Thập niên cuối cùng trong triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng mới được Đức Phanxicô phong thánh hôm qua, không hẳn là một thập niên vui vẻ cho lắm. Cuộc tranh cãi khắp thế giới về thông điệp Humanae Vitae (Sư Sống Con Người) năm 1968 của ngài, một cuộc tranh cãi có lúc đã trở thành bạo động hết sức về phương diện tu từ, đã làm tổn thương người vốn mang tên Giovanni Battista Montini rất nhiều vì ngài vốn là một tâm hồn rất nhậy cảm.
Giáo huấn của ngài về các phương tiện thích đáng để kế hoạch hóa gia đình thường bị trình bầy sai lạc như là một ý thức hệ “sinh sảnh bằng mọi giá”, trong khi thực ra, ngài dạy rằng kế hoạch hóa gia đình là một nghĩa vụ luân lý và một việc thực thi nhân đức khôn ngoan một cách tinh tế. Nhiều giám mục anh em đã bỏ rơi ngài giữa các cuộc chiến xoay quanh Humanae Vitae; các vị này quyết tâm đẩy mạnh nhiều nghị trình luân lý và thần học khác hay chịu khuất phục trước nền văn hóa công cộng hiện hành và cuộc cách mạng tình dục. Đối đầu với sự bất đồng công khai và tràn lan này đối với thông điệp của ngài, Đức Phaolô VI dường như đã đưa ra một quyết định đầy ý thức sẽ không áp đặt bất cứ kỷ luật tín lý và luân lý nào nữa với hy vọng cuộc thảo luận hợp lý sẽ ngăn chặn bất cứ chia rẽ nào khác trong Giáo Hội hậu Vatican II. Nhưng, chiến lược này, cùng với chính sách Ostpolitik (hòa hoãn Đông Tây) của ngài nhằm tạo thỏa hiệp ở Trung Âu, đều đã không thành công; kết quả vẫn còn đang hiện diện với chúng ta ngày nay, trong cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục và sự nhát đảm và hành động phi pháp của một số giám mục.
Đức Phaolô không bao giờ còn viết thêm một thông điệp nào nữa. Nhưng về cuối điều vốn khởi đầu như một triều giáo hoàng thành công và năng động và đang kết thúc trong sự mệt nhoài hụt hơi của cả giáo hoàng lẫn giáo hội, ngài đã gom hết sức lực trong một cố gắng nhằm chấm dứt cuộc trôi dạt hậu công đồng, và đã phát ra tiếng kèn đầu tiên nhằm hiệu triệu Giáo Hội Công Giáo hướng tới điều, người kế nhiệm thứ hai của ngài, Đức Gioan Phaolô II, sẽ đặt tên là “Tân Phúc Âm Hóa”. Điều oái oăm và cuối cùng có thể có tính an ủi là lễ phong thánh Chúa Nhật qua đã diễn ra trong lúc tạm nghỉ của Thượng Hội Đồng năm 2018. Vì dịp để Đức Phaolô VI thách thức Giáo Hội thế giới nghĩ đến sinh quyền rao giảng tin mừng và truyền giáo của mình là một Thượng Hội Đồng thất bại.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng năm 1974 là “Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại”, và trong khi có sự đồng thuận về đề nghị tổng quát cho rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra cảm thức này: truyền giáo và phúc âm hóa là trách nhiệm của mọi Kitô hữu, thì lại có rất ít đồng thuận ngoài đồng thuận ấy. Mặt khác, có một bất đồng đáng kể về mối tương quan của việc phúc âm hóa trong Thế Giới Thứ Ba đối với việc “giải phóng” mà ý nghĩa của nó cũng bị tranh cãi rất nhiều. Có điều đáng lưu ý là vị tổng phúc trình viên của Thượng Hội Đồng này chính là Hồng Y Karol Wojtyła của Cracow, tức vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta sau này. Vị này được trao nhiệm vụ khai triển phúc trình sau cùng để được toàn thể Thượng Hội Đồng chấp thuận, nhưng đã không thể thực hiện được việc này. Thành thử Thượng Hội Đồng năm 1974 kết thúc trong một bất hòa, có thể nói như thế, các tư liệu của nó đã được trao cho một ủy ban giáo hoàng; ủy ban này sau đó đã trình sự việc lên Đức Phaolô VI với gợi ý ngài nên làm một điều gì đó. Đức Phaolô quyết định làm theo. Kết quả là “Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng” đầu tiên ra đời, đó là Tông huấn Evangelii Nuntiandi [Công Bố Tin Mừng], được công bố ngày 8 tháng 12 năm 1975.
