Theo ký giả Kevin Jones của CNA, người ta sẽ không thể hiểu được cuộc tranh cãi về thông điệp Humanae Vitae, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI nhằm tái khẳng định giáo huấn Công Giáo về ngừa thai cách nay 50 năm, nếu không xét đến bối cảnh của một hệ thống được tài trợ rất hậu hĩnh để tranh đấu cho việc hạn chế sinh đẻ sau Thế Chiến II.
Hệ thống trên bao gồm những tên tuổi lớn như Qũy Ford và John D. Rockefeller III. Một học giả từng viết về hệ thống này cả hàng mấy chục năm qua. Đó là giáo sư sử học Donald Critchlow của Đại Học Tiểu Bang Arizona. Ông nói với hãng tin CNA: “chiến dịch thuyết phục người Công Giáo, cả các nhà lãnh đạo lẫn quần chúng giáo dân, rằng các quan điểm truyền thống về tính dục, phá thai, và hôn nhân đều đã lỗi thời, hết sức sâu rộng và được tiến hành trên nhiều mặt trận”.
“Các nhóm như Người Công Giáo Ủng Hộ Lựa Chọn được khuyến khích bằng các trợ khoản nhân ái, nhưng chiến dịch bao quát hơn được tiến hành quanh việc giáo dục tính dục”.
Critchlow là tác giả cuốn sách năm 1999 do nhà Oxford University Press xuất bản, tựa là “Intended Consequences: Birth Control, Abortion, and the Federal Government in Modern America” (Các Hậu Quả Định Trước: Kiểm Soát Sinh Sản, Phá Thai, và Chính Phủ Liên Bang ở Hoa Kỳ Hiện Nay).
Cùng với buổi nói chuyện của ông ở Hội Nghị tháng Tư năm 2018 tại Đại Học Công Giáo America với chủ đề “The Legacy of Dissent from Humanae Vitae” (Di Sản Bất Đồng Humanae Vitae), công trình của ông giúp đặt Humanae Vitae vào bối cảnh chính trị và chính sách thời nó.
Ông nói với CNA: “ngay sau Thế Chiến II, các nhà lãnh đạo của các qũy nhân ái, các chính khách và doanh gia đã cùng nhau phát động một chiến dịch kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số. Họ kết luận rằng các cuộc chiến tranh, đói kém và các tệ nạn xã hội khác trong tương lai có thể được ngăn chặn nhờ việc giảm thiểu tỷ lệ gia tăng dân số. Nghị trình tân Malthus này được sự tham gia của nhiều nhà tranh đấu tìm kiếm quyền sinh sản cho các phụ nữ và các nhà duy môi trường tìm công lý cho môi sinh”.
Nghị trình trên đã dự phần vào môi trường cách mạng tình dục, ngay cả trước khi phát minh ra thuốc ngừa thai.
Critchlow tiếp tục cho hay: các tập tục tình dục của Hoa Kỳ đã thay đổi trong những năm 1960. Không thể quy các thay đổi về tập tục và tác phong tình dục cho một nguyên nhân duy nhất. Tuy nhiên, điều ít ai nghi ngờ là ý kiến giới ưu tú đã khuyến khích các thay đổi trong các tập tục và tác phong tình dục nhân danh sự ‘tiến bộ’, công lý sinh sản và kiểm soát dân số”.
Giáo sư lịch sử này đã xếp thời kỳ hậu chiến như “một trong những nỗ lực lớn nhất của kỹ thuật xã hội trong lịch sử loài người”.
Ông cho hay: “Nhiều tác nhân đã được tìm thấy trong chiến dịch tân Malthus này, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đó không phải là một âm mưu đúng nghĩa. Những người can dự vào phong trào kiểm soát dân số và kêu gọi các việc ngừa thai, phá thai, triệt sản và giáo dục tính dục được công chúng tài trợ, cùng có chung một quan điểm về sự cần thiết phải kiểm soát sự gia tăng dân số và giáo dục công chúng. Họ tự coi mình là người khai sáng mang lại tiến bộ cho quần chúng, những người bị coi là lạc hậu trong các quan điểm xã hội, chính trị và tôn giáo của họ.
Khi Humanae Vitae, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm 1968, tái khẳng định giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng biện pháp ngừa thai là một việc vô luân, những người ủng hộ này đã phản ứng mạnh mẽ.
