Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ, vừa cho xuất bản cuốn Strangers in a Strange Land: Living the Catholic Faith in a Post-Christian World (Người Lạ trên Đất Lạ: Sống Đức Tin Công Giáo trong một Thế Giới Hậu Kitô Giáo). Gần đây, ngài trình bầy với ký giả John Allen một số điều về nội dung cuốn sách này.
Trước nhất, ngài thành thực cho biết ngài rất thất vọng về nền văn hóa ngài hiện đang phải sống trong đó. Thất vọng về hướng đi của nó trong 40 hay 50 năm gần đây.
Ngài quảng diễn thêm: dĩ nhiên, ngài hài lòng với nhiều khai triển của nền văn hóa nói trên. Như việc con người thời nay mạnh khỏe hơn và hạnh phúc hơn so với quá khứ. Điều rõ ràng nhất là trong nhiều thập niên qua, xã hội hiện đại chăm sóc các thành viên khuyết tật của mình tốt hơn trước rất nhiều. Nói cách khác, con người hiện đại lưu tâm nhiều tới đời sống của cộng đồng.
Nhưng cùng một lúc, cũng cái nền văn hóa nói trên đã sát hại rất nhiều người khuyết tật còn nằm trong bụng mẹ, như chưa bao giờ từng thấy. Hiện nay, rất ít trẻ em sinh ra với hội chứng Down, vì người ta đã khám phá ra sớm hội chứng này nơi thai nhi và do đó, họ đã trục thai trước khi các em được thấy ánh mặt trời.
Thành thử cũng một xã hội ấy với cùng một nền kỹ thuật ấy, đã có thể sử dụng nó để phục vụ ta một cách triệt để quảng đại hoặc một cách triệt để vị kỷ, đáng buồn.
Chính lý do trên làm ngài cho xuất bản cuốn sách của ngài.
Hoa kỳ không còn là quốc gia Kitô Giáo hàng đầu
Đã đành, xét theo một số khía cạnh, nói rằng ta đang sống trong một thế giới hậu Kitô Giáo là điều không đúng. Vì Chúa Kitô vẫn luôn là tâm điểm của đời sống và của lịch sử, bất chấp người ta có thừa nhận điều này hay không.
Nhưng xét về việc thực hành đạo, con số người tham dự các buổi phụng vụ Kitô Giáo trong các Chúa Nhật, bất kể Công Giáo hay Thệ Phản, đã ít hơn quá khứ khá nhiều. Các nguyên tắc Tin Mừng liên quan tới đời sống gia đình không còn được ủng hộ như trước đây. Hiện nay ở Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục cho rằng chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng nhiều hơn trước đây theo nghĩa người ta dễ lui tới với các hình thức đức tin tôn giáo khác hơn. Trước đây, ta quen định nghĩa đất nước ta như một đất nước theo Do Thái Giáo và Kitô Giáo, căn cứ vào di sản của mình, nhưng hiện nay, người ta không thích cả việc nói như thế nơi một số người ưu tú trong xã hội ta.
Obama, ngã rẽ mới
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, việc bầu Barack Obama làm tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 là một ngã rẽ mới đối với nước này. Ông ta mở màn một cung cách mới trong việc quan niệm Hoa Kỳ như một xã hội không còn dựa vào các giá trị rút ra từ Thánh Kinh nữa.
Ngài cho rằng Obama có một thứ cam kết, một nghị lực nào đó khiến ông ta lãnh đạo quốc gia theo một hướng khác. Thí dụ trong lối hiểu ý nghĩa của hôn nhân. Đã đành, quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ngang hàng với hôn nhân truyền thống là của Tối Cao Pháp Viện.
Nhưng ai cũng biết chính Obama đã thay đổi quan điểm của ông ta về vấn đề này như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta, và chính Phó Tổng Thống Biden thực sự đã làm chứng cho một đám cưới đồng tính như thế khi còn tại chức. Theo ngài, chính vai trò lãnh đạo đầy tích cực và năng nổ này đã dẫn đất nước tới quyết định của Tối Cao Pháp Viện.
