Đức Hồng Y Angelo Scola, năm nay 77 tuổi, nguyên Tổng Giám Mục Milan, vừa cho ra mắt một cuốn sách mới bàn về Tông huấn Amoris Laetitia. Angelo Scola, "Ho scommesso sulla libertà. Autobiografia", Conversazioni con Luigi Geninazzi, Solferino, Milan, 2018. (Angelo Scola, "Tôi đặt cược vào tự do, Tự truyện", Trò chuyện với Luigi Geninazzi, Solferino, Milan, 2018).
Dan Hitchens, phó tổng biên tập Catholic Herald có bài nhận định sau.
Nguyên bản tiếng Anh: Cardinal Scola: Communion for the remarried contradicts Church teaching – Đức Hồng Y Scola: Cho người ly dị tái hôn rước lễ là trái với giáo huấn của Giáo Hội.
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ.
Đức Hồng Y Angelo Scola, một Hồng Y nổi tiếng và vào năm 2013 đã là một trong các vị Hồng Y được báo chí dự đoán có nhiều khả năng trở thành Giáo Hoàng, đã tái gia nhập vào cuộc tranh luận về việc cho người tái hôn được rước lễ.
Trong một cuốn sách mới ghi lại một cuộc phỏng vấn dài, cựu Tổng giám mục Milan đã lên tiếng bảo vệ giáo huấn truyền thống của Giáo hội, cụ thể là những người ly dị và tái hôn không thể Rước lễ trừ khi họ quyết tâm sống cuộc sống “hoàn toàn khiết tịnh”.
Giáo huấn này, theo Đức Hồng Y Scola, “bắt nguồn từ chính tính cách đặc thù của hôn nhân Kitô giáo”, vì sự liên hệ chặt chẽ giữa mối giây hôn nhân và mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Đức Hồng Y cho biết ngài đã bày tỏ ý kiến của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một buổi triều yết riêng.
Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình năm 2014 và 2015, Đức Hồng Y Walter Kasper đã đề xuất rằng những người ly dị và tái hôn có thể rước lễ, trong khi tiếp tục có quan hệ tình dục với một đối tác mới, nếu họ đã trải qua một “tiến trình thống hối”.
Nhưng các giám mục đã không cảm thấy thuyết phục đối với đề xuất này, là điều đã không được đề cập trực tiếp trong tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng hoặc trong Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được công bố vào năm 2016. Tông huấn này, và những phát biểu tiếp theo sau đó của Đức Giáo Hoàng, đã nhận được những giải thích mâu thuẫn của các giám mục và các nhà thần học.
Chẳng hạn, hai giám mục của Malta tuyên bố rằng, theo Amoris Laetitia, đòi buộc những người ly dị và tái hôn sống như anh trai em gái với đối tác mới của họ có thể là một yêu cầu “không khả thi”. Ngược lại, tại Canada, sáu giám mục của Alberta và vùng lãnh thổ Tây Bắc khẳng định giáo lý truyền thống trong cách giải thích của các ngài về Tông huấn Amoris Laetitia.
Tương tự như thế, các giám mục trên khắp thế giới đã đưa ra những giải thích khá khác biệt với nhau về Tông huấn Amoris Laetitia. Ngoại trừ Á Căn Đình, hầu hết các Hội Đồng Giám Mục, kể cả Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales, đã giữ im lặng.
Trong cuộc phỏng vấn, theo trích dẫn của L’Espresso, Đức Hồng Y Scola nói rằng “cốt lõi của vấn đề” là liên hệ mật thiết giữa hôn nhân và Hiệp Thông Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể, theo Đức Hồng Y, “là bí tích của tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.”
Ngài nhấn mạnh rằng Thánh Thể là “nền tảng” cho hôn nhân, cho nên một người rời bỏ hôn nhân và bắt đầu một kết hiệp mới cũng đương nhiên “loại trừ chính mình khỏi Thánh Thể”.
Ngài viết: “Việc từ chối ban bí tích Thánh Thể cho người ly dị và tái hôn không phải là một hình phạt có thể được thu hồi hoặc hạ giảm, nhưng vốn có trong chính tính cách của hôn nhân Kitô giáo, như tôi đã nói, là sống trên nền tảng của ân sủng Thánh Thể của Chúa Kitô là chú rể và cô dâu của Người là Giáo Hội.”
Lập luận của Đức Hồng Y Scola vang vọng ngôn ngữ được sử dụng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Familiaris Consortio của ngài được công bố vào năm 1981. Vị Giáo hoàng Ba Lan nói Giáo hội “tái khẳng định thực hành của mình, dựa trên Thánh Kinh, không ban bí tích Thánh Thể cho những người ly dị và tái hôn.”
Đức Gioan Phaolô giải thích điều này trên mối liên hệ giữa hôn nhân và Thánh Thể: “Họ không thể được rước lễ từ thực tế rằng tình trạng và điều kiện sống của họ đối kháng một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội được thể hiện và thực hiện bởi Thánh Thể.”
Giáo huấn này đã được Thánh Gioan Phaolô tái khẳng định, cũng như đã được khẳng định bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin và bởi Đức Bênêđictô XVI.
Viện dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Scola nói rằng người tái hôn chỉ có thể được Rước lễ nếu họ xưng tội và quyết tâm sống hoàn toàn khiết tịnh.
Đức Hồng Y Scola cũng chỉ ra rằng Amoris Laetitia không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử cho thấy “sự chú ý” và “nhạy cảm” của Giáo Hội đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Hồng Y Scola nhắc nhớ rằng vào năm 2012, Đức Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng rằng “Giáo hội phải yêu thương những anh chị em này, nhưng như thế cũng chưa đủ, chính họ cũng phải nhìn thấy và cảm nhận được tình yêu này.” Và ngài nói thêm rằng “đau khổ của họ, nếu được chấp nhận từ nội tâm, là một món quà cho Giáo Hội.”
