Giáo dân Vũ Hán cho biết tử vong tăng kinh hoàng, dân sợ chết hơn sợ cộng sản, yêu cầu Tập Cận Bình từ chức

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vắng mặt một cách đáng chú ý kể từ khi dịch coronavirus leo thang thành một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, chiều thứ Hai, nhà độc tài này đã đi thăm một số địa điểm công cộng ở Bắc Kinh. Sự xuất hiện này dường như nhằm chống lại những lời chỉ trích rằng đại đế Tập đã xa cách dân chúng giữa lúc sự bất mãn đang gia tăng đối với cách thế chống đỡ lúng túng của bọn cầm quyền trước đại dịch Corona.

Lần cuối cùng ông Tập xuất hiện trước công chúng là tại một cuộc họp với thủ tướng Campuchia. Đến nay, đại đế Tập vẫn chưa dám đến thăm tâm điểm của sự bùng phát dịch bệnh là thành phố Vũ Hán, cách Bắc Kinh 1,160 km về phía nam.

Báo chí lề phải Trung Quốc cho biết đầu tiên Tập Cận Bình đến thăm một khu phố khoảng 8km về phía bắc nơi ông cư trú gần Tử Cấm Thành và đi thăm văn phòng chính quyền địa phương. Sau đó, ông đến thăm một bệnh viện thành phố, nơi ông tham gia một cuộc họp qua video với các viên chức và nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập, đeo mặt nạ phẫu thuật màu xanh da trời và mặc một bộ đồ đen, đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải cải thiện luật pháp liên quan đến phòng chống dịch bệnh, tăng cường hỗ trợ cho các tổ chức và cải thiện các thủ tục trừng phạt những ai thất bại trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, và là một chuyên gia về Trung Quốc có trụ sở ở Rôma, là người đã từng giảng dạy nhiều năm tại Đại Học Bắc Kinh, điều ngày càng rõ ràng là cuộc khủng hoảng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng là do cấu trúc của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống kiểm soát thông tin. Chính hệ thống này đã làm trì hoãn nhận thức của công chúng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong nhiều tuần trong khi nó lặng lẽ lan nhanh, và rộng khắp đất nước. Đây là yếu tố chính gây ra cuộc khủng hoảng kinh hoàng hiện nay, trong đó, hàng ngàn người đã chết, hơn 40,000 người bị nhiễm bệnh và một con số tương tự những người bị nghi đã nhiễm bệnh. Đó là chưa kể ít nhất 51 triệu người bị cô lập hoặc tự nguyện cô lập; và hàng trăm triệu người đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ việc đóng cửa các nhà máy, và nguy cơ sự sụp đổ của nền kinh tế.

Cơ cấu quyền lực phân cấp và từ trên xuống cũng là một giới hạn lớn khác trong việc đưa ra các phản ứng kịp thời. Thị trưởng thành phố Vũ Hán không thể hành động mà không có sự chấp thuận của lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh.

Sau một thời gian im lặng, báo chí nịnh bợ chế độ đã quay trở lại đặt những bức ảnh về “tấm lòng của các vị lãnh đạo” trên trang nhất, nơi mọi lời của đại đế Tập, của ban bí thư trung ương đảng, của quân ủy trung ương lại được đề cao trắng trợn trong khi dân chúng tiếp tục lũ lượt chết vì dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh kinh hoàng, và nỗi ám ảnh trước cái chết gần kề, ngày càng có nhiều người can đảm tung lên mạng những lời chỉ trích đảng cộng sản và kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, mặc dù họ thừa biết những ý kiến của họ chỉ sống được trên mạng có vài giờ trước khi bị công an Internet xóa đi. Nhiều tác giả còn đối diện với nguy cơ bị bắt giữ.

Từ Chương Nhuận (Xu Zhangrun - 徐章润), một giáo sư luật tại Đại học Luật Khoa Thanh Hóa (Tsinghua -清华), là một thí dụ. Anh đã xuất bản một bài báo chỉ trích giới lãnh đạo vì không kiểm soát được dịch coronavirus và kêu gọi Tập Cận Bình từ chức ngay tức khắc.

Giáo sư Từ đã bị đình chỉ giảng dạy vào năm 2018 khi ông lên tiếng chống lại chức vụ đại đế trọn đời của ông Tập. Ông cáo buộc bạo chúa Tập đã phá hủy hệ thống chính trị Trung Quốc, đang trong tiến trình cải cách sau cái chết của Mao Trạch Đông.

Theo Giáo sư Từ, chính sách đàn áp của Bắc Kinh đối với xã hội dân sự và quyền tự do ngôn luận đã khiến mọi người không thể phản ứng ngay lập tức khi dịch bệnh bùng phát. Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là một trường hợp điển hình. Anh là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và cảnh sát đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ một bệnh nhân.

Giáo sư Từ cũng là một luật sư nhân quyền. Anh tuyên bố sáng lập phong trào Công dân mới nhằm hô hào lật đổ cộng sản. Hiện tại, công an Trung Quốc ra lệnh lùng bắt anh. Nhưng anh vẫn còn trốn tránh được, và rất tích cực trên các phương tiện truyền thông xã hội.


Source:Asia News