Critchlow cho hay: “Humanae Vitae đã bị tấn công công khai và và ở nơi công cộng”.
Mạng lưới vận động trên đã có các đồng minh Công Giáo. Tờ The National Catholic Reporter (Phóng viên Công Giáo Quốc gia) đã nhận được một báo cáo rò rỉ vốn được sự hỗ trợ của phần lớn ủy ban kiểm soát sinh đẻ của đức Phaolô VI, với lập luận rằng biện pháp tránh thai phù hợp với đức tin Công Giáo.
Nhà thần học Fr. Charles Curran trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi, sau khi Đại học Công Giáo America đảo ngược khuyến nghị của ông vì ông bác bỏ giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh sản. Quyết định này đã thúc đẩy làn sóng phản đối và tranh cãi, và sau đó đã bị hủy bỏ.
Hugh Moore, một doanh nhân không phải là người Công Giáo và là nhà hoạt động kiểm soát dân số, người đã giúp thành lập Dixie Cup Corporation, đã đăng quảng cáo toàn trang trên tờ Thời báo New York và các tờ báo khác, phân phối tài liệu chống Humanae Vitae cho các giám mục và dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
Ông Critchlow nói thêm: “Ông ta đã tổ chức các kiến nghị từ các linh mục bất đồng chính kiến; các kiến nghị này được công bố rộng rãi. Tòa thánh Vatican, Đạo Công Giáo Rôma và các giám mục truyền thống ở Hoa Kỳ được mô tả là phản động và không theo kịp tính hiện đại”.
Moore đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thành lập International Planned Parenthood Federation (Liên đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế) và giữ chức phó chủ tịch vào giữa những năm 1960. Ông đã giúp đồng sáng lập Population Crisis Committee (Ủy ban Khủng hoảng Dân số) và là người ủng hộ hàng đầu việc triệt sản tự nguyện.
Theo Critchlow, chiến dịch tổng thể chống lại một việc “bùng nổ dân số” đáng sợ, đã “được tiến hành trên nhiều mặt trận, thường không được phối hợp, với nhiều khác biệt lớn về chiến lược và chiến thuật, nhưng dựa trên giả định rằng kiểm soát dân số là cần thiết để cứu nhân loại”.
Sau Thế Chiến thứ hai, các qũy nhân ái đã cố gắng thành lập các phòng khám kế hoạch hóa gia đình ở bên ngoài Hoa Kỳ. Những người vận động hành lang cho các qũy này đã cố gắng có được một cam kết của Hoa Kỳ đối với kế hoạch hóa gia đình ở trong nước. Dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, các chương trình chống nghèo đã coi việc kế hoạch hóa gia đình là một công cụ, nhất là ở các khu vực nội thành, dân tộc thiểu số da đen và người Mỹ bản địa. Điều này đã được mở rộng dưới chính quyền Nixon.
Những cuốn sách như “The Population Bomb” (trái bom dân số) của Paul Erhlich, các bài báo trên tạp chí nổi tiếng, tiểu thuyết và phim ảnh khoa học viễn tưởng làm dấy lên nỗi sợ hãi về một tương lai đen tối sẽ không thể tránh khỏi trừ khi sự gia tăng dân số được kiểm soát.
Một tên tuổi lớn khác trong phong trào là John D. Rockefeller III, người đã tài trợ cho nhiều nhóm kiểm soát dân số và thành lập Hội đồng Dân số vào năm 1952. Dự thảo hiến chương đầu tiên, sau đó đã được sửa đổi, nói đến việc tạo ra các điều kiện trong đó các cha mẹ nào “thường ở trên mức trung bình về trí thông minh, phẩm chất nhân cách”, sản xuất ra “các gia đình lớn hơn mức trung bình”.
Critchlow coi đấy là thứ ngôn ngữ “duy ưu sinh” (eugenic).
Tương tự như thế, Quỹ Ford cũng đưa hàng triệu mỹ kim vào các chương trình kiểm soát dân số. Một số nhà tài trợ, như Cordelia Scaife May, người thừa kế gia sản của gia đình Mellon, bị lôi kéo vào các nhóm cực đoan hơn như Zero Population Growth (Tuyệt Đối Không Gia Tăng Dân Số).