Về chỉ thị của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, về việc buộc phải bao gồm thực hành ngừa thai trong các chương trình bảo hiểm, thì quyền lãnh đạo đã bị Bạch Ốc tiếm đoạt một cách không cần thiết theo luật pháp. Chúng ta hết sức ngỡ ngàng trước việc người ta quá chú trọng tới việc đổi giống, việc này cũng bắt nguồn từ nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Tất cả những điều này cho thấy một ngã rẽ chạy theo hướng đối nghịch với các nguyên tắc luân lý Kitô Giáo truyền thống.
Còn đối với chính phủ Trump, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng họ không Kitô Giáo trong chính sách đối với người tị nạn và di dân.
Thái độ của Giáo Hội
Trước nhất, theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, ta cần ý thức được thực trạng văn hóa hiện nay, phân tích ngọn nguồn các hướng đi của chúng và hy vọng có thể sống trong nó một cách có ý thức, dấn thân và truyền lại lối sống này cho con cái…
Muốn thế, bản thân ta phải trở về với đức tin. Không thể truyền lại lối sống đức tin nếu không có lối sống này. Cha mẹ cần phải quan trọng hơn đối với đời sống, đời sống đức tin của con cái họ hơn trong quá khứ, vì trong quá khứ nền văn hóa hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Nhà trường, xét trong căn bản, cũng hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Cộng đồng Kitô hữu lúc đó mạnh. Người ta năng đi nhà thờ và điều này hỗ trợ đời sống đức tin lúc ấy.
Hiện nay, gia đình phải là khí cụ hàng đầu Thiên Chúa dùng để phúc ấm hóa, dĩ nhiên bắt đầu với con cái họ. Nhưng các gia đình phải liên hợp với nhau trong các nhóm nhỏ, các nhóm hỗ trợ nhau sẽ rất quan trọng trong tương lai. Các giáo xứ giả thiết phải là các nhóm hỗ trợ này, nhưng hiện nay, chúng trở thành các định chế hơn là các nhóm hỗ trợ.
Thành thử, điều phải làm đầu tiên là cố gắng xây dựng các gia đình Công Giáo vững ổn, đầy yêu thương và triển nở. Thứ hai, đối với các thực tại lớn hơn, các mục tử phải thay đổi cung cách mục vụ, những gì không hữu hiệu cần được loại bỏ. Thí dụ, không nên bắt người ta phải đi nhà thờ trong phạm vi giáo xứ họ cư ngụ. Vì nếu họ không đăng ký ở đó thì sao. Những việc như thế không còn hữu hiệu nữa.
Về Đức Phanxicô
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Chaput có nhận định đôi điều về Đức Phanxicô. Vì trong sách của ngài, Đức Tổng Giám Mục năng trích dẫn Đức Đương Kim Giáo Hoàng, dù ngài bị coi là người thuộc phe chỉ trích vị này.
Theo ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một con người đáng lưu ý. Trước nhất, ngài là giáo hoàng, thành thử ta phải tôn kính ngài như người kế vị Thánh Phêrô làm vị đại diện của Chúa Kitô, và trong tư cách giám mục, mọi người phải duy trì sự hợp nhất của Giáo Hội và hỗ trợ Đức Thánh Cha trong vai trò của ngài.
Nhưng, mặt khác, Đức Phanxicô quả rất khác với các vị tiền nhiệm của ngài, và điều này hiện đang làm nhiều người bối rối. Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta cần giúp Đức Phanxicô hiểu rõ điều đó, nhưng cũng phải giúp người ta hiểu rõ Đức Phanxicô để họ đánh tan các hiểu lầm và thất vọng hiện nay.