Dan Hitchens, phó tổng biên tập Catholic Herald có bài nhận định sau.
Nguyên bản tiếng Anh: Cardinal Scola: Communion for the remarried contradicts Church teaching – Đức Hồng Y Scola: Cho người ly dị tái hôn rước lễ là trái với giáo huấn của Giáo Hội.
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ.
Đức Hồng Y Angelo Scola, một Hồng Y nổi tiếng và vào năm 2013 đã là một trong các vị Hồng Y được báo chí dự đoán có nhiều khả năng trở thành Giáo Hoàng, đã tái gia nhập vào cuộc tranh luận về việc cho người tái hôn được rước lễ.
Trong một cuốn sách mới ghi lại một cuộc phỏng vấn dài, cựu Tổng giám mục Milan đã lên tiếng bảo vệ giáo huấn truyền thống của Giáo hội, cụ thể là những người ly dị và tái hôn không thể Rước lễ trừ khi họ quyết tâm sống cuộc sống “hoàn toàn khiết tịnh”.
Giáo huấn này, theo Đức Hồng Y Scola, “bắt nguồn từ chính tính cách đặc thù của hôn nhân Kitô giáo”, vì sự liên hệ chặt chẽ giữa mối giây hôn nhân và mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Đức Hồng Y cho biết ngài đã bày tỏ ý kiến của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một buổi triều yết riêng.
Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình năm 2014 và 2015, Đức Hồng Y Walter Kasper đã đề xuất rằng những người ly dị và tái hôn có thể rước lễ, trong khi tiếp tục có quan hệ tình dục với một đối tác mới, nếu họ đã trải qua một “tiến trình thống hối”.
Nhưng các giám mục đã không cảm thấy thuyết phục đối với đề xuất này, là điều đã không được đề cập trực tiếp trong tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng hoặc trong Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được công bố vào năm 2016. Tông huấn này, và những phát biểu tiếp theo sau đó của Đức Giáo Hoàng, đã nhận được những giải thích mâu thuẫn của các giám mục và các nhà thần học.
Chẳng hạn, hai giám mục của Malta tuyên bố rằng, theo Amoris Laetitia, đòi buộc những người ly dị và tái hôn sống như anh trai em gái với đối tác mới của họ có thể là một yêu cầu “không khả thi”. Ngược lại, tại Canada, sáu giám mục của Alberta và vùng lãnh thổ Tây Bắc khẳng định giáo lý truyền thống trong cách giải thích của các ngài về Tông huấn Amoris Laetitia.
Tương tự như thế, các giám mục trên khắp thế giới đã đưa ra những giải thích khá khác biệt với nhau về Tông huấn Amoris Laetitia. Ngoại trừ Á Căn Đình, hầu hết các Hội Đồng Giám Mục, kể cả Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales, đã giữ im lặng.
Trong cuộc phỏng vấn, theo trích dẫn của L’Espresso, Đức Hồng Y Scola nói rằng “cốt lõi của vấn đề” là liên hệ mật thiết giữa hôn nhân và Hiệp Thông Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể, theo Đức Hồng Y, “là bí tích của tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.”
Ngài nhấn mạnh rằng Thánh Thể là “nền tảng” cho hôn nhân, cho nên một người rời bỏ hôn nhân và bắt đầu một kết hiệp mới cũng đương nhiên “loại trừ chính mình khỏi Thánh Thể”.
Ngài viết: “Việc từ chối ban bí tích Thánh Thể cho người ly dị và tái hôn không phải là một hình phạt có thể được thu hồi hoặc hạ giảm, nhưng vốn có trong chính tính cách của hôn nhân Kitô giáo, như tôi đã nói, là sống trên nền tảng của ân sủng Thánh Thể của Chúa Kitô là chú rể và cô dâu của Người là Giáo Hội.”
Lập luận của Đức Hồng Y Scola vang vọng ngôn ngữ được sử dụng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Familiaris Consortio của ngài được công bố vào năm 1981. Vị Giáo hoàng Ba Lan nói Giáo hội “tái khẳng định thực hành của mình, dựa trên Thánh Kinh, không ban bí tích Thánh Thể cho những người ly dị và tái hôn.”
Đức Gioan Phaolô giải thích điều này trên mối liên hệ giữa hôn nhân và Thánh Thể: “Họ không thể được rước lễ từ thực tế rằng tình trạng và điều kiện sống của họ đối kháng một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội được thể hiện và thực hiện bởi Thánh Thể.”
Giáo huấn này đã được Thánh Gioan Phaolô tái khẳng định, cũng như đã được khẳng định bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin và bởi Đức Bênêđictô XVI.
Viện dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Scola nói rằng người tái hôn chỉ có thể được Rước lễ nếu họ xưng tội và quyết tâm sống hoàn toàn khiết tịnh.
Đức Hồng Y Scola cũng chỉ ra rằng Amoris Laetitia không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử cho thấy “sự chú ý” và “nhạy cảm” của Giáo Hội đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Hồng Y Scola nhắc nhớ rằng vào năm 2012, Đức Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng rằng “Giáo hội phải yêu thương những anh chị em này, nhưng như thế cũng chưa đủ, chính họ cũng phải nhìn thấy và cảm nhận được tình yêu này.” Và ngài nói thêm rằng “đau khổ của họ, nếu được chấp nhận từ nội tâm, là một món quà cho Giáo Hội.”