10 giờ sáng tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nogales. Đức Cha Jose Leopoldo González, Giám Mục Nogales là chủ tế trong thánh lễ.
Một thánh lễ an táng khác được tổ chức vào ngày thứ Ba 11 tháng 2 lúc 1:30 chiều tại nhà thờ thánh Augustinô ở Tucson do Đức Cha Edward Weisenburger làm chủ tế. Thi hài của ngài đã được chôn cất tại Nghĩa trang Holy Hope ở Tucson.
Cha Edson Elizarras, Cha sở giáo xứ tại Saint Christopher ở Marana gần đó, đã quen biết với Cha Valencia từ thời trung học. Ngài nói với đài truyền hình KVOA 4 rằng vị linh mục quá cố là người có tính cách rất ngoại thường.
Ngài rất ủng hộ và khích lệ mọi người và luôn nói “Si se puede, bạn có thể làm điều đó, đừng sợ, hãy can đảm trong Chúa”.
3. Vị Giám mục cao niên nhất nước Pháp đã qua đời.
Vị giám mục cao niên nhất nước Pháp, Ðức Cha Georges-Hilaire Dupont đã từ trần hôm 29 tháng Giêng năm 2020 tại tỉnh Manche miền Normandie, hưởng thọ 100 tuổi.
Đức Cha Dupont sinh ngày 16 tháng 11 năm 1919 tại Virey, nước Pháp. Ngài gia nhập dòng thừa sai Hiến Sinh Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, và được thụ phong linh mục ngày 9 tháng Năm, 1943.
Ngài đi truyền giáo tại nhiều nước Phi châu. Ngài đã từng tham dự Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Ngày 16 tháng Giêng, 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Pala của Cộng hòa Tchad. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 1 tháng Năm, 1964.
Ngài từ chức vào ngày 28 tháng Sáu, 1975, và trở về Pháp làm cha sở miền quê, trước tiên tại đảo Corse, rồi đến miền Vaucluse, và sau cùng tại miền Normandie.
Năm 2012, Ðức Cha Dupont tham gia phái đoàn 12 giám mục và linh mục tham dự Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến.
4. Ðức Thượng phụ Kirill đề nghị nhắc đến Thiên Chúa trong hiến pháp của Nga.
Trong dịp kỷ niệm 11 năm ngày được bầu làm Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, Ðức Thượng phụ Kirill đã đề nghị Tổng thống Putin của Nga đề cập đến Thiên Chúa trong hiến pháp nước này.
Giài thích về yêu cầu của mình, Ðức Thượng phụ Kirill nói: “Chúng ta cầu nguyện và cố gắng để Thiên Chúa sẽ được nhắc đến trong luật cơ bản của chúng ta, vì phần lớn công dân Nga tin vào Thiên Chúa”. Do đó, “nếu trong quốc ca có thể có những từ mà quê hương được Chúa bảo vệ, tại sao không thể nói như thế trong Hiến pháp?”. Theo Ðức Thượng phụ, đức tin vào Thiên Chúa là một lý tưởng vượt trội, có khả năng hình thành đạo đức cá nhân, xã hội và chính trị.
Sau buổi lễ, Ðức Thượng phụ đã cảm ơn Tổng thống Putin vì đã đặt ưu tiên cho các mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nga trong thập kỷ qua. Tổng thống Putin cũng cảm ơn Ðức Thượng phụ: “Mười một năm trôi qua rất nhanh, ngài có thể không nhận thấy, nhưng chúng tôi đã nhận thấy hoạt động không mệt mỏi của ngài, toàn bộ xã hội Nga đã được hưởng lợi từ đó”.
Các thành viên của Ủy ban sửa đổi hiến pháp đã ngay lập tức xem xét đề xuất của Ðức Thượng phụ, phát triển ý tưởng đưa “Lời nói đầu” có đề cập đến niềm tin Chính thống giáo vào điều lệ cơ bản, hoặc viết lại các điều khoản trong phần giới thiệu, bên cạnh niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ thêm vào “những công trạng anh hùng về sự hy sinh của dân tộc Nga trong Thế chiến thứ hai”.