Vào những năm 1960, các giám mục Công Giáo phải đối đầu với tình trạng tê liệt. Các nỗ lực ngăn chặn các động thái của chính phủ liên bang nhằm tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình đã bị đình trệ bởi sự bất đồng giữa các giám mục và việc không chắc chắn về những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cuối cùng sẽ nói về thuốc viên ngừa thai, và nhiều vấn đề khác, như sự phụ thuộc của các cơ quan và bệnh viện Công Giáo vào tài trợ liên bang.
Ông Critchlow nói: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Công Giáo, bao gồm các nhà giáo dục, đã phải đối đầu với một nan giải nghiêm trọng có nguồn gốc sâu xa trong kinh nghiệm Công Giáo Rôma ở Hoa Kỳ: Làm thế nào để được chấp nhận trong một đất nước có truyền thống chống Công Giáo, mà vẫn duy trì được các nguyên tắc Công Giáo cốt lõi. Việc không thể tránh được là các thỏa hiệp đã đạt được để bảo đảm có sự tương nhượng đối với một nền văn hóa đang ngày càng bị thế tục hóa”.
Với sự tham gia của trợ lý riêng George Shuster của chủ tịch Đại học Notre Dame, Cha Theodore Hesburgh, một loạt các cuộc họp về gia tăng dân số đã được tổ chức tại Notre Dame từ năm 1963 đến 1967 dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller và Quỹ Ford. Họ đã tập hợp một số nhà lãnh đạo Công Giáo được lựa chọn để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Liên Minh Hoa Kỳ Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch và Hội đồng Dân số, cũng như với các nhà lãnh đạo của các qũy Ford và Rockefeller.
Critchlow, trong cuốn “Intended Consequences” của ông, nói rằng ông John D. Rockefeller III và những người khác trong cộng đồng qũy “ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay đổi chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về việc kiểm soát sinh đẻ” và coi các cuộc họp như cơ hội để liên minh với các nhà lãnh đạo Công Giáo, những vị có thể “giúp thay đổi ý kiến trong hàng giáo phẩm”.
Theo Critchlow, Cha Hesburgh đã sắp xếp một cuộc họp năm 1965 giữa Rockefeller và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để thảo luận về các vấn đề kiểm soát dân số. Cùng năm đó, 37 học giả tham dự một hội nghị tại Notre Dame đã ký một tuyên bố bí mật gửi ủy ban giáo hoàng đang khảo sát luân lý tính của các hình thức kiểm soát sinh sản nhân tạo mới. Tuyên bố của họ vận động cho một sự thay đổi trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về ngừa thai.
Rockefeller bổ nhiệm cha Hesburgh vào ủy ban điều hành Quỹ Rockefeller vào năm 1966, với ý thức rõ rằng ngài sẽ không bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến biện pháp ngừa thai, triệt sản và phá thai. Cha Hesburgh phục vụ trong tư cách chủ tịch qũy từ năm 1977 đến 1982.
Ông Critchlow nói: “Cuối cùng, các giám mục buộc phải thỏa hiệp với phe bất đồng trong giáo hội. Giáo Hội Công Giáo bị đặt vào thế phòng thủ cho đến khi xuất hiện vấn đề phá thai, trong đó công luận bị chia rẽ nhiều hơn so với biện pháp ngừa thai bằng miệng”.
Các chương trình kiểm soát dân số đã dẫn đến một số vụ tai tiếng liên quan đến các chương trình kế hoạch hóa gia đình do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tài trợ. Ở Ấn Độ, việc triệt sản bắt buộc đã lan rộng và gây phẫn nộ khi được báo cáo. Ở Hoa Kỳ, đã có những trường hợp triệt sản bắt buộc được Liên Bang tài trợ trong các chương trình chống nghèo.
Điều này dẫn đến các cuộc tấn công mạnh mẽ đối với việc kiểm soát dân số, đặc biệt từ các nhà duy nữ, và phong trào thay đổi chiến lược. Nó cổ vũ việc hoãn kết hôn qua việc phát triển kinh tế và giáo dục cho phụ nữ.
Ông Crlowlow nói: “Nên tán thành những mục tiêu cổ vũ việc độc lập kinh tế và giáo dục cao hơn cho phụ nữ ở các nước đang phát triển, ngay cả khi các chương trình đó được hỗ trợ bởi các nhà hoạt động duy nữ và những người ủng hộ việc kiểm soát dân số”.