Được soạn thảo bởi Cha Dòng Dòng Đaminh người Ba Tây, Cha Lucas Moreira Neves, các chủ đề của Evangelii Nuntiandi rõ ràng phản ảnh xác tín gắn liền với danh giáo hoàng của Đức Giovanni Battista Montini: Giáo Hội tương lai phải là một công trình Phaolô hay một công trình truyền giáo. Do đó, Evangelii Nuntiandi phác thảo một cách tiếp cận với việc đạo Công Giáo tự hiểu về chính mình, trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, Người Rao Giảng Tin Mừng Đầu Hết, có tính Tin Mừng trong chính yếu tính của mình: truyền giáo là yếu tính của Giáo Hội, chứ không phải là điều Giáo Hội làm. Đàng khác, Đức Phaolô VI nhấn mạnh, việc công bố Tin Mừng này không phải là một lời kêu gọi chung chung đối với khuôn phép lịch thiệp nhân bản mà là một lời kêu gọi thẳng thừng và không hề biện giáo phải gặp gỡ con người sống động của Chúa Giêsu Kitô: “Sẽ không có phúc âm hóa thực sự nếu danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, vương quốc, và mầu nhiệm của Chúa Giêsu thành Nadarét không được công bố”. Khồng hề có sự áp đặt nào ở đây nhưng cũng không hề có sự nhát đảm. Giáo Hội phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, và không điều gì khác.
Khi thảo luận việc làm thế nào để lời công bố trên và việc đề xuất tình bạn với Chúa Kitô được thực hiện tốt đẹp nhất vào cuối thời hiện đại, Đức Phaolô VI sáng nghĩ ra một nhận định đầy tính đặc sủng bằng cách triển khai trong Evangelii Nuntiandi một công thức mà ngài vốn thường sử dụng trong các giảng giải và giáo huấn của ngài: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn là các thầy dạy, mà nếu có lắng nghe các thầy dạy, thì bời vì các thầy dạy này là các nhân chứng”. Thành thử không có khoảng cách nào giữa điều Giáo Hội công bố và điều Giáo Họi sống, hay giữa điều các môn đệ Kitô hữu đề nghị với người khác và cung cách họ sống cuộc sống riêng của chính họ. Đề nghị và chứng tá chỉ là một mối: chúng tạo thành chiếc áo không đường nối, có thể nói thế, của phúc âm hóa.
Đức Phaolô nhấn mạnh: gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô là gặp gỡ Giáo Hội. Gia nhập Giáo Hội là nhập thân vào một cộng đồng tín hữu biết sống bằng các bí tích, nguồn ơn thánh nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, và đức mến huynh đệ. Và trở thành chi thể theo nghĩa trọn vẹn nhất của Giáo Hội được sắp xếp theo bí tích này, người được phúc âm hóa phải trở thành người đi phúc âm hóa: đời sống bí tích của Giáo Hội vừa là phương tiện nên thánh bản thân vừa là diễn đàn truyền giáo, làm chứng và phục vụ. Và Đức Phaolô dạy rằng: khi trở thành người rao giảng Tin Mừng, các Kitô hữu cũng trở thành những người biến đổi và canh tân văn hóa. Vì họ cung ứng cho thế giới một nền nhân bản chân thật và đầy đủ, một nền nhân bản trong đó, các đặc quyền của lương tâm và các đòi hỏi của chân lý ăn khớp với nhau, khi chân lý được tự do chấp nhận và đem ra sống trong một thế giới hoà giải và nhân bản hóa sâu sắc hơn.
Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày ban hành Evangelii Nuntiandi, Đức Hồng Y Lucas Moreira Neves mô tả tông huấn như là “di chúc mục vụ gửi Giáo Hội” của Đức Phaolô VI. Thực ra, nó còn hơn thế nữa. Người ta còn dám gợi ý rằng Evangelii Nuntiandi là chiếc lăng kính qua đó, Đức Phaolô VI thúc giục Giáo Hội đọc toàn bộ Vatican II: như bài diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII, Gaudet Mater Ecclesia [Mẹ Giáo Hội Hãy Hân Hoan] trở thành mệnh lệnh cho công việc của Công Đồng thế nào, thì Evangelii Nuntiandi là bản tóm lược của Đức Phaolô VI về các thành tựu và mệnh lệnh để sống 16 văn kiện của công dồng này như một toàn bộ nhất quán. Theo nghĩa này, văn kiện giáo huấn cuối cùng trong huấn quyền của Đức Phaolô VI quả đã tìm cách kết thúc cảnh trôi dạt trong Giáo Hội và hướng Đạo Công Giáo về một tương lai có tinh thần Tin Mừng khỏe khoắn hơn.