Ðại diện Hồi giáo, Mufti Talgat Tadzhuddin đã ủng hộ đề xuất của Ðức Thượng phụ Kirill và bên cạnh những tham chiếu đến Thiên Chúa, ông cũng thêm vào một thực tế là “các tôn giáo truyền thống hỗ trợ Nhà nước về mặt đạo đức và vật chất”.
Ðảng Cộng sản Nga đã lập tức ra tuyên bố chống lại việc đưa những tham chiếu về Thiên Chúa và tôn giáo vào trong Hiến pháp. Chủ tịch đảng Maksim Surajkin giải thích: “Chúng tôi rất tôn trọng tâm tình của các tín đồ của tất cả các hệ phái tôn giáo, nhưng chúng ta không thể chấp nhận các biểu tượng tôn giáo trong luật cơ bản của nhà nước thế tục của chúng ta, như điều khoản số 14 thiết lập sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, đặc biệt là vì ý kiến của công dân rất đa dạng”
5. Ðức Thánh Cha gửi sứ điệp video cho lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại.
Hôm 04 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các tham dự viên, tham dự lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ tại Abu Dhabi. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “một năm sau Tuyên ngôn Abu Dhabi, chúng ta hy vọng về một tương lai thoát khỏi sự thù hận”.
Ðức Thánh Cha mở đầu sứ điệp như sau: “Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lần đầu tiên sự kiện nhân đạo vĩ đại, chúng ta hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại, một tương lai thoát khỏi sự hiềm thù, thống trị, cực đoan và khủng bố, trong đó các giá trị của hòa bình, tình yêu và tình huynh đệ chiếm ưu thế”. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc lại việc ký kết một năm trước, Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại tại Abu Dhabi mà ngài “cùng với người anh em”, Ðại Imam Ðền thờ Hồi giáo Al Azhar thực hiện.
Ðức Thánh Cha đặc biệt gửi lời chào thăm đến “tất cả những ai giúp đỡ những người anh em nghèo khổ, bệnh tật, bị bách hại và yếu đuối; không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc”. Tiếp đến, Ðức Thánh Cha đánh giá cao sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dành cho công việc của Ủy ban Tối cao Tình huynh đệ Nhân loại, và cám ơn sáng kiến của Nhà Ápraham đã phát động Giải thưởng cho Tình huynh đệ Nhân loại.
Cuối cùng, Ðức Thánh Cha nói: “Tôi vui vì có thể tham gia vào giây phút giới thiệu với thế giới Giải thưởng Quốc tế của Tình huynh đệ Nhân loại. Qua việc làm này, tất cả những mẫu gương đạo đức của những người nam nữ trong thế giới được khích lệ. Những mẫu gương thể hiện tình yêu bằng những hành động và hy sinh vì thiện ích của người khác, bất kể khác biệt về tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Xin Thiên Chúa Toàn năng chúc lành cho mọi nỗ lực vì thiện ích của nhân loại và giúp chúng ta tiến bước trong tình huynh đệ”
6. Các Giám mục Canada cương quyết phản đối việc trợ tử.
Hôm 31 tháng 01 năm 2020, Chính phủ Canada đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến, về việc mở rộng các tiêu chí đủ điều kiện thực hiện cái chết êm dịu và trợ tử. Ðặc biệt, theo đề xuất, những thực hành này cũng có thể được mở rộng cho thanh thiếu niên bị bệnh nặng và cho những người không có khả năng nhận thức, nhưng trước đây họ đã thể hiện ý muốn được trợ tử. Trước sự kiện này, Giáo Hội Công Giáo Canada đã thể hiện rõ ràng lập trường về việc bảo vệ sự sống: trong một bức thư gửi Thủ tướng Justin Trudeau, Hội Ðồng Giám Mục Canada nhấn mạnh rằng trực tiếp giết một người hoặc tham gia trợ tử là những hành động không “bao giờ có thể được biện minh”.