Trong khi cuộc tranh luận về kiểm soát dân số đã thay đổi, cuộc tranh cãi về Humanae Vitae vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Atlas tại Trung Tâm Rockfeller, New York |
Hệ thống trên bao gồm những tên tuổi lớn như Qũy Ford và John D. Rockefeller III. Một học giả từng viết về hệ thống này cả hàng mấy chục năm qua. Đó là giáo sư sử học Donald Critchlow của Đại Học Tiểu Bang Arizona. Ông nói với hãng tin CNA: “chiến dịch thuyết phục người Công Giáo, cả các nhà lãnh đạo lẫn quần chúng giáo dân, rằng các quan điểm truyền thống về tính dục, phá thai, và hôn nhân đều đã lỗi thời, hết sức sâu rộng và được tiến hành trên nhiều mặt trận”.
“Các nhóm như Người Công Giáo Ủng Hộ Lựa Chọn được khuyến khích bằng các trợ khoản nhân ái, nhưng chiến dịch bao quát hơn được tiến hành quanh việc giáo dục tính dục”.
Critchlow là tác giả cuốn sách năm 1999 do nhà Oxford University Press xuất bản, tựa là “Intended Consequences: Birth Control, Abortion, and the Federal Government in Modern America” (Các Hậu Quả Định Trước: Kiểm Soát Sinh Sản, Phá Thai, và Chính Phủ Liên Bang ở Hoa Kỳ Hiện Nay).
Cùng với buổi nói chuyện của ông ở Hội Nghị tháng Tư năm 2018 tại Đại Học Công Giáo America với chủ đề “The Legacy of Dissent from Humanae Vitae” (Di Sản Bất Đồng Humanae Vitae), công trình của ông giúp đặt Humanae Vitae vào bối cảnh chính trị và chính sách thời nó.
Ông nói với CNA: “ngay sau Thế Chiến II, các nhà lãnh đạo của các qũy nhân ái, các chính khách và doanh gia đã cùng nhau phát động một chiến dịch kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số. Họ kết luận rằng các cuộc chiến tranh, đói kém và các tệ nạn xã hội khác trong tương lai có thể được ngăn chặn nhờ việc giảm thiểu tỷ lệ gia tăng dân số. Nghị trình tân Malthus này được sự tham gia của nhiều nhà tranh đấu tìm kiếm quyền sinh sản cho các phụ nữ và các nhà duy môi trường tìm công lý cho môi sinh”.
Nghị trình trên đã dự phần vào môi trường cách mạng tình dục, ngay cả trước khi phát minh ra thuốc ngừa thai.
Critchlow tiếp tục cho hay: các tập tục tình dục của Hoa Kỳ đã thay đổi trong những năm 1960. Không thể quy các thay đổi về tập tục và tác phong tình dục cho một nguyên nhân duy nhất. Tuy nhiên, điều ít ai nghi ngờ là ý kiến giới ưu tú đã khuyến khích các thay đổi trong các tập tục và tác phong tình dục nhân danh sự ‘tiến bộ’, công lý sinh sản và kiểm soát dân số”.
Giáo sư lịch sử này đã xếp thời kỳ hậu chiến như “một trong những nỗ lực lớn nhất của kỹ thuật xã hội trong lịch sử loài người”.
Ông cho hay: “Nhiều tác nhân đã được tìm thấy trong chiến dịch tân Malthus này, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đó không phải là một âm mưu đúng nghĩa. Những người can dự vào phong trào kiểm soát dân số và kêu gọi các việc ngừa thai, phá thai, triệt sản và giáo dục tính dục được công chúng tài trợ, cùng có chung một quan điểm về sự cần thiết phải kiểm soát sự gia tăng dân số và giáo dục công chúng. Họ tự coi mình là người khai sáng mang lại tiến bộ cho quần chúng, những người bị coi là lạc hậu trong các quan điểm xã hội, chính trị và tôn giáo của họ.
Khi Humanae Vitae, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm 1968, tái khẳng định giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng biện pháp ngừa thai là một việc vô luân, những người ủng hộ này đã phản ứng mạnh mẽ.
Critchlow cho hay: “Humanae Vitae đã bị tấn công công khai và và ở nơi công cộng”.
