Tin Zenit ngày 21 tháng Ba cho hay: Thư Viện Vatican đã ký thỏa thuận với một công ty kỹ thuật của Nhật để kỹ thuật số hóa 82,000 thủ bản của mình.
Thỏa thuận này được công bố trong một buổi họp báo tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. NTT Data, một công ty cung cấp kỹ thuật cao cấp của Nhật, vốn nổi tiếng xưa nay về tài chuyên môn trong lãnh vực Kỹ Thuật Thông Tin và cơ cấu truyền thông.
Trong số những vị hiện diện tại buổi họp báo, người ta thấy có Đức TGM Jean-Louis Brugues, O.P., trưởng văn khố và thủ thư việc của Thánh Giáo Hội Rôma, Đức Cha Cesare Pasini, trưởng thư viện Vatican, và các ông Toshio Iwamoto cùng Patrizio Mapelli, chủ tịch và tổng giám đốc hai Công Ty NTT Data Corporation và NTT Data EMEA.
Đức TGM Brugues giải thích rằng khi văn khố hóa các thủ bản này, là các thủ bản bao gồm các văn bản về Châu Mỹ trước thời Columbus và Trung Hoa cũng như Nhật Bản ở Viễn Đông, Thư Viện Vatican sẽ cung cấp tư liệu từng gợi hứng cho nền văn hóa Âu Châu. Ngài cho rằng các thủ bản này là “dấu chỉ tính phổ quát của văn hóa”.
Ngài nói thêm: “Sứ mệnh nhân văn, một đặc điểm của Thư Viện, đã dẫn nó tới tất cả những gì là nhân bản, bao gồm ‘các biên tế văn hóa’ khác nhau của nhân loại; và với tinh thần nhân văn ấy, nó tìm cách bảo tồn và làm mọi người có thể sử dụng được kho tàng mênh mông của nhân loại đã được ủy thác cho nó. Vì lý do này, Thư Viện sẽ kỹ thuật số hóa kho tàng này và làm nó sẵn sàng được sử dụng trên mạng”.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: dự án này sẽ bao gồm một giai đoạn khởi đầu kéo dài trong bốn năm nhằm kỹ thuật số hóa 3,000 thủ bản. Thông cáo cho hay dự án này có thể được kéo dài qua giai đoạn hai để hoàn tất 82,000 mẫu sưu tập, tổng cộng lên tới 40 triệu trang, hiện đang được lưu giữ tại Thư Viện, có niên biểu từ thế kỷ thứ hai tới thế kỷ thứ hai mươi”
Ông Iwamoto ghi nhận tầm ý nghĩa của việc biến các thủ bản xưa trở thành có thể sử dụng được đối với thế giới, nhất là giới học thuật. Ông cho hay: “Nhờ thế, nhiều nhà tìm tòi trong các lãnh vực học thuật và trong nhiều ngành kiến thức khác sẽ có khả năng giải thích các thủ bản có giá trị, mà xưa nay họ vốn bị giới hạn, trong hình thức nguyên thủy của nó”.
Một khi được kỹ thuật số hóa, các thủ bản “sẽ được đăng trên trang mạng của Thư Viện Vatican dưới dạng các dữ kiện có độ phân giải cao (high definition)”.
Theo Anna Forrester (http://blog.executivebiz.com), NTT Data đã được chọn để kỹ thuật số hóa trong bốn năm 3,000 mẫu sưu tập đang được lưu giữ bao gồm các thủ bản, sách, ảnh in và tranh vẽ, dưới khế ước trị giá 22.6 triệu mỹ kim.
Hôm thứ năm 20 tháng Ba vừa qua, công ty này cho hay: dự án bao gồm việc sao lại bằng kỹ thuật số các mẫu sưu tầm của Thư Viện thành các dữ kiện có độ phân giải cao dưới dạng có thể lưu trữ lâu dài và bằng cách áp dụng các diễn trình hiện đại như quản trị siêu dữ liệu ngoài (metadata management) và thuật toán tìm tòi được tối đa hóa (optimized search algorithms).