Là các giám mục, chúng ta không làm việc một mình. Chúng ta phải làm mọi sự cùng với Đức Giáo Hoàng. Ngài cần ý thức được các mù mờ hiểu lầm này, và có trách nhiệm phải giải đáp nó. Chúng ta cũng thế, phải tìm cách giải đáp việc này.
Riêng đối với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia), Đức Tổng Giám Mục nghĩ như Thánh Phanxicô Assisi rằng ta phải chấp nhận Tin Mừng mà không tô bóng gì hết. Đánh bóng đây có thể là các cố gắng lươn lẹo làm cho Tin Mừng nói một điều mà nó không hề nói hay Chúa Giêsu không thực sự muốn nói điều Người đã nói. Thành thử, đối với Đức Tổng Giám Mục Chaput, “ta phải trích dẫn Chúa Giêsu đúng lời Người nói, và lời Người nói về ly dị và tái hôn, về đây là việc ngoại tình, thì rất rõ ràng. Đức Tổng Giám Mục cho rằng hoàn toàn không hoài nghi gì về điều Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng.
Theo ngài, ta không thể nói ngược lại lời lẽ của Chúa Giêsu và không thể có chuyện giáo huấn đúng cách nay 20 năm nay không còn đúng nữa khi nó là giáo huấn của vị giáo hoàng. Các giáo huấn của Đức Phanxicô không thể mâu thuẫn với các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II khi đã là giáo huấn chính thức.
Nên, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta phải giải thích Niềm Vui Yêu Thương dưới ánh sáng của những gì đã có trước, trước nhất là các lời lẽ của Chúa Giêsu, sau đó là lời lẽ các vị giáo hoàng, Huấn Quyền của Giáo Hội. Như thế, thì làm sao mà đúng được khi những người đang sống trong một cuộc kết hợp ngoại tình được rước lễ, trong khi Giáo Hội dạy điều này không được diễn ra?
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, Đức Phanxicô nên trả lời các câu hỏi của bốn vị Hồng Y về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Ngài ước mong Đức Phanxicô trả lời một cách rõ ràng. Dù các câu trả lời này không theo hướng Đức Tổng Giám Mục muốn. Nhưng Đức Tổng Giám Mục không biết ngài có trả lời hay không.
Trước nhất, ngài thành thực cho biết ngài rất thất vọng về nền văn hóa ngài hiện đang phải sống trong đó. Thất vọng về hướng đi của nó trong 40 hay 50 năm gần đây.
Ngài quảng diễn thêm: dĩ nhiên, ngài hài lòng với nhiều khai triển của nền văn hóa nói trên. Như việc con người thời nay mạnh khỏe hơn và hạnh phúc hơn so với quá khứ. Điều rõ ràng nhất là trong nhiều thập niên qua, xã hội hiện đại chăm sóc các thành viên khuyết tật của mình tốt hơn trước rất nhiều. Nói cách khác, con người hiện đại lưu tâm nhiều tới đời sống của cộng đồng.
Nhưng cùng một lúc, cũng cái nền văn hóa nói trên đã sát hại rất nhiều người khuyết tật còn nằm trong bụng mẹ, như chưa bao giờ từng thấy. Hiện nay, rất ít trẻ em sinh ra với hội chứng Down, vì người ta đã khám phá ra sớm hội chứng này nơi thai nhi và do đó, họ đã trục thai trước khi các em được thấy ánh mặt trời.
Thành thử cũng một xã hội ấy với cùng một nền kỹ thuật ấy, đã có thể sử dụng nó để phục vụ ta một cách triệt để quảng đại hoặc một cách triệt để vị kỷ, đáng buồn.
Chính lý do trên làm ngài cho xuất bản cuốn sách của ngài.
Hoa kỳ không còn là quốc gia Kitô Giáo hàng đầu
Đã đành, xét theo một số khía cạnh, nói rằng ta đang sống trong một thế giới hậu Kitô Giáo là điều không đúng. Vì Chúa Kitô vẫn luôn là tâm điểm của đời sống và của lịch sử, bất chấp người ta có thừa nhận điều này hay không.