Khi tham dự nghi lễ tuyên thánh tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, các nghị phụ Thượng Hội Đồng lần này hẳn suy nghĩ về cảm thức khẩn thiết phải truyền giảng Tin Mừng, một cảm thức vốn gợi hứng để Đức Phaolô VI soạn thảo Evangelii Nuntiandi, một bản văn cùng với chứng tá tiên tri của Humanae Vitae, là một trong hai cuốn sách có tính huấn quyền đánh dấu buổi đầu và buổi kết thúc một triều giáo hoàng đầy sóng gió. “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta...”, Thánh Phaolô viết trong thư thứ hai gửi tin hữu Côrintô (2Cr 5:14): tình yêu rực lửa ấy không gợi ý, hay bóng gió xa xôi, hoặc thúc cùi chỏ; nó thôi thúc. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cố gắng đốt lên một điều giống như ngọn lửa Phaolô trong bài góp ý của ngài ở buổi đầu Thượng Hội Đồng năm 2018:
“Chúng ta cần phải lắng nghe người trẻ. Đây là điều sinh tử. Người mọi thời đều mong được lắng nghe. Nhưng Thánh Phaolô không quyết định “lắng nghe” có 1 năm khi ngài tới Côrintô. Đức tin của ngài không để ngài chờ đợi. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’, đây là ngọn lửa trong trái tim ngài; đây là một thứ tin tưởng tuyệt đối từng dẫn ngài đi rao giảng Chúa Giêsu Kitô từ ngày thứ nhất, bất chấp người ta chấp nhận hay bác bỏ ngài. Ngài rao giảng một Chúa Kitô luôn nhấn mạnh đến việc hồi tâm triệt để nhưng cũng giải thoát linh hồn chính vì sự hồi tâm này”.
Lời kêu gọi khẩn thiết rao giảng Tin Mừng ấy chắc chắn được tác giả Evangelii Nuntiandi chấp thuận.
Phóng dịch George Weigel trong Letters from The Synod, No. 8, 12 October 2018, do Xavier Rynne II chủ biên
Giáo huấn của ngài về các phương tiện thích đáng để kế hoạch hóa gia đình thường bị trình bầy sai lạc như là một ý thức hệ “sinh sảnh bằng mọi giá”, trong khi thực ra, ngài dạy rằng kế hoạch hóa gia đình là một nghĩa vụ luân lý và một việc thực thi nhân đức khôn ngoan một cách tinh tế. Nhiều giám mục anh em đã bỏ rơi ngài giữa các cuộc chiến xoay quanh Humanae Vitae; các vị này quyết tâm đẩy mạnh nhiều nghị trình luân lý và thần học khác hay chịu khuất phục trước nền văn hóa công cộng hiện hành và cuộc cách mạng tình dục. Đối đầu với sự bất đồng công khai và tràn lan này đối với thông điệp của ngài, Đức Phaolô VI dường như đã đưa ra một quyết định đầy ý thức sẽ không áp đặt bất cứ kỷ luật tín lý và luân lý nào nữa với hy vọng cuộc thảo luận hợp lý sẽ ngăn chặn bất cứ chia rẽ nào khác trong Giáo Hội hậu Vatican II. Nhưng, chiến lược này, cùng với chính sách Ostpolitik (hòa hoãn Đông Tây) của ngài nhằm tạo thỏa hiệp ở Trung Âu, đều đã không thành công; kết quả vẫn còn đang hiện diện với chúng ta ngày nay, trong cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục và sự nhát đảm và hành động phi pháp của một số giám mục.