Chủ tịch Toshio Iwamoto của NTT Data cho rằng “Chúng tôi rất vui mừng được dự phần vào sáng kiến lịch sử dẫn đầu bởi Thư Viện Vatican trong việc lưu giữ các kho tàng vô giá của nhân loại”. Thư Viện Vatican hiện lưu giữ khoảng 82,000 mẫu sưu tập gồm trên 41 triệu trang sách.
BusinessWire thì cho rằng dự án kỹ thuật số hóa các thủ bản của Thư Viện Vatican đã bắt đầu cách nay ít năm và hiện đang tiếp diễn với một trữ lượng khoảng 6,000 thủ bản. Khi hoàn tất, dự án sẽ bao gồm 82,000 mẫu sưu tập và 41 triệu trang sách.
Thư Viện Vatican chọn NTT Data căn cứ vào việc đánh giá thành tích kỹ thuật số hoá của họ tại Thư Viện Quốc Hội Nhật cũng như khả năng và tài nguyên kỹ thuật của họ, trong đó có dịch vụ văn khố kỹ thuật số AMLAD™.
NTT DATA chấp nhận tham gia sau nhiều tháng nghiên cứu sâu rộng dự án này, bao gồm các thông số căn bản cũng như các khía cạnh kỹ thuật và cấu trúc. Công ty xác nhận rằng họ có thể thích ứng và tối đa hóa các hệ thống của Thư Viện Vatican và áp dụng phương pháp học này như một mô thức cho các dự án khác có liên quan ới việc lưu trử lâu dài các hình ảnh được tái tạo theo kỹ thuật số.
NTT DATA sẽ cải tiến các diễn trình hiện có và khai triển các tư liệu bằng cách đóng góp hàng loạt các dịch vụ then chốt, trong đó, có việc văn khố hóa các thủ bản kỹ thuật số thành các dữ kiện có độ phân giải cao, được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp đặc biệt để lưu trữ lâu dài và an tòan. Việc này sẽ bao gồm việc sử dụng các dạng lưu giữ lâu bền, tức việc quản trị siêu dữ kiện ngoài, như trên đã nói, để gia tăng hiệu năng tìm tòi, các thuật toán tìm tòi được tối đa hóa và các giao diện tìm tòi thuận lợi cho người sử dụng.
Dự án này có tầm rất quan trọng đối với việc lưu giữ và phân phối kiến thức để phục vụ văn hóa khắp thế giới. Ông Iwamoto tỏ ra vui mừng được hợp tác trong dự án này, vì “qua dự án này, NTT Data mong được góp phần vào nghệ thuật, học thuật và kinh doanh bằng cách triển khai nghề chuyên môn về Kỹ Thuật Thông Tin (IT) trên bình diện hoàn cầu của mình”.
Phần Đức Cha Cesare Pasini, quản thủ thư viện Vatican, thì cho hay: “Chúng tôi hân hoan đón nhận sự hợp tác của NTT Data trong việc hỗ trợ những cải tiến thêm cho dự án văn khố hóa theo kỹ thuật số các thủ bản của chúng tôi bằng cách sử dụng các kỹ thuật đổi mới. Khi làm vậy, chúng ta sẽ nuôi dưỡng hơn nữa sứ mệnh bảo tồn các kho tàng của nhân loại này và làm cho chúng được sử dụng rộng rãi và được biết đến nhiều hơn trong một tinh thần đại đồng sâu sắc, trong đó có sự đại đồng về kiến thức và sự đại đồng về hợp tác và thoả hiệp với các định chế và công ty khắp thế giới”.
NTT DATA là một công ty cung cấp các dịch vụ và là một hợp doanh cải tiến khắp hoàn cầu về IT, đặt trụ sở tại Tokyo, với nghiệp vụ kinh doanh tại 40 quốc gia. Họ nhấn mạnh tới các dự án lâu dài, phối hợp phạm vi hoàn cầu với sự sâu sắc địa phương để cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu bao gồm từ cố vấn, phát triển hệ thống tới việc nhận linh kiện do người khác cung cấp (outsourcing).