Mạng lưới vận động trên đã có các đồng minh Công Giáo. Tờ The National Catholic Reporter (Phóng viên Công Giáo Quốc gia) đã nhận được một báo cáo rò rỉ vốn được sự hỗ trợ của phần lớn ủy ban kiểm soát sinh đẻ của đức Phaolô VI, với lập luận rằng biện pháp tránh thai phù hợp với đức tin Công Giáo.
Nhà thần học Fr. Charles Curran trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi, sau khi Đại học Công Giáo America đảo ngược khuyến nghị của ông vì ông bác bỏ giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh sản. Quyết định này đã thúc đẩy làn sóng phản đối và tranh cãi, và sau đó đã bị hủy bỏ.
Hugh Moore, một doanh nhân không phải là người Công Giáo và là nhà hoạt động kiểm soát dân số, người đã giúp thành lập Dixie Cup Corporation, đã đăng quảng cáo toàn trang trên tờ Thời báo New York và các tờ báo khác, phân phối tài liệu chống Humanae Vitae cho các giám mục và dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
Ông Critchlow nói thêm: “Ông ta đã tổ chức các kiến nghị từ các linh mục bất đồng chính kiến; các kiến nghị này được công bố rộng rãi. Tòa thánh Vatican, Đạo Công Giáo Rôma và các giám mục truyền thống ở Hoa Kỳ được mô tả là phản động và không theo kịp tính hiện đại”.
Moore đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thành lập International Planned Parenthood Federation (Liên đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế) và giữ chức phó chủ tịch vào giữa những năm 1960. Ông đã giúp đồng sáng lập Population Crisis Committee (Ủy ban Khủng hoảng Dân số) và là người ủng hộ hàng đầu việc triệt sản tự nguyện.
Theo Critchlow, chiến dịch tổng thể chống lại một việc “bùng nổ dân số” đáng sợ, đã “được tiến hành trên nhiều mặt trận, thường không được phối hợp, với nhiều khác biệt lớn về chiến lược và chiến thuật, nhưng dựa trên giả định rằng kiểm soát dân số là cần thiết để cứu nhân loại”.
Sau Thế Chiến thứ hai, các qũy nhân ái đã cố gắng thành lập các phòng khám kế hoạch hóa gia đình ở bên ngoài Hoa Kỳ. Những người vận động hành lang cho các qũy này đã cố gắng có được một cam kết của Hoa Kỳ đối với kế hoạch hóa gia đình ở trong nước. Dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, các chương trình chống nghèo đã coi việc kế hoạch hóa gia đình là một công cụ, nhất là ở các khu vực nội thành, dân tộc thiểu số da đen và người Mỹ bản địa. Điều này đã được mở rộng dưới chính quyền Nixon.
Những cuốn sách như “The Population Bomb” (trái bom dân số) của Paul Erhlich, các bài báo trên tạp chí nổi tiếng, tiểu thuyết và phim ảnh khoa học viễn tưởng làm dấy lên nỗi sợ hãi về một tương lai đen tối sẽ không thể tránh khỏi trừ khi sự gia tăng dân số được kiểm soát.
Một tên tuổi lớn khác trong phong trào là John D. Rockefeller III, người đã tài trợ cho nhiều nhóm kiểm soát dân số và thành lập Hội đồng Dân số vào năm 1952. Dự thảo hiến chương đầu tiên, sau đó đã được sửa đổi, nói đến việc tạo ra các điều kiện trong đó các cha mẹ nào “thường ở trên mức trung bình về trí thông minh, phẩm chất nhân cách”, sản xuất ra “các gia đình lớn hơn mức trung bình”.
Critchlow coi đấy là thứ ngôn ngữ “duy ưu sinh” (eugenic).
Tương tự như thế, Quỹ Ford cũng đưa hàng triệu mỹ kim vào các chương trình kiểm soát dân số. Một số nhà tài trợ, như Cordelia Scaife May, người thừa kế gia sản của gia đình Mellon, bị lôi kéo vào các nhóm cực đoan hơn như Zero Population Growth (Tuyệt Đối Không Gia Tăng Dân Số).