Đức Phaolô không bao giờ còn viết thêm một thông điệp nào nữa. Nhưng về cuối điều vốn khởi đầu như một triều giáo hoàng thành công và năng động và đang kết thúc trong sự mệt nhoài hụt hơi của cả giáo hoàng lẫn giáo hội, ngài đã gom hết sức lực trong một cố gắng nhằm chấm dứt cuộc trôi dạt hậu công đồng, và đã phát ra tiếng kèn đầu tiên nhằm hiệu triệu Giáo Hội Công Giáo hướng tới điều, người kế nhiệm thứ hai của ngài, Đức Gioan Phaolô II, sẽ đặt tên là “Tân Phúc Âm Hóa”. Điều oái oăm và cuối cùng có thể có tính an ủi là lễ phong thánh Chúa Nhật qua đã diễn ra trong lúc tạm nghỉ của Thượng Hội Đồng năm 2018. Vì dịp để Đức Phaolô VI thách thức Giáo Hội thế giới nghĩ đến sinh quyền rao giảng tin mừng và truyền giáo của mình là một Thượng Hội Đồng thất bại.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng năm 1974 là “Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại”, và trong khi có sự đồng thuận về đề nghị tổng quát cho rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra cảm thức này: truyền giáo và phúc âm hóa là trách nhiệm của mọi Kitô hữu, thì lại có rất ít đồng thuận ngoài đồng thuận ấy. Mặt khác, có một bất đồng đáng kể về mối tương quan của việc phúc âm hóa trong Thế Giới Thứ Ba đối với việc “giải phóng” mà ý nghĩa của nó cũng bị tranh cãi rất nhiều. Có điều đáng lưu ý là vị tổng phúc trình viên của Thượng Hội Đồng này chính là Hồng Y Karol Wojtyła của Cracow, tức vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta sau này. Vị này được trao nhiệm vụ khai triển phúc trình sau cùng để được toàn thể Thượng Hội Đồng chấp thuận, nhưng đã không thể thực hiện được việc này. Thành thử Thượng Hội Đồng năm 1974 kết thúc trong một bất hòa, có thể nói như thế, các tư liệu của nó đã được trao cho một ủy ban giáo hoàng; ủy ban này sau đó đã trình sự việc lên Đức Phaolô VI với gợi ý ngài nên làm một điều gì đó. Đức Phaolô quyết định làm theo. Kết quả là “Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng” đầu tiên ra đời, đó là Tông huấn Evangelii Nuntiandi [Công Bố Tin Mừng], được công bố ngày 8 tháng 12 năm 1975.
Được soạn thảo bởi Cha Dòng Dòng Đaminh người Ba Tây, Cha Lucas Moreira Neves, các chủ đề của Evangelii Nuntiandi rõ ràng phản ảnh xác tín gắn liền với danh giáo hoàng của Đức Giovanni Battista Montini: Giáo Hội tương lai phải là một công trình Phaolô hay một công trình truyền giáo. Do đó, Evangelii Nuntiandi phác thảo một cách tiếp cận với việc đạo Công Giáo tự hiểu về chính mình, trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, Người Rao Giảng Tin Mừng Đầu Hết, có tính Tin Mừng trong chính yếu tính của mình: truyền giáo là yếu tính của Giáo Hội, chứ không phải là điều Giáo Hội làm. Đàng khác, Đức Phaolô VI nhấn mạnh, việc công bố Tin Mừng này không phải là một lời kêu gọi chung chung đối với khuôn phép lịch thiệp nhân bản mà là một lời kêu gọi thẳng thừng và không hề biện giáo phải gặp gỡ con người sống động của Chúa Giêsu Kitô: “Sẽ không có phúc âm hóa thực sự nếu danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, vương quốc, và mầu nhiệm của Chúa Giêsu thành Nadarét không được công bố”. Khồng hề có sự áp đặt nào ở đây nhưng cũng không hề có sự nhát đảm. Giáo Hội phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, và không điều gì khác.
Khi thảo luận việc làm thế nào để lời công bố trên và việc đề xuất tình bạn với Chúa Kitô được thực hiện tốt đẹp nhất vào cuối thời hiện đại, Đức Phaolô VI sáng nghĩ ra một nhận định đầy tính đặc sủng bằng cách triển khai trong Evangelii Nuntiandi một công thức mà ngài vốn thường sử dụng trong các giảng giải và giáo huấn của ngài: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn là các thầy dạy, mà nếu có lắng nghe các thầy dạy, thì bời vì các thầy dạy này là các nhân chứng”. Thành thử không có khoảng cách nào giữa điều Giáo Hội công bố và điều Giáo Họi sống, hay giữa điều các môn đệ Kitô hữu đề nghị với người khác và cung cách họ sống cuộc sống riêng của chính họ. Đề nghị và chứng tá chỉ là một mối: chúng tạo thành chiếc áo không đường nối, có thể nói thế, của phúc âm hóa.