Còn Thư Viện Vatican nói ở đây tên chính thức là Thư Viện Tông Tòa Vatican (Vatican Apostolic Library), vốn được gọi là Thư Viện Giáo Hoàng, đặt tại Thị Quốc Vatican. Được Đức GH Nicôla V (Parentucelli) (1447-1455) thiết lập trong điện giáo hoàng cổ vào khoảng cuối Thế Kỷ Mười Sáu; sau đó được Đức Sixtô V (Peretti) (1585-1590) di chuyển tới Điện Sistine, ở lầu trên cùng của tòa nhà mới xây. Địa điểm hiện nay, bắt đầu từ đời Đức Lêo XIII tới nay, cũng bao gồm các tòa nhà kế cận nữa để đủ chỗ chứa các đồ mới mua và được người ta tặng suốt trong 560 năm lịch sử của nó.
Phong phú với 82,000 thủ bản, 100,000 đơn vị văn khố, 1 triệu 600 trăm ngàn sách in (trong đó có 8,700 cuốn có trước năm 1500), 400,000 tiền cắc và huy chương, 100,000 ảnh in, tranh vẽ và họa đồ và 150,000 hình ảnh, Thư Viện này quả chứa đựng một kho tài liệu vĩ đại của lịch sử và tư duy, nghệ thuật và văn chương, toán học và khoa học, luật pháp và y khoa, của nhân loại từ những thế kỷ đầu tiên của Thời đại Kitô Giáo cho tới tận ngày nay, bằng nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau từ Viễn Đông tới Phương Tây của Châu Mỹ trước thời Columbus, cũng như một bối cảnh nhân văn hết sức có giá trị.
Trong số các thủ bản sẽ được kỹ thuật số hóa kỳ này là:
• Mười một ảnh in thủy mạc diễn tả lối khiêu vũ của Nhật trong các thế kỷ 16 tới 18 (Vat estr.-or. 32).
• Lời tuyên thệ của 42 Kitô hữu tại Kuchinotzu (Nhật), để bênh vực các nhà truyền giáo của họ. Thủ bản này có niên biểu năm 1613 ( Vat estr.-or. 33).
• Bản Virgil của Vatican: mã số sản phẩm của Rôma khoảng năm 400 CN, một trong rất ít các bản trang trí còn sót lại của bản văn cổ điển. Bản này được Raphael nghiên cứu và được Fulvio Orsini mua năm 1579, nhập Thư Viện Vatican năm 1600 (Vat lat. 3225).
• Bản Iliad hai ngôn ngữ: nguyên gốc Hy Lạp và bản dịch La Tinh, hai trang giáp mặt nhau. Thủ bản này, chép vào thế kỷ 15 bởi người chép tay tiếng Hy Lạp là Giovanni Rhosos và một người nữa quê Padua là Bartolomeo Sanvito, được minh họa bởi Gaspare di Padova (Vat gr. 1626)
• Thủ bản Aztec trước Columbus, có lẽ được viết gần Puebla (Mexico) vào cuối thế kỷ thứ 15. Bản này có mục đích tế tự, có lẽ là đoán mộng với những chủ đề thần thoại, truyện thần tiên, một cuốn lịch và nhiều gia phả các thần minh được tôn thờ (Borg. mess . 1: Codex Borgianus).
• Cuốn Thánh Kinh Urbinate, một kiệt tác không ai tranh cãi của nghệ thuật sách thời Phục Hưng, thực hiện nhân danh Federico da Montefeltro, do sưởng sách tại Florence của nhà bán sách Vespasiano da Bisticci giữa các năm 1476 và 1478 (Urb lat. 1-2).
• Các tranh vẽ cuốn Thần Kịch của Dante do Sandro Botticelli vẽ cho Lorenzo the Magnificent, trong thế kỷ 15 (Reg. lat. 1896 pt . A).
• Các thủ bản tiếng Hípri được trang trí rất đẹp bộ Mishneh Torah của Maimonides, có niên biểu giữa các năm 1451 và1475 (Ross. 498).
• Bộ sưu tập gồm 73 mảnh Kinh Kôrăng Kufic vốn thuộc nhà sưu tầm đồ cổ và thích sách là Tàmmaro De Marinis (Naples, 1878 - Florence 1969); ông này tặng nó cho Thư Viện Vatican năm 1946 (Vat ar . 1605).