Vào những năm 1960, các giám mục Công Giáo phải đối đầu với tình trạng tê liệt. Các nỗ lực ngăn chặn các động thái của chính phủ liên bang nhằm tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình đã bị đình trệ bởi sự bất đồng giữa các giám mục và việc không chắc chắn về những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cuối cùng sẽ nói về thuốc viên ngừa thai, và nhiều vấn đề khác, như sự phụ thuộc của các cơ quan và bệnh viện Công Giáo vào tài trợ liên bang.
Ông Critchlow nói: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Công Giáo, bao gồm các nhà giáo dục, đã phải đối đầu với một nan giải nghiêm trọng có nguồn gốc sâu xa trong kinh nghiệm Công Giáo Rôma ở Hoa Kỳ: Làm thế nào để được chấp nhận trong một đất nước có truyền thống chống Công Giáo, mà vẫn duy trì được các nguyên tắc Công Giáo cốt lõi. Việc không thể tránh được là các thỏa hiệp đã đạt được để bảo đảm có sự tương nhượng đối với một nền văn hóa đang ngày càng bị thế tục hóa”.
Với sự tham gia của trợ lý riêng George Shuster của chủ tịch Đại học Notre Dame, Cha Theodore Hesburgh, một loạt các cuộc họp về gia tăng dân số đã được tổ chức tại Notre Dame từ năm 1963 đến 1967 dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller và Quỹ Ford. Họ đã tập hợp một số nhà lãnh đạo Công Giáo được lựa chọn để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Liên Minh Hoa Kỳ Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch và Hội đồng Dân số, cũng như với các nhà lãnh đạo của các qũy Ford và Rockefeller.
Critchlow, trong cuốn “Intended Consequences” của ông, nói rằng ông John D. Rockefeller III và những người khác trong cộng đồng qũy “ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay đổi chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về việc kiểm soát sinh đẻ” và coi các cuộc họp như cơ hội để liên minh với các nhà lãnh đạo Công Giáo, những vị có thể “giúp thay đổi ý kiến trong hàng giáo phẩm”.
Theo Critchlow, Cha Hesburgh đã sắp xếp một cuộc họp năm 1965 giữa Rockefeller và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để thảo luận về các vấn đề kiểm soát dân số. Cùng năm đó, 37 học giả tham dự một hội nghị tại Notre Dame đã ký một tuyên bố bí mật gửi ủy ban giáo hoàng đang khảo sát luân lý tính của các hình thức kiểm soát sinh sản nhân tạo mới. Tuyên bố của họ vận động cho một sự thay đổi trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về ngừa thai.
Rockefeller bổ nhiệm cha Hesburgh vào ủy ban điều hành Quỹ Rockefeller vào năm 1966, với ý thức rõ rằng ngài sẽ không bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến biện pháp ngừa thai, triệt sản và phá thai. Cha Hesburgh phục vụ trong tư cách chủ tịch qũy từ năm 1977 đến 1982.
Ông Critchlow nói: “Cuối cùng, các giám mục buộc phải thỏa hiệp với phe bất đồng trong giáo hội. Giáo Hội Công Giáo bị đặt vào thế phòng thủ cho đến khi xuất hiện vấn đề phá thai, trong đó công luận bị chia rẽ nhiều hơn so với biện pháp ngừa thai bằng miệng”.
Các chương trình kiểm soát dân số đã dẫn đến một số vụ tai tiếng liên quan đến các chương trình kế hoạch hóa gia đình do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tài trợ. Ở Ấn Độ, việc triệt sản bắt buộc đã lan rộng và gây phẫn nộ khi được báo cáo. Ở Hoa Kỳ, đã có những trường hợp triệt sản bắt buộc được Liên Bang tài trợ trong các chương trình chống nghèo.
Điều này dẫn đến các cuộc tấn công mạnh mẽ đối với việc kiểm soát dân số, đặc biệt từ các nhà duy nữ, và phong trào thay đổi chiến lược. Nó cổ vũ việc hoãn kết hôn qua việc phát triển kinh tế và giáo dục cho phụ nữ.
Ông Crlowlow nói: “Nên tán thành những mục tiêu cổ vũ việc độc lập kinh tế và giáo dục cao hơn cho phụ nữ ở các nước đang phát triển, ngay cả khi các chương trình đó được hỗ trợ bởi các nhà hoạt động duy nữ và những người ủng hộ việc kiểm soát dân số”.
Trong khi cuộc tranh luận về kiểm soát dân số đã thay đổi, cuộc tranh cãi về Humanae Vitae vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.