Các Giám mục khuyến khích Chính phủ “thực hiện một suy tư sâu rộng, vô tư và kéo dài hơn về vấn đề này, với mục đích đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan như xã hội, y tế và đạo đức được xem xét cách cẩn thận và kỹ lưỡng”. Ngoài ra, các Giám mục còn đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ mà bệnh nhân có thể được nhận. Các Giám mục cho rằng, điều này thể hiện cách đối xử “nhân đạo trong việc nhìn nhận sự sống có một giá trị khách quan vượt ra ngoài sự lựa chọn tự do của chúng ta”.
Ðức Cha Richard Joseph Gagnon, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt cảnh báo về những rủi ro mà các thực hành mới có thể gây ra, như trợ tử cho người trầm cảm, cho trẻ em và người già, đó là: “Chúng là những rủi ro gây sốc và lo lắng không được có chỗ đứng trong bất kỳ xã hội nào”. Các Giám mục khuyên hãy xem cuộc sống như một “hồng ân”, cần được trợ giúp khi đứng trước “sự tổn thương và đau khổ về thể xác, tình cảm và tinh thần”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng phương pháp được chính phủ lựa chọn, tức là tham khảo ý kiến của người dân, không phù hợp và hời hợt. Vì sử dụng một cuộc thăm dò để giải quyết các vấn đề đạo đức nghiêm trọng liên quan đến sự sống và cái chết, hơn nữa chỉ trong hai tuần, thì “không đủ để nghiên cứu vấn đề”. Hơn nữa, nó không phù hợp vì tham khảo ý kiến nhưng bỏ qua nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến yêu cầu trợ tử như “cô đơn, cô lập, thiếu sự hỗ trợ của gia đình hoặc cộng đồng, khủng hoảng về thể chất hoặc tâm lý”. Thay vào đó, những yếu tố này cần được xem xét để hiểu được sự tổn thương của bệnh nhân, “bị áp lực hoặc buộc phải chọn” muốn chết.
Một tiêu điểm khác được Hội Ðồng Giám mục nhấn mạnh đó là việc lắng nghe: để có được “một nghiên cứu chính xác hơn, vô tư và kéo dài” về vấn đề này, tất cả các bên liên quan phải tham gia, gồm có: cha mẹ của trẻ em mắc bệnh tâm thần; nhân viên y tế; người già bị người chăm sóc lạm dụng; chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Cuối cùng, các Giám mục Canada nhấn mạnh rằng Giáo hội không đơn độc trong cuộc chiến chống lại việc thực hành cái chết êm dịu và trợ tử: Ví dụ, Hiệp hội Y tế Thế giới, gần đây đã tái khẳng định phản đối đối với các thực hành này, và “cam kết dấn thân mạnh mẽ đối với các nguyên tắc đạo đức y tế và tôn trọng tối đa đối với sự sống của con người”. Ngoài ra, các tổ chức chăm sóc giảm nhẹ, như Hiệp hội Chăm sóc Giảm nhẹ Canada và Hiệp hội Bác sĩ Chăm sóc Giảm nhẹ Canada đã từ chối trợ tử như một phần của chăm sóc giảm nhẹ.
7. Người vô gia cư Roma cầu nguyện cho những người chết trên đường phố.
Hàng trăm người vô gia cư và tình nguyện viên đã tụ họp nhau trong Vương cung thánh đường Ðức Maria ở khu vực Trastevere của Roma hôm Chúa Nhật 02 tháng 02 năm 2020 để cầu nguyện cho những người đã chết trên các đường phố Roma.
Một ngọn nến được đặt trước bức ảnh Chúa Kitô thương xót cho mỗi người qua đời và tên của họ được xướng lên trong buổi cầu nguyện.
6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông này.
Cộng đoàn Công Giáo thánh Egidio đã tổ chức buổi tưởng niệm và một bữa ăn trưa cho tất cả các tham dự viên. Theo cộng đoàn thánh Egidio, 6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông năm 2020. Cộng đoàn thánh Egidio cũng cầu nguyện cho những người vô gia cư đã chết trong những năm gần đây.
Cộng đồng thánh Egidio bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm sau khi bà Modesta Valenti, một phụ nữ đã chết trước nhà ga xe lửa Termini của Roma vào ngày 31 tháng 01 năm 1983 sau khi xe cứu thương từ chối đưa bà đến bệnh viện. Sau đó, mỗi năm, phong trào giáo dân Công Giáo này tụ họp cầu nguyện cho những người vô gia cư chết trên đường phố.