Thỏa thuận này được công bố trong một buổi họp báo tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. NTT Data, một công ty cung cấp kỹ thuật cao cấp của Nhật, vốn nổi tiếng xưa nay về tài chuyên môn trong lãnh vực Kỹ Thuật Thông Tin và cơ cấu truyền thông.
Trong số những vị hiện diện tại buổi họp báo, người ta thấy có Đức TGM Jean-Louis Brugues, O.P., trưởng văn khố và thủ thư việc của Thánh Giáo Hội Rôma, Đức Cha Cesare Pasini, trưởng thư viện Vatican, và các ông Toshio Iwamoto cùng Patrizio Mapelli, chủ tịch và tổng giám đốc hai Công Ty NTT Data Corporation và NTT Data EMEA.
Đức TGM Brugues giải thích rằng khi văn khố hóa các thủ bản này, là các thủ bản bao gồm các văn bản về Châu Mỹ trước thời Columbus và Trung Hoa cũng như Nhật Bản ở Viễn Đông, Thư Viện Vatican sẽ cung cấp tư liệu từng gợi hứng cho nền văn hóa Âu Châu. Ngài cho rằng các thủ bản này là “dấu chỉ tính phổ quát của văn hóa”.
Ngài nói thêm: “Sứ mệnh nhân văn, một đặc điểm của Thư Viện, đã dẫn nó tới tất cả những gì là nhân bản, bao gồm ‘các biên tế văn hóa’ khác nhau của nhân loại; và với tinh thần nhân văn ấy, nó tìm cách bảo tồn và làm mọi người có thể sử dụng được kho tàng mênh mông của nhân loại đã được ủy thác cho nó. Vì lý do này, Thư Viện sẽ kỹ thuật số hóa kho tàng này và làm nó sẵn sàng được sử dụng trên mạng”.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: dự án này sẽ bao gồm một giai đoạn khởi đầu kéo dài trong bốn năm nhằm kỹ thuật số hóa 3,000 thủ bản. Thông cáo cho hay dự án này có thể được kéo dài qua giai đoạn hai để hoàn tất 82,000 mẫu sưu tập, tổng cộng lên tới 40 triệu trang, hiện đang được lưu giữ tại Thư Viện, có niên biểu từ thế kỷ thứ hai tới thế kỷ thứ hai mươi”
Ông Iwamoto ghi nhận tầm ý nghĩa của việc biến các thủ bản xưa trở thành có thể sử dụng được đối với thế giới, nhất là giới học thuật. Ông cho hay: “Nhờ thế, nhiều nhà tìm tòi trong các lãnh vực học thuật và trong nhiều ngành kiến thức khác sẽ có khả năng giải thích các thủ bản có giá trị, mà xưa nay họ vốn bị giới hạn, trong hình thức nguyên thủy của nó”.
Một khi được kỹ thuật số hóa, các thủ bản “sẽ được đăng trên trang mạng của Thư Viện Vatican dưới dạng các dữ kiện có độ phân giải cao (high definition)”.
Theo Anna Forrester (http://blog.executivebiz.com), NTT Data đã được chọn để kỹ thuật số hóa trong bốn năm 3,000 mẫu sưu tập đang được lưu giữ bao gồm các thủ bản, sách, ảnh in và tranh vẽ, dưới khế ước trị giá 22.6 triệu mỹ kim.
Hôm thứ năm 20 tháng Ba vừa qua, công ty này cho hay: dự án bao gồm việc sao lại bằng kỹ thuật số các mẫu sưu tầm của Thư Viện thành các dữ kiện có độ phân giải cao dưới dạng có thể lưu trữ lâu dài và bằng cách áp dụng các diễn trình hiện đại như quản trị siêu dữ liệu ngoài (metadata management) và thuật toán tìm tòi được tối đa hóa (optimized search algorithms).