Đức Phaolô nhấn mạnh: gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô là gặp gỡ Giáo Hội. Gia nhập Giáo Hội là nhập thân vào một cộng đồng tín hữu biết sống bằng các bí tích, nguồn ơn thánh nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, và đức mến huynh đệ. Và trở thành chi thể theo nghĩa trọn vẹn nhất của Giáo Hội được sắp xếp theo bí tích này, người được phúc âm hóa phải trở thành người đi phúc âm hóa: đời sống bí tích của Giáo Hội vừa là phương tiện nên thánh bản thân vừa là diễn đàn truyền giáo, làm chứng và phục vụ. Và Đức Phaolô dạy rằng: khi trở thành người rao giảng Tin Mừng, các Kitô hữu cũng trở thành những người biến đổi và canh tân văn hóa. Vì họ cung ứng cho thế giới một nền nhân bản chân thật và đầy đủ, một nền nhân bản trong đó, các đặc quyền của lương tâm và các đòi hỏi của chân lý ăn khớp với nhau, khi chân lý được tự do chấp nhận và đem ra sống trong một thế giới hoà giải và nhân bản hóa sâu sắc hơn.
Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày ban hành Evangelii Nuntiandi, Đức Hồng Y Lucas Moreira Neves mô tả tông huấn như là “di chúc mục vụ gửi Giáo Hội” của Đức Phaolô VI. Thực ra, nó còn hơn thế nữa. Người ta còn dám gợi ý rằng Evangelii Nuntiandi là chiếc lăng kính qua đó, Đức Phaolô VI thúc giục Giáo Hội đọc toàn bộ Vatican II: như bài diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII, Gaudet Mater Ecclesia [Mẹ Giáo Hội Hãy Hân Hoan] trở thành mệnh lệnh cho công việc của Công Đồng thế nào, thì Evangelii Nuntiandi là bản tóm lược của Đức Phaolô VI về các thành tựu và mệnh lệnh để sống 16 văn kiện của công dồng này như một toàn bộ nhất quán. Theo nghĩa này, văn kiện giáo huấn cuối cùng trong huấn quyền của Đức Phaolô VI quả đã tìm cách kết thúc cảnh trôi dạt trong Giáo Hội và hướng Đạo Công Giáo về một tương lai có tinh thần Tin Mừng khỏe khoắn hơn.
Khi tham dự nghi lễ tuyên thánh tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, các nghị phụ Thượng Hội Đồng lần này hẳn suy nghĩ về cảm thức khẩn thiết phải truyền giảng Tin Mừng, một cảm thức vốn gợi hứng để Đức Phaolô VI soạn thảo Evangelii Nuntiandi, một bản văn cùng với chứng tá tiên tri của Humanae Vitae, là một trong hai cuốn sách có tính huấn quyền đánh dấu buổi đầu và buổi kết thúc một triều giáo hoàng đầy sóng gió. “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta...”, Thánh Phaolô viết trong thư thứ hai gửi tin hữu Côrintô (2Cr 5:14): tình yêu rực lửa ấy không gợi ý, hay bóng gió xa xôi, hoặc thúc cùi chỏ; nó thôi thúc. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cố gắng đốt lên một điều giống như ngọn lửa Phaolô trong bài góp ý của ngài ở buổi đầu Thượng Hội Đồng năm 2018:
“Chúng ta cần phải lắng nghe người trẻ. Đây là điều sinh tử. Người mọi thời đều mong được lắng nghe. Nhưng Thánh Phaolô không quyết định “lắng nghe” có 1 năm khi ngài tới Côrintô. Đức tin của ngài không để ngài chờ đợi. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’, đây là ngọn lửa trong trái tim ngài; đây là một thứ tin tưởng tuyệt đối từng dẫn ngài đi rao giảng Chúa Giêsu Kitô từ ngày thứ nhất, bất chấp người ta chấp nhận hay bác bỏ ngài. Ngài rao giảng một Chúa Kitô luôn nhấn mạnh đến việc hồi tâm triệt để nhưng cũng giải thoát linh hồn chính vì sự hồi tâm này”.
Lời kêu gọi khẩn thiết rao giảng Tin Mừng ấy chắc chắn được tác giả Evangelii Nuntiandi chấp thuận.
Phóng dịch George Weigel trong Letters from The Synod, No. 8, 12 October 2018, do Xavier Rynne II chủ biên