Nhưng xét về việc thực hành đạo, con số người tham dự các buổi phụng vụ Kitô Giáo trong các Chúa Nhật, bất kể Công Giáo hay Thệ Phản, đã ít hơn quá khứ khá nhiều. Các nguyên tắc Tin Mừng liên quan tới đời sống gia đình không còn được ủng hộ như trước đây. Hiện nay ở Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục cho rằng chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng nhiều hơn trước đây theo nghĩa người ta dễ lui tới với các hình thức đức tin tôn giáo khác hơn. Trước đây, ta quen định nghĩa đất nước ta như một đất nước theo Do Thái Giáo và Kitô Giáo, căn cứ vào di sản của mình, nhưng hiện nay, người ta không thích cả việc nói như thế nơi một số người ưu tú trong xã hội ta.
Obama, ngã rẽ mới
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, việc bầu Barack Obama làm tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 là một ngã rẽ mới đối với nước này. Ông ta mở màn một cung cách mới trong việc quan niệm Hoa Kỳ như một xã hội không còn dựa vào các giá trị rút ra từ Thánh Kinh nữa.
Ngài cho rằng Obama có một thứ cam kết, một nghị lực nào đó khiến ông ta lãnh đạo quốc gia theo một hướng khác. Thí dụ trong lối hiểu ý nghĩa của hôn nhân. Đã đành, quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ngang hàng với hôn nhân truyền thống là của Tối Cao Pháp Viện.
Nhưng ai cũng biết chính Obama đã thay đổi quan điểm của ông ta về vấn đề này như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta, và chính Phó Tổng Thống Biden thực sự đã làm chứng cho một đám cưới đồng tính như thế khi còn tại chức. Theo ngài, chính vai trò lãnh đạo đầy tích cực và năng nổ này đã dẫn đất nước tới quyết định của Tối Cao Pháp Viện.
Về chỉ thị của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, về việc buộc phải bao gồm thực hành ngừa thai trong các chương trình bảo hiểm, thì quyền lãnh đạo đã bị Bạch Ốc tiếm đoạt một cách không cần thiết theo luật pháp. Chúng ta hết sức ngỡ ngàng trước việc người ta quá chú trọng tới việc đổi giống, việc này cũng bắt nguồn từ nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Tất cả những điều này cho thấy một ngã rẽ chạy theo hướng đối nghịch với các nguyên tắc luân lý Kitô Giáo truyền thống.
Còn đối với chính phủ Trump, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng họ không Kitô Giáo trong chính sách đối với người tị nạn và di dân.
Thái độ của Giáo Hội
Trước nhất, theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, ta cần ý thức được thực trạng văn hóa hiện nay, phân tích ngọn nguồn các hướng đi của chúng và hy vọng có thể sống trong nó một cách có ý thức, dấn thân và truyền lại lối sống này cho con cái…
Muốn thế, bản thân ta phải trở về với đức tin. Không thể truyền lại lối sống đức tin nếu không có lối sống này. Cha mẹ cần phải quan trọng hơn đối với đời sống, đời sống đức tin của con cái họ hơn trong quá khứ, vì trong quá khứ nền văn hóa hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Nhà trường, xét trong căn bản, cũng hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Cộng đồng Kitô hữu lúc đó mạnh. Người ta năng đi nhà thờ và điều này hỗ trợ đời sống đức tin lúc ấy.
Hiện nay, gia đình phải là khí cụ hàng đầu Thiên Chúa dùng để phúc ấm hóa, dĩ nhiên bắt đầu với con cái họ. Nhưng các gia đình phải liên hợp với nhau trong các nhóm nhỏ, các nhóm hỗ trợ nhau sẽ rất quan trọng trong tương lai. Các giáo xứ giả thiết phải là các nhóm hỗ trợ này, nhưng hiện nay, chúng trở thành các định chế hơn là các nhóm hỗ trợ.