Chủ tịch Toshio Iwamoto của NTT Data cho rằng “Chúng tôi rất vui mừng được dự phần vào sáng kiến lịch sử dẫn đầu bởi Thư Viện Vatican trong việc lưu giữ các kho tàng vô giá của nhân loại”. Thư Viện Vatican hiện lưu giữ khoảng 82,000 mẫu sưu tập gồm trên 41 triệu trang sách.
BusinessWire thì cho rằng dự án kỹ thuật số hóa các thủ bản của Thư Viện Vatican đã bắt đầu cách nay ít năm và hiện đang tiếp diễn với một trữ lượng khoảng 6,000 thủ bản. Khi hoàn tất, dự án sẽ bao gồm 82,000 mẫu sưu tập và 41 triệu trang sách.
Thư Viện Vatican chọn NTT Data căn cứ vào việc đánh giá thành tích kỹ thuật số hoá của họ tại Thư Viện Quốc Hội Nhật cũng như khả năng và tài nguyên kỹ thuật của họ, trong đó có dịch vụ văn khố kỹ thuật số AMLAD™.
NTT DATA chấp nhận tham gia sau nhiều tháng nghiên cứu sâu rộng dự án này, bao gồm các thông số căn bản cũng như các khía cạnh kỹ thuật và cấu trúc. Công ty xác nhận rằng họ có thể thích ứng và tối đa hóa các hệ thống của Thư Viện Vatican và áp dụng phương pháp học này như một mô thức cho các dự án khác có liên quan ới việc lưu trử lâu dài các hình ảnh được tái tạo theo kỹ thuật số.
NTT DATA sẽ cải tiến các diễn trình hiện có và khai triển các tư liệu bằng cách đóng góp hàng loạt các dịch vụ then chốt, trong đó, có việc văn khố hóa các thủ bản kỹ thuật số thành các dữ kiện có độ phân giải cao, được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp đặc biệt để lưu trữ lâu dài và an tòan. Việc này sẽ bao gồm việc sử dụng các dạng lưu giữ lâu bền, tức việc quản trị siêu dữ kiện ngoài, như trên đã nói, để gia tăng hiệu năng tìm tòi, các thuật toán tìm tòi được tối đa hóa và các giao diện tìm tòi thuận lợi cho người sử dụng.
Dự án này có tầm rất quan trọng đối với việc lưu giữ và phân phối kiến thức để phục vụ văn hóa khắp thế giới. Ông Iwamoto tỏ ra vui mừng được hợp tác trong dự án này, vì “qua dự án này, NTT Data mong được góp phần vào nghệ thuật, học thuật và kinh doanh bằng cách triển khai nghề chuyên môn về Kỹ Thuật Thông Tin (IT) trên bình diện hoàn cầu của mình”.
Phần Đức Cha Cesare Pasini, quản thủ thư viện Vatican, thì cho hay: “Chúng tôi hân hoan đón nhận sự hợp tác của NTT Data trong việc hỗ trợ những cải tiến thêm cho dự án văn khố hóa theo kỹ thuật số các thủ bản của chúng tôi bằng cách sử dụng các kỹ thuật đổi mới. Khi làm vậy, chúng ta sẽ nuôi dưỡng hơn nữa sứ mệnh bảo tồn các kho tàng của nhân loại này và làm cho chúng được sử dụng rộng rãi và được biết đến nhiều hơn trong một tinh thần đại đồng sâu sắc, trong đó có sự đại đồng về kiến thức và sự đại đồng về hợp tác và thoả hiệp với các định chế và công ty khắp thế giới”.
NTT DATA là một công ty cung cấp các dịch vụ và là một hợp doanh cải tiến khắp hoàn cầu về IT, đặt trụ sở tại Tokyo, với nghiệp vụ kinh doanh tại 40 quốc gia. Họ nhấn mạnh tới các dự án lâu dài, phối hợp phạm vi hoàn cầu với sự sâu sắc địa phương để cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu bao gồm từ cố vấn, phát triển hệ thống tới việc nhận linh kiện do người khác cung cấp (outsourcing).