Theo báo La Repubblica của Ý, có khoảng 8,000 người vô gia cư sống tại Roma; khoảng một nửa số này được cư trú và chăm sóc bởi các tổ chức bác ái. Trong suốt năm, cộng đồng thánh Egidio giúp những người vô gia cư ở Roma các bữa ăn, nơi ngủ đêm và các phòng khám bệnh.
Cộng đồng thánh Egidio cũng tổ chức các buổi tưởng niệm những người vô gia cư chết trên đường phố tại 5 thành phố khác của Ý, trong đó có Genoa và Torino.
8. Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 150 năm Roma trở thành thủ đô Italia.
Trong sứ điệp nhân dịp khởi sự năm kỷ niệm 150 năm Roma trở thành thủ đô của Italia thống nhất, Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu mong Roma ngày càng chu toàn ơn gọi huynh đệ và đại đồng, đáp ứng lời thỉnh cầu được bao gồm từ phía những người nghèo, người di cư và tị nạn.
Roma được thành lập năm 753 trước Chúa Kitô sinh ra, tức là cách đây 2,753 năm, trở thành kinh đô của đế quốc La Mã, rồi thủ đô của nước Tòa Thánh cho đến năm 1870 thì bị Vương quốc Italia chiếm và biến thành thủ đô từ ngày 03 tháng 02 năm 1871, sau đó là thủ đô của Cộng hòa Italia. Trong 150 năm qua, dân số Italia gia tăng từ 250 ngàn người lên 2 triệu 900 ngàn người như hiện nay. Nếu kể chung khu vực phụ cận thì dân số lên tới 4 triệu rưỡi.
Lễ khai mạc chương trình kỷ niệm 150 năm thành Roma đã được cử hành tại Nhà Hát Roma chiều ngày 03 tháng 02 năm 2020, với sự hiện diện của 1,500 quan khách trong đó có Tổng thống, bà thị trưởng Roma và nhiều bộ trưởng trong chính phủ, đặc biệt là Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong sứ điệp được Ðức Hồng Y Parolin tuyên đọc trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Ðức Hồng Y Montini, sau này là Ðức Giáo hoàng Phaolô VI, tuyên bố trước ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II năm 1962: Biến cố Roma trở thành thủ đô Vương quốc Italia như thể là một sự sụp đổ, và thực sự là như vậy đối với lãnh thổ Nước Tòa Thánh... Nhưng nay chúng ta thấy Chúa Quan Phòng định liệu mọi sự cách khác.. biến cố Roma đã khởi đầu một lịch sử mới.
Trong Sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc đến 3 chặng nổi bật trong 150 năm lịch sử Roma: năm 1943, Roma bị Ðức quốc xã chiếm đóng và bố ráp người Do thái, cuộc diệt chủng Do thái cũng xảy ra tại Roma, nhưng trong lúc đó Roma đã trở thành nơi ẩn náu cho những người bị bách hại và những hàng rào cũ sụp đổ, cùng với sự cách biệt đau thương giữa Công Giáo và Do thái.
Biến cố thứ hai là Công đồng chung Vatican II từ năm 1962 đến 1965, Roma nổi bật như một không gian đại đồng, Công Giáo và đại kết, trở nên một thành thị phổ quát đối thoại, đại kết và liên tôn.
Biến cố thứ 3 là Hội nghị về những “tai ương của Roma” do Ðức Hồng Y Giám quản Ugo Poletti đề xướng, với sự tham dự của cộng đồng dân Chúa, trong đó người ta lắng nghe người nghèo và những khu vực ngoại ô. Ðặc tính đại đồng của Roma được sống trong sự bao gồm các khu vực ngoại biên.
Từ những sự kiện trên đây, Ðức Thánh Cha đề cao tài nguyên lớn của Roma về tình nhân đạo và ngài kêu gọi có một quan niệm chung về thành Roma như một thành huynh đệ và phổ quát, bao gồm mọi người và cởi mở đối với thế giới.