Thành thử, điều phải làm đầu tiên là cố gắng xây dựng các gia đình Công Giáo vững ổn, đầy yêu thương và triển nở. Thứ hai, đối với các thực tại lớn hơn, các mục tử phải thay đổi cung cách mục vụ, những gì không hữu hiệu cần được loại bỏ. Thí dụ, không nên bắt người ta phải đi nhà thờ trong phạm vi giáo xứ họ cư ngụ. Vì nếu họ không đăng ký ở đó thì sao. Những việc như thế không còn hữu hiệu nữa.
Về Đức Phanxicô
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Chaput có nhận định đôi điều về Đức Phanxicô. Vì trong sách của ngài, Đức Tổng Giám Mục năng trích dẫn Đức Đương Kim Giáo Hoàng, dù ngài bị coi là người thuộc phe chỉ trích vị này.
Theo ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một con người đáng lưu ý. Trước nhất, ngài là giáo hoàng, thành thử ta phải tôn kính ngài như người kế vị Thánh Phêrô làm vị đại diện của Chúa Kitô, và trong tư cách giám mục, mọi người phải duy trì sự hợp nhất của Giáo Hội và hỗ trợ Đức Thánh Cha trong vai trò của ngài.
Nhưng, mặt khác, Đức Phanxicô quả rất khác với các vị tiền nhiệm của ngài, và điều này hiện đang làm nhiều người bối rối. Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta cần giúp Đức Phanxicô hiểu rõ điều đó, nhưng cũng phải giúp người ta hiểu rõ Đức Phanxicô để họ đánh tan các hiểu lầm và thất vọng hiện nay.
Là các giám mục, chúng ta không làm việc một mình. Chúng ta phải làm mọi sự cùng với Đức Giáo Hoàng. Ngài cần ý thức được các mù mờ hiểu lầm này, và có trách nhiệm phải giải đáp nó. Chúng ta cũng thế, phải tìm cách giải đáp việc này.
Riêng đối với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia), Đức Tổng Giám Mục nghĩ như Thánh Phanxicô Assisi rằng ta phải chấp nhận Tin Mừng mà không tô bóng gì hết. Đánh bóng đây có thể là các cố gắng lươn lẹo làm cho Tin Mừng nói một điều mà nó không hề nói hay Chúa Giêsu không thực sự muốn nói điều Người đã nói. Thành thử, đối với Đức Tổng Giám Mục Chaput, “ta phải trích dẫn Chúa Giêsu đúng lời Người nói, và lời Người nói về ly dị và tái hôn, về đây là việc ngoại tình, thì rất rõ ràng. Đức Tổng Giám Mục cho rằng hoàn toàn không hoài nghi gì về điều Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng.
Theo ngài, ta không thể nói ngược lại lời lẽ của Chúa Giêsu và không thể có chuyện giáo huấn đúng cách nay 20 năm nay không còn đúng nữa khi nó là giáo huấn của vị giáo hoàng. Các giáo huấn của Đức Phanxicô không thể mâu thuẫn với các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II khi đã là giáo huấn chính thức.
Nên, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta phải giải thích Niềm Vui Yêu Thương dưới ánh sáng của những gì đã có trước, trước nhất là các lời lẽ của Chúa Giêsu, sau đó là lời lẽ các vị giáo hoàng, Huấn Quyền của Giáo Hội. Như thế, thì làm sao mà đúng được khi những người đang sống trong một cuộc kết hợp ngoại tình được rước lễ, trong khi Giáo Hội dạy điều này không được diễn ra?
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, Đức Phanxicô nên trả lời các câu hỏi của bốn vị Hồng Y về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Ngài ước mong Đức Phanxicô trả lời một cách rõ ràng. Dù các câu trả lời này không theo hướng Đức Tổng Giám Mục muốn. Nhưng Đức Tổng Giám Mục không biết ngài có trả lời hay không.