Còn Thư Viện Vatican nói ở đây tên chính thức là Thư Viện Tông Tòa Vatican (Vatican Apostolic Library), vốn được gọi là Thư Viện Giáo Hoàng, đặt tại Thị Quốc Vatican. Được Đức GH Nicôla V (Parentucelli) (1447-1455) thiết lập trong điện giáo hoàng cổ vào khoảng cuối Thế Kỷ Mười Sáu; sau đó được Đức Sixtô V (Peretti) (1585-1590) di chuyển tới Điện Sistine, ở lầu trên cùng của tòa nhà mới xây. Địa điểm hiện nay, bắt đầu từ đời Đức Lêo XIII tới nay, cũng bao gồm các tòa nhà kế cận nữa để đủ chỗ chứa các đồ mới mua và được người ta tặng suốt trong 560 năm lịch sử của nó.
Phong phú với 82,000 thủ bản, 100,000 đơn vị văn khố, 1 triệu 600 trăm ngàn sách in (trong đó có 8,700 cuốn có trước năm 1500), 400,000 tiền cắc và huy chương, 100,000 ảnh in, tranh vẽ và họa đồ và 150,000 hình ảnh, Thư Viện này quả chứa đựng một kho tài liệu vĩ đại của lịch sử và tư duy, nghệ thuật và văn chương, toán học và khoa học, luật pháp và y khoa, của nhân loại từ những thế kỷ đầu tiên của Thời đại Kitô Giáo cho tới tận ngày nay, bằng nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau từ Viễn Đông tới Phương Tây của Châu Mỹ trước thời Columbus, cũng như một bối cảnh nhân văn hết sức có giá trị.
Trong số các thủ bản sẽ được kỹ thuật số hóa kỳ này là:
• Mười một ảnh in thủy mạc diễn tả lối khiêu vũ của Nhật trong các thế kỷ 16 tới 18 (Vat estr.-or. 32).
• Lời tuyên thệ của 42 Kitô hữu tại Kuchinotzu (Nhật), để bênh vực các nhà truyền giáo của họ. Thủ bản này có niên biểu năm 1613 ( Vat estr.-or. 33).
• Bản Virgil của Vatican: mã số sản phẩm của Rôma khoảng năm 400 CN, một trong rất ít các bản trang trí còn sót lại của bản văn cổ điển. Bản này được Raphael nghiên cứu và được Fulvio Orsini mua năm 1579, nhập Thư Viện Vatican năm 1600 (Vat lat. 3225).
• Bản Iliad hai ngôn ngữ: nguyên gốc Hy Lạp và bản dịch La Tinh, hai trang giáp mặt nhau. Thủ bản này, chép vào thế kỷ 15 bởi người chép tay tiếng Hy Lạp là Giovanni Rhosos và một người nữa quê Padua là Bartolomeo Sanvito, được minh họa bởi Gaspare di Padova (Vat gr. 1626)
• Thủ bản Aztec trước Columbus, có lẽ được viết gần Puebla (Mexico) vào cuối thế kỷ thứ 15. Bản này có mục đích tế tự, có lẽ là đoán mộng với những chủ đề thần thoại, truyện thần tiên, một cuốn lịch và nhiều gia phả các thần minh được tôn thờ (Borg. mess . 1: Codex Borgianus).
• Cuốn Thánh Kinh Urbinate, một kiệt tác không ai tranh cãi của nghệ thuật sách thời Phục Hưng, thực hiện nhân danh Federico da Montefeltro, do sưởng sách tại Florence của nhà bán sách Vespasiano da Bisticci giữa các năm 1476 và 1478 (Urb lat. 1-2).
• Các tranh vẽ cuốn Thần Kịch của Dante do Sandro Botticelli vẽ cho Lorenzo the Magnificent, trong thế kỷ 15 (Reg. lat. 1896 pt . A).
• Các thủ bản tiếng Hípri được trang trí rất đẹp bộ Mishneh Torah của Maimonides, có niên biểu giữa các năm 1451 và1475 (Ross. 498).
• Bộ sưu tập gồm 73 mảnh Kinh Kôrăng Kufic vốn thuộc nhà sưu tầm đồ cổ và thích sách là Tàmmaro De Marinis (Naples, 1878 - Florence 1969); ông này tặng nó cho Thư Viện Vatican năm 1946 (Vat ar